Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại

27 1.3K 4
Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN * * * * * * * * * * * * * * * * TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 1 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh,vào lúc ………………………………………………………… Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa duy ý chí ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XIX ở nước Đức với tư tưởng triết học của hai đại biểu nổi tiếng là A. Schopenhauer và F. Nietzsche đã đánh dấu bước chuyển từ triết học truyền thống sang triết học hiện đại, làm bùng nổ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý, chống tư duy tư biện trong triết học của G.W.F. Hegel, xem xét lại vai trò của triết học và những vấn đề cơ bản mà triết học cần giải quyết gắn với đời sống hiện thực của con người. Chủ nghĩa duy ý chí không chỉ phản ánh được những suy đồi của chủ nghĩa tư bản, sự bất lực của trật tự lý tính, mà còn bám sát vào các điểm nóng của đời sống hiện thực từ đó đưa ra bản thể của tồn tại người, xoáy sâu vào những đau khổ, những phi lý, những bất công mà con người phải chịu đựng, nhấn mạnh đến sự khủng hoảng đời sống nội tâm của con người, từ đó đi tìm nguyên nhân gây nên đau khổ và phương pháp giải thoát con người khỏi đau khổ. Trên cơ sở vạch trần và phê phán các giá trị suy đồi của xã hội đương thời, chủ nghĩa duy ý chí không chỉ thể hiện bản chất hư vô và bi quan chủ nghĩa trong đời sống con người, mà còn hướng đến sự vượt qua những bản chất này, xây dựng lại những giá trị đích thực cho sự tồn tại người, tồn tại trong tự do và trưởng thành trong sáng tạo. Với cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học mới mẻ, nhấn mạnh vào phương diện nhân bản - phi duy lý và yêu cầu triết học phải có tiếng nói phản biện, chủ nghĩa duy ý chí đã thức tỉnh tư duy phản tư của con người, xây dựng triết học tâm trạng, mở đường cho triết học đời sống, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, triết học nhân học ra đời và phát triển. Vì vậy, việc tìm hiểu chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại chính là bước tiếp cận đầu tiên cần thiết để nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít sâu sắc và hợp lý hơn. Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề triết học nhân bản - phi duy lý mà chủ nghĩa duy ý chí nêu lên cách đây hơn 150 năm vẫn còn nguyên giá trị. Câu hỏi: Tại sao con người càng văn minh hơn, thì sự bất lực, sự vô vọng, nỗi đau khổ của con người lại càng mạnh mẽ hơn? vẫn ám ảnh loài người mỗi ngày và đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng không những về mặt lý luận, mà cả về mặt thực tiễn. Chống chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa hư vô, phục hồi lại niềm tin cho con người vào các giá trị tốt đẹp, phát huy sức mạnh sáng tạo giúp con người có thể đương đầu với những “cú sốc” trong hiện tại và vững bước tới tương lai là thông điệp 3 nhân văn do chủ nghĩa duy ý chí đưa ra và cho đến ngày nay lại càng mang tính thời sự, tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí còn nhằm cung cấp nguồn tài liệu khoa học và cơ sở khách quan khi tiếp cận với những quan điểm trái chiều, từ đó nâng cao năng lực nhận thức, tư duy lý luận cho con người, chắt lọc và làm sáng tỏ những giá trị tư tưởng của nhân loại, đồng thời thông qua đó để xây dựng các giải pháp phát huy sức mạnh ý chí của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới, giao lưu và hội nhập quốc tế. Với những lý do nêu trên, người viết chọn “Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung của chủ nghĩa