Câu 1. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim ? (2 điểm)
Câu 2. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? (2 điểm)
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ? Kết quả, ý nghĩa, của cuộc kháng chiến đó ? (3 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 NĂM HỌC 2010-2011I. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm I. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1 Đáp án : A Câu 4 Đáp án : D Câu 2 Đáp án : C Câu 5 Đáp án : A Câu 3 Đáp án : B Câu 6 Đáp án : A
I. Phần tự luận : Câu 1: Câu 1:
- Nghề gốm phát triển, con người phát hiện ra quặng đồng, thuật luyện kim ra đời.
=> Công cụ được đúc theo ý muốn, sắc hơn, năng suất lao động cao hơn, cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn.
- Ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên phát hiện được xỉ đồng, dây đồng.
Câu 2:
Bộ máy nhà nước Văn Lang?
Câu 3:
a/ Hoàn cảnh:
- Cuối thế kỉ III TCN, Nhà nước Văn Lang suy yếu, vua, quan chỉ ham ăn chơi. - Thiên tai, lụt lội, mất mùa...=> Đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhà Tần thống nhất Trung Nguyên, bành trướng xuống phía Nam.
b/ Diễn biến:
- Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phía nam.
- Người Việt trốn vào rừng, ban ngày ở yên, ban đêm tiến đánh. - Chọn Thục Phán làm chủ tướng.
- Sau 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần, nhà Tần rút quân về nước.
=> Người Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đất nước.
IV. Thu bài.
- Nhắc học sinh xem lại ghi tên lớp đầy đủ, chú ý chuẩn bị cho học kỳ II.
VUALẠC HẦU-LẠC TƯỚNG LẠC HẦU-LẠC TƯỚNG (Trung ương) LẠC TƯỚNG (Bộ) LẠC TƯỚNG(Bộ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) BỒ CHÍNH (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ)BỒ CHÍNH
Tuần : 01 Ngày soạn : 15/11/2010 Tiết : 14 Ngày dạy : 18/11/2010 Tên bài soạn :
Bài 13. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN VĂN LANGI. Mục tiêu. I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Giúp Học sinh hiểu rõ thời Văn Lang, người Việt đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú và sơ khai.
2. Kỹ năng.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng trực quan, so sánh, liên hệ.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức về duy trì, giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. 1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6. - Một số câu chuyện.
- Câu hỏi vấn đề. Tranh ảnh.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị, xem trước bài
- Nghiên cứu bài, sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu.
III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài soạn của Học sinh.
3. Dạy bài mới.
-Giới thiệu bài: Nhà nước Văn Lang ra đời là một bước phát triển lớn về tổ chức xã hội. Đồng thời, đời sống vật chất, tinh thần đã có những bước phát triển tiếp theo, từ đó định hình bản sắc văn hóa dân tộc. hay khác phương Đông hay không; bài hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cần nắm Giáo viên: Trong nghề nông đã có bước phát
triển quan trọng gì?
Học sinh: Chuyển từ cuốc -> cày; từ đồ đá -> đồng.
Giáo viên: Trong nông nghiệp họ đã biết làm gì?
Học sinh:
Giáo viên: Có những nghề thủ công nào? Nghề nào đã phát triển mạnh lúc này?
Học sinh:
Giáo viên: Hãy nhận xét nghề đúc đồng qua các kênh hình 36, 37, 38.
Học sinh:
Giáo viên: Trống đồng là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng của người thợ thủ công.
1/ Nông nghiệp và các nghề thủ công.
* Nông nghiệp
- Họ biết trồng trọt và chăn nuôi. - Lúa là cây lương thực chính. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm. * Thủ công nghiệp
- Họ biết làm gốm, dệt vải, đóng thuyền, xây nhà...
- Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao, họ biết đúc trống đồng, thạp đồng.
Giáo viên: Yêu cầu Học sinh đọc SGK.
Giáo viên: Đời sống vật chất có những điểm nổi bật nào?
Học sinh:
Giáo viên: Họ mặc như thế nào? Học sinh:
Giáo viên: Đời sống vật chất có những nét nào giống với chúng ta ngày nay?
Học sinh:
Giáo viên: Sau những ngày lao động vất vả, cư dân Văn Lang có những hoạt động gì? Học sinh:
Giáo viên: Họ có tín ngưỡng gì? Học sinh:
Giáo viên: Những hoạt động đó có gì giống và khác với chúng ta ngày nay?
Học sinh:
Giáo viên: Vì sao họ chôn theo công cụ lao động cho người chết?
Học sinh: Họ nghĩ về thế giới bên kia cũng phải lao động.
Giáo viên: Hãy nhận xét về đời sống của cư dân Văng Lang?
Học sinh: Phong phú, đa dạng. Giáo viên:
- Họ bắt đầu biết rèn sắt.
2/ Đời sống vật chất.
- Họ ở nhà sàn, mái công.
- Tổ chức xã hội thành làng, chạ. - Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá... - Họ biết dùng mắm muối, gia vị.
- Nam đóng khố, mình trần, nữ mặc váy. - Ngày lễ họ dùng đồ trang sức, mặc váy tết bằng lông chim.
- Họ đi lại bằng thuyền là chủ yếu, ngoài ra còn có voi, ngựa.
3/ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Lang.
- Họ tổ chức lễ hội, vui chơi.
- Nhạc cụ là trống đồng, chiêng, khèn... - Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng lực lượng tự nhiên: Mặt Trăng, Mặt Trời, đất, nước...
+ Chôn cất người chết kèm theo công cụ lao động.
=> Đời sống vật chất và tinh thần hòa quện vào nhau tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt.
IV. Củng cố bài học.
- Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần. - Truyền thống gắn kết, đoàn kết cộng đồng.