Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
287,5 KB
Nội dung
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BÀI SOẠN NGỮ VĂN 12 Trầm Thanh Tuấn GV: Trường THPT Long Hiệp - Huyện Trà Cú - Tỉnh Trà Vinh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuẩn bị bài là một yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn (Lẽ dĩ nhiên đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học, tuy nhiên đối với môn Ngữ văn đây lại là yêu cầu mang tính đặc thù). Có chuẩn bị bài tốt thì học sinh (HS) mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình Đọc - hiểu văn bản. Tuy nhiên thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ văn hiện nay cho thấy, HS chuẩn bị bài trên cơ sở câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa (SGK) chỉ để đối phó, chiếu lệ, hợp thức hóa. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong SGK ([1]). Xuất phát từ thực trạng ấy, chúng tôi đề xuất việc xây dựng một hệ thống câu hỏi giúp HS chuẩn bị bài ở nhà. Hệ thống câu hỏi này được thiết kế trên cơ sở năng lực của HS đang được GV trực tiếp giảng dạy. 2. THỰC TRẠNG Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn 12 có nhiều văn bản có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều GV lúng túng, thường phải chạy theo bài dạy nếu không muốn "cháy giáo án". Thế nên nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn. Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với GV Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho HS tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều GV đã cố gắng cung cấp cho HS thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ. Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay, một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại trong mỗi HS trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để HS có thể tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi HS. Với môn Ngữ văn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ. Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản. Đây có thể nói là yếu tố "nền" để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của GV cung cấp, HS sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thông). Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi gợi ý ở một số bài trong SGK còn quá chung, thậm chí ở một số văn bản hệ thống câu hỏi đã không đi theo sự lôgic của văn bản vì vậy HS gặp nhiều khó khăn trong việc soạn bài tại nhà. Sau đây là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cho bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (tr 108, SGK Ngữ văn 12 – nâng cao) 1. Đọc lại phần Tiểu dẫn và cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Tâm trạng bao trùm trong đoạn trích bài thơ là gì ? 2. Nhận xét về cách kết cấu của bài thơ (chú ý cảnh chia tay, lời hỏi và lời đáp). Cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong bài thơ ? 3. Nhận xét về cách sử dụng hai từ "mình" và "ta" trong bài thơ ("mình", "ta" là ai ?). Sự thống nhất và chuyển hoá của hai "nhân vật" ấy. "Mình", "ta" trong bài Việt Bắc giống và khác như thế nào với "mình", "ta" trong ca dao ? 4. Trong đoạn thơ từ dòng 25 đến dòng 52, những hình ảnh nào của thiên nhiên và con người Việt Bắc đã được tái hiện ? Trong không gian và thời gian nào ? Giữa cảnh và người có sự gắn bó như thế nào ? Nêu cảm nhận của anh (chị) về tình cảm của người cán bộ miền xuôi với Việt Bắc qua những hình ảnh ấy. Nhận xét về bút pháp miêu tả và giọng điệu của đoạn thơ này. 5. Trong đoạn thơ từ dòng 53 đến dòng 88, khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến đã được tái hiện qua những hình ảnh, sự việc nào ? Bút pháp và giọng điệu trong đoạn thơ này có gì khác với đoạn thơ trước (từ dòng 25 đến dòng 52) ? 6. Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn trích bài thơ Việt Bắc (ở bức tranh đời sống và nội dung tình cảm ; ở các hình thức nghệ thuật nổi bật như thể thơ, lối kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu). Rõ ràng hệ thống câu hỏi trên còn quá chung, chưa thể hiện được ý đồ tiếp cận tác phẩm theo hệ thống. Trong khi ở câu 1, câu 2, câu 3 thì yêu cầu HS tiếp cận đoạn trích theo lối "bổ dọc" đến câu 4, câu 5 thì lại tiếp cận theo lối "bổ ngang". Hơn thế nữa nhiều câu hỏi quá khó so với trình độ của HS ở vùng sâu: "Nhận xét về cách kết cấu của bài thơ". Sau đó lại yêu cầu so sánh với kết cấu của ca dao ([2]). Hoặc nhận xét về cách sử dụng hai từ "mình" và "ta" trong bài thơ ("mình", "ta" là ai ?). Sự thống nhất và chuyển hoá của hai "nhân vật" ấy. "Mình", "ta" trong bài Việt Bắc giống và khác như thế nào với "mình", "ta" trong ca dao. Đây là một câu hỏi rất khó, HS phải có một sự am hiểu rất sâu về đặc điểm sử dụng đại từ nhân xưng trong ca dao mới có thế giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên qua khảo sát hệ thống văn bản ca dao mà HS được học trong chương trình Ngữ văn 10 (nâng cao) chúng tôi nhận thấy không có văn bản nào có xuất hiện hai từ "mình", "ta". Như vậy HS lấy kiến thức ở đâu để hoàn thành được câu hỏi này. Tình hình này cũng không khác lắm ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn). Sau đây là hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài cho bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng (Ngữ văn 12, tr 53 – 54). 1. Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? 2. Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như: "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt của chúng ta phải chăm chú nhì thì mới thấy"? 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những "ánh sáng khác thường" nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam, qua: - Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ; - Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc; - Truyện Lục Vân Tiên 4. Vì sao tác giả cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng hơn nữa không chỉ trong thời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay? 5. Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao? Bài viết là một áng văn nghị luận mẫu mực có cấu hết sức chặt chẽ theo ba phần với luận đề và hệ thống luận điểm lôgic liên kết chặt chẽ. Như vậy hệ thống câu hỏi nên tiếp cận văn bản theo hướng ấy. Thế nhưng ở đây, tác giả lại không khai thác theo hướng này. Bên cạnh đó, ngay ở câu 1, SGK hỏi: Anh chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? Đây là yêu cầu HS rất khó trả lời vì HS chưa tiếp cận được một cách toàn diện kết cấu của văn bản để nhận diện được mục đích của Phạm Văn Đồng khi triển khai trật tự các luận điểm trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc Tất cả những điều đã trình bày ở trên chính là nguyên nhân khiến HS soạn bài "đối phó" với GV bằng loại sách "Học tốt" được bày bán trên thị trường. Điều này đã triệt tiêu khả năng tư duy cũng như khả năng độc lập trong việc tiếp cận văn bản của HS từ đó đã làm giảm sự hứng thú trong những giờ học Ngữ văn của các em. Xuất phát từ thực tế ấy, chúng tôi thiết nghĩ trên nền tảng gợi ý của hệ thống câu hỏi trong SGK, GV giảng dạy Ngữ văn có thể biên soạn một hệ thống câu hỏi khác cụ thể hơn, gắn liền với bài giảng của GV hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để HS có thể chuẩn bị bài tốt hơn và GV có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trên lớp. Như vậy nếu thực hiện tốt công việc này, chúng tôi thiết nghĩ bài toán "cháy giáo án" trong giảng dạy Ngữ văn sẽ phần nào được giải. Đồng thời từ hệ thống những câu hỏi ấy GV sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tự tiếp cận tác phẩm, thoát li dần và không còn phụ thuộc một cách thụ động với những sách "học tốt". Vậy nên từ những điều đã trình bày trên chúng tôi tiến hành Xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn Ngữ văn 12 (Cả hai chương trình Nâng cao và Chuẩn). 3. GIẢI PHÁP 3.1 Việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 12 Chúng tôi sẽ tổ chức soạn thảo hệ thống câu hỏi dựa trên nền tảng gợi ý trong sách giáo khoa (SGK) tuy nhiên chúng tôi chú trọng phương thức quy nạp khi xây dựng hệ thống câu hỏi đồng thời cố gắng đi theo trình tự lôgíc của kết cấu văn bản. Hệ thống câu hỏi mới sẽ cụ thể hơn, chi tiết hơn, mức độ gợi ý sẽ tuỳ thuộc vào năng lực chung của HS trong lớp học đang được GV trực tiếp giảng dạy. Đồng thời GV có thể yêu câu Nhóm học tập có thể thảo luận trước một số câu hỏi cần phải thảo luận nhóm. 3.2 Cách thức sử dụng Hệ thống câu hỏi cho bài soạn ngữ văn 12: HS được GV cung cấp Hệ thống câu hỏi cho bài học mới sau mỗi tiết dạy. Cũng trong hệ thống câu hỏi ấy GV giảng dạy cũng lưu ý với HS những câu hỏi nào sẽ được sử dụng cho hoạt động thảo luận Nhóm để các Nhóm chuẩn bị trước. Trong quá trình tìm hiểu, nếu gặp khó khăn HS có thể trình bày với cán sự học tập chuyên trách mãng Ngữ văn của lớp hoặc gặp trực tiếp GV giảng dạy Ngữ văn. Ví dụ sau đây là hệ thống câu hỏi cho một bài cụ thể, bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh 1. Bản Tuyên ngôn Độc lập được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Đối tượng mà bản Tuyên ngôn hướng tới? 3. Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn nhằn những mục đích gì? 4. Phần 1: "Hỡi đồng bào cả nước…. có thể chối cải được", Nội dung khái quát của phần 1? - Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) nhằm mục đích gì? - Tuy nhiên trong cuộc đối thoại này, tác giả đã "suy rộng ra": " Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" điều đó đã chứng minh được tầm vóc tư tưởng của Bác. Điều mới mẻ được thể hiện trong câu nói ấy là gì? 1. Phần 2 " Thế mà hơn 80 năm nay…dân tộc đó phải được độc lập" Nội dung khái quát của phần 2? (Thảo luận nhóm) - Pháp kể công "khai hoá" thì bản Tuyên ngôn đã - Pháp kể công "bảo hộ", thì bản Tuyên ngôn đã - Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên ngôn đã - Chúng nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, vậy chúng có quyền lấy lại Đông Dương, thì bản Tuyên ngôn đã Ø Tất cả những lí lẽ bằng chứng trên dẫn đến kết luận không ai có thể phủ nhận được: 2. Phần còn lại: Nội dung chính của Phần còn lại ? 3. Phong cách chính luận Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong bản Tuyên ngôn độc lập? BÀI TẬP VỀ NHÀ Nghệ thuật viết văn chính luận đặc sắc của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập Trong hệ thống câu hỏi này chúng tôi đã cố gắng thể hiện kết cấu của bài học để HS có thể giải quyết từ phần trên cơ sở các em đọc kĩ văn bản. Đồng thời ở Phần 2: Thế mà hơn 80 năm nay… dân tộc đó phải được độc lập". nội dung chính của đoạn này là: Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp. Đây là phần kiến thức có thể xây dựng bằng phương pháp Thảo luận nhóm. Do vậy chúng tôi cũng ghi nhận trước để các em có thể chuẩn ngay từ ở nhà sau đó đến lớp thảo luận trước với các bạn trong nhóm. Bên cạnh đó chúng tôi có thiết kế thêm bài tập về nhà để các em có thể thực hành thêm nhằm khắc sâu kiến thức. Ví dụ trong bài soạn trên chúng tôi xây dựng bài tập và yêu cầu các em làm ở nhà sau khi đã học xong bài Tuyên ngôn độc lập: Nghệ thuật viết văn chính luận đặc sắc của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập 3.2 Tác dụng của hệ thống câu hỏi trong Bài soạn Ngữ văn 12 v Đối với GV - Tiết giảm được nhiều thời gian trên lớp, kể cả với những câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm. Vì những kiến thức ấy đã có câu hỏi trước, HS có thể tự thảo luận trước ở nhà cùng các thành viên trong nhóm. - Trên cơ sở sự chuẩn bị của HS trên hệ thống câu hỏi, GV thuận lợi trong việc hệ thống hoá kiến thức nhằm giúp HS khắc sâu hơn kiến thức thông qua việc điều chỉnh những cách tiếp cận chưa hợp lí của HS đối với văn bản. - Tăng cường được khả năng thực hành cho HS thông qua hệ thống bài tập được chuẩn bị trước (đối với phân môn tiếng Việt và Làm văn). v Đối với HS - Có thể chuẩn bị tốt bài học trước khi lên lớp trên cơ sở hệ thống câu hỏi chi tiết, cụ thể. - Có điều kiện thực hành, rèn luyện trên những ngữ liệu mới ngoài SGK. - Hình thành dần khả năng tự học- một kĩ năng hết sức quan trọng trong việc thâm nhập cuộc sống trong tương lai của mỗi HS KẾT LUẬN Với những điều đã trình bày trên chúng tôi những mong có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT Long Hiệp. Đặc biệt trong thời gian này, những năm đầu của việc thực hiện đại trà chương trình SGK mới. Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức hợp tác trong dạy học Ngữ văn, Cần Thơ, 2006. 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12, NXB GD 2007 3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12, NXB GD 2007 4. Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa 12, môn Ngữ văn, NXB GD 2007 5. Bùi Văn Sơn, Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 (Nâng cao), NXB GD 2007 7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao), NXB GD 2007. ([1]) Nói điều này không phải chúng tôi phủ nhận kết quả biên soạn của tập thể các soạn giả. Sở dĩ có tình trạng này là xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương (vùng sâu, đông đồng bào dân tộc), năng lực học tập, năng lực ngôn ngữcủa HS còn nhiều hạn chế trong khi hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa là là hệ thống chuẩn chung cho cả nước. ([2]) Trong khi khảo sát lại chương trình Ngữ văn 10 (Nâng cao) chúng tôi không thấy văn bản ca dao nào HS được học thể hiện rõ kết cấu đối đáp. THỨC THẢO LUẬN NHÓM VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN VĂN Ở TRƯỜNG THCS CẤU TRÚC SKKN A. Đặt vấn đề. I. Cơ sở lí luận. II. Cơ sở thực tiễn. 1. Đối với giáo viên. 2. Đối với học sinh. B. Giải quyết vấn đề: I. Các hình thức thảo luận nhóm, sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn. 1. Hình thức thảo luận nhóm. 1.1. Cách thức tổ chức. 1.2. Chuẩn bị của giáo viên. 1.3. Chuẩn bị của học sinh. 2. Hình thức sử dụng trò chơi. 2.1.Cách thức tổ chức. 2.2.Chuẩn bị của giáo viên. 2.3.Chuẩn bị của học sinh. II.Phạm vi áp dụng. III. Bài dạy thực nghiệm. IV. Kết quả. C. Kết luận và kiế A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được bàn luận một cách sôi nổi, đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp chuyên môn ở tất cả các trường học trên cả nước.Với bộ môn văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” ; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Trước kia phương pháp dạy – học văn cổ truyền chính là giảng văn và phân tích các nội dung trong bài học, có lẽ đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.Tuy có những thành công nhất định thì vẫn là thầy phân tích –trò tiếp nhận.Dù có thành công nhưng vẫn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ cho học sinh và lâu dần sẽ dẫn tới sự nhàm chán không thích tìm tòi,sáng tạo của các em. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy –học văn trong nhà trường,đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn.Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách học sinh,đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,mà văn thơ lại là nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà giáo viên chỉ phân tích, diễn giảng thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Chính vì vậy để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng,vấn đáp,nêu vấn đề,gợi ý …và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh động thì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn đỡ nhàm chán trong một tiết học văn. Bất cứ một người giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để dạy và học tốt môn văn ?Từ xưa đến nay người ta vẫn nói :“Học văn thì dễ nhưng dạy văn thì rất khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó. Quả là việc dạy văn vô cùng khó bởi dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê. Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em.Mặt khác đây lại là môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng,sáng tạo của học sinh .Chính điều này làm cho việc dạy văn càng khó hơn, đặc biệt với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số như ở Cẩm Khê chúng ta . Thực tế chúng ta thấy rằng ngày càng có ít học sinh đi thi học sinh giỏi môn văn hơn ,các em cũng cảm thấy chán nản và không mấy hứng thú khi học giờ văn.Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy – học văn trong nhà trường .Đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn .Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng luôn trăn trở là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn.Trong 5 năm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng,cái ước muốn học văn sao cho giỏi,dạy văn sao cho hay ,viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều giáo viên và học sinh.Muốn thực hiện được ước mơ ấy thì chúng ta phải biết tìm tòi,sáng tạo và đưa ra những cái mới hấp dẫn lôi cuốn học sinh,đặc biệt là người giáo viên chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích học sinh. Phần nội dung thì không thể làm mới, không thể thay đổi nhưng chúng ta có thể thay đổi và làm mới hình thức,phương pháp giảng dạy của mình. Điều này thì chúng ta đã và đang thực hiện lâu nay nhưng cái quan trọng là sự đổi mới của từng người.Với riêng tôi chỉ một vài năm công tác chưa được xem là nhiều nhưng tôi cũng đã tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm nhỏ,hy vọng trao đổi cùng đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy học môn ngữ văn của huyện nhà. Đó chính là sử dụng “hình thức thảo luận nhóm,và tổ chức trò chơi” trong dạy học môn văn ở trường THCS. II. Cơ sở thực tiễn : Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kết quả khả quan, song bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta còn gặp vô vàn những khó khăn .