duy ý chí, trước hết phải kể đến tác phẩm Triết học phương Tây hiện đại tập 1 của tác giả Lưu Phóng Đồng đã đưa ra khái niệm chủ nghĩa duy ý chí như trào lưu triết học duy tâm đề cao tác dụng ý chí của con người, xem ý chí là điểm xuất phát của mọi tồn tại, xây dựng nội dung của chủ nghĩa duy ý chí với ba mục là tình hình chung, thuyết ý chí đời sống của A. Schopenhauer và chủ nghĩa phi lý tính của F.Nietzsche, mà sau này sửa thành quyền lực ý chí luận của F. Nietzsche. Ngoài ra, hầu hết các Từ điển triết học đều đề cập sơ lược đến chủ nghĩa duy ý chí, khẳng định bản thể luận duy tâm, lấy ý chí làm cơ sở ban đầu của mọi cái tồn tại, còn nhận thức là một quá trình phi duy lý. Từ điển bách khoa triết học tiếng Nga do E.. yбcкий, .B. Kopoблeвa, B.A. Лyтчeнкo chủ biên định nghĩa chủ nghĩa duy ý chí (Boлюнтаризм) là một trong những trào lưu siêu hình học vì xem sự vật tồn tại tự thân, do mình và vì mình, đồng thời cũng là trào lưu tâm lý học, vì nghiên cứu những chức năng của đời sống nội tâm. Thứ hai, nghiên cứu về nội dung của chủ nghĩa duy ý chí, bao gồm một số tác giả nghiên cứu về tư tưởng của A. Schopenhauer và F. Nietzsche và chính những tác phẩm triết học của hai ông. Nghiên cứu về tư tưởng của A. Schopenhauer và F.Nietzsche phải kể đến tác giả Quang Chiến chủ biên tác phẩm Chân dung triết gia Đức do Viện triết học trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, xuất bản năm 2000, đã xác định ý chí nguyên thủy (Urwill) của A. Schopenhauer với bản năng sống mãnh liệt, phi lý tính, còn ý chí quyền lực của F. Nietzsche là học thuyết về sự phê phán và xây dựng giá trị cho con người. Tác giả G.Deleuze đã phân tích tư tưởng triết học của F. Nietzsche một cách biện chứng thông qua tác phẩm Nietzsche và triết học của mình do 4 Nxb.Tri thức xuất bản năm 2010, được Nguyễn Thị Từ Huy dịch. B. Ratxen viết tác phẩm Lịch sử triết học phương Tây nhấn mạnh đến ý chí luận và chủ nghĩa bi quan của A. Schopenhauer, đồng thời đi sâu nghiên cứu các nghịch lý và triết học phê phán của F. Nietzsche. Những tác phẩm triết học cơ bản của A. Schopenhauer có Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết do Nxb. Kinh Thi, Sài Gòn xuất bản năm 1971, Hoàng Thiên Nguyễn dịch. Tác phẩm Thế giới như ý chí và biểu tượng (Mиp кaк вoля и пpeдcтaвлeниe, изд. Литepaтypa, Mинcк, 1998) chia thành 4 quyển nghiên cứu thế giới biểu tượng và thế giới ý chí giúp hiểu sâu sắc hơn về ý chí sống, ý chí vũ trụ và có thể hệ thống hóa nội dung ý chí luận của A. Schopenhauer trong chủ nghĩa duy ý chí. Những tác phẩm triết học của F. Nietzsche có Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, Nxb. Tân An xuất bản năm1975, Trần Xuân Kiêm dịch, Zarathustra đã nói như thế - Nxb. Văn học xuất bản năm 1999, Trần Xuân Kiêm dịch. Bên kia thiện ác, Nxb. Văn hóa thông tin xuất bản 2008, Nguyễn Tường Văn dịch, Kẻ phản Ki - tô, Nxb. Tri thức xuất bản 2011, Hà Vũ Trọng dịch,… Hàng loạt những tác phẩm của F. Nietzsche cũng được dịch sang tiếng Nga do nhà xuất bản ACT xuất bản tại Moscow năm 2004 như Đánh giá lại mọi giá trị (  epeoцeнкa вceгo цeннoгo), Về các nhà triết học(O филocoфax), Vừng hồng (Ympeнняя зapя), Khoa học vui vẻ (Beceлaя нayka), … Riêng tác phẩm Ý chí quyền lực (The will to power) của F. Nietzsche dịch sang tiếng Anh xuất bản năm 1968 tại New York với 4 quyển, trong đó quyển thứ 3 xem xét nguyên tắc thiết lập giá trị mới với 4 mục: ý chí quyền lực khoa học, ý chí quyền lực tự nhiên, ý chí quyền lực trong quan hệ cá nhân và xã hội và ý chí quyền lực nghệ thuật có thể giúp hệ thống hóa được vấn đề ý chí quyền lực của