PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU SSI

20 971 2
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU SSI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU SSI Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp : TCNH19D Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền - STT: 24 2 LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 5 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 6 PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 8 2.1. Môi trường vĩ mô 8 2.1.1. Chính trị - Pháp luật 8 2.1.2. Các yếu tố kinh tế 9 2.1.3. Môi trường công nghệ 9 2.1.4. Môi trường thế giới 9 2.2. Môi trường cạnh tranh 10 PHẦN III: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 11 3.1. Vị thế của công ty 11 3.2. Chiến lược của công ty 12 3.3. Thông tin về ban lãnh đạo 12 3.3.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc 12 3.3.2. Phó tổng giám đốc 13 PHẦN IV: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 14 4.1. Khả năng thanh toán 14 4.2. Hiệu suất sử dụng tài sản 14 4.3. Lợi suất trên vốn đầu tư 15 4.4. Nhóm chỉ số lợi nhuận 15 4.4.1. Chỉ số ESP 15 4.4.2. Chỉ số P/E 16 4.5. Chỉ tiêu tăng trưởng 17 PHẦN V: KẾT LUẬN 18 5.1. Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp: 18 5.2. Quan điểm đầu tư 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải SSI Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn TTCK Thị trường chứng khoán CTCK Công ty chứng khoán HĐQT Hội đồng quản trị KQKD Kết quả kinh doanh VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định 4 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động được một thời gian tương đối dài, tuy nhiên so với thế giới thì thị trường chứng khoán của Việt Nam con rất non trẻ cả về thời gian và kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều các công ty chứng khoán vừa thực hiện các giao dịch chứng khoán, vừa cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính ngày một chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên một thực trạng có thể thấy rõ là các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân đang mất phương hướng trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ mua bán chứng khoán. Thị trường chứng khoán với sự tham gia của các nhà đầu tư theo cảm tính hoặc theo tâm lý số đông đang dần làm mất đi tính hiệu quả của thị trường, mất đi vai trò phản ánh sức khỏe nền kinh tế của thị trường chứng khoán. Để tìm hiểu khi nào và như thế nào sẽ đầu tư vào một mã cổ phiếu trên thị trường, bài tiểu luận đã lấy ví dụ về mã cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn để phân tích. Vì số liệu báo cáo nă 2013 chưa thực sự đầy đủ nên trong bài tiểu luận này giả định rằng thời điểm phân tích là đầu nă 2013 và sử dụng các số liệu của năm 2012 trở về trước. Vì lý do thời gian hạn hẹp, thông tin chưa đầy đủ và kiến thức còn nhiều hạn chế, bài phân tích không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy và các bạn có thể góp ý thêm để bài phân tích trở nên hoàn thiện và có giá trị hơn. 5 PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán,… cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Được thành lập vào ngày 27/12/1999, là một trong 3 CTCK đầu tiên được thành lập của TTCK, SSI được đánh giá là công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam Tên gọi : Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Tên giao dịch quốc tế : Sai Gon Securities Inc. Tên viết tắt : SSI Địa chỉ : 180-182 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Vốn điều lệ : 3.537.494.000.000 đồng SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056679 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành Phố Hồ chí Minh cấp ngày 30/12/1999. Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. 6/2005: SSI trở thành công ty chứng khoán đầu tiên có cổ đông nước ngoài góp vốn, tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, với 6 nghiệp vụ chính: Tư vấn đầu tư, môi giới, tự doanh, lưu ký chứng khoán và Quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành… 05/2006: tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. SSI trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó. 6 Hiện nay sau 12 lần điều chỉnh vốn điều lệ, tổng vốn điều lệ của SSI là 3.537.494.000.000 đồng, là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay (tháng 1/2014). Trong đó cổ đông trong nước chiếm 51,01% vốn điều lệ và cổ đông nước ngoài chiếm 48.99%. 30/11/2006: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên trên TTCKVN cho chính SSI, đi đầu trong việc mở ra một hình thức phát hành mới cho các công ty đại chúng và công ty niêm yết ngoài phát hành cổ phần thông thường. 