Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, nghiên cứu đối chiếu tập trung cơ bản vào việc truy tìm những sự giống nhau trên những hiện tượng khác nhau, tìm những tương đồng lịch sử giữa các n
Trang 1DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
(INTRODUCTION TO CONTRASTIVE LINGUISTICS)
By Associate Prof Dr.TRAN VAN PHUOC
For
MA in Contrastive Linguistics
Trang 2ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A.MỤC ĐÍCH:
- Phân tích những giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ;
- Ứng dụng vào lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, thực hành sử dụng ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ.
B.NỘI DUNG:
1.Tổng quan về Ngôn ngữ học đối chiếu
1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh”
1.2.Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?
1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC
1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC
2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu
2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học
2.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ
Trang 33.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu
Trang 4C.TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1.Bùi Mạnh Hùng (2008) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU, NXB Giáo dục.
2.Chesterman, Andrew (1998) CONTRASTIVE FUNCTIONAL ANALYSIS, John Benjamins Publishing Company, Amsterdam/ Philadelphia.
3.James, Carl (1992) CONTRASTIVE ANALYSIS, Longman, London and New York.
4.Krzeszowski, Tomasz P (1990) CONTRASTING LANGUAGES – The Scope of Contrastive Linguistics, Mouton de Gruyter, Berlin New York.
5.Lado, Robert (1957) LINGUISTICS ACROSS CULTURES, Michigan University Press
(NGÔN NGỮ HỌC QUA CÁC NỀN VĂN HOÁ (2002) Bản dịch của Hoàng Văn Vân, NXB ĐHQG Hà Nội).
6.Lê Quang Thiêm (1989 tái bản và bổ sung năm 2005) NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ, NXBĐHQG-Hà Nội.
7.Nguyễn Thiện Giáp (2009) CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ, NXB Gíao dục, Hà Nội.
8.Nguyễn Văn Chiến (1992) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU VÀ ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ ĐÔNG NAM Á, Viện KHXHVN, Viện Đông Nam Á - Hà Nội.
9.Trần Hữu Mạnh (2007) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU - CÚ PHÁP TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT, NXB ĐHQG Hà Nội.
Trang 5D ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:
1.Bài kiểm tra cá nhân: 20%
2.Bài nghiên cứu nhóm (2000 từ): 20%
3.Bài thu hoạch cá nhân / thi: 60%
Trang 61.TỔNG QUAN
VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh “
1.So sánh (Comparison) là thao tác tư duy giúp con
người nhận thức hiện thực khách quan.Hoạt động so sánh
hoạt động đối chiếu “một cái này” với “một cái khác”, nhằm
vạch ra mối quan hệ giữa chúng
Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp
nghiên cứu phổ quát.Trong ngôn ngữ học, so sánh là một
thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài
liệu ngôn ngữ
Trang 7(2.a) So sánh không hệ thống, ngẫu nhiên
(2.b) So sánh đồng loạt, theo trình tự các hiện tượng, yếu tố, đơn vị… , là cơ sở cho việc hình thành ngành Ngôn ngữ học so
sánh.
Trang 82 “Đối chiếu (Contrast/Contrastive analysis)” thường
được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên
cứu lấy đối tượng chủ yếu là 2 hay nhiều ngôn ngữ Mục
đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau
(similarities) và khác nhau (differences) hoặc chỉ làm sáng
tỏ những nét khác nhau mà thôi Nguyên tắc nghiên cứu
chủ yếu là nguyên tắc đồng đại/ nguyên tắc đồng đại động
(dynamic synchronic principle)
Trang 91.2.Ngôn ngữ học đối chiếu (confrontative, comparative, contrastive
linguistics) là gì?
• NNHĐC là một phân ngành NNH nghiên cứu so sánh hai hay nhiều hơn
hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có
quan hệ dòng họ hay thuộc cùng một loại hình hay không.