F. Nietzsche. Thứ ba, nghiên cứu vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại có thể kể đến Nguyễn Hào Hải viết Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, được Nxb. Văn hoá Thông tin xuất bản 2001, Phạm Minh Lăng viết tác phẩm Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây được Nxb. Văn hoá thông tin xuất bản vào năm 2001, Các con đường của triết học phương Tây hiện đại của J.K.Melvil do Đinh Ngọc Thạch và Phạm Đình Nghiệm biên dịch được Nxb. Giáo dục xuất bản năm 1997, đồng thời có một số tác phẩm chuyên sâu hơn về từng triết gia như Để hiểu Bergson xuất bản năm 1999 của F.Meyer do Nguyễn Nguyên dịch; Freud đã thực sự nói gì? xuất bản năm 2002 của D.S. Clark do Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch; Tâm lý học chuyên sâu xuất bản năm 2005 của Lưu Hồng Khanh, Phi lý trí xuất bản năm 2009 của D.Ariely, do Hồng 5 Lê, Phương Lan dịch. Ngoài ra còn một số tác phẩm của các triết gia như H. Bergson, S. Freud, A. Camus, J.P. Sartre, … cũng đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng bổ sung cho nội dung vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là làm sáng tỏ và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí trên phương diện bản thể luận, nhận thức luận và nhân bản luận. Phân tích vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại nhằm thấy rõ tầm quan trọng của các nguồn xung động bản năng, xung động tâm lý, xung động tinh thần, xung động nội tâm đối với đời sống con người. Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích làm sáng tỏ những cơ sở, tiền đề, quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí. Thứ hai, phân tích nội dung tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí, trong đó nhấn mạnh đến thế giới như ý chí và biểu tượng của A.Schopenhauer, thế giới như ý chí quyền lực của F.Nietzsche. Thứ ba, nêu lên những giá trị, những hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí, phân tích vai trò mở đường của chủ nghĩa duy ý chí đối với sự ra đời và phát triển của triết học đời sống, phân tâm học, triết học hiện sinh và chủ nghĩa hậu hiện đại, đồng thời rút ra những bài học từ việc nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án thuộc chuyên ngành Lịch sử triết học. Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại. Phạm vi nghiên cứu của luận án về cơ sở tư liệu là các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết của chính những đại biểu thuộc chủ nghĩa duy ý chí và của những nhà nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí. Về nội dung là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa duy ý chí, nội dung của chủ nghĩa duy ý chí, vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại, giá trị, hạn chế và những bài học lịch sử rút ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nguyên tắc tính khách quan, nguyên tắc tính lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc mâu thuẫn, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp tiếp cận bằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được sử dụng như là những phương pháp chung trong việc 6 thực hiện luận án. Ngoài ra, luận án còn được thực hiện dựa trên những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, loại suy, chứng minh, mô tả, đặc biệt phương pháp văn bản học. 6. Cái mới của luận án Luận án đã hệ thống hóa được nội dung của chủ nghĩa duy ý chí với tính chất phi duy lý, phi hệ thống, duy tâm và nhân bản; rút ra được những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí; chứng minh được vai trò mở đường, đặt cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy ý chí cho sự phát triển tiếp theo của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nhân bản – phi duy lý ra đời và phát triển. