1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sử 6 t30

49 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuần : 16 Ngày soạn : 25/11/2010 Tiết : 15 Ngày dạy : 29/11/2010 Tên bài soạn : Bài 14. NƯỚC ÂU LẠC I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Giúp Học sinh thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta, nắm được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử, so sánh. 3. Tư tưởng. - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6. - Một số câu chuyện. - Câu hỏi vấn đề. - Lược đồ, sơ đồ, lưỡi cày đồng phục chế. 2. Học sinh. - Chuẩn bị, xem trước bài. - Tìm hiểu bài, so sánh với thời Văn Lang. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp và thủ công nghiệp của cư dân văn Lang? 3. Dạy bài mới. - Giới thiệu bài: Đến cuối thế kỉ III TCN, nhà nước Văn Lang bước sang giai đoạn suy yếu đã tạo cơ hội cho nhà Tần xâm lược nước ta. Nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu kiên cường và xây dựng lại một nhà nước mới. Nước Âu lạc. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm Giáo viên: Sử dụng lược đồ giới thiệu về nhà Tần Thời chiến quốc, nhà Tần đã đánh bại 06 nước ở Trung Quốc(Yên, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn) và bành trướng xuống phía Nam. Giáo viên: Nhà nước Văn Lang đến thế kỉ III TCN như thế nào? Học sinh: 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần. a. Hoàn cảnh: 1 Giáo viên: Cuộc xâm lược của quân Tần bắt đầu từ năm nào?. Học sinh: Giáo viên: Quân tần đã chiếm được vùng nào? Học sinh: Phía Bắc Văn Lang(Nam sông Trường Giang). Giáo viên: Khi thủ lĩnh người Tây Âu bị giết thì cuộc kháng chiến có kết thúc không? Học sinh: Không, tiếp tục. Giáo viên: Hai bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu như thế nào? Học sinh: Giáo viên: Để tổ chức chiến đấu tốt, người Việt đã chọn người tuấn kiệt lên làm thủ lĩnh. Vị tướng đó là ai? Học sinh: Thục Phán. Giáo viên: Cuộc chiến đấu quyết liệt của người Việt đã gây khó khăn gì cho quân Tần? Học sinh: Quân Tần như đóng binh ở đất vô dụng, tiến thoái, lưỡng nan. Giáo viên: Kết quả cuối cùng như thế nào? Học sinh: Giáo viên: Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt? Học sinh: Dùng cảm, kiên cường Giáo viên: Chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống đó? Học sinh: Giáo viên: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công nhất? Học sinh: Thục Phán. Giáo viên: Quá trình thành lập nhà nước Âu Lạc có phải là một cuộc chiến tranh tiêu diệt nhau không? Học sinh: Không Giáo viên: Đó là quá trình hợp nhất dân cư - Cuối thế kỉ III TCN, Nhà nước Văn Lang suy yếu, vua, quan chỉ ham ăn chơi. - Thiên tai, lụt lội, mất mùa => Đời sống nhân dân cực khổ. - Nhà Tần thống nhất Trung Nguyên, bành trướng xuống phía Nam. b. Diễn biến: - Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phía nam. - Người Việt trốn vào rừng, ban ngày ở yên, ban đêm tiến đánh. - Chọn Thục Phán làm chủ tướng. - Sau 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần, nhà Tần rút quân về nước. => Người Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đất nước. 2. Nước Âu Lạc ra đời. - Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng phải nhường ngôi. 2 và đất đai của AL và VL. Vì vậy, AL là bước kế tục và phát triển mới của Nhà nước Văn Lang. Giáo viên: Thục Phán đã xây dựng nhà nước Âu Lạc như thế nào? Học sinh: Giáo viên: Dựa vào sơ đồ hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc? Học sinh: Giáo viên: Dùng sơ đồ: Giáo viên: Bộ máy nhà nước có gì giống và khác với bộ máy nhà nước Văn Lang? Học sinh: Không có gì thay đổi, tuy nhiên quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẻ hơn, vua có quyền thế hơn. Giáo viên: Yêu cầu Học sinh đọc SGK. Giáo viên: Trong nông nghiệp có bước phát triển gì? Học sinh: Giáo viên: Giới thiệu lưỡi cày phục chế. Giáo viên: Nghề thủ công có gì đáng chú ý? Học