1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC
• NNHĐC là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ (interlanguage study) Ngữ liệu
được nghiên cứu có thể thuộc các ngôn ngữ (nguồn (source language) và đích (target language)) sống động, đang sử dụng hay thậm chí đã chết,
nhưng chúng phải là các đại biểu thích hợp của các ngôn ngữ được nghiên cứu.
Trang 10* NNHĐC không chỉ đơn thuần là NNH Ứng dụng mà thực chất
có thể nói là thuộc cả hai lĩnh vực: ngôn ngữ học lý thuyết
(pure/theoretical linguistics) và ngôn ngữ học ứng dụng
(applied linguistics)
* Ngoài thuật ngữ NNHĐC, phân ngành này có nhiều tên gọi
khác như phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu xuyên ngôn ngữ (cross linguistics), nghiên cứu tương
phản, ngôn ngữ học so sánh miêu tả,…
1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC
Trang 112.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu
2.Ngôn ngữ học đối chiếu (comparative/ confrontative/
contrastive linguistics) giúp xác định cái giống nhau và khác nhau về
mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của các ngôn ngữ theo
nguyên tắc đồng đại.
2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học
2.1.1.Đối với loại hình học phân loại, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ
bản tập trung vào những sự giống nhau có đặc tính loại hình.
Trang 122.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu
2.1.2 Đối với đặc trưng học, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung
vào những sự khác nhau.
2.1.3 Đối với phổ niệm học ngôn ngữ, việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập
trung vào những sự giống nhau Nhưng đây là là sự giống nhau có tính phổ biến.
2.1.4 Đối với loại hình học đối chiếu, việc nghiên cứu đối chiếu thường tập
trung vào
(1) những nét chung nhất cho mọi ngôn ngữ;
(2) những nét chiếm ưu thế trong nhiều ngôn ngữ;
(3) những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ;
(4) nét riêng của một ngôn ngữ.
Trang 13
2.1.5 Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, nghiên cứu đối
chiếu tập trung cơ bản vào việc truy tìm những sự giống nhau trên những hiện tượng khác nhau, tìm những tương đồng lịch
sử giữa các ngôn ngữ trong cùng ngữ hệ
2.1.6 Đối với ngữ vực học, nghiên cứu đối chiếu cơ bản nhằm
vào những sự giống nhau giữa các ngôn ngữ trong cùng một khu vực do quá trình tiếp xúc lịch sử-văn hoá của các tộc
người nói những ngôn ngữ trong khu vực
Trang 142.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ
2.2.1 Ứng dụng vào Dạy và Học ngoại ngữ nhằm hướng tới
những giống nhau và khác nhau cần yếu giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh (ngoại ngữ khác) gây ra những giao thoa ngôn ngữ nhất định trong học tập ngoại ngữ:
(1).Những nét giống nhau cần yếu: trật tự từ, thành phần câu
(A-V)
(2).Những nét giống nhau không cần yếu: ngôn ngữ nào cũng
có nguyên âm (phổ niệm)…
Trang 15
(3).Những nét khác nhau cần yếu: từ và thanh điệu (V) -từ và
trọng âm (A)…
(4).Những nét khác nhau không cần yếu: động từ có thời, thể,
thức (A) trong khi động từ tiếng Việt không có
(5).Những nét tương ứng cần yếu: một hình thức giống
nhau những nội dung ở 2 ngôn ngữ khác nhau; hình thức khác nhau nhưng nội dung biểu đạt giống nhau (biên
dịch); ý nghĩa ngữ pháp giống nhau nhưng hình thức và phương thức, phương tiện biểu hiện không tương ứng.
Trang 16(6).Những nét tương ứng không cần yếu: chỉ có giá trị về
lý luận ngôn ngữ.
(7).Những nét phi tương ứng cần yếu: ở ngôn ngữ đối
chiếu nào đó, tồn tại một phạm trù ngôn ngữ A nhưng ở ngôn ngữ khác lại không Ví dụ: đối chiếu thành ngữ, tục ngữ…
(8) Những nét phi tương ứng không cần yếu: tiếng mẹ đẻ
tồn tại một phạm trù ngôn ngữ nào đó không có trong
ngoại ngữ đang học
Trang 17Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó, cho phép giải quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ:
1.Vấn đề giao thoa ngôn ngữ và ảnh hưởng tiêu cực của tiếng
Trang 183.Xác lập một trình tự nhất quán đối với tài liệu học tập ngoại ngữ.