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án đã xác định được các khái niệm cơ bản như ý chí vũ trụ, ý chí quyền lực và các đặc trưng của chúng, nêu lên tác động của chúng trong sự vận động và phát triển của tư duy triết học cũng như trong đời sống hiện thực của con người. Luận án đã xây dựng sợi dây liên kết các nguồn sức mạnh của ý chí phi duy lý như sức mạnh bản năng, sức mạnh tinh thần, sức mạnh tâm lý, sức mạnh cảm xúc đến sức mạnh sáng tạo của văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ nhằm phát triển văn minh đi đôi với bảo tồn sự tồn tại chân chính của con người. Ý nghĩa thực tiễn: luận án góp phần nâng cao năng lực nhận thức của con người khi tiếp cận với các tư tưởng triết học phương Tây; định hướng xây dựng nguồn sức mạnh ý chí của con người dựa trên các giá trị nhân văn; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy triết học. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 3 chương, 8 mục. Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 1.1.1. Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX được xét tổng thể trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật, tư tưởng, âm nhạc và văn học. Xét trên lĩnh vực kinh tế, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã từng bước xác lập và phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, mà từ đó trình độ của lực lượng 7 sản xuất được nâng lên một bước mới. Sự thay đổi của lực lượng sản xuất kéo thay sự thay đổi quan hệ sản xuất và sự rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội. Đồng thời, những cuộc khủng khoảng kinh tế với quy mô ngày càng sâu, rộng dẫn đến cuộc sống con người bị đày đọa trong đau khổ triền miên, bất tận. Xét trên lĩnh vực chính trị, từ cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789) đến công xã Pari (1871) vẫn là thời kỳ chính trị phức tạp, rối ren, đan xen quyền lực của chế độ phong kiến với chế độ tư sản trong xã hội. Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc cũng khác nhau: chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp gọi là chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi, còn chủ nghĩa đế quốc Đức chỉ là Đế quốc tư sản Junke. Sự phát triển của không đồng đều này dẫn đến quan hệ giữa các nước đế quốc luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, buộc phải gấp rút tăng cường quân đội, dùng vũ lực để mở ra con đường bá quyền thế giới làm cho rất nhiều người bị lôi cuốn vào guồng máy chiến tranh bất chấp ý muốn chủ quan của họ, dẫn đến cuộc sống của con người thường xuyên rơi vào đau khổ, khốn cùng. Xét trên lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, ngoài ba học thuyết khoa học tự nhiên nổi tiếng giữa thế kỷ XIX là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa, thì tiếp theo là những phát minh về sóng ánh sáng, sóng điện từ, tia X đã làm lung lay các quan điểm siêu hình về thế giới, tính bất ổn, biến đổi liên tục của các dạng vật chất, các nguồn năng lượng trong thế giới làm cho bức tranh về thế giới của chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình mặc dù đạt được đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nhưng cũng dần dần bị bác bỏ. Xét trên lĩnh vực lý luận tư tưởng, văn hóa diễn ra sự hoàn thiện tư tưởng kinh tế - chính trị học cổ điển Anh, phát triển tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, phát triển chủ nghĩa Marx ở nước Đức, đồng thời manh nha xuất hiện hai khuynh hướng