Đặc biệt đối với những giáo viên đang giảng dạy ở huyện Cẩm Khê. Những khó khăn đó một mặt ở học sinh nhưng cũng một phần ở chính những người giáo viên chúng ta.Môn ngữ văn trong nhà trường có vị trí quan trọng bởi nó giáo dục phẩm chất đạo đức, cung cấp kiến thức tự nhiên và xã hội cho các em nên việc dạy học văn vừa thuận lợi cũng vừa khó khăn: 1. Đối với giáo viên: Thực tế huyện Cẩm Khê chúng ta số lượng giáo viên dạy văn còn quá trẻ,nhiều người mới bước vào nghề một hai năm nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít Có một số giáo viên dạy chừng 5-7 năm có chút kinh nghiệm lại chuyển đi nơi khác, thành thử trên toàn trường chỉ còn lại giáo viên trẻ dẫn tới khi giảng dạy các thao tác xử lý bài giảng còn hạn chế, truyền đạt nội dung, kiến thức bài học còn chật vật khó khăn. Đây là một khó khăn và cũng là một thử thách không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên dạy văn huyện nhà. Ngay bản thân tôi dù đã công tác được 5 năm song tôi cũng chỉ là một giáo viên trẻ cần học hỏi thêm rất nhiều ở đồng nghiệp đi trước .Nhưng rồi quanh quẩn cũng chỉ vài giáo viên trong trường với nhau mà cũng toàn giáo viên trẻ với một hai năm đứng lớp kinh nghiệm chưa nhiều dẫn tới việc trao đổi, góp ý chỉnh sửa những thiếu sót còn hạn chế. Đặc biệt là không có những sáng kiến, kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm học sinh để chúng tôi có thể trao đổi học tập rút kinh nghiệm. 1.Đối với học sinh: Tất cả chúng ta đều thấy rõ một điều, hiện nay học sinh bước chân lên bậc THCS còn rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn ,rộng lớn hơn ,trìu tượng hơn. Do đặc điểm vùng miền mà học sinh của chúng ta khả năng tư duy còn rất hạn chế ,hầu như các em chưa có tư duy sáng tạo, tư duy logic.Với các môn học khác các em cố gắng học thuộc, học vẹt những điều đã có ở trong sách giáo khoa , còn bộ môn văn do tính đặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người học sinh ,môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa. Và hiện nay do chương trình vẫn còn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45-90 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khó tiếp thu hết kiến thức .Chính điều này mà học sinh của chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương . Thứ hai do trình độ nhận thức của cha mẹ và ngay chính học sinh còn hạn chế. Thực tế còn có nhiều bậc phụ huynh không biết chữ nên phó mặc chuyện học hành của con cái cho nhà trường,ở nhà cha mẹ không hướng dẫn, chỉ bảo được cho con em mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo. Có cha mẹ còn không muốn con đi học mà chỉ muốn con ở nhà đi làm kiếm tiền.Cũng có cha mẹ đã nhận thức được việc học là quan trọng ,cũng đã có sự quan tâm nhưng sự quan tâm đó cũng chỉ là ‘hãy cố gắng học đi con” rồi để các con tự lo, từ góc học tập cũng chưa lo được cho con,đồ dùng học tập của con cũng không biết có đầy đủ hay không ? hôm nay con có đến lớp đúng giờ hay không? …Chính vì vậy học sinh ngày càng lơ là hơn trong việc học . Đặc biệt chúng ta thấy rằng bộ môn văn là một bộ môn cần đầu tư nhiều thời gian nhất, nhưng đối với học sinh thuộc địa bàn huyện Đam Rông chúng ta việc đầu tư cho môn văn là điều khó khăn. Bởi học sinh của chúng ta ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông sách vở lo lao động ,lên nương, lên rẫy kiếm sống, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình, ban ngày lao động vất vả ban đêm các em không thể đầu tư cho học hành được nhiều.Đây là một trở ngại lớn nhất trong quá trình dạy –học trên địa bàn huyện Cẩm Khê chúng ta. Bên cạnh những vấn đề trên thì trên thực tế vẫn còn một số ít học sinh ham thích môn văn,các em cũng mong muốn trở thành những học sinh giỏi môn văn bằng chứng là vẫn có những học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi văn cấp huyện .Tuy nhiên những học sinh này cũng như các học sinh khác gia đình thì khó khăn thiếu tiền hỗ trợ để mua các phương tiện ,tài liệu học tập ,sách tham khảo…Chính điều này dần dần làm các em ngại và không mấy đầu tư vào môn văn. Với tất cả những khó khăn trên dẫn tới vấn đề chúng ta dạy học theo phương pháp trên học sinh của chúng ta thực hiện các thao tác chưa được nhanh nhẹn, một số em còn ỷ lại trông chờ bạn bên cạnh trả lời, tư duy ,sáng tạo của các em còn hạn chế nên quá trình thực hiện nội dung bài học còn chậm chạp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Các hình thức thảo luận nhóm,sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn: 1.Hình thức thảo luận nhóm. 1.1.Cách thức tổ chức. Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng trong tất cả các tiết dạy ở tất cả các bài. Còn hình thức tổ chức trò chơi thì chúng ta chỉ có thể áp dụng ở một số bài cho phù hợp ,chứ không phải bài nào cũng đem áp dụng. Tuy nhiên để sử dụng các trò chơi trong một tiết dạy thì bắt buộc trong đó sẽ có hình thức thảo luận nhóm. Khi cho học sinh thảo luận nhóm có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện : 1.1.1. Viết sẵn câu hỏi ra giấy kẻ ngang rồi phát cho học sinh mỗi tổ 1tờ. 1.1.2. Ghi ra giấy rôki treo lên bảng hoặc bảng phụ,bảng mêka. 1.1.3. Chỉ cho học sinh câu hỏi trong sách và học sinh nhìn vào để thảo luận. 1.1.4.Từ một ý kiến của học sinh tổ chức cho các em thảo luận . 1.2.Chuẩn bị của giáo viên: 1.2.1.Chuẩn bị phương tiện: 1.2.1.1.Bảng phụ hoặc giấy rôki,bảng mêka viết bút phốt. 1.2.1.2.In hoặc viết sẵn câu hỏi ra giấy A4. 1.2.1.3.Câu hỏi phải được viết thẩm mĩ ,khoa học. 1.2.2.Chuẩn bị nội dung: 1.2.2.1.Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ,câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở. 1.2.2.2. Nội dung câu hỏi phải rõ ràng ,phù hợp đối tượng học sinh . 1.2.2.3.Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy , kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh. 1.2.2.4.Các câu hỏi chỉ tập trung xoay quanh nội dung chính của bài học. 1.2.2.5.Thời gian thảo luận không quá ngắn học sinh không kịp định hình,cũng không quá dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học. 1.2.2.6. Phân nhóm cho học sinh thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông. 1.2.2.7.Học sinh thảo luận xong giáo viên gọi một hai nhóm trả lời còn lại thu bài về nhà chấm và sửa hôm sau phát lại (tránh mất nhiều thời gian của tiết học). 1.2.2.8.Phân công một học sinh nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một học sinh ghi nhanh làm thư kí . 1.2.2.9.Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian nào trong tiết dạy. 1.3.Chuẩn bị của học sinh: 1.3.1.Phiếu học tập, 1.3.2. Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học. 1.3.3. Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó. *Ví dụ: Khi dạy văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm rõ hơn nhân cách cao đẹp của nhân vật Vũ Nương chúng ta có thể dùng câu hỏi thảo luận như sau: ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu thêm điều gì về Vũ Nương. * Hoặc khi dạy văn bản: “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy rõ nghệ thuật của bài thơ cũng như sự chuyển ý thơ chúng ta có thể đặt câu hỏi: ? Câu thơ thứ 7 trong bài có điều gì đặc biệt. *Đối với bài: “ Bếp lửa” của Bằng Việt: ? Tại sao tác giả lại viết “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” sau đó dùng câu hỏi gợi: ( từ ấp iu thể hiện hành động như thế nào? Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh nào trong bài thơ? Bếp lửa có thể hiện được sự ấp iu không ? *Đối với bài: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy : ? Tư thế, tâm trạng , cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng? . Minh. 6. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 (Nâng cao), NXB GD 2007 7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao), NXB GD 2007. ([1 ]) Nói điều này không phải chúng tôi. giọng điệu). Rõ ràng hệ thống câu hỏi trên còn quá chung, chưa thể hiện được ý đồ tiếp cận tác phẩm theo hệ thống. Trong khi ở câu 1, câu 2, câu 3 thì yêu cầu HS tiếp cận đoạn trích theo lối "bổ. chẽ theo ba phần với luận đề và hệ thống luận điểm lôgic liên kết chặt chẽ. Như vậy hệ thống câu hỏi nên tiếp cận văn bản theo hướng ấy. Thế nhưng ở đây, tác giả lại không khai thác theo hướng