4.Xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy
nhằm giải thích tài liệu học tập ngoại ngữ
5.Tạo ra và biên soạn một hệ thống các bài tập hợp lý và một
hệ thống các sách giáo khoa ngoại ngữ có chỗ dựa khoa học
Trang 192.2.2 Ứng dụng vào Phân tích lỗi và sữa lỗi: NNHĐC liên
quan chặt chẽ tới việc phân tích lỗi khi nó giúp chúng ta đi tìm nguyên nhân của lỗi qua những ảnh hưởng của N1 đối với N2 Một mặt phải tập trung vào sự dự báo những lỗi sai có tính
chất tiềm ẩn (error) nhằm phòng ngừa chúng Mặt khác cũng hướng tới việc phân tích những lỗi sai hiển hiện (mistakes,
faults) để tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi do các giao thoa ngôn ngữ nào đưa lại
Trang 202.2.3 Ứng dụng vào dịch thuật (lý thuyết dịch) và
dịch máy: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung (ý
nghĩa) mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó Đây là sự
đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phương tiện biểu hiện khác nhau.
Với mục đích phiên dịch máy, NCĐC cố gắng tìm ra những nét khác nhau về chức năng ở 2 cấp độ: hình thái học và cú pháp học của 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ khởi phát và ngôn ngữ phiên dịch
Trang 213.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu trong ngôn ngữ học
3.1.Phương pháp ngôn ngữ học:
3.1.1.Phương pháp miêu tả: quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một
hệ thống-cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính…của các đơn vị ngôn ngữ, những mối liên hệ, quan hệ, cách thức tổ
chức và trật tự tôn ti…của chúng theo một quan điểm hoặc
trường phái (quan điểm truyền thống, cấu trúc, cải biến tạo
sinh, tầng bậc, chức năng, tri nhận…sư phạm…) trên nguyên tắc:
a) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (khách quan) và đơn vị phân tích (chủ quan do người nghiên cứu đặt ra)
b) Phân biệt đơn vị ngôn ngữ (chung, khái quát) và các dấu hiệu thuộc tính của nó (riêng, bộ phận hợp thành của đơn vị)
Trang 223.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu trong ngôn ngữ học
c) Phân biệt những thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc
về nội bộ ngôn ngữ) và thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài
cấu trúc ngôn ngữ) và luận giải kỹ thuật (dùng biện pháp kỹ thuật) được áp dụng
3.1.1.1.Những Thủ pháp cơ bản luận giải bên trong (thuộc về
nội bộ ngôn ngữ):
*Thủ pháp phân loại, hệ thống hoá lưỡng phân/ cặp đối
lập (binary/opposition pairs) hoặc chủng lọai (types) bao
gồm việc xác định, phân chia, phân loại thành các nhóm, các loại, hệ thống con, hệ thống lớn các đơn vị ngôn ngữ và cả
việc xác định các phạm trù, các mặt, các thuộc tính của các
đơn vị này
Trang 23*Thủ pháp tháo gỡ cấu trúc các loại đơn vị, các phạm trù
trong đó bao gồm các phương thức hệ hình và phương thức cú đoạn Trong phương thức hệ hình có các thủ pháp đối lập
trường ngữ nghĩa, cú pháp; trong phương thức cú đoạn có thủ pháp kết hợp, vị trí…
*Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp (Immediate
Constituents - IC)
*Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố (Predication Analysis/
Semantic Roles Analysis)
*Thủ pháp phân tích nghĩa tố (Componential Analysis)
Trang 24
3.1.1.2.Những Thủ pháp luận giải bên ngoài (ngoài cấu trúc ngôn
ngữ):
-Luận giải đơn vị ngôn ngữ trong mối quan hệ của nó với hiện
tượng ngoài ngôn ngữ, trong đó bao gồm các thủ pháp: xã hội học, thủ pháp lô-gích-tâm lý, thủ pháp cấu âm-âm học…
-Luận giải đơn vị ngôn ngữ trong quan hệ nó với đơn vị khác, trong