chủ đạo trong triết học phương Tây hiện đại là khuynh hướng thực chứng khoa học và khuynh hướng nhân bản – phi duy lý. Ngoài ra, dòng văn học, âm nhạc lãng mạn cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí. 1.1.2. Bối cảnh lịch sử của nước Đức thế kỷ XIX Nước Đức vào thế kỷ XIX cũng có những bối cảnh lịch sử chung vừa giống các nước châu Âu, lại vừa có ba nét khác biệt cơ bản: một là, ở nửa đầu thế kỷ XIX, kinh tế nước Đức tụt hậu rất xa so với các nước châu Âu cùng thời, nhưng sau khi thống nhất nước Đức năm 1871, thì kinh tế của nó lại có những bước nhảy vọt, có sự bứt phá đi lên với sức mạnh thần kỳ. Hai là, mâu thuẫn và xung đột giữa các giai tầng xã hội ngày càng sâu sắc, 8 do tính chất không triệt để của giai cấp tư sản Đức trong các cuộc cách mạng, dẫn đến chính trị nước Đức rối ren, chiến tranh, xung đột, thay đổi diễn ra liên tục và vấn đề thống nhất nước Đức phải giải quyết bằng con đường “máu và lửa” từ trên xuống, cho nên sức mạnh quân sự và dấu ấn bạo lực hầu như in sâu trong đời sống xã hội nước Đức. Ba là, sự bùng nổ những cuộc cách mạng trong lĩnh vực văn hoá – tinh thần, mà nổi bật là trong triết học với khẩu hiệu chống chủ nghĩa duy lý, chống tư duy tư biện thuần túy, trở thành điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa duy ý chí ra đời. 1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 1.2.1. Tiền đề lý luận từ triết học phương Đông Bái hỏa giáo mang lại những ý tưởng nhất định trong việc xây dựng ý chí quyền lực của F.Nietzsche, khi Zarathustra người sáng lập nó đã xây dựng hình tượng Ahura Mazda, Đấng Chúa Tể Toàn Năng, vị thần duy nhất thống trị thế giới, nhưng có cả hai mặt Thiện và Ác; xem con người cả nam lẫn nữ được sinh ra trong trắng, không tội lỗi và có thể dùng ý chí lựa chọn phục vụ cho cái thiện hay cái ác. Sự lựa chọn của chính con người quyết định số phận của con người. Điều này tạo nên hình tượng Siêu nhân của F. Nietzsche gắn với tính tự do, tự chủ và độc đáo sau này. Ấn Độ giáo cống hiến những tư tưởng “Ý chí như là Brahman”, bản chất tế vi của linh hồn, thế giới ảo (maya), sức mạnh nhiệt tình (tapas) và dục tính như khởi nguồn vạn vật, nhận thức cao nhất là nhận thức bằng trực giác (intuition), thực nghiệm tâm linh để đi đến giải thoát của con người trở thành cơ sở lý luận quan trọng cho sự hình thành tư tưởng triết học của chủ nghĩa duy ý chí. Phật giáo với tư tưởng vô minh, bể khổ, Niết bàn đã khơi dậy tính phi duy lý, chủ nghĩa bi quan và con đường giải thoát cho con người bằng đạo đức học khổ hạnh trong chủ nghĩa duy ý chí. 1.2.2. Tiền đề lý luận từ triết học phương Tây Plato với học thuyết ý niệm (idea) và “Truyện ngụ ngôn về Cái hang” trở thành cơ sở lý luận để xây dựng thế giới như ý chí và biểu tượng của A. Schopenhauer, nhưng ý niệm của Plato được xây dựng theo hướng duy lý, còn ý chí ở A. Schopenhauer là phi duy lý. Ngoài ra, những ý tưởng trong “Bữa tiệc rượu” của Plato đã gợi mở cho A. Schopenhauer phát triển siêu hình tình yêu của mình sau này. I. Kant với tư tưởng triết học về thế giới “vật tự thân”(ding an sich) và thế giới hiện tượng, về tính thường nghiệm và siêu nghiệm của không gian, thời gian được áp dụng cho học thuyết về thế giới của A. Schopenhauer. J.G. Fichte xem cái Tôi mà tự nó sản sinh ra nó là cái Tôi tuyệt đối, tồn tại trước cả tự nhiên và con người, 9 sáng tạo ra thế giới trờ thành mẫu Người lý tưởng, Con người viết hoa, mà F. Nietzsche hay sử dụng cho Siêu nhân của mình. 1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 1.3.1. Chủ nghĩa duy ý chí nửa đầu thế kỷ XIX trong tư tưởng triết học