sinh: Giáo viên: Theo em vì sao có sự tiến bộ trên? Học sinh: Nhờ lao động và sự sáng tạo của con người. Giáo viên: Khi sản phẩm xã hội tăng, sản phẩm dư thừa sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong xã hội? Học sinh: Giáo viên: Do nghề luyện kim phát triển => - Hai vùng đất Tây Âu và Lạc Việt được hợp nhất thành một nước mới là Âu Lạc. - Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cố Loa - Đông Anh -Hà Nội) - Tổ chức bộ máy nhà nước: + Vua nắm mọi quyền hành. + Giúp việc cho vua có Lạc hầu, Lạc tướng. + Cả nước chia làm nhiều bộ do Lạc tướng đứng đầu. + Dưới bộ là Chiềng, Chạ do Bồ chính đứng đầu. 3. Sự phát triển của đất nước thời Âu Lạc. - Nông nghiệp: + Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến. + Lúa, gạo, rau, đậu nhiều. + Chăn nuôi, đánh bắt phát triển. - Nghề thủ công : Có nhiều tiến bộ, luyện kim phát triển. 3 VUA LẠC HẦU-LẠC TƯỚNG (Trung ương) LẠC TƯỚNG (Bộ) LẠC TƯỚNG (Bộ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) Năng suất lao động tăng => kinh tế phát triển, xã hội phân hóa. Giáo viên: KL: Kinh tế, văn hóa, xã hội Âu Lạc tiệp tục phát triển trên cơ sở đã đạt được của nhà nước Văn Lang, văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung. - Xã hội: Phân biệt giàu nghèo rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp xuất hiện. IV. Củng cố bài học. - Hoàn cảnh ra đời nước Âu Lạc. - Tinh thần kháng chiến chống quân xâm lược kiên cường, bất khuất là truyền thống của dân tộc. - Nhà nước Âu Lạc là sự kế tục và phát triển của Nhà nước Văn Lang. - Nhờ lao động và sự sáng tạo của con người mà lịch sử không ngừng phát triển. V. Nhận xét, dặn dò. - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài 15. + Miêu tả thành Cổ Loa qua kênh hình 44. + Vì sao Âu Lạc sụp đổ ? Qua đó em rút ra bài học gì ? - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. 4 Tuần : 17 Ngày soạn : 03/12/2010 Tiết : 16 Ngày dạy : 06/12/2010 Tên bài soạn : Bài: 15. NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Giúp Học sinh hiểu được giá trị của thành Cổ Loa, đó là sức mạnh và sự sáng tạo của nhân dân ta; Nhận thức đúng sự kiện lịch sử và rút ra bài học cho bản thân. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Phát triển kỹ năng trực quan, khai thác kênh hình. 3. Tư tưởng. - Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết trân trọng những thành tựu của cha ông ta, đề cao tinh thần cảnh giác. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6. - Một số câu chuyện. - Câu hỏi vấn đề. - Sơ đồ thành Cổ Loa, tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh. - Tìm hiểu bài, mô tả thành Cổ Loa, nhận xét. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Nước Âu Lạc được thành lập như thế nào? 3. Dạy bài mới. - Giới thiệu bài: Sau khi thành lập, nhà nước Âu Lạc có sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vì sự yếu kém về tổ chức, quản lý nên dã dẫn dến sự sụp đổ của Nhà nước Âu Lạc là không thể tránh khỏi, vậy cụ thể thế nào giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu cụ thể. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm Trước hết ta tìm hiểu về việc xây thành, công dụng của thành Cổ Loa. Giáo viên gọi học sinh đọc mục 4 trong sách giáo khoa. (?) Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã làm gì. 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. - An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê, xây dựng một khu thành lớn gọi là Loa Thành hay thành Cổ Loa. 5 (?) Hãy mô tả công trình thành Cổ Loa. (?) Hãy nhận xét về công trình thành Cổ Loa. (?) Hãy dánh gia giá trị của thành Cổ Loa. (?) Hãy kể những điểm khác nhau cơ bản của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. Sau đó tình hình nước Âu Lạc thế nào, ta đi tìm hiểu ở mục tiếp theo. Giáo viên gọi học sinh đọc mục 4 trong sách giáo khoa. (?) Em biết gì về Triệu Đà. (?) Quân ta đã chiến đấu như thế nào. (?) Theo truyền thuyết, An Dương Vương có bí quyết gì để giữ thành. Nỏ thần (Nỏ Liên Châu) (?) Vì sao An Dương Vương thất bại trước quân Triệu Đà. (?) Qua sự thất bại của An Dương Vương, chúng ta rút ra được bài học gì. HĐ nhóm, trình bày. - Thành Cổ Loa là một công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc. Thể hiện tài năng lao động sáng tạo, kỹ thuật xây thành của nhân dân ta. - Thành Cổ Loa vừa là một kinh đô, vừa là một công trình quân sự (Quân thành). 5. Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? a. Âu Lạc sụp đổ. - Năm 181 - 180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. - Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần dũng cảm đã đánh bại quân Triệu Đà, giữ vững nền độc lập. - Năm 179 TCN An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc thất bại nhanh chóng. b. Bài học lịch sử. - Tuyệt đối cảnh giác với kẻ thù. - Vua phải tin tưởng ở trung thần. - Vua phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước. IV. Củng cố bài học. - Thành Cổ Loa là một công trình đồ sộ về quy mô, to lớn về vại trò của một quân thành. - Bài học bảo vệ đất nước. V. Nhận xét dặn dò. - Học bài cũ. - Ôn bài, trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập. - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. 6 Tuần : 18 Ngày soạn : 10/12/2010 Tiết : 17 Ngày dạy : 13/12/2010 Tên bài soạn : Bài: 16. ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Giúp học sinh khái quát lại những vấn đề cơ bản của lịch sử dân tộc từ khi con ngời xuất hiện đến thời kì dựng nước Âu Lạc. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Phát triển kỹ năng khái quát, so sánh. 3. Tư tưởng. - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần công đồng, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6. - Một số câu chuyện. - Câu hỏi vấn đề. - Sơ đồ di chỉ khảo cổ, bản phục chế, một số kênh hình liên quan. 2. Học sinh. - Tìm hiểu bài, mô tả thành Cổ Loa, nhận xét. - Ôn bài, soạn bài III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra trong quá trình thực hiện bài mới) 3. Dạy bài mới. - Giới thiệu bài: Cũng như nhiều nơi khác, Việt Nam là một trong những nơi có sự phát triển từ loài vượn sang loài người. Thời nguyên thủy, nhờ lao động mà con người phát triển không ngừng. Khi hội tụ đủ các điều kiện thì nhà nước cũng ra đời. 1. Những dấu tích về sự xuất hiện của con người đầu tiên trên đất nước ta. Giáo viên Hướng dẫn Học sinh hoạt động hoàn thành bảng thống kê theo mẫu: ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN HIỆN VẬT Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên Hàng chục vạn năm Chiếc răng của người tối cổ Núi Đọ 40-30 vạn năm Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ Hang Kéo Lèng 4 vạn năm Răng và xương trán của người tinh khôn Phùng Nguyên 4000-3000 năm Công cụ bằng đồng thau 7 2. Những giai đoạn của xã hội nguyên thuỷ trên đất nước ta. Giáo viên: Hướng dẫn Học sinh hoạt động điền vào mẫu: NỀN VĂN HOÁ THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÔNG CỤ Giai đoạn đá cũ: Ngườm, Sơn Vi Giai đoạn đá giữa: Hoà Bình, Bắc Sơn. Thời kim khí: Phùng Nguyên 3. Những điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang, Âu Lạc Giáo viên: Hướng dẫn Học sinh hoạt động, điền vào mẫu: ĐIỀU KIỆN ĐẶC ĐIỂM Vùng cư trú Cơ sở kinh tế Các quan hệ xã hội Giáo viên: Hãy so sánh với đặc điểm chung của các quốc gia cổ đai phương Đông? IV. Củng cố bài học. - Những giai đoạn phát triển cơ bản. V. Nhận xét dặn dò. - Học bài cũ. - Ôn bài, chuẩn bị kiểm tra học kì I - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. 8 Tuần : 19 Ngày soạn : 15/12/2010 Tiết : 18 Ngày dạy : 20/12/2010 Tên bài soạn : KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Giúp Học sinh nắm lại một số nội dung cơ bản đã học, Học sinh biết tự đánh giá kết quả của bản thân. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài, phát triển kỹ năng tư duy. 3. Tư tưởng. - Giáo dục ý thức tự học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Đề bài, đáp án. 2. Học sinh. - Học bài, ôn bài. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Nhắc học sinh chú ý nghiêm túc khi làm bài. 3. Bài kiểm tra . ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Khoanh tròn chữ cái trước chỉ một câu trả lời đúng. Câu 1. Cách tính lịch dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời thì gọi là gì? A. Dương lịch. B. Âm lịch. C. Âm Dương lịch. D. Lịch Dương Âm. . Câu 2. Hài cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? A. Đông Phi, Tây Á, Trung Quốc. B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu C. Đông Phi, In- đô-nê-xi-a, Trung Quốc. D. Đông Phi, Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm? A. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Việt Nam. B. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ. C. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Rô Ma. D. Ai Cập, Rô Ma, Hi Lạp, Lưỡng Hà. Câu 4. Trong xã hội cổ đại phương Tây lực lượng đông đảo và là lực lượng lao động chính trong xã hội là? A. Thợ thủ công. B. Thương nhân. C. Quý tộc . D. Nô lệ. Câu 5. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Ai Cập cổ đại là? A. Kim tự tháp. B. Vạn Lý Trường Thành. C. Thành Ba bi lon D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6. Công cụ chủ yếu của người tối cổ trên đất nước ta là? A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ. B. Công cụ đá ghè đẽo cẩn thận. C. Tre, gỗ, xương, sừng. D. Công cụ bằng đồng (kim loại). II. Phần tự luận : (7 điểm). 9 Câu 1. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim ? (2 điểm) Câu 2. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? (2 điểm) Câu 3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ? Kết quả, ý nghĩa, của cuộc kháng chiến đó ? (3 điểm) ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 NĂM HỌC 2010-2011 I. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Đáp án : A Câu 4 Đáp án : D Câu 2 Đáp án : C Câu 5 Đáp án : A Câu 3 Đáp án : B Câu 6 Đáp án : A I. Phần tự luận : Câu 1: - Nghề gốm phát triển, con người phát hiện ra quặng đồng, thuật luyện kim ra đời. => Công cụ được đúc theo ý muốn, sắc hơn, năng suất lao động cao hơn, cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. - Ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên phát hiện được xỉ đồng, dây đồng. Câu 2: Bộ máy nhà nước Văn Lang? Câu 3: a/ Hoàn cảnh: - Cuối thế kỉ III TCN, Nhà nước Văn Lang suy yếu, vua, quan chỉ ham ăn chơi. - Thiên tai, lụt lội, mất mùa => Đời sống nhân dân cực khổ. - Nhà Tần thống nhất Trung Nguyên, bành trướng xuống phía Nam. b/ Diễn biến: - Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phía nam. - Người Việt trốn vào rừng, ban ngày ở yên, ban đêm tiến đánh. - Chọn Thục Phán làm chủ tướng. - Sau 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần, nhà Tần rút quân về nước. => Người Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đất nước. IV. Thu bài. - Nhắc học sinh xem lại ghi tên lớp đầy đủ, chú ý chuẩn bị cho học kỳ II. 10 VUA LẠC HẦU-LẠC TƯỚNG (Trung ương) LẠC TƯỚNG (Bộ) LẠC TƯỚNG (Bộ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) . đất nước dưới thời An Dương Vương. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử, so sánh. 3. Tư tưởng. - Giáo dục lòng yêu nước. sáng tạo của nhân dân ta; Nhận thức đúng sự kiện lịch sử và rút ra bài học cho bản thân. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Phát triển kỹ năng trực quan, khai thác kênh hình. . quát lại những vấn đề cơ bản của lịch sử dân tộc từ khi con ngời xuất hiện đến thời kì dựng nước Âu Lạc. 2. Kỹ năng. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử. - Phát triển kỹ năng khái quát, so

Ngày đăng: 25/05/2015, 08:00

Xem thêm: sử 6 t30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w