đó bao gồm phương thức đồng nhất giữa các cấp độ ngôn ngữ,
phương thức phân bố…
*Những Thủ pháp xã hội học:
- thủ pháp địa lý ngôn ngữ (phương ngữ…),
- thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách (phong cách sách vớ, thông
tục, tiếng lóng, nghị luận, hành chính, …),
- thủ pháp miêu tả biến tố, biến thể…
Trang 25
*Thủ pháp trường nghĩa (field analysis), nghĩa kết hợp (collocation analysis),
*Thủ pháp phân tích ngôn cảnh/cảnh huống
(context of situation analysis),
*Thủ pháp phân bố (distributional analysis),
*Thủ pháp phân tích văn cảnh (co-text analysis), *Thủ pháp thay thế (replacement),
*Thủ pháp cải biến (transformational analysis):
lồng ghép (embedding), nối ghép (conjoining),
chèn (insertion), đảo (inversion), hòan thành
(completion), cắt bỏ (deletion)…
Trang 263.1.1.2.Những Thủ pháp luận giải kỹ thuật (dùng biện pháp kỹ thuật):
phương thúc thống kê, lô-gích toán, mô hình hoá, thuật toán…
3.1.2.Phương pháp so sánh - lịch sử (historical comparative method) tìm
ra ngữ hệ (language families) dựa vào sự phân tích ngữ âm vốn từ cơ bản (basic vocabulary) chung như:
a.những từ chỉ cơ thể con người (human body parts)
b.những từ chỉ quan hệ họ hàng (human relatives)
c.những từ chỉ phẩm chất con người (human qualities)
d.những từ chỉ họat động con người (human actions, activities)
e.những từ chỉ dụng cụ lao động của con người (human labor tools)
f.những từ chỉ các con vật nuôi (human domestic animals)
g.những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, môi trường sống của con người… (natural phenomena, …)
Trang 273.2.Phương pháp đối chiếu:
3.2.1.Xác lập cơ sở đối chiếu: là những giống nhau và
khác nhau hay những tương đồng và loại biệt của
phạm vi đối tượng được khảo sát theo quan điểm/
trường phái được xác định.
3.2.2.Xác định phạm vi đối chiếu:
3.2.2.1.Phạm vi đối chiếu:
3.2.2.1.1 Đối chiếu ngôn ngữ: là phạm vi đối chiếu các
ngôn ngữ với nhau Sự đối chiếu này diễn ra trên tổng thể bao quát chung, mang tính chất toàn cảnh
Trang 283.2.2.1.2 Đối chiếu dấu hiệu: đi vào bên trong những
liên hệ cụ thể của ngôn ngữ Đối chiếu dấu hiệu tiến hành trên các loại đơn vị, các bình diện, cấp độ, các phạm trù, thuộc tính…của ngôn ngữ Nó có phạm vi bao quát rộng lớn:
3.2.2.1.2.1 Đối chiếu phạm trù: đối chiếu các phạm
trù ngữ pháp “ngôi”, “thời”, “thể”, của động từ;
“giống”, “số”, “cách”…của danh từ; các phạm trù
“xác định”, “phiếm định” của danh từ, đại từ…Đối chiếu các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa…ở cấp độ từ, ngữ, câu…
Trang 293.2.2.1.2.2 Đối chiếu hệ thống-cấu trúc: đi tìm những
nét giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo,
những thuộc tính của hệ thống ngôn ngữ, của những
hệ thống con: âm vị, hình vị, hệ thống từ loại, hệ
thống đơn vị câu…
3.2.2.1.2.3 Đối chiếu chức năng và hoạt động làm
sáng tỏ các đặc điểm hoạt động, hành chức của các đơn vị ngôn ngữ Các đối chiếu này làm sáng tỏ các khả năng thể hiện, diễn đạt các hiện tượng, các phạm
Trang 303.2.2.1.2.4 Đối chiếu phong cách học: nhằm làm sáng tỏ
những nét giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ ở những phong cách chức năng khác nhau (báo chí-chính luận, khoa học, thơ ca, ngôn ngữ đời sống…)
3.2.2.1.2.5 Đối chiếu lịch sử-phát triển: có quan hệ với
nghiên cứu lịch đại Phạm vi đối chiếu này nhằm làm
sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến đổi xảy ra trong nội bộ các ngôn ngữ được nghiên cứu Phạm
vi nghiên cứu vừa liên quan chặt chẽ với nghiên cứu so sánh-lịch sử, vừa quan hệ với loại hình học lịch đại.
Trang 313.2.2.2.Thủ pháp đối chiếu chung: Có 2 thủ pháp đối chiếu
chung đối với phạm vi đối chiếu ngôn ngữ hoặc dấu hiệu:
1.1.Một trong những ngôn ngữ đối chiếu được chọn làm ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ chỉ đạo, ngôn ngữ đích) (target
language) Đây là ngôn ngữ đối tượng cần được phân tích, cần
được làm sáng tỏ, cần được tập trung để trình bày những dự định, mục đích của nhà nghiên cứu Ngôn ngữ (hay những
ngôn ngữ) còn lại sẽ là ngôn ngữ đệm, ngôn ngữ phương tiện, ngôn ngữ điều kiện (source language) trên đó cho phép làm sáng tỏ các đặc điểm của ngôn ngữ cơ sở Tuỳ thuộc vào
nhiệm vụ lý luận và thực tiễn đặt ra cho người nghiên cứu mà chọn ngôn ngữ nào là ngôn ngữ cơ sở, ngôn ngữ nào là ngôn
Trang 32Ví dụ: Ở phương tây và Châu Âu trước đây, tiếng La tinh là ngôn ngữ cơ sở, được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ đệm như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga Ngày nay tiếng Anh, tiếng Nga là ngôn ngữ cơ sở, được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ đệm như tiếng Pháp, tiếng Đức Ở Châu Á, tiếng
Hán, tiếng Việt là ngôn ngữ cơ sở được đem ra đối chiếu với các ngôn ngữ khác
1.2 Đối chiếu song song cả 2 ngôn ngữ hoặc dấu hiệu của cả
hai ngôn ngữ nhằm làm sáng tỏ các phổ quát ngôn ngữ, áp
dụng lý luận ngôn ngữ vào thực tiễn phiên dịch
Trang 333.2.2.3.Thủ pháp đối chiếu riêng/đặc thù:
3.2.2.3.1.Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống: đây là
cách tiếp cận đối chiếu các ngôn ngữ trên quan
điểm hệ thống: Ngôn ngữ là một hệ thống lớn, bao gồm các yếu tố và những quan hệ không đồng loại Tính chất không đồng loại bộc lộ rõ ở những hệ
thống con, phân cấp nhiều tầng bậc trong hệ thống ngôn ngữ: hệ thống ngữ âm-âm vị học (hệ thống
nguyên âm, hệ thống phụ âm…), hệ thống từ
Trang 34vựng-Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống có khả năng sử dụng giới hạn, nếu như một trong số những ngôn ngữ đối chiếu vắng mặt một phạm trù nào đó, mà ở ngôn ngữ đối chiếu kia lại có Ví dụ: không thể tiến hành đối chiếu phạm trù “cách” giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Thủ pháp này cũng chỉ xét đến những yếu tố và những quan hệ thuộc phạm vi một hệ thống con đồng nhất, chứ không quan tâm đến tất cả các yếu tố có cùng
chức nằng mà không thuộc hệ thống con ấy.
Trang 353.2.2.3.2.Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều:
trong đó, những ngôn ngữ đối chiếu không hề bình đẳng nhau khi tiến hành các kỹ thuật phân tích đối
chiếu
Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều diễn ra
theo 2 công đoạn:
(1) xác lập hệ thống con được đem ra phân tích đối chiếu ở ngôn ngữ thứ nhất;
(2) làm sáng tỏ những phương tiện biểu hiện nào đó ở ngôn ngữ thứ 2
Trang 36Những phương tiện biểu hiện ấy dùng để ghi nhận, diễn đạt những ý nghĩa của các yếu tố, các phạm trù của hệ thống con trong ngôn ngữ thứ nhất
Chẳng hạn, đối chiếu “cách sở hữu” giữa tiếng Việt và tiếng Anh Đầu tiên, xác lập ý nghĩa sở hữu của danh từ tiếng
Việt trong trường hợp cụ thể (“tình yêu của Lan”) rồi xem xét cái ý nghĩa sở hữu này được diễn đạt bằng bao nhiêu phương thức trong tiếng Anh (bằng giới từ OF và bằng hậu
tố sở hữu cách của danh từ ‘S”).
Thủ pháp này thông thường rất có lợi đối với những người mới bắt đầu học một ngoại ngữ nào đó.
Trang 373.2.2.3.3.Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều: với thủ
pháp này, nghiên cứu đối chiếu vừa vạch ra những phương
tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ nhất trong ngôn ngữ thứ 2, lại vừa chỉ ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ 2 trong ngôn ngữ thứ 1
Với mục đích dạy-học ngoại ngữ, thì việc trình bày những
phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố tiếng
mẹ đẻ NN1 trong ngoại ngữ NN2 là quan trọng hơn cả Vì kết qủa sẽ giúp người học ngăn ngừa những giao thoa bất lợi trong việc diễn đạt các ý nghĩa phạm trù của các yếu tố ngoại ngữ bằng các phương tiện biểu đạt của ngoại ngữ ấy
Trang 38Thủ pháp này khó thực hiện khi có sự không cân đối về
phương thức diễn đạt ý nghĩa phạm trù của các yếu tố
trong NN1 và NN2: những ý nghĩa phạm trù nào đó ở
một trong số các ngôn ngữ đối chiếu được bộc lộ theo
phương thức mở (ví dụ phạm trù xác định của tiếng Anh được biểu hiện mở bằng quán từ THE”) nhưng lại được biểu đạt bằng các hình thái khác theo phương thức đóng trong tiếng Nga…
Trang 393.2.2.3.4.Thủ pháp đối chiếu biểu vật: là cách tiếp cận đối
chiếu định danh các hiện tượng ngôn ngữ nhằm tìm những nét giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu ở những phương thức mô tả cùng một đối tượng nhận thức (đối tượng phản ánh có thể là sự vật, hiện tượng, tình huống giao tiếp…)
Ví dụ: cùng một hiện tượng chào hỏi, người Việt không chú ý đến thời gian của sự gặp gỡ, nhưng ở người Anh đặc điểm khu biệt này lại được nhấn mạnh: Good morning (chào buổi sáng
từ 05.00 đến 12.00 giờ), Good afternoon (chào buổi chiều từ 12.00 đến 17.00 giờ), Good evening (chào buổi tối từ 17.00 đến 24.00 giờ)…
Trang 403.2.2.3.5.Thủ pháp đối chiếu “trường”: có nhiệm vụ tìm ra
những nét giống nhau và khác nhau ở tổ chức cấu trúc các đơn
vị ngôn ngữ trong từng kiểu “trường” trong các ngôn ngữ đối chiếu, ở số lượng các yếu tố, đơn vị…trong những trường
ngôn ngữ, nội dung ngữ nghĩa của những đơn vị trong
trường…Ví dụ: Trường từ vựng “nói năng” trong tiếng Anh (to speak, to tell, to say) và tiếng Việt: Người Việt nam thường dùng sai “He said over the radio” thay vì “He spoke over the radio”; “He said him about this” thay vì “He told him about this”…