của A. Schopenhauer A. Schopenhaeur - triết gia đặt nền tảng cho chủ nghĩa duy ý chí A. Schopenhaeur sinh năm 1788 trong gia đình cha là thương nhân và chủ nhà băng giàu có, mẹ là nữ văn sĩ nổi tiếng, tại Danzig (Đức). Ông là người nhạy cảm với các sự kiện và có con mắt quan sát sắc xảo, thời niên thiếu đã thông thạo tiếng Pháp, xuất sắc về tiếng Anh, tiếng La tinh và tiếng Tây Ban Nha. A. Schopenhauer đi nhiều nơi, từng làm thương gia, học y khoa, sau đó tốt nghiệp khoa Triết với luận án Về bốn căn cứ của quy luật lý do đầy đủ. Trong 4 năm (1814 đến 1818) A.Schopenhauer hoàn thành tác phẩm Thế giới như ý chí và biểu tượng. Năm 1819, A.Schopenhaeur nhận làm giáo sư triết học dạy tư ở Đại học Berlin và suốt ba mươi năm trời, là một giáo sư không môn đệ, một nhà văn không độc giả. Dấy lên cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý, nhưng sự bất đồng vĩnh viễn giữa lý tính mệt mỏi và ý chí đói khát – là nguồn gốc cơ bản tạo nên chủ nghĩa bi quan đối với cuộc sống của A. Schopenhaeur. Sau năm 1848, trước hiện thực xã hội rối ren, tư tưởng triết học của ông được đại chúng đón nhận, ông được ca ngợi là triết gia vĩ đại, thậm chí vào năm 1911 tại Frankfurt bên bờ sông Maine đã lập ra Hội Schopenhauer. Tuy nhiên, A.Schopenhauer vẫn sống rất cô đơn vì tan vỡ tình mẫu tử suốt 24 năm, vì lập gia đình, chỉ làm bạn bạn duy nhất với một con chó nhỏ và năm 1860 A.Schopenhauer qua đời tại Frankfurt bên bờ sông Maine. Thời kỳ trước năm 1848: xây dựng học thuyết ý chí Xuất phát từ nhận thức luận trong bốn căn cứ của quy luật lý do đầy đủ, A. Schopenhauer nghiên cứu sâu thêm tư tưởng triết học phương Đông để xây dựng hệ thống triết học của mình bằng tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa hư vô, thẩm mỹ học thần bí, đạo đức học đồng cảm, chủ nghĩa khổ hạnh, chúng kết hợp chặt chẽ trong chủ nghĩa duy ý chí nhất nguyên. Đồng thời, A.Schopenhaeur hết sức đề cao phương pháp nhận thức trực giác trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật và đời sống tinh thần của con người. Thời kỳ từ năm 1848 đến năm 1860: vận dụng học thuyết ý chí vào giải quyết các vấn đề của đời sống con người [...]... NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ V VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI 3.1 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 3.1.1 Những giá trị của chủ nghĩa duy ý chí Thứ nhất, chủ nghĩa duy ý chí đã vượt qua được những lối mòn của tư duy truyền thống trong vấn đề xây dựng bản thể luận mới, lấy ý chí làm trọng tâm, xoáy sâu vào bản thể nội tâm của con người, làm sáng... CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 2.1.BẢN THỂ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 2.1.1 Quan niệm về ý chí trong lịch sử triết học Trên phương diện tâm lý, ý chí được hiểu như sự khát khao, sự ham muốn, sự đam mê, nguyện vọng trên phương diện hành vi của con người, ý chí hiểu như sự nỗ lực, nghị lực, sức mạnh, sức sống trên phương diện triết 12 học, ý chí được hiểu như là động lực, xung năng, xung lực Và với cách... nhân mình và đi đến tự do, còn con đường đưa con người đến tự do thực sự, thì những nhà triết học nhân bản - phi duy lý giải quyết chưa triệt để 3.2.4 Chủ nghĩa duy ý chí với triết học văn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại Trong tác phẩm Chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả Trần Quang Thái khẳng định: “Trước sự đa dạng góc độ tiếp cận triết học, chủ nghĩa hậu hiện đại kế thừa truyền thống phi duy lý Đức xuất... chủ nghĩa duy ý chí không những được xã hội đương thời đón nhận nồng nhiệt, mà