1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 1

68 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 802 KB

Nội dung

Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Ngày soạn:…………… Ngày dạy:………………. Tiết:………tuần:………. BÀI 1- TIẾT 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần năm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức. - Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật. 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập 3. Học bài mới. Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại. Nhóm 1: Các em hãy cho biết một XH mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một XH có PL thì sẽ ntn? TS XH có PL thì mọi việc sẽ trật tự an toàn? Nhóm 2: Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì? GV giới thiệu sơ lược về nguồn gốc pháp luật sau đó đưa ra câu hỏi (2 câu hỏi tình huống) Không thờ cúng tổ tiên Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ ? Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao? 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện - Nội dung của pháp luật. + Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì? Giáo án GDCD 12 1 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt ? Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật? ? Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì? ? Em hiểu thế nào là quyền và lợi ích của pháp luật? Cho ví dụ minh họa? ? Em hiểu thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm của pháp luật? Cho ví dụ minh họa? ? Theo em pháp luật thể hiện ý chí của ai? (Nhân dân) ? Theo em pháp luật được thực thi bằng sức mạnh của ai? Cho ví dụ minh họa? Nêu nên được các đặc trưng của PL. GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo luận theo cả lớp. Cho học sinh đọc phần “b” sau đó đưa ra câu hỏi tình huống. ? Theo em pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào? (có 3 đặc trưng cơ bản) Thảo luận: PL có 3 đặc trưng cơ bản vậy nội dung cơ bản của các đặc trưng này ra sao? ? Theo em đặc trưng tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào? ? Theo em đặc trưng tính quyền lực và bắt buộc chung của PL được thể hiện ntn? ? Theo em đặc trưng tính xác định chặt chẽ về hình thức của PL được thể hiện như thế nào? + Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì? b. Các đặc trưng của pháp luật. - Có tính quy phạm phổ biến. + Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung + Được áp dùng lần, nhiều nơi + Được áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực - Tính quyền lực và bắt buộc chung: tức thể hiện sức mạnh của nhà nước nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. + Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu + Phù hợp với Hiến pháp 4. Củng cố. - GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm - GV giới thiệu HTPL VN HTPL - Ngành luật - Chế định luật - Quy phạm pháp luật + HTPL là nhiều ngành luật + Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể) + Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật) + QPPL là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất) - Cho HS so sánh giữa PL với đạo đức 5. Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án GDCD 12 2 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Ngày soạn:…………… Ngày dạy:………………. Tiết:………tuần:………. BÀI 1- TIẾT 2: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần năm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật. - Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với KT và CT. 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày mối quan hệ giữa khái niệm và đặc trưng của pháp luật? Khái niệm Đặc trưng Quy tắc xử sự chung Tính quy phạm phổ biến Được nhà nước công nhận Tính quyền lực và bắt buộc chung Được nhà nước đảm bảo thực hiện Tính xác định chặt chẽ về hình thức = các VBPL 3. Học bài mới. Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 1. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp từ đó giúp học sinh nắm được bản chất giai cấp của pháp luật. ? Bằng kiến thức đã học em cho biết nhà nước có mang bản chất giai cấp không? ? Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp? ? Theo em nhà nước ta có mang bản chất giai cấp nào? Vì vậy pháp luật nước ta mang bản chất giai cấp GCCN và đại diện cho toàn thể ND LĐ. nên CT HCM “PL của ta là PL thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho ND LĐ” 2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật. - PL do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền. - Các QPPL phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. - PLVN mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN và phải thể hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực. b. Bản chất xã hội của pháp luật. - Pháp luật bắt nguồn từ xã hội cho nên: + Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Giáo án GDCD 12 3 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm được bản chất xã hội của PL. ? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? ? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh? (Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội) Bằng phương pháp giảng giải kết hợp với thảo luận nhóm (cặp đôi) từ đó giúp học sinh nắm được MQH giữa đạo dức. Cho HS tìm hiểu nội dung về mối quan Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan hệ với hệ giữa pháp luật với đạo đức. Đạo đức là những quy tắc xử sự và PL là khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho mọi người + Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy: pháp luật là công cụ nhận thức và giáo dục. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. ( Đọc thêm) b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị. ( Đọc thêm) c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - PL có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức. - NN luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL - Các QPPL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức VD: Như sự công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới. 4. Củng cố. GV đưa ra một tình huống: Anh là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh hành nào là vi phạm PL? 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà SS mqhệ giữa PL với đạo đức về nhà làm BT 3, 5, học bài cũ và cbị bài mới. Giáo án GDCD 12 4 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La BÀI 1- TIẾT 3: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? PL có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? So sánh Pháp luật Đạo đức Giống nhau Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người Khác nhau Nguồn gốc Các quy tắc xử sự được ghi nhận thành các QPPL Hình thành từ đời sống xã hội Nội dung Các quy tắc xử sự mang tính khuân mẫu chung Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần Hình thức thể hiện Văn bản QPPL Trong nhận thức, tình cảm của con người Phương thức tác động Giáo dục, cưỡng chế Dư luận xã hội 3. Học bài mới. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy PL ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt GV tiến hành thuyết trình + hoạt động nhóm + đàm thoại. Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy để điều chỉnh các mối quan hệ này NN phải đề ra pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đó trong khuân khổ chung. ? Theo em để quản lí xã hội nhà nước cần dùng biện pháp nào? (Pháp luật) 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. - NN quản lí xã hội bằng nhiều phương tiện như: Giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch trong đó PL là phương tiện chủ yếu. Giáo án GDCD 12 5 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………… Tiết:………tuần:………. Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La ? Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội NN còn quản lí bằng phương tiện nào nữa? (giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch) ? Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực? ? Theo em để tăng cường pháp chế trong quản lí NN thì NN cần phải làm gì? Cho HS đọc phần b và cùng thảo luận sau đó GV đưa ra câu hỏi cùng đàm thoại. ? Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do của mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu? (Pháp luật) ? Vậy PL có vai trò gì đối với mỗi công dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân) ? Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai trò của mình đối với pháp luật? - NN quản lí xã hội bằng PL sẽ đảm bảo: + Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của ND) + Tính thống nhất (vì PL có tính bắt buộc chung) + Tính có hiệu lực (vì PL có sức mạnh cưỡng chế) - Để tăng cường pháp chế trong quản lí NN phải: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. b. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. - PL là công cụ thực hiện quyền của mình - Công dân phải chấp hành PL, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người VPPL. Như vậy: PL vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện. 4. Củng cố. - GV hệ thống kiến thức cơ bản của cả bài - Cho HS làm các bài tập 5, 6, 7 - Cho học sinh so sánh giữa VPPL với VP quy định của cơ quan + VP QĐ cơ quan Nếu:cơ quan không có thẩm quyền thì không phải VPPL còn là cơ quan có thẩm quyền thì là vi phạm pháp luật. 5. Dặn dò nhắc nhở. - Về nhà làm bài tập 8 trang 15 - Xem trước bài 2: thực hện pháp luật-đọc toàn bài và tìm hiểu kĩ phần 1 Giáo án GDCD 12 6 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 2 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật. - Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. 2. Về kĩ năng. Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Sơ đồ, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Theo em pháp luật có những vai trò gì đối với xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Học bài mới. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc sai, mà nhà nước với tư cách là người làm ra luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội tức là đưa PL vào cuộc sống để xử lí những hành viVPPL. Vậy xử lí những hành vi VPPL như thế nào đó là nội dụng của bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Để quản lý đất nước, NN không chỉ ban hành PL mà còn phải làm cho các quy định của PL đi vào đời sống được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh. GV yêu cầu HS đọc hai tình huống ở trong SGK, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi. ? Trong VD 1 chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào? ? Trong VD 2 để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì?( áp dụng pháp luật, xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? (Răn đe hành vi VPPL và GD hành vi thực hiện đúng PL cho 3 thanh niên). Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. - Khái niệm: THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. - THPL là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật. b. Các hình thức thực hiện pháp luật. - Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình VD: Công dân có quyền bầu cử, ứng Giáo án GDCD 12 7 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………… Tiết:………tuần:………. Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt đi đến kết luận trong SGK. ? Thực hiện pháp luật là hành vi của ai? Phù hợp với những các gì? Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 hình thức THPL. Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện trong 3 phút sau đó nêu ra nội dung và lấy VD minh hoạ. Cuối cùng đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm 1: Thảo luận ý Sử dụng pháp luật. - Chủ thể của SDPL là ai? - Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 2: Thảo luận ý Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL là ai? - Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 3: Thảo luận ý Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL là ai? - Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 4: Thảo luận ý áp dụng pháp luật. - Chủ thể của ADPL là ai? - Chủ thể ADPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? cử, quyền khái nại tố cáo. - Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. VD: 1 công dân SX-KD thì phải nộp thuế… - Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm. VD: không được tự tiện phá rừng, đánh bạc… - Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật. ( Không dạy) 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức của tiết, yêu cầu HS lấy VD cụ thể ở địa phương. - Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. Khác Sử dụng PL Thi hành PL Tuân thủ PL áp dụng PL Chủ thể Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cơ quan, công chức NN có thẩm quyền Mức độ chủ động của chủ thể Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) Không được làm những việc mà PL cấm CQ, NN chủ động đưa ra quyết định hoặc thực hiện hành vi PL theo chức năng thẩm quyền được giao Giống Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ, làm bài tâp, đọc phần tư liệu tham khảo và đọc trước phần VPPL và trách nhiệm pháp lí. Giáo án GDCD 12 8 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 2 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Giúp cho học sinh nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản nào? cũng như trách nhiệm pháp lí. 2. Về kĩ năng. Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi 3. Về thái độ. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật? 3. Học bài mới. Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu THPL là gì? THPL có những hình thức cơ bản nào? Vậy khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản nào? và trách nhiệm pháp lí của người vi phạm ra sao? Vậy để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta học tiếp tiết 2 bài 2. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt GV sử dụng VD trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra các dấu hiệu của vi phạm pháp luật ? Qua ví dụ trong SGK em hãy chỉ ra các hành vi của chủ thể? (gồm có dấu hiệu trái pháp luật ; có lỗi ; năng lực trách nhiệm pháp lý) ? Vậy theo các em những ý nghĩ, tư tưởng ý chí VPPL có được coi là VPPL không? (không) Lưu ý: Pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ của con người bởi đặc tính đó chưa biểu hiện thành hành vi cụ thể. ? Vậy phải có biểu hiện như thế nào mới được coi là hành vi trái pháp luật? ? Em hiểu như thế nào là hành động của hành vi trái pháp luật ? Lấy ví dụ minh họa ? ? Em hiểu như thế nào là không hành động của hành vi trái pháp luật? lấy ví dụ minh hoạ? GV giải thích rõ thế nào là năng lực trách 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. a. Vi phạp pháp luật. * Các dấu hiệu cơ bản của VPPL. - Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện: + Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm … + Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL. VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người…. - Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. + Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường. + Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. + Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình Giáo án GDCD 12 9 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………… Tiết:………tuần:………. Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt nhiệm pháp lí? Những người nào đủ năng lực trách nhiệm pháp lí và những người nào không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí? GV cho HS đọc VD trong SGK trang 20 sau đó đặt câu hỏi cho HS. ? Em hiểu như thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lí? ? Em hiểu như thế nào là người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí? Từ VD trang 19 trong sách giáo khoa giáo viên đặt câu hỏi cho HS ? Người vi phạm tức là có lỗi vậy theo em lỗi có những loại lỗi nào? (Lỗi cố ý và lỗi vô ý) ? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý trực tiếp? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Em hiểu như thế nào là lỗi cố ý gián tiếp? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do quá tự tin? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Em hiểu như thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Từ các dấu hiệu nêu trên của VPPL em hãy nêu ra khái niệm VPPL? Để dẫn dắt đến khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí GV có thể đặt câu hỏi để HS suy nghĩ. ? Các vi phạm pháp luật gây ra hậu quả gì? cho ai? (Thiệt hại về vật chất và tinh thần: cho XH hoặc người khác – Tức là trách nhiệm) ? Trách nhiệm p.lí được hiểu theo nghĩa nào? (Theo nghĩa thứ hai) ? Vậy cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự? - Người vi phạm phải có lỗi. + Lỗi cố ý . Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra . Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra. + Lỗi vô ý . Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra. . Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác * Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lí: - Trách nhiệm: + Là công việc được giao là nghĩa vụ mà PL quy định cho chủ thể PL + Là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu. - Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình - Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt) - Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục) 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học - GV sử dụng sơ đồ mô tả MQH giữa thực tiễn XH với việc xây dựng PL XD pháp luật Thực hiện PL Vi phạm PL - Đặt câu hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn đén VPPL + Khách quan: thiếu PL, PL không còn phù hợp + Chủ quan: Coi thường PL, cố ý vi phạm, không hiểu biết PL 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm bài tập học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Giáo án GDCD 12 10 Thực tiễn XH Pháp luật Quan hệ PL Thực tiễn PL VPPL Người có năng lực P.Lý Có lỗi Trái PL [...]... 3 4 5 6 7 Phần thu nhập tính thuế /năm (triệu đồng) Đến 60 Trên 60 đến 12 0 Trên 12 0 đến 216 Trên 216 đến 384 Trên 384 đến 624 Trên 624 đến 960 Trên 960 Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Đến 5 Trên 5 đến 10 Trên 10 đến 18 Trên 18 đến 32 Trên 32 đến 52 Trên 52 đến 80 Trên 80 Thuế suất (%) 5 10 15 20 25 30 35 Ví dụ: Anh B công tác tại công ty X Trong tháng 3 năm 2009 có các khoản thu nhập từ tiền... không? Chú ý 1: điều 88 của BLTTHS năm 2003 thì tội đặc biệt nghiêm trọng phạt từ 15 năm đến chung thân đến Giáo án GDCD 12 1 Các quyền tự do cơ bản của công dân a Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân * Thế nào là quyền BKXP về thân thể của công dân - Quyền này được ghi nhận ở điều 71 HP 19 92 (sđ) - KN: không ai bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS,... dưới 18 tuổi) chủ yếu mang nguyên tắc giáo dục, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình + Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) do TA áp dụng với người phạm tội Chú ý: trình tự giải quyết 1 vụ án HS: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Giáo án GDCD 12 11 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh đối với người vi... tín ngưỡng không? vì sao? một bộ phận ND Giáo án GDCD 12 24 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La ? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tín ngưỡng hay tôn giáo? ? Tôn giáo và tín ngưỡng giống và khác nhau như thê nào? Giáo viên tổ chức cho HS nắm được nội dung quyền BĐ giữa các tôn giáo bằng cách chia nhóm Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1 + 2 thực hiện nội dung 1 các TG được NN công nhận đều BĐ trước... hàng hoá, dịch vụ) Giáo án GDCD 12 31 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Ví dụ: Một doanh nghiệp A kinh doanh sản xuất gạch xây dựng, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Trong tháng 4 năm 2009 có các số liệu liên quan đến việc tính thuế giá trị gia tăng như sau: - Tổng số tiền bán hàng trong tháng 3 chưa có thuế giá trị gia tăng đơn vị viết trên hoá đơn là: 1, 5 tỷ đồng - Tổng... đẳng của công dân trong lĩnh vực HN-GĐ II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, luật HN-GĐ, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ ? Giáo viên nhận xét qua bài kỉêm tra 1 tiết? 3 Học bài mới ở bài trước các em đã nắm dược thế nào là công dân bình đẳng trước pháp... đẳng Giáo án GDCD 12 15 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo viên và học sinh nhóm Nhóm 1 + 2 thực hiện nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân ? Trong quan hệ nhân thân sự bình đẳng giữa vợ chồng được thể hiện như thế nào? ? Theo em mối quan hệ vợ chồng hiện nay (ở nước ta) có những nét đổi mới gì so với truyền thống? ? Em hãy giải quyết tình huống 1 trong sách giáo. .. B: 17 triệu + 0,5 triệu + 1 triệu = 18 , 5 triệu - Các khoản được giảm trừ của anh B: + Giảm trừ khoản phụ cấp độc hại, tiền thưởng: 0,5 triệu + 1 triệu = 1, 5 triệu + Giảm trừ gia cảnh: 10 ,4 triệu ( Gồm: Giảm trừ cho chính anh B: 4 triệu Giảm trừ cho người phụ thuộc: 1, 6 triệu X 4 người = 6, 4 triệu) - Thu nhập tính thuế của anh B: 18 ,5 triệu – 11 , 9 triệu = 6,6 triệu + Bậc 1: 5 triệu x 5% = 0, 25 triệu... pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bảng biểu, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ : Khi VPPL cần phải có những dấu hiệu nào? 3 Học bài... trong kinh doanh - Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh Giáo án GDCD 12 19 Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La phân tích rõ cho học sinh qua năm nội dung đó rồi sau đó GV đi đến kết luận Trong nội dung thứ nhất giáo viên cần khai thác việc công dân phải “sở thích và khả năng và có đủ điều kiện” Trong 4 nội dung còn lại giáo viên có thể thông qua sơ đồ tóm tắt quyền BĐ của các loại . vụ án HS: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Giáo án GDCD 12 11 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………… Tiết:………tuần:………. Trường THPT Nguyễn Hiền Giáo viên: Ngô Công La Hoạt động của giáo. học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra. học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra

Ngày đăng: 25/05/2015, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w