Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
144 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài 11: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC MÁC TP Hồ Chí Minh Tháng 12/ 2014 Mục lục Lời mở đầu 1 Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 1 GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Học viên: Nguyễn Thị Xuân Thu Số thứ tự: 99 MSHV : 7701221122 Tiểu Luận Triết Học I. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 2 1.1 Giới thiệu sơ lược về Phoiơbắc 2 1.2. Chủ nghĩa duy vật nhân bán Phoiơbắc 2 1.2.1 Quan niệm về giới tự nhiên và con người 5 1.2.2 Quan niệm về tôn giáo 6 II. Những giá trị, hạn chế và vai trò của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc đối với triết học Mác 9 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 9 2.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác 10 2.2.1 Luận cương về Phoiơbắc của Mác 10 2.2.2 Sự ảnh hưởng của triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành triết học Mác 13 III. Kết luận 15 IV. Tài liệu tham khảo 17 Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 2 LỜI MỞ ĐẦU Nhân loại vẫn luôn nhắc tới các nhàn tư tưởng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người, những người gắn suy nghĩ của mình với khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Đồng thời, những tư tưởng tiến bộ của họ luôn được các thời đại lịch sử tiếp theo phục hồi , phát triển, làm phong phú them để phù hợp với yếu tố thời đại, những nhu cầu xã hội cao hơn. Lútvich Phoiơbắc với tư tưởng nhân đạo trong những quan niệm của ông về tôn giáo và sự giải phóng con người là một trong những người như vậy. L.Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm về con người trong trường văn hoá trên cơ sở suy ngẫm và phê phán các di sản tư tưởng trước đó. Nguyên lý nhân bản được L.Phoiơbắc vận dụng vào học thuyết luân lý của mình. L.Phoiơbắc đã mở cửa cho tình yêu, cho cái thiện đi vào suy tư của ông về văn hoá và con người. Mặc dù còn có một số hạn chế, song khi xem xét con người và văn hoá dưới góc độ của nguyên lý nhân bản, L.Phoiơbắc đã có những đóng góp thực sự cho nền triết học thời bấy giờ. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại trong đó điển hình là những tư tưởng lỗi lạc của Phoiơbắc để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại. Vì vậy đề tài này sẽ làm rõ vai trò của Triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành và phát triển của Triết học Mác. Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 3 Tiểu Luận Triết Học I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC 1.1 Giới thiệu sơ lược về Phoiơbắc Lútvích Phoiơbắc là một đại biểu lỗi lạc của nền triết học cổ điển Đức, nhà duy vật lớn nhất của triết học thời kỳ trước Mác, nhà vô thần, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức. Ông đã theo học ở trường đại học tổng hợp Beclin, tham gia phái Hegel trẻ. Về sau ông tách khỏi phái này, trở thành người phê phán hệ thống của Hegel, xây dựng hệ thống triết học duy vật riêng của mình. Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán triết học Hêgen, qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật. Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo (1841), Sơ thảo luận cương về cải cách triết học (1842), Những nguyên lý cơ bản của triết học về tương lai (1843). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởi tính kiên định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng. Phoiơbắc là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. 1.2 Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Sau khi Hêghen qua đời, những người theo học thuyết Hêghen đã phân hoá thành hai nhóm là " Hêghen trẻ" và " Hêghen già". Phái Hêghen già thì bám lấy mặt bảo thủ của hệ thống Hêghen, bảo vệ chế độ nhà nước Phổ đã lỗi thời về mặt lịch sử. Trái lại phái Hêghen trẻ lại phát triển triết học Hêghen về phía lập trường giai cấp tư sản cấp tiến, dân chủ, đòi cải cách nhà nước Phổ theo hướng tư sản. Họ nắm lấy tinh thần của phép biện chứng trong triết học Hêghen. Trong nhóm " Hêghen trẻ" có cả Phoiơbắc, Mác và Ăngghen. Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 4 Tiểu Luận Triết Học Phoiơbắc tin rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực. Về sau, chịu ảnh hưởng của các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Phoiơbắc quay sang phê phán Hêghen, ngày càng ngả sang lập trường duy vật. Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen, theo Phoiơbắc, là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, là quan điểm duy tâm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu tự nhiên. Phoiơbắc vạch ra sự liên kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy tâm và thần học nhằm nô dịch con người (coi ý niệm tuyệt đối tha hoá thành giới tự nhiên cũng giống như quan niệm Chúa trời tạo ra thế giới). Phoiơbắc chỉ ra rằng Hêghen chỉ khác thần học ở chỗ ông đã sử dụng một hình thức khác để diễn đạt tư tưởng của mình, tức là ông đã biến lịch sử thần học thành cái gọi là tư duy logic mà thôi. Vì vậy, Phoiơbắc cho rằng: "Triết học Hêghen là chỗ ẩn náu cuối cùng của thần học mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại như sau: tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính." 1.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Vốn là người mang tư tưởng không khoan dung theo lối nhân đạo chủ nghĩa đối với mọi sự áp bức con người, luôn đặt niềm tin vào khả năng vô tận của lý trí con người, khát vọng chân lý là cái không tương dung với chủ nghĩa giáo điều, song ông lại sống trong một thời đại mà sự thống trị tinh thần thuộc về tôn giáo và các khái niệm của “tinh thần tuyệt đối”, L.Phoiơbắc đã chống lại sự thống trị đó. Đối lập với Hêghen – người coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu nhiên, L. Phoiơbắc cho rằng con người không phải là nô lệ của Thượng đế hay “tinh thần tuyệt đối” mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên, là “ cái gương của vũ trụ” mà thông qua đó giới tự nhiên ý thức và nhận thức chính bản thân mình. Con người – đó không phải là một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra hiện thực, mà là sản phẩm cao quý nhất của tạo hóa, là những con người bằng xương, bằng thịt. Bản chất cửa con người là tổng thể những khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và trí tưởng tượng. Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 5 Tiểu Luận Triết Học Khác với những người theo chủ nghĩa duy lý, L.Phoiơbắc cho rằng, con người không chỉ khác con vật ở chỗ có trí tuệ, mà cả ở xúc cảm. Cảm xúc ở con người khác về chất với cảm giác vốn có ở động vật. Sứ mệnh của lý tính không phải là ở việc lấn át cảm tính của con người mà là ở chỗ phát triển nó, phát triển nhân tính. Đời sống con người trước hết là đời sống cảm tính, hạnh phúc của con người không thể có được bên ngoài sự đa dạng, sự phong phú của hoạt động tình cảm, cảm tính. Quan hệ của con người với tự nhiên, về cơ bản và chủ yếu là quan hệ cảm tính. Tôn giáo bắt nguồn từ đời sống tình cảm của con người, từ những cảm xúc do thực tại cũng như bản chất nhân chủng của con người gây ra. Và cái đó liên quan đến bản chất nhân chủng đó là khát vọng hạnh phúc, là tính tất yếu của cái chết và tất cả những già ngay từ đầu và trong tiến trình lịch sử được nảy sinh ra từ đó. Bởi vậy, theo ông, nhiệm vụ cao cả của triết học là đem lại cho con người một quan niệm mới về chính bản thâm mình, một cuộc sống hạnh phúc và hơn nữa, tiến hành cuộc đấu tranh lý luận cho việc giải phóng con người. Khắc phục sự sung bái cái siêu nhiên, đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo quyền, phê phán các quan niệm tôn giáo về thế giới và con người - đó là sứ mệnh nhân đạo của chủ nghĩa triết học. 1.2.2. Quan niệm về tôn giáo Khi phân tích bản chất của tôn giáo, khác với các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII – những người vô thần chiến đấu, phê phán tôn giáo một các hết sức không thương xót, đặt nó trước tòa án của lý tính và biện hộ cho sự tồn tại của mình nhưng lại ít đề cập đến nguồn gốc của tôn giáo. L. Phoiơbắc cho rằng tôn giáo xuất hiện với tư cách là ý thức đại chúng và tồn tại trước hết là nó thể hiện đời sống sinh hoạt hiện thực, những nhu cầu cấp bách của quần chúng, những tai họa mà họ phải gánh chịu. Theo ông, ý thức tôn giáo là sự phản ánh tồn tại hiện thực của con người, và xét về phương diện lịch sử, tôn giáo đã xuất hiện với tư cách là thần thánh hóa tự nhiên, là sự sung bái các lực lượng tự nhiên tự phát thống trị con người. Dựa vào tôn giáo, con người gắng gượng lamg chủ các lực lượng tụ nhiên, chinh phục tự nhiên với hi vọng buộc nó phải phcụ vụ cho khát vọng hạnh phúc của mình. Con người lệ thuộc Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 6 Tiểu Luận Triết Học vào tự nhiên cố gắng nhận thức sự lệ thuộc đó và cố gắng giải phóng khỏi nó. Song, theo Phoiơbắc, nếu sự phụ thuộc vào tự nhiên là cơ sở, là khởi nguyên của tôn giáo thì khát vọng thoát khỏi sự phụ thuộc đó với nghĩa hợp lý cũng như phi lý đều là mục đích cuối cùng của tôn giáo. Khi đưa ra quan niệm đó, L.Phoiơbắc hoàn toand cho rằng ở một chừng mực nào đó, tôn giáo đã tham gia vào việc giải phóng con người ra khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên. Ông cho rằng tôn giáo đã hướng con người vào cai thiên giới, kêu gọi con người hạn chế đến mức tối đa các nhu cầu của mình, bóp nghẹt phần cảm tính – điều hoàn toàn trái ngược với bản chat chon người. Phải phụ thuộc vào tự nhiên là sự nô dịch con người, mà tự nhiên lại là môi trường hiện thực cho hoạt động của con người. Thể xác con người là cái thuộc về bản chất của nó, cũng là tự nhiên. Bới vậy, L.Phoiơbắc cho rằng sự tự do của con người không phải là cái siêu nhiên, mà là con người sống trong lien minh với tự nhiên. Và do đó, theo ông, sự giải phóng thực sự con người ra khỏi sự thống trị của lực lượng tự nhiên tự phát sẽ chỉ đạt được nhờ hoạt động của con người – hoạt động cải tạo một cách có mục đích tự nhiên. Tiếc răng tư tưởng đó không được ống phát triển một cách có hệ thống. Song với tư tưởng đó, L.Phoiơbắc đã lên tiếng phê phán chủ nghĩa ngu dân giáo quyền, lên án hành động kết tội hoạt động cải tại tự nhiên của con người. Ông cho rằng: “ mọi phương tiện văn hóa, mọi phát minh do con người làm ra để bảo vệ mình khỏi sự thống trị của tự nhiên đều bị niềm tin tôn giáo triệt để lên án là sự xúc phạm đến quền cai trị của Thượng đế”. Phoiơbắc phê phán tôn giáo, nhưng thực chất ông chỉ phê phán một thứ tôn giáo cụ thể là Cơ Đốc Giáo. Còn tôn giáo nói chung, theo ông vần là cái cần thiết cho cuộc sống của con người, bởi chỉ có tín ngưỡng và niềm tin mới an ủi được con người trước những bất hạnh mà họ phải hứng chịu trong cuộc sống. Ông cho răng tôn giáo không chỉ trói buộc con người mà còn đề cao con người, đem lại cho con người sức mạnh dẫu là thông qua sự tin tưởng, ảo vọng. Tính nhân bản đó của ý thức tôn giáo theo L.Phoiơbắc là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của tôn giáo. Sông ông lại giải thích theo cách riêng. Ông cho rằng, việc khắc phục sự tha hóa của tôn giáo có thể được khắc phục bằng cách tạo ra một “tôn giáo mới” về nguyên tắc, thứ tôn giáo không có “ Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 7 Tiểu Luận Triết Học Thượng đế” tôn giáo thần thánh háo bản thân con người. “ Con người là Thượng đế với con người”, theo Phoiơbắc đó là nguyên lý của tôn giáo mới – thứ tôn giáo không phải là thế giới quan tôn giáo nhưng vẫn giữ lại cái nội dung trần tục của thứ tôn giáo đã bị tha hóa, thần bí hóa và do đó bị biến thành công cụ trấn áp sự tự hoạt động của con người. Khi chưngs minh rằng chủ nghĩa vô thần là sự bóc trần bản chất của tôn giáo, L.Phoiơbắc khẳng định : “Nếu tự trước tới nay tôn giáo chưa hề được nhân thức, bóng tối tôn giáo là nguyên lý tối cao của chính trị và đạo đức, thì từ nay, hay ít ra tới một lúc nào đó trong tương lai, tôn giáo sẽ được nhận thức, được mở ra trong mỗi người, xác định rõ số phần của con người”. “Tôn giáo mới”- thứ tôn giáo được giải phóng khỏi sự thiên kiến, phi thần thánh, coi con người là Thượng để đối với con người, theo L.Phoiơbắc sẽ khai sáng cho con người, cổ vũ con người đấu tranh cho việc thực hiện những lý tưởng trần tục, hiện thực. Trái với triết lý duy tâm – tư biện, nhất là thư triết lý duy lý chủ nghĩa – thứ triết lý đã lý giải Thượng đế là lý tính thế giới không có cá tính, đứng đối lạp với con người với tư cách là sinh vật duy nhất có lý tính. L.Phoiơbắc cho rằng sinh vật tối cao chính là con người, và vì thế mà “tôn giáo mới” phải bảo vệ con người cùng khổ, bị áp bức, bị bóc lột. Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 8 Tiểu Luận Triết Học II. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC MÁC 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác. Công lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghiã duy tâm và thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật; đã giáng một đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung. Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức con người và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học nào. Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự nhiên. Chống lại hệ thống duy tâm của Hêghen - hệ thống coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần. Phoiơbắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất nhân bản, phải kết hợp với khoa học tự nhiên. Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định chính con người tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối. Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 9 Tiểu Luận Triết Học hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó co người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người. Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội, mang những đặc tính sinh học bẩm sinh. Triết học nhân bản của ông chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm. Ông nói răng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, thay thế cho một tôn giáo sùng một vị Thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng càn phải biến tình yêu thương của con người thành quan hệ chi phối mọi quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Trong điều kiện của xã hội tư sản Đức thời đó, với sự phân chia giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo về tình yêu thương con người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm. Công lao to lớn của Phoiơbắccòn ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm mà còn đáu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Ông đã có quan niệm đúng đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý – hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ông đã kịch liệt phê phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong sự phát triển lý luận nhận thức duy vât, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn là hoạt động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính. Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 10 [...]... triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn Vì vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác 2.2 Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác 2.2.1 Luận cương về Phoiơbắc của Mác 1- Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật. .. LUẬN Phoiơbắc là nhà triết học duy vật vì ông khẳng định vật chất là tính thứ nhất; ý thức, tư duy là tính thứ hai Song là nhà duy vật nhân bản, ông coi con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người, vì thế, đây là đối tượng duy nhất, phổ biến và cao nhất của triết học Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc là đóng góp to lớn vào... pháp luật… mà không thấy vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Do đó chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc chưa thoát khỏi tính trực quan của chủ nghĩa duy vật trước Mác Những hạn chế của nguyên tắc nhân bản trong thế giới quan của Phoiơbắc còn thể hiện rõ trong việc nghiên cứu tôn giáo và đạo đức Ở lĩnh vực này, ông lại rơi vào lập trường duy tâm thể hiện trong... Sự ảnh hưởng của triết học Phoiơbắc đối với sự hình thành triết học Mác Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học Phoiơbắc Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu... điểm duy vật Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa. .. Luận Triết Học loại bỏ tôn giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người Ông đã có công khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen Cũng như các nhà triết học giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội Mặc dù triết. .. cá nhân riêng biệt trong "xã hội công dân" 10- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ là xã hội "công dân"; quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người, hay loài người xã hội hoá 11- Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 13 Tiểu Luận Triết Học 2.2.2 Sự ảnh hưởng của triết học Phoiơbắc đối. .. diện trong lý giải đối tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vài trò của nó trong nhận thức và cuộc sống… Đặc biệt trong việc xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương Nguyễn Thị Xuân Thu – MSSV: 7701221122 15 Tiểu Luận Triết Học tiện cải tạo xã hội Quan điểm của Phoiơbắc còn đầy tính duy tâm, thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất... cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan Thành thử mặt năng động đuợc chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa. .. Trong quan hệ đối với triết học của Hêghen, ông có thái độ phủ định sạch trơn, không thấy được thành tựu quý giá của Hêghen là phép biện chứng để kế thừa và phát triển Ông hiểu tính quy luật, tính tất yếu, tính nhân quả một cách siêu hình Cho nên chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông còn mang nặng tính siêu hình Trong lý luận nhận thức, Phoiơbắc đã tiếp tục truyền thống cảm giác luận duy vật, chống lại . với triết học Mác 9 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 9 2.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác 10 2.2.1 Luận cương về Phoiơbắc. luận của chủ nghĩa Mác. 2.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác 2.2.1. Luận cương về Phoiơbắc của Mác 1- Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ. 7701221122 8 Tiểu Luận Triết Học II. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC MÁC 2.1 Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc Là một