Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
904 KB
Nội dung
Tuần: 1 Ngày soạn: 05/8/2011 Ngày dạy: 08/8/2011 Tiết 1 Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, đặc trưng cơ bản của pháp luật. - Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội. 2.Về kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật. II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu chương trình, giúp các em hiểu được vai trò và ý nghĩa của pháp luật đối với đời sống. Vào nội dung bài học. 3. Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung - GV đưa tình huống: Chúng ta thường phải làm gì nhân ngày mất của Ông bà? Nếu trường hợp không có ĐK tổ chức theo em có biện pháp chế tài nào để điều chỉnh hành vi đó không? Vì sao? Thử so sánh quy tắc trên với điều 151 của Bộ luật hình sự (BLHS)? Vậy em hiểu thế nào là pháp luật (PL)? (Cho học sinh (h/s) ghi bài). - GV hỏi: Khi tham gia giao thông thói quen đầu tiên của chúng ta là gì? Vì sao? Vậy quy định này có ai k biết không. Vậy nói đến pháp luật theo em đặc trưng đầu tiên của PL là gì? (h/s trả lời I. Khái niệm pháp luật: 1/ Pháp luật là gì ? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 1 – tìm ví dụ). Khi cá nhân có hành vi VPPL thì cơ quan bảo vệ PL sẽ tiến hành ngay những biện pháp gì? Vậy theo em đặc trưng thứ hai của PL là đặc trưng gì? Cơ quan nào của Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản PL? Nội dung của VB được ban hành phải như thế nào? Chủ tịch UBND tỉnh có quyền ban hành VB k? Vì sao? (cho h/s rút ra kết luận về đặc trưng thứ 3 của PL). 2. Các đặc trưng của pháp luật: a/ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. b/ Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội. c/ Tính chặt chẽ về hình thức: Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp. V. CỦNG CỐ BÀI: - PL là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của PL? - Làm bài tập 2 (SGK). Gợi ý: Hai VB trên K phải là VBPL vì nó k có những đặc trưng cơ bản của PL. VI. DẶN DÒ: - Đọc phần 3 (SGK), tham khảo nội dung bài tập 2,3. VII. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tuần: 2 Ngày soạn: 05/8/2011 MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 2 Ký duyệt 08/8/2011 Nguyễn Xuân Thành Ngày dạy: 08/8/2011 Tiết 2 Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được bản chất của pháp luật. - Hiểu được mối quan hệ của PL với kinh tế, chính trị và đạo đức. 2.Về kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật. II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Pháp luật là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của PL? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời. 3. Giảng bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung GV có thể sử dụng các câu hỏi vấn đáp để yêu cầu h/s phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK trả lời: - Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? - Theo em, pháp luật do ai ban hành? Vậy PL luôn thể bản chất của giai cấp nào? - Thế nào là tính xã hội của PL? cho ví dụ minh họa? GV: Sử dụng PP vấn đáp kết hợp với diễn giảng giúp h/s nắm nội dung bài học. -PL có quan hệ như thế nào đối với kinh tế? II/ Bản chất của pháp luật: 1. Bản chất giai cấp của pháp luật: Pháp luật mang b.chất gcấp sâu sắc vì PL do NN ban hành vì thế nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. 2. Bản chất xã hội của PL: Vì - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. III. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: 1/ Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 3 Chỉ ra mối quan hệ của chúng. - Tìm ví dụ minh họa PL tác động khi tế theo hướng tích cực khi nào? Ngược lại. - Tìm ví dụ CM pháp luật luôn quan hệ chặt chẽ với chính trị? (GV hướng dẫn h/s trả lời). - Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của PL. - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 2/ Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: - Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước . - Đồng thời, pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội . V. CỦNG CỐ BÀI: - Vì sao PL mang bản chất giai cấp? Tìm ví dụ để CMR PL luôn mang tính xã hội. - Làm bài tập 3,4 (SGK). Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời. VI. DẶN DÒ: - Đọc phần 3,4 (SGK), tham khảo nội dung bài tập còn lại. VII. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tuần: 3 Ngày soạn: 05/8/2011 Ngày dạy: 08/8/2012 Tiết 3 Bài: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Hiểu được mối quan hệ của PL với đạo đức, sự khác biệt của đạo đức với khác biệt. - Thấy được vai trò của PL đối với bản thân và xã hội. MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 4 Ký duyệt 08/8/2011 Nguyễn Xuân Thành 2.Về kỹ năng: - Hiểu được PL của Nhà nước Việt Nam là PL bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân lao động. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật. II.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chỉ ra mối quan hệ giữa PL với chính trị, PL với đạo đức? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời. 3. Giảng bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung - GV nhắc lại tình huống: Chúng ta thường phải làm gì nhân ngày mất của Ông bà? Nếu trường hợp không có ĐK tổ chức theo em có biên pháp chế tài nào để điều chỉnh hành vi đó không? Vì sao? Thử so sánh quy tắc trên với điều 151 của Bộ luật hình sự (BLHS)? Theo em PL và Đạo đức có quan hệ với nhau như thế nào? Tìm ví dụ minh họa thêm. - GV tiếp tục hỏi: Theo em nếu xã hội mà không có sự điều chỉnh của PL thì xã hội ấy sẽ như thế nào? Vậy PL có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội. Vì sao nói “Không có ở đâu và ở nơi nào có dân chủ ngoài PL”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? 3. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. IV. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội: 1/ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: - Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,…Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình . - Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất , vì: MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 5 Vậy đối với công dân PL có vai trò gì? Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung , phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. 2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: V. CỦNG CỐ BÀI: - Nêu vai trò và ý nghĩa của PL đối với đời sống. - Cho h/s trả lời tình huống sau: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói : Nếu bố cứ cản trở con là bố vi phạm pháp luật đấy ! Giật mình, bố hỏi chị Hiền : Tao vi phạm thế nào ? Tao là bố thì tao có quyền quyết định việc kết hôn của chúng mày chứ ! Khi ấy, chị Hiền trả lời : Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Thế bố cản trở con thì bố có vi phạm PL không nhỉ ? Gợi ý: Dựa vào bài học trả lời. VI. DẶN DÒ: - Đọc, chuẩn bị bài 2(SGK), tham khảo nội dung bài tập. VII. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Tuần: 4 Ngày soạn: 08/8/2011 Ngày dạy: 23/9/2012 Tiết 4 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 6 Ký duyệt 08/8/2011 Nguyễn Xuân Thành 1.Về kiến thức: - Nêu được khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. - Chỉ ra được sự khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. 2.Về kỹ năng: - Biết vận dụng pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; biết nhận xét những hành vi trái PL. II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhà nước cần làm gì để điều hành và quản lý xã hội tốt nhất? Cho ví dụ minh họa. Gợi ý: Dựa vào nội dung bài hoc trả lời. 3. Giảng bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung * GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK - Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện LGT đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng ntn? - Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng PL: xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó là gì? (Răn đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên). Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến khái niệm trong SGK. * GV kẻ bảng, Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các hình thức thực hiện PL trong SGK … học sinh lê bảng trình bày cho ví dụ minh họa: Các ví dụ minh hoạ: + Sử dụng pháp luật Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị I. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: 1/ Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 7 vi phạm. Trong trường hợp này, công dân A đã sử dụng quyền khiếu nại của mình theo quy định của pháp luật, tức là công dân A sử dụng pháp luật. Vậy đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật là gì? + Thi hành pháp luật: Ví dụ : Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Đây là việc làm của cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động thực hiện công việc mà mình phải làm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Thông qua việc làm này, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Dấu hiệu của thi hành PL được thể hiện như thế nào? + Tuân thủ pháp luật: Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng; không săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ, ). Em hiểu thế nào là tuân thủ PL. + Áp dụng pháp luật Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định cụ thể. Ví dụ : Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ SGD và Đào tạo sang Sở VH - Thông tin. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã áp dụng PL về cán bộ, công chức. Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Ví dụ : Toà án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại người đốt rừng, phá rừng trái phép ; Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm là 100.000 đồng. Vậy trường hợp nào thì thì mới - Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. - Thi hành pháp luật: Các cá nhân , tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật : Các cá nhân , tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm. MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 8 áp dụng pháp luật ? - Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. V. CỦNG CỐ BÀI: - Thế nào là Thực hiện PL? Nêu các hình thức thực hiện pháp luật mà em biết. - Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật. Gợi ý: * Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của người thực hiện. * Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định, công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Khi ấy, những người đủ độ tuổi này có thể đi xe gắn máy và có thể đi xe đạp (không bắt buộc phải đi xe gắn máy). VI. DẶN DÒ: - Đọc, chuẩn bị bài 2(Phần tiếp theo - SGK), tham khảo nội dung bài tập. VII. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 9 Ký duyệt 08/8/ 2011 Nguyễn Xuân Thành KÝ DUYỆT CỦA BGH ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Tuần: 5 Ngày soạn: 08/ 8/ 2011 Ngày dạy: 15/8/2011 Tiết 5 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Nêu được giai đoạn thực hiện pháp luật và các dấu hiệu VPPL. - Hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý, ý nghĩa của nó. 2.Về kỹ năng: - Có hành vi xử sự đúng quy định của pháp luật. 3.Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật; biết nhận xét những hành vi trái PL. II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Lý luận nhà nước và pháp luật. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: So sánh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các hình thức thực hiện pháp luật. Gợi ý: Dựa vào nội dung bài học trả lời. 3. Giảng bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung * GV đặt câu hỏi: - Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng xuất hiện khi nào? HS trả lời. GV nhận xét, kết luận: Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng chỉ xuất hiện sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập. Khi ấy, xuất hiện quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng (giai đoạn 1 của quá trình thực hiện pháp luật) GV hỏi tiếp: - Vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa của mình như thế nào? HS trao đổi, trả lời. GV nhận xét, kết luận: Sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập, vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (giai đoạn 2 của quá trình thực hiện pháp luật) theo quy định tại chương 3/ Các giai đoạn thực hiện pháp luật: - Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật). - Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. MaPhong GDCD12/D/2011 - 2012 10 [...]... rất đáng kể trong hơn 80 triệu dân cả nước Khoảng 60 .000 chức sắc tôn giáo với hơn 30.000 nơi thờ tự Vậy PL quy định như thế nào về quyền 2/ Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn bình đẳng giữa các tôn giáo? giáo: - Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy MaPhong GDCD1 2/D/2011... tôn giáo được pháp luật bảo - Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau và hộ khác nhau như thế nào? - Tín ngưỡng, tôn giáo có khác với mê tín dị đoan không? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? GV kết hợp giới thiệu cho học sinh hiểu thêm về các tôn giáo lớn ở nước ta hiện nay Cả nước có tới 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn là đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao Đài và Hồi giáo 20 triệu tín đồ tôn giáo. .. giáo? giáo: - Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật - Nhà nước thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân - Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo - Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, ... bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự 2/ Người đang bị khởi tố về hình sự; 3/ Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án; 4/ Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án; 5/ Người đang chấp hành quyết... luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định tổ chức: 2 Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quyền bình đẳng trong KD? Nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng? 3 Giảng bài mới: MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 26 Họat động của thầy và trò Nội dung GV dùng phương pháp diễn giảng giúp... GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO (Tiếp theo) I MỤC TIÊU BÀI HỌC: MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 28 1.Về kiến thức: - Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Hiểu được chính sách của Đảng, PL của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các tôn giáo 2.Về kỹ năng: -Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa tôn giáo 3.Về thái độ: - Xây... tự do cơ bản của người khác - Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân II PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,… III PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) - Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung, Bộ luật hình sự MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 34 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 Ổn định tổ chức: 2 Kiểm tra bài... thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 24 - Quyền bình đẳng trong KD được thể hiện như thế nào? Người KD có nghĩa vụ gì đối với nhà nước? - Vậy nhà nước có vai trò gì đối với việc đảm bảo quyền bình đẳng của các doanh nghiệp? MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành,... trả lời 3 Giảng bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung GV giảng: Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất của quyền con MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 14 người Tuyên ngôn độc lập năm 17 76 của nước Mỹ đã khẳng định:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do... quy MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 29 định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ 3/ Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn Việc bình đẳng tôn giáo có ý nghĩa như giáo: thế nào? Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc . bản nhất của quyền con MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 14 Ký duyệt 08/8/2011 Nguyễn Xuân Thành người. Tuyên ngôn độc lập năm 17 76 của nước Mỹ đã khẳng định:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền. hành bản án, quyết định hình sự của Toà án; 4/ Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án; 5/ Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo. ………………………………………………………………………… Tuần: 4 Ngày soạn: 08/8/2011 Ngày dạy: 23/9/2 012 Tiết 4 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: MaPhong GDCD1 2/D/2011 - 2 012 6 Ký duyệt 08/8/2011 Nguyễn Xuân Thành 1.Về kiến thức: