1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 8

85 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 769,5 KB

Nội dung

Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Ngày 15/08/2012 BÀI 1- TIẾT 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần năm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức. - Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật. 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương III. Phương pháp : Đàm thoại, liên hệ thực tế ,thảo luận nhóm, thuyết trình… IV. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sách, vở và đồ dùng phục vụ cho học tập 3. Học bài mới. Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại. Nhóm 1: Các em hãy cho biết một XH mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một XH có PL thì sẽ ntn? TS XH có PL thì mọi việc sẽ trật tự an toàn? Nhóm 2: Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ nào? các nghĩa vụ đó do ai đặt ra? Ai sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đó? Nếu không thực hiện đúng thì nhà nước sẽ làm gì? GV giới thiệu sơ lược về nguồn gốc pháp luật sau đó đưa ra câu hỏi (2 câu hỏi 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện Giáo án GDCD 12 1 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt tình huống) - Không thờ cúng tổ tiên - Vi phạm luật ATGT như vượt đèn đỏ ? Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao? ? Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật? ? Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì? ? Em hiểu thế nào là quyền và lợi ích của pháp luật? Cho ví dụ minh họa? ? Em hiểu thế nào là nghĩa vụ và trách nhiệm của pháp luật? Cho ví dụ minh họa? ? Theo em pháp luật thể hiện ý chí của ai? (Nhân dân) ? Theo em pháp luật được thực thi bằng sức mạnh của ai? Cho ví dụ minh họa? Nêu nên được các đặc trưng của PL. GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo luận theo cả lớp. Cho học sinh đọc phần “b” sau đó đưa ra câu hỏi tình huống. ? Theo em pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào? (có 3 đặc trưng cơ bản) Thảo luận: PL có 3 đặc trưng cơ bản vậy nội dung cơ bản của các đặc trưng này ra sao? ? Theo em đặc trưng tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào? ? Theo em đặc trưng tính quyền lực và bắt buộc chung của PL được thể hiện ntn? ? Theo em đặc trưng tính xác định chặt chẽ về hình thức của PL được thể hiện như thế nào? - Nội dung của pháp luật. + Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì? + Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì? b. Các đặc trưng của pháp luật. - Có tính quy phạm phổ biến. + Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung + Được áp dùng lần, nhiều nơi + Được áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực - Tính quyền lực và bắt buộc chung: tức thể hiện sức mạnh của nhà nước nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. + Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu + Phù hợp với Hiến pháp 4. Củng cố. - GV nhắc lại và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm - GV giới thiệu HTPL VN HTPL - Ngành luật - Chế định luật - Quy phạm pháp luật + HTPL là nhiều ngành luật + Ngành luật là tổng hợp các QPPL (hay một luật cụ thể) + Chế định luật là một nhóm QPPL (hay một lĩnh vực của một luật) Giáo án GDCD 12 2 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành + QPPL là các quy tắc xử sự chung (là đơn vị nhỏ nhất) - Cho HS so sánh giữa PL với đạo đức 5. Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án GDCD 12 3 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Ngày 20/08/2012 BÀI 1- TIẾT 2: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 1 học sinh cần năm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được bản chất XH và bản chất GC của pháp luật. - Giúp cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12 III. Phương pháp : Đàm thoại, liên hệ thực tế ,thảo luận nhóm, thuyết trình… IV. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày mối quan hệ giữa khái niệm và đặc trưng của pháp luật? Khái niệm Đặc trưng Quy tắc xử sự chung Tính quy phạm phổ biến Được nhà nước công nhận Tính quyền lực và bắt buộc chung Được nhà nước đảm bảo thực hiện Tính xác định chặt chẽ về hình thức = các VBPL 3. Học bài mới. Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 1. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp từ đó giúp học sinh nắm được bản chất giai cấp của pháp luật. ? Bằng kiến thức đã học em cho biết nhà nước có mang bản chất giai cấp không? ? Vậy tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp? 2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật. - PL do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền. - Các QPPL phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. - PLVN mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN và phải thể hiện quyền làm của NDLD Giáo án GDCD 12 4 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt ? Theo em nhà nước ta có mang bản chất giai cấp nào? Vì vậy pháp luật nước ta mang bản chất giai cấp GCCN và đại diện cho toàn thể ND LĐ. nên CT HCM “PL của ta là PL thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho ND LĐ” Giảng giải + vấn đáp để giúp học sinh nắm được bản chất xã hội của PL. ? Theo em tại sao pháp luật lại mang bản chất xã hội? ? Theo em tại sao nhà nước phải xây dựng pháp luật? Lấy ví dụ chứng minh? (Pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mà pháp luật được bắt nguồn từ thực tiễn và thực hiện trong thực tiễn xã hội) Bằng phương pháp giảng giải kết hợp với thảo luận nhóm (cặp đôi) từ đó giúp học sinh nắm được MQH giữa đạo dức. Cho HS tìm hiểu nội dung về mối quan Theo em tại sao pháp luật lại có mối quan hệ với hệ giữa pháp luật với đạo đức. Đạo đức là những quy tắc xử sự và PL là khuân mẫu chung cho những quy tắc xử sự cho mọi người trên tất cả các lĩnh vực. b. Bản chất xã hội của pháp luật. - Pháp luật bắt nguồn từ xã hội cho nên: + Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. + Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy: pháp luật là công cụ nhận thức và giáo dục. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. ( Đọc thêm) b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị. ( Đọc thêm) c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - PL có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức. - NN luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các QPPL - Các QPPL luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức VD: Như sự công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới. 4. Củng cố. GV đưa ra một tình huống: Anh là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Anh? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Anh hành nào là vi phạm PL? 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà SS mqhệ giữa PL với đạo đức về nhà làm BT 3, 5, học bài cũ và cbị bài mới. Giáo án GDCD 12 5 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành BÀI 1- TIẾT 3: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài 1 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội 2. Về kĩ năng. Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ. Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12 III. Phương pháp : Đàm thoại, liên hệ thực tế ,thảo luận nhóm, thuyết trình… IV. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? PL có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? So sánh Pháp luật Đạo đức Giống nhau Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người Khác nhau Nguồn gốc Các quy tắc xử sự được ghi nhận thành các QPPL Hình thành từ đời sống xã hội Nội dung Các quy tắc xử sự mang tính khuân mẫu chung Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần Hình thức thể hiện Văn bản QPPL Trong nhận thức, tình cảm của con người Phương thức tác động Giáo dục, cưỡng chế Dư luận xã hội 3. Học bài mới. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy PL ở Việt Nam có những vai trò gì? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt GV tiến hành thuyết trình + hoạt động nhóm + đàm thoại. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Giáo án GDCD 12 6 Ngày 25/08/2012 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Các mối quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy để điều chỉnh các mối quan hệ này NN phải đề ra pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đó trong khuân khổ chung. ? Theo em để quản lí xã hội nhà nước cần dùng biện pháp nào? (Pháp luật) ? Vậy ngoài pháp luật để quản lí xã hội NN còn quản lí bằng phương tiện nào nữa? (giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch) ? Theo em nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính dân chủ? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính thống nhất? ? Tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật lại đảm bảo tính có hiệu lực? ? Theo em để tăng cường pháp chế trong quản lí NN thì NN cần phải làm gì? Cho HS đọc phần b và cùng thảo luận sau đó GV đưa ra câu hỏi cùng đàm thoại. ? Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do của mình bị đe doạ chúng ta phải dựa vào đâu? (Pháp luật) ? Vậy PL có vai trò gì đối với mỗi công dân? (là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân) ? Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt vai trò của mình đối với pháp luật? a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. - NN quản lí xã hội bằng nhiều phương tiện như: Giáo dục, đạo đức, chính sách, kế hoạch trong đó PL là phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. - NN quản lí xã hội bằng PL sẽ đảm bảo: + Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của ND) + Tính thống nhất (vì PL có tính bắt buộc chung) + Tính có hiệu lực (vì PL có sức mạnh cưỡng chế) - Để tăng cường pháp chế trong quản lí NN phải: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. b. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. - PL là công cụ thực hiện quyền của mình - Công dân phải chấp hành PL, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người VPPL. Như vậy: PL vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện. 4. Củng cố. Giáo án GDCD 12 7 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành - GV hệ thống kiến thức cơ bản của cả bài - Cho HS làm các bài tập 5, 6, 7 - Cho học sinh so sánh giữa VPPL với VP quy định của cơ quan + VP QĐ cơ quan Nếu:cơ quan không có thẩm quyền thì không phải VPPL còn là cơ quan có thẩm quyền thì là vi phạm pháp luật. 5. Dặn dò nhắc nhở. - Về nhà làm bài tập 8 trang 15 - Xem trước bài 2: thực hện pháp luật-đọc toàn bài và tìm hiểu kĩ phần 1 Giáo án GDCD 12 8 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 2 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật. - Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. 2. Về kĩ năng. Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 3. Về thái độ. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Sơ đồ, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Theo em pháp luật có những vai trò gì đối với xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Học bài mới. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích hợp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc sai, mà nhà nước với tư cách là người làm ra luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội tức là đưa PL vào cuộc sống để xử lí những hành viVPPL. Vậy xử lí những hành vi VPPL như thế nào đó là nội dụng của bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Để quản lý đất nước, NN không chỉ ban hành PL mà còn phải làm cho các quy định của PL đi vào đời sống được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh. GV yêu cầu HS đọc hai tình huống ở trong SGK, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi. ? Trong VD 1 chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào? ? Trong VD 2 để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì?( áp dụng 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. - Khái niệm: THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. - THPL là hành vi của con người, là hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật. b. Các hình thức thực hiện pháp luật. - Sử dụng pháp luật: là các cá Giáo án GDCD 12 9 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………… Tiết:………tuần:………. Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt pháp luật, xử phạt hành chính) Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? (Răn đe hành vi VPPL và GD hành vi thực hiện đúng PL cho 3 thanh niên). Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi đến kết luận trong SGK. ? Thực hiện pháp luật là hành vi của ai? Phù hợp với những các gì? Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 hình thức THPL. Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện trong 3 phút sau đó nêu ra nội dung và lấy VD minh hoạ. Cuối cùng đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm 1: Thảo luận ý Sử dụng pháp luật. - Chủ thể của SDPL là ai? - Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 2: Thảo luận ý Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL là ai? - Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 3: Thảo luận ý Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL là ai? - Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? Nhóm 4: Thảo luận ý áp dụng pháp luật. - Chủ thể của ADPL là ai? - Chủ thể ADPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình VD: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử, quyền khái nại tố cáo. - Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. VD: 1 công dân SX-KD thì phải nộp thuế… - Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm. VD: không được tự tiện phá rừng, đánh bạc… - Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật. ( Không dạy) 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức của tiết, yêu cầu HS lấy VD cụ thể ở địa phương. - Cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. Khác Sử dụng PL Thi hành PL Tuân thủ PL áp dụng PL Chủ thể Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cơ quan, công chức NN có thẩm quyền Mức độ chủ động của chủ thể Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) Không được làm những việc mà PL cấm CQ, NN chủ động đưa ra quyết định hoặc thực hiện hành vi PL theo chức năng thẩm quyền được giao Giống Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ, làm bài tâp, đọc phần tư liệu tham khảo và đọc trước phần VPPL và trách nhiệm pháp lí. Giáo án GDCD 12 10 [...]... 1: điều 88 của BLTTHS năm 2003 thì tội đặc biệt nghiêm trọng phạt từ 15 năm đến chung thân đến tử hình Tội rất nghiêm trọng tối đa là 15 năm, Tội nghiêm trọng tối đa là 7 năm Tội từ 2 năm trở xuống thì không áp dụng biện pháp bất để tạm giam Chú ý 2: Thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam: theo khoản 1 điều 80 BLTTHS 2003 quy định + Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp + Chánh án, phó chánh án TAND,... nguồn gốc – nên phải đoàn kết ) 4 Củng cố - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết - Vì sao khi tiếp súc với đồng bào DTTS cần tránh SD một số từ như: từ “Xá” chỉ DT Khơ mú; “mèo” chỉ dân tộc H.mông Giáo án GDCD 12 29 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành 5 Dăn dò nhắc nhỏ Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới Giáo án GDCD 12 30 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn... trong lĩnh vực HN-GĐ II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Sơ đồ, luật HN-GĐ, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ ? Giáo viên nhận xét qua bài kỉêm tra 1 tiết? 3 Học bài mới Giáo án GDCD 12 20 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành ở bài trước các em... giữa các tôn giáo ở nước ta được thực hiện như thế nào? Hôm nay thầy trò ta cùng nghiên cứu tiếp bài 5 tiết 2 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt 2 Bình đẳng giữa các tôn giáo Giáo viên giúp HS nắm được nguồn a Khái niệm bình đẳng giữa các tôn gốc, bản chất tôn giáo cũng như năm đựơc giáo khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo - Nguồn gốc: ? Theo em tại sao tôn giáo có nguồn... vụ án DS: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án - Vi phạm kỉ luật: + Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ NN + Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV + Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải Giáo án GDCD 12 16 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Hoạt động của giáo. .. Bình đẳng trong lao động BLLĐ được QH thong qua năm 1994 và có hiệu lực pháp lý 01-01-1995 bao gồm 17 chương và 1 98 điều và được sửa đổi bổ sung năm 2002 và 2006 a Thế nào là bình đẳng trong lao động – Khái niệm: SGK trang 35 - Thể hiện + BĐ trong việc thực hiện quyền lao động Giáo án GDCD 12 23 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Hoạt động của giáo viên và học sinh ? Theo em người LĐ được... việc thực hiện quyền BĐ giữa các dân tộc II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, SGK CNXH KH - Tài liệu về PL KD, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật Giáo án GDCD 12 27 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ ? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực Kinh doanh? 3 Học bài... pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bảng biểu, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ : Khi VPPL cần phải có những dấu hiệu nào? 3 Học bài... trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định II Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Giáo trình pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ ? Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực... hảo khoảng 1,3 triệu, Tin lành giáo là thuốc phiện của nhân dân khoảng 1 triệu, Hồi giáo khoảng 60 nghìn - Khái niệm: Được hiểu là các TG ở ? Vậy em hiểu như thế nào là bình đẳng VN đều có quyền hoạt động TG trong Giáo án GDCD 12 31 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành giữa các tôn giáo? Giáo viên giúp HS so sánh phân biệt được sự khác nhau và giống nhau giữa TG với TN ? Theo em người có đạo . học. - SGK, SGV GDCD 12 - Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT - Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 12 III. Phương. các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án GDCD 12 3 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Ngày 20/ 08/ 2 012 BÀI 1- TIẾT 2: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I tham khảo và đọc trước phần VPPL và trách nhiệm pháp lí. Giáo án GDCD 12 10 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành Giáo án GDCD 12 11 Trường THPT Thạch Thành I Gv: Nguyễn Trung Thành

Ngày đăng: 25/05/2015, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w