15/12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) Ngày 10/08/2007: Được chấp thuận chuyển sang giao dịch tại TTGDCK Tp.HCM. Đến ngày 29/10/2007: SSI chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động 7 Ông Nguyễn Duy Hưng là người đại diện theo pháp luật của công ty cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc từ năm ngày công ty được thành lập tới nay. Thành viên ban lãnh đạo bao gồm: Tên thành viên Chức danh Năm tham gia Alistair Marshall Bulloch TVHĐQT n/a Bùi Quang Nghiêm TVHĐQT n/a Ngô Văn Điểm TVHĐQT 2007 Phan Thị Thanh Bình TVHĐQT n/a Tatsuo Akuzawa TVHĐQT n/a Nguyễn Hồng Nam TVHĐQT/Phó TGĐ 1999 Nguyễn Thị Thanh Hà GĐ Tài chính 2003 Hoàng Thị Minh Thủy KTT 2004 Nguyễn Văn Khải TBKS 2006 8 PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1. Môi trường vĩ mô 2.1.1. Chính trị - Pháp luật Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được 13 năm, có thể nói chính sách pháp luật đang dần được hoàn thiện hơn, các cơ quan và công cụ giám sát thị trường ngày càng được nâng cao về trình độ để phù hợp với diễn biến của thị trường. Ủy ban chứng khoán nhà nước SSC hiện đang giám sát những tuân thủ hoạt động của các công ty chứng khoán, ngoài ra Ủy ban còn thực hienẹ giám sát dựa vào các yếu tố rủi ro thông qua các chỉ tiêu an toàn tài chính, khuôn khổ quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm đối với các công ty chứng khoán. Nhờ có hệ thống cảnh báo sớm, cả Ủy ban chứng khóan và công ty chứng khoán có thể nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm về sự suy giảm chỉ tiêu an toàn tài chính. Hiện SSC đang xử lý 21 công ty chứng khoán; trong đó đặt 5 công ty chứng khoán vào diện cảnh báo, 7 công ty vào diện kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán, yêu cầu tạm ngừng hoạt động 2 công ty chứng khoán và mở 9 thủ tục rút giấy phép hoạt động của 3 công ty chứng khoán: Hà Nội, Hà Nội Trường Sơn và Hà Nội BETA. Vì vậy yêu cầu hiện nay là các công ty chứng khoán phải nhận thức được rằng để tồn tại họ chỉ còn cách nâng cao quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, công khai minh bạch. 2.1.2. Các yếu tố kinh tế Theo các số liệu thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 6.5% và dự tính năm 2012 là 5.8 % cho dù hiện tại kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ cấp… giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại. 2.1.3. Môi trường công nghệ Có thể nói Việt Nam đã ứng dụng được rất nhiều thành tựu công nghệ vào nền kinh tế, đặc biệt công nghệ đã đem đến cho ngành tài chính nói chung và ngành chứng khoán nói riêng những lợi ích vô cùng to lớn. Công nghệ thông tin phát triển mạnh làm tiền đề cho việc minh bạch công khai thông tin trên thị trường, đảm bảo tốt hơn tính hiệu quả của nó. Các giao dịch chứng khoán không cần thiết phải thực hiện tài sàn chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể thực hiện quyết định đầu tư của mình toàn bộ thông qua Internet hoặc điện thoại. 2.1.4. Môi trường thế giới Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới bị chững lại và kéo dài cho đến hiện nay. Những ảnh hưởng tiêu cực của 10 sự khủng hoảng này đã lan tỏa đến tất cả các ngành. Đặc biệt chứng khoán có lẽ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì thị trường chứng khóan được coi như phong vũ biểu của nền kinh tế 2.2. Môi trường cạnh tranh Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có tống vốn hóa tương đương trên 40 tỷ USD, có thể nói là lớn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên trong nhiều năm nay, khối lượng giao dịch chỉ tương đương vài trăm triệu USD. Với khối lượng giao dịch ít ỏi như vậy, có tới 105 CTCK cạnh tranh với nhau để làm dịch vụ là quá nhiều. Chính vì vậy, tình trạng các CTCK thua lỗ, phá sản, chấm dứt hoạt động là điều có thể thấy được. Từ cuối năm 2011, UBCKNN đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trọng tâm chính là tổ chức lại các công cụ của thị trường, các CTCK. Cũng từ thời điểm đó TTCK đã có dấu hiệu lao dốc, gần như tất cả các CTCK đều rơi vào thua lỗ, nhiều lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của CTCK rơi vào vòng lao lý. Đến nay, vẫn còn có những CTCK rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt và nếu không khắc phục được thua lỗ, cũng sẽ bị rút giấy phép hoạt động. Năm 2010 Bộ Tài Chính đã có đã có Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định về điều kiện hoạt động của CTCK. Nếu các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng thấp hơn 150% sẽ bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và sau 6 tháng nếu không thay đổi được sẽ bị thu hồi giấy phép. Theo một số chuyên gia, nhu cầu thị trường hiện nay chỉ cần khoảng 30-40 CTCK là đủ. Vậy đến hết năm 2014 sẽ có tới trên 60 CTCK phải tự cơ cấu, hoặc giải thể, sáp nhập nếu không sẽ bị thu hồi giấy phép. Đó là tương lai chắc chắn của các CTCK Việt Nam. Bởi vì cho đến thời điểm này có chưa đến 10% CTCK bù đủ chi phí và có lãi. [...]... như ACBS, Techcom SC, VCBS, VPBS chưa cổ phần hóa, Agriseco vốn 2.120 tỷ nhưng Agribank đã nắm 75% vốn Cổ đông của HSC đa phần là các quỹ trong khi cổ đông của VND bị pha loãng nhiều 12 Hiện tại ông Hưng trực tiếp nắm giữ 294.000 cổ phiếu SSI nhưng công ty TNHH NDH của ông Hưng đang nắm giữ gần 29 triệu cổ phiếu SSI, gần 3,86 triệu cổ phiếu PAN và gần 1,84 triệu cổ phiếu SSC Năm 2013 ông Hưng quay lại... và sẽ trả cổ tức cao 16 Hiện nay giá cổ phiếu của ngành chứng khoán trung bình vào khoảng 13.000 VNĐ /cổ phiếu và mức P/E trung bình là 12.4 So sánh với mức trung bình này của thị trường thì giá cổ phiếu của SSI đang ở mức cao thứ 2 của ngành là 18.000VNĐ /cổ phiếu, tương ứng là P/E cũng cao hơn trung bình ngành Điều này cho thấy rằng kỳ vọng của NĐT với cổ phiếu SSI là tương đối tốt, 4.5 Chỉ tiêu tăng... cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao 16... III: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 3.1 Vị thế của công ty SSI là CTCK có định hướng phát triển nghiệp vụ tư vấn tài chính theo hướng dịch vụ ngân hàng đầu tư rõ ràng nhất hiện nay với nhiều loại hình tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước cụ thể: tư vấn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tư vấn phát hành trái phiếu thưởng, tư vấn phát hành cổ phiếu. .. SSI trong năm 2013 xoay quanh mức điểm này 3.3.2 Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Hồng Nam là em ông Nguyễn Duy Hưng, hiện đang làm Phó TGĐ kiêm thành viên HĐQT Chứng khoán SSI Ông Nam hiện đang nắm giữ hơn 15,77 triệu cổ phiếu SSI, giá trị tài sản đạt 273 tỷ đồng, tăng 16 tỷ so với năm trước Ông Nam là người sở hữu tài sản lớn thứ 55 trong danh sách 200 người giàu nhất TTCK Việt Nam 13 PHẦN IV: PHÂN TÍCH... không cao như HSX nguyên nhân một phần là khách hàng tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị giao dịch của SSI trong khi cổ phiếu tại HNX chưa nhận được nhiều quan tâm của đối tượng khách hàng này và quan điểm đầu tư của những khách hàng tổ chức là đầu tư dài hạn hạn chế đầu tư vào những cổ phiếu biến động mạnh theo thị trường 3.2 Chiến lược của công ty - Duy trì vị trí số 1 về thị phần môi giới tại... thì ROA của SSI là tương đối tốt, ngoại trừ năm 2011 Tuy nhiên khi so sánh giữa các năm thì tỷ số này của doanh nghiệp lại đang có chiều hướng giảm dần từ 2009 đến nay So sánh với ROE của trung bình ngành là 7% thì SSI dường như đã thành công trong việc tạo ra lợi ích cho cổ đông, tuy nhiên ROE của công ty cũng có xu hướng giảm dần 4.4 Nhóm chỉ số lợi nhuận Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường... khách hàng nước ngoài của SSI khá nhiều SSI luôn dẫn đầu thị trường về khả năng dàn xếp các giao dịch thỏa thuận có giá trị lớn đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong và ngoài nước - Hoạt động môi giới của SSI khá ổn định qua các năm, cho thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với hoạt động môi giới của SSI nên nguồn thu từ hoạt động môi giới ổn định 11 Thị phần môi giới của SSI tại HNX không cao như... chuyên thực hiện các vụ M&A các công ty nông nghiệp có chuỗi liên kết với nhau (xem thêm) Năm 2013 cũng là năm đại thắng của SSI khi công ty này mang về 24 giải tại cuộc Bình chọn AsiaMoney Broker Poll 2013 trong đó SSI được giảiCTCK tốt nhất Việt Nam Mặc dù vậy giá cổ phiếu SSI không biến động nhiều trong năm 2013, và giá trị tài sản của ông Hưng tăng 31 tỷ trong năm 2013, đạt 502 tỷ đồng Ông Hưng... hoạt động được SSI khá quan tâm, đóng góp 13% vào tổng doanh thu năm 2012 và doanh thu tăng 13% với năm 2011 Năm 2012 SSI vẫn giữ được thị phần môi giới khá tốt ở HNX với vị trí thứ 6 tăng 1 bậc so với năm 2011, nhưng ở sàn HSX thì thị phần môi giới chỉ đạt 10% giảm 3% so với năm 2011 và nhường vị trí dẫn đầu cho HCM Hoạt động môi giới của SSI được đánh giá cao bởi những lý do sau: - SSI có điểm mạnh . và như thế nào sẽ đầu tư vào một mã cổ phiếu trên thị trường, bài tiểu luận đã lấy ví dụ về mã cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn để phân tích. Vì số liệu báo cáo nă 2013. trực tiếp nắm giữ 294.000 cổ phiếu SSI nhưng công ty TNHH NDH của ông Hưng đang nắm giữ gần 29 triệu cổ phiếu SSI, gần 3,86 triệu cổ phiếu PAN và gần 1,84 triệu cổ phiếu SSC. Năm 2013 ông Hưng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU SSI Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung

Ngày đăng: 24/05/2015, 16:19

Mục lục

    PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI)

    1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

    PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

    2.1. Môi trường vĩ mô

    2.1.1. Chính trị - Pháp luật

    2.1.2. Các yếu tố kinh tế

    2.1.3. Môi trường công nghệ

    2.1.4. Môi trường thế giới

    2.2. Môi trường cạnh tranh

    PHẦN III: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan