Thức đóng trong tiếng Nga…

Một phần của tài liệu Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước (Trang 38)

- thủ pháp miêu tả biến tố, biến thể…

thức đóng trong tiếng Nga…

3.2.2.3.4.Thủ pháp đối chiếu biểu vật: là cách tiếp cận đối

chiếu định danh các hiện tượng ngôn ngữ nhằm tìm những nét giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đối chiếu ở những phương thức mô tả cùng một đối tượng nhận thức (đối tượng phản ánh có thể là sự vật, hiện tượng, tình huống giao tiếp…). Ví dụ: cùng một hiện tượng chào hỏi, người

Việt không chú ý đến thời gian của sự gặp gỡ, nhưng ở người Anh đặc điểm khu biệt này lại được nhấn mạnh: Good morning (chào buổi sáng từ 05.00 đến 12.00 giờ), Good afternoon (chào buổi chiều từ 12.00 đến 17.00 giờ), Good evening (chào buổi tối từ 17.00 đến 24.00 giờ)…

3.2.2.3.5.Thủ pháp đối chiếu “trường”: có nhiệm vụ tìm ra những nét giống nhau và khác nhau ở tổ chức cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ trong từng kiểu “trường” trong các ngôn ngữ đối chiếu, ở số lượng các yếu tố, đơn vị…trong những trường ngôn ngữ, nội dung ngữ nghĩa của những đơn vị trong trường…Ví dụ: Trường từ vựng “nói năng” trong tiếng Anh (to speak, to tell, to say) và tiếng Việt: Người Việt nam thường dùng sai “He said over the radio” thay vì “He spoke over the radio”; “He said him about this” thay vì “He told him about this”…

3.2.2.3.6.Thủ pháp đối chiếu lô-gích: cách tiếp cận đối chiếu các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ bằng việc đi tìm những phương tiện biểu hiện các phạm trù khái niệm trong những ngôn ngữ đối chiếu. Ví dụ: Trời mưa. (Tiếng Việt: “Trời”: chủ thể hành động “mưa” (hiện tượng tự nhiên) là một hoạt động It’s raining. (Tiếng Anh: “Mưa” (raining) (hiện

tượng tự nhiên) là một hoạt động đang diễn ra (hành động hoá một sự kiện tự nhiên).

3.2.3.Phương thức đối chiếu:

1.PT.Đồng nhất-khu biệt cấu trúc: đối chiếu các yếu tố, đơn vị, các cấp độ, các mặt cấu tạo nên cấu trúc-hệ thống đó. Ví dụ: đối chiếu mặt ngữ âm-âm vị tiếng Anh và tiếng Việt. 2.PT.Đối chiếu chức năng: xác định mặt giống, khác nhau về

chức năng của các hiện tượng; sự kiện ở các ngôn ngữ. Ví dụ: đối chiếu nguyên âm dài-ngắn, phụ âm bật hơi tiếng Anh và tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước (Trang 38)