KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại (Trang 25)

Chủ nghĩa duy ý chí ra đời và phát triển trong thế kỷ XIX ở các nước châu Âu, mà chủ yếu là nước Đức đã đáp ứng nhu cầu có tính cấp thiết đòi hỏi phải giải quyết lúc bấy giờ là giành lại sự quan tâm và trả lại cho con người đời sống đích thực. Con người hiện tại bị ném vào những biến động lớn lao trong xã hội làm cho đời sống của nó đau khổ khốn cùng, kiệt quệ về thể xác, khủng hoảng về tinh thần, rối loạn về tâm lý. Vì vậy, sau một thời gian thử thách thông điệp nhân văn của chủ nghĩa duy ý chí không những được xã hội đương thời đón nhận nồng nhiệt, mà còn mở đường cho những trào lưu triết học nhân bản - phi duy lý phương Tây hiện đại phát triển tiếp theo sau này.

Những cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy ý chí không chỉ hình thành từ tư tưởng triết học duy tâm phương Tây, từ tư tưởng triết học tôn giáo phương Đông, mà còn là sản phẩm trí tuệ, tâm hồn và tài năng của hai triết gia nổi tiếng A. Schopenhauer và F. Nietzsche. Dù phải trải qua những bước thăng trầm, nhưng tư tưởng triết học của họ đã được tiếp nhận và nghiên cứu cho đến tận ngày hôm nay.

Phản ánh thực trạng xã hội suy đồi và cất lên tiếng nói nội tâm mạnh mẽ, chủ nghĩa duy ý chí nửa đầu thế kỷ XIX đã in dấu bằng hệ thống triết học duy tâm, duy ý chí nhất nguyên của A.Schopenhauer. Còn chủ nghĩa duy ý chí nửa sau thế kỷ XIX đã được phát triển lên bởi những tư tưởng chín muồi của F.Nietzsche, đặc biệt là tư tưởng về ý chí quyền lực, về Siêu

nhân và luân hồi vĩnh cửu. Trong đó điểm khác biệt mà chủ nghĩa duy ý chí đã mang lại cho quá trình phát triển của lịch sử triết học là triết học tâm trạng, được xem như tiếng nói của những triết gia trong xã hội có biến động lớn lao, là sự chống lại độc quyền lý tính, là sự phản ánh những nỗi thống khổ của con người, là sự quay về với nội tâm con người, là sức mạnh bùng phát vượt qua hiện thực phi lý, là sự sáng tạo mãnh liệt của ý chí để đưa con người đến tự do.

Chủ nghĩa duy ý chí đã mở đường cho những trào lưu triết học nhân bản - phi duy lý phương Tây hiện đại ra đời. Từ ý chí sống của A. Schopenhauer đến ý chí quyền lực của F. Nietzsche, đến xung năng sống của H. Bergson, đến libido của S. Freud, đến hiện sinh trong chủ quan tính và tự do tính của J.P. Sartre, đến tận nhân học phổ quát với mong muốn con người phải có khát vọng tự do và ý chí riêng của mình,… là một quá trình phát triển khó khăn và lâu dài của tư duy triết học để từ đó những vấn đề về tự do ý chí, trách nhiệm, suy tư, cô đơn, tình yêu và sáng tạo của con người đã được đi sâu nghiên cứu không chỉ trên lĩnh vực triết học, mà còn cả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức.

Chủ nghĩa duy ý chí tuy có những mặt hạn chế về thế giới quan duy tâm, phương pháp luận siêu hình, đôi khi thổi phồng hóa cái Tôi chủ quan tính, giải phóng con người không triệt để, nhưng chủ yếu vẫn cần thấy được ảnh hưởng tích cực của nó vì đã phê phán, soi rọi những điểm bất cập của các tư tưởng triết học trước đây, giúp con người nắm bắt, hiểu rõ hơn thực tại, hiểu rõ hơn tình huống mà mình đang phải đương đầu, tái tạo lại niềm tin cho con người vào tương lai tốt đẹp. Những vấn đề mà chủ nghĩa duy ý chí nêu lên vẫn là vấn đề mở, chúng vẫn nêu được ý nghĩa chung là con người cần vượt lên trên nỗi đau khổ để thấy đời sống là đáng sống, để thực hiện tiếp cuộc chạy tiếp sức của sự tiến bộ, xuất phát từ định đề bất tử thực tiễn của loài người là điều tất yếu khách quan.

Để phát huy sức mạnh của ý chí đối với công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước cần thực hiện phát huy dân chủ tạo ra sự đồng thuận, đồng lòng, xây dựng khối đoàn kết của toàn dân tộc; phát huy tối đa nhân tố con người, xây dựng ý chí sáng tạo; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; thống nhất ý chí và hành động của toàn dân để thực hiện mục đích cao đẹp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”5.

5

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI,

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)