còn mở đường cho những trào lưu triết học nhân bản - phi duy lý phương Tây hiện đại phát triển tiếp theo sau này Những cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy ý chí không chỉ hình thành từ tư tưởng triết học duy tâm phương Tây, từ tư tưởng triết học tôn giáo phương Đông, mà còn là sản phẩm trí tuệ, tâm hồn và tài năng của hai triết. .. quay về với nội tâm con người, là sức mạnh bùng phát vượt qua hiện thực phi lý, là sự sáng tạo mãnh liệt của ý chí để đưa con người đến tự do Chủ nghĩa duy ý chí đã mở đường cho những trào lưu triết học nhân bản - phi duy lý phương Tây hiện đại ra đời Từ ý chí sống của A Schopenhauer đến ý chí quyền lực của F Nietzsche, đến xung năng sống của H Bergson, đến libido của S Freud, đến hiện sinh trong chủ quan... Quan niệm của A Sôpenhauơ về ý chí và tự do, Tạp chí Triết học, 08/2012, Viện Triết học, tr.71 – 79 4 Ý chí Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Tạp chí khoa học, Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Sư Phạm, Tp Hồ Chí Minh, số 46(80) tháng 05/2013, tr 30-39 5 Những đặc trưng của ý chí quyền lực trong triết học của Friedrich Nietzsche, Hội thảo khoa học tháng 05 /2013, Trường Đại học Quốc Gia... thức và cải tạo thực tiễn của con người Thứ ba, chủ nghĩa duy ý chí đưa ra những phương pháp giải thoát con người chưa triệt để, thậm chí việc đề cao quá mức sức mạnh của ý chí phi duy lý, việc đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa hư vô trong đời sống con người, sẽ có thể bị các thế lực khác lợi dụng, bẻ cong, tạo ra những hiểm họa khôn lường cho loài người 3.2 VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ... bản thể luận của mình, chủ nghĩa duy ý chí đã rơi vào lập trường thế giới quan duy tâm và không thoát khỏi chủ nghĩa duy ngã khi mô tả bức tranh về thế giới Thứ hai, chủ nghĩa duy ý chí chưa thấy được giá trị của phạm trù thực tiễn đối với hoạt động nhận thức của con người, thổi phồng, tuyệt đối hóa phương pháp nhận thức bằng bản năng, phương pháp sáng tạo bằng trực giác, chiêm nghiệm duy mỹ, cho nên... Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.70 26 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với một số triết gia phương Tây, Tạp chí Triết học, 10/2002, Viện Triết học, tr 62 – 66 2 Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học của A Schopenhauer, Luận văn thạc sỹ triết học bảo vệ tháng 05 năm 2004, Khoa Triết học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí. .. do ý chí của con người đến bản nguyên đầu tiên bất diệt là ý chí Thượng đế; Dunt Scotus đề cao ý chí hơn lý trí, nhưng họ đều công nhận nền tảng để nhận thức ý chí của Thượng đế là đức tin I Kant là người không chấp nhận điều trên, ông xem ý chí chính là bản thân lý tính bị sự thôi thúc nào đó và ý chí chỉ tự do khi nó tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối Trong tư tưởng triết học của A.Schopenhauer, ý chí . HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ V VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI 3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ 3.1.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy ý chí Thứ. thành và phát triển chủ nghĩa duy ý chí, nội dung của chủ nghĩa duy ý chí, vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại, giá trị, hạn chế và những bài học lịch sử rút ra. chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại chính là bước tiếp cận đầu tiên cần thiết để nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít sâu sắc và hợp

Ngày đăng: 28/05/2015, 15:25

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan