Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và cách mạng khoa họccông nghệ, hoạt động của các Công ty đa quốc gia – MNCs (Multinational Coporations) hay MNEs (Multinational enterprises) đã, đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học công nghệ và kĩ thuật tiên tiến, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và cũng là hình mẫucủa các tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang càng ngày càng thâm nhập một cách mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang và kém phát triển.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và cáchmạng khoa học-công nghệ, hoạt động của các Công ty đa quốc gia – MNCs
(Multinational Coporations) hay MNEs (Multinational enterprises) đã, đang
và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọilĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội trên toàn thế giới Chúng là lực lượngchủ chốt trong truyền tải khoa học công nghệ và kĩ thuật tiên tiến, cơ cấu lạinền kinh tế thế giới và cũng là hình mẫucủa các tổ chức sản xuất hàng hoáhiện đại Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang càng ngày càng thâm nhậpmột cách mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia cónền kinh tế đang và kém phát triển
Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhaucủa nền kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc
và lớn lao trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế thế giới Các công ty đa quốcgia đã ngày càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thếgiới Các công ty lớn mạnh có nguồn tài chính dồi dào để phục vụ cho quan
hệ công chúng và vận động hành lang chính trị, có các nhà chính trị đại diệncho nêncũng có thể có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế và nền kinh tếkhu vực Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các công ty đaquốc gia đóng vai trò then chốt
Trang 2Trong toàn cầu hoá kinh tế thế giới, công ty đa quốc gia là động lựcquan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giớinói chung và cho từng quốc gia nói riêng Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia,chúng góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấukinh tế ngành thông qua chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, mởrộng thị trường, nâng cao trình độ quản lý góp phần tăng trưởng cho các nềnkinh tế Các công ty đa quốc gia cũng có tác động tích cực đến các hoạtđộng thương mại, đầu tư trực tiếp, nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác.
Một trong số những vấn đề mà người ta nghĩ đến khi nhắc đến cáccông ty đa quốc gia chính là hiện tượng chuyển giá Chuyển giá là mộttrong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại ở ViệtNam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuấthiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá Hiện tượng này không chỉgây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợinhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà (do giá trị góp vốn của họ thấp)
mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế Do các quy luật của thịtrường tự do nên chuyển giá đã gây ra không ít nhiễu loạn trong quá trìnhlưu thông Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Trang 3Sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh
tế các nước đang phát triển là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế; đồng thời, cũng đặt nền kinh tếcác nước này,trong đó có Việt Nam, trước nhiều thách thức Bên cạnh những ảnh hưởngkhông tốt (họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chínhphủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội), thì các công ty đa quốc gialại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạocông ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trênhết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức Chính sự quốc tế hóa hoạt độngkinh doanh của các công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác độngđến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI)
Với các câu hỏi đặt ra như: Chiến lược thâm nhập của các công ty đaquốc gia tác động tới nền kinh tế các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam như thế nào? Chúng ta cần có giải pháp gì để hạn chế những tác độngtiêu cực và khai thác có hiệu quả tác động tích cực từ các công ty đa quốcgia?Các hình thức và thủ đoạn “chuyển giá” mà các công ty đa quốc gia ápdụng vào các nước nhận đầu tư? Làm rõ được những nội dung này thực sựlàvấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.Chính vì
lí do đó, nhóm em đã chọn đề tài: ”Chiến lược thâm nhập của các công ty đa
Trang 4quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư” làm tiểu luận
môn Tài chính tiền tệ
Bài tiểu luận bao gồm ba chương: chương I khái quát, đưa ra nhữngnhận định chung nhất về công ty đa quốc gia, để từ đó hiểu được và có cáinhìn tổng thể về các chiến lược thâm nhập vào các nước đang phát triển vàthủ đoạn chuyển giá của chúng sẽ được giới thiệu trong chương II và III,với những tác động tích cực cũng như những hệ lụy mà chúng mang lại cho
nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế các quốc gia mà chúng có trụ sở
Trang 5Phần I Tổng quan về công ty đa quốc gia
1 Khái quát về công ty đa quốc gia:
1.1 Nguyên nhân ra đời của Công ty đa quốc gia:
Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia Công tyquốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty nàythuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại.Việc kinh doanh của
họ ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càngnhiều và chất lượng cao hơn Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhậpquốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhautạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích:
Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản Công ty nhờ việckhai thác các tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồnnguyên liệu và nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế,bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngànhkhông muốn chuyển giao cũng là lý do mở rộng khu vực sản xuất
Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trướcnhững rủi ro Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảohiểm, chu kỳ cung cầu… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi
Trang 6chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạmphát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ… Giảm thiểu sựkhông ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộmậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứngnhanh nhu cầu người tiêu dung.
Cuối cùng là, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệchế tạo trực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấpcho phép sử dụng bằng sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và giatăng theo sản xuất), điều này cho phép họ độc quyền sản xuất và trực tiếpbán sản phẩm ở nước ngoài
Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành
kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy… đòi hỏinhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sứcđáp ứng cho nên sự ra đời của công ty đa quốc gia là cần thiết
1.2 Khái niệm công ty đa quốc gia:
KN1: MNC (Multinational Corporation): Là khái niệm để chỉcác công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia Viếttắt là MNC, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia Công
ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các
Trang 7nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc gia đóng một vai tròquan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.
KN2: Công ty đa quốc gia là công ty có hoạt động sản xuấtkinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọntrong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh vàcung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có Công ty có mặtlên đến hơn trăm quốc gia khác nhau
KN3: Công ty đa quốc gia (MNC) là tổ chức sản xuất kinhdoanh dịch vụ và khoa học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệpđịnh Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tưnhân ở các nước khác nhau
1.3 Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc):
Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sảnphẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ:McDonalds)
Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ởmột số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của
nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas)
Trang 8 Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ởcác nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiềudọc (ví dụ: Microsoft)
2 Đặc điểm của công ty đa quốc gia:
2.1 Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn
Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đaquốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khácnhau đối với tài sản của công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu Sựliên kết giữa các doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia nhằm mục tiêuquan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh
Vì vậy sau khi thành lập công ty đa quốc gia, các công tythành viên pháttriển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đótổng tài sản cũng tăng lên đáng kể
Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi vàquyết định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các
kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu Do đó, tạo khả năngsinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượttrội so với các đối thủ Các công ty đa quốc gia cũng thường thu hút mộtlượng lớn lao động ở chính quốc và các quốc gia khác
Trang 92.2 Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực:
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngânhàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ… là xuhướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia
Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạonhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim,hóa chất, luyện kim, ngân hàng,…
Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quantrong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoahọc và sản xuất đã tăng thêm lợi thế so sánh cho các công ty đa quốc giatrong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận
2.3 Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn:
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệpthương Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanhnghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập Do đó các mệnh lệnh hànhchính không được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia Cácdoanh nghiệp là thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độclập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổđông
Trang 10Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng Trước hết vốntrong công ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu,bao gồm cả vốn tư nhân và vốn nhà nước Quyền sở hữu vốn trong công
ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công tythành viên vào công ty mẹ
2.4 Đặc điểm xu hướng phát triển:
Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: trong hoạt động đầu tư của mình có
sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chếbiến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng laođộng nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kĩ thuật vàcông nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tàichính ngân hàng, y tế, giáo dục…
Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sựphát triển của kinh tế thế giới: Hiện nay các công ty đa quốc gia chiếmđến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10thành quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới;chiếm 95% hoạt động XNK lao động quốc tế… và các công ty đa quốcgia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tếtoàn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới
Trang 11Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnhtranh: Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bướcphát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, cáccông ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp Đó là sự thiếtlập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sứccùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó.
Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lượcmới của mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiềuchủng loại sản phầm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau đểgiảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạngkinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút Một sốkhác lại “ thu hẹp chiến tuyến”, loại bỏ các hoạt động sản xuất “ngoại vi”,dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên môn của mình
Trang 123 Vai trò của các công ty đa quốc gia:
3.1 Vai trò tích cực của các công ty đa quốc gia:
Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩythương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nềnkinh tế thế giới Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hànghoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đaquốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trongtổng giá trị thương mại nhiều nước Trong những năm gần đây, với chiếnlược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa cácnước với nhau
gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển:
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiệnqua kênh đẩu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia Các công ty đaquốc gia thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông quatham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hóa sản xuất Các cản trở về đẩy
Trang 13mạnh tự do hóa đầu tư đã được tháo bỏ, để các nước trên thế giới cùngđược tham gia vào quá trình tự do hóa kinh tế quốc tế Với lợi thế củamình về nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thịtrường rộng lớn, các công ty đa quốc gia luôn tích cực đầu tư ra nướcngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu Xu hướng sátnhập, mua lại và thôn tính các công ty khác của các công ty đa quốc giatăng nhanh hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới để mở rộng đầu
tư ra thị trường ngoài nước Chính xu thế gia tăng này là nguyên nhânquan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài
Ngoài ra chúng ta cũng phải nói tới sự tích lũy về vốn ở các nước chủnhà Với thế mạnh về vốn các công ty đa quốc gia đóng vai trò là độnglực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà Nước chủ nhà có thể tăngcường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình Vai trò này của công ty đaquốc gia cũng được thể hiện qua nhiều khía cạnh
Tóm lại, công ty đa quốc gia đóng vai trò rất to lớn trong hoạt độngđầu tư quốc tế Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì công ty đa quốcgia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới Mặtkhác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì công ty đa quốc gia góp phần làmtăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà
• Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế:
Trang 14Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty
đa quốc gia cũng ngày càng cao Với tỷ trọng lớn trong thương mại thếgiới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấuhàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới
• Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm:
Các công ty đa quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với phát triểnnguồn nhân lực và tạo việc làm ở các nước phát triển và các nước đangphát triển Một vai trò quan trọng khác phải nhắc tới là công ty đa quốcgia tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động phụ nữ ở các nướcđang phát triển Hơn nữa tiền lương và điều kiện lao động ở các công ty
đa quốc gia thường cao hơn tiền lương và điều kiện lao động ở các công
ty nội địa
• Công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ:
Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thịtrường và giứ thế độc quyền Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ranước ngoài các công ty đa quốc gia thường có những phương thức vànhững kênh riêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ củamình Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thếgiới các công ty đa quốc gia còn biết cách sử dụng và khai thác các công
Trang 15nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằm duy trì vị trí độc quyền trên thịtrường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khả năng lũng đoạn thị trường.
Thông qua hoạt động sản xuất, thương mại các công ty đa quốc gia đãkhông ngừng có những phát minh, sáng chế và phổ biến những kinhnghiệm về quản lý, các ý tưởng mới, và các sáng tạo khác trên phạm vitoàn cầu Có thể nói tính sáng tạo là đặc trưng riêng của các công ty đaquốc gia mà không tổ chức nào có được Tuy nhiên, quá trình chuyển giaocông nghệ thường đi kèm với quá trình độc quyền hoá Do đó, các nướcđang phát triển trong quá trình tiếp nhận công nghệ cần nhận thức rõ vaitrò của các công ty đa quốc gia đồng thời có những đối sách thích hợp đểvừa phát huy tối đa tác dụng tích cực của công ty này đối với nền kinh tếvừa hạn chế sự kìm hãm của chúng
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
Tác động tiêu cực từ nguồn vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia đốivới các nước đang phát triển được thể hiện qua nhiều khía cạnh:
Thứ nhất, các công ty đa quốc gia gặt hái nhiều lợi nhuận ở các nước
đang phát triển nhờ vị trí siêu độc quyền của họ trong các nền kinh tế này.Tuy nhiên phần lớn các khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài chocông ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước chủ nhà
Trang 16Thứ hai, các Công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển
giao công nghệ cho công ty con Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vàomáy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước Cáccông ty đa quốc gia làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước đangphát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công tynày Các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư, lập nhiều khu công nghiệp,các nhà máy chế tạo sản phẩm Các quy trình đều do các công ty mẹ nắmgiữ và được chuyển giao dần dần cho các nước đang phát triển Đồng thờicác công ty đa quốc gia cũng nắm giữ những đường dây tiêu thụ hàng hóa từcác nước phát triển Chính vì vậy nước đang phát triển càng dựa nhiều vàođầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia thì sự phụ thuộc về kinh tếngày càng lớn
Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở
nước chủ nhà nhiều hơn so với các công ty trong nước Đây cũng được coi làmột trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công tytrong nước luôn kém hơn các công ty đa quốc gia này Một khía cạnh khácnữa là đầu tư vào các nước đang phát triển của các công ty đa quốc gia cóthể xảy ra tình trạng khiến các công ty nội địa đi tới phá sản do các công ty
đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi khi còn được hưởngnhững ưu đãi lớn hơn so với công ty nôi địa Như vậy các nước này cần phải
Trang 17xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơ chế luật pháp đảm bảo chodoanh nghiệp trong nước không bị bất lợi hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ tư, nhiều công ty đa quốc gia còn không góp phần thúc đẩy kỹ năng
kinh doanh ở nước chủ nhà, bởi lẽ họ thâm nhập vào thị trường các nướcđang phát triển bằng con đường mua lại doanh nghiệp trong nước hoặc sửdụng nguồn lực vượt trội của mình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước
Thứ năm, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các công ty đa quốc
gia còn gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển Doanh nghiệpnhư người dân ở Ilo, Peru bị mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều vấn đề sứckhỏe khác do ô nhiễm không khí và nguồn nước từ một nhà máy đúc đồngthuộc 3 tập đoàn lớn của Mỹ, mỗi ngày nhà máy này thải vào không khí
2000 tấn Sunphuadioxit, gấp 10 – 15 lần so với mức cho phép ở Mỹ Cácnhà phê bình còn cho rằng nhân công ở các nhà máy này chỉ được trả lươngrất thấp, điều kiện làm việc, quy định về y tế, an toàn lao động đều thấp hơn
so với Mỹ Các công ty đa quốc gia trong một số trường hợp cũng thông quađầu tư nước ngoài để “ xuất khẩu ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển– nơi mà luật pháp và các biện pháp cưỡng chế bảo vệ môi trường khác chặtchẽ - sang các nước đang phát triển – nơi mà luật pháp và các biện phápcưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu
Trang 18Thứ sáu, tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước nhận đầu
tư cũng là một tác đông tiêu cực cần phải nhắc tới ở đây Thường tiền lươngcủa nhân công, lao đông làm trong các công ty liên doang bao giờ cũng caohơn mức trung bình ở địa phương
Thứ bảy, một tác động tiêu cực khác của các công ty đa quốc gia là can
thiệp vào nền chính trị của các nước nhận đầu tư thông qua một số cách khácnhau Tuy vậy, thường thì các công ty đa quốc gia đánh giá cao sự ổn địnhchính trị của một nước, như vậy họ có thể yên tâm đặt lòng tin và đầu tư vàonước đó Ngoài ra các công ty đa quốc gia còn có ảnh hưởng tới cơ cấu xãhội của nước nhận đầu tư Khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào một nướcthì sẽ tạo ra việc làm, thu nhập cho số đông người dân nước đó, những người
đó có thu nhập và địa vị ổn định trong xã hội, còn lại một phần lớn nhữngngười không hòa nhập vào xã hội công nghiệp và do đó tạo ra sự phân cấptrong xã hội khá rõ rệt
Trang 19Phần II Chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty đa quốc gia
Trong những thập kỷ vừa qua các Công ty đa quốc gia (MNCs) đã đầu tưhàng tỷ USD ra nước ngoài theo hình thức đầu tư song phương: Hoa Kỳ đầu
tư vào Cộng đồng kinh tế Châu Âu và ngược lại; Nhật Bản đầu tư vào Hoa
Kỳ và ngược lại; Canada đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ và ngược lại,…
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, MNCs đã chuyển hướng đầu tư vàocác nước đang phát triển và những nước đang chuyển từ nền kinh tế tậptrung sang nền kinh tế thị trường Ví dụ trong giai đoạn 1991-1995, Công tyVolkswagen đã đầu tư 6 tỷ USD vào nhà sản xuất ô tô Skoda của Cộng HoàCzech; hoặc Opel (Đức) đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô trịgiá 680 triệu USD tại Đông Đức Sự chuyển hướng đầu tư này bắt nguồn từmột số lý do như sau: triển vọng sinh lời tại những thị trường này cao dùrằng những rủi ro về kinh tế và chính trị còn lớn; các chương trình tư nhânhóa được tiến hành rộng khắp tại các nước Nam Mỹ và đây là một cơ hộicho MNCs thâm nhập vào khu vực này; mặt khác, sự tăng trưởng mạnh mẽ
và đầy triển vọng của Nhật Bản trong thập niên 80 của thế kỷ 20 đã dẫn đếnviệc đầu tư vốn của Nhật ra thị trường nước ngoài Với sự phát triển mạnh
mẽ của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học - công nghệ, hoạt động của
Trang 20MNCs đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tácđộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc tế.Chúng là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học, kỹ thuật và côngnghệ, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới, và là mẫu hình thực hiện kiểu tổ chứcsản xuất hàng hoá hiện đại.
Với các câu hỏi đặt ra như: Quá trình thâm nhập của MNCs tác động tớinền kinh tế các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam như thế nào?Chúng ta cần có giải pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực và khaithác có hiệu quả tác động tích cực từ MNCs? Làm rõ được những nội dungnày thực sự là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận vàthực tiễn
Trang 211 Khái quát về thâm nhập thi trường:
Thâm nhập thị trường của MNCs là chiến lược của những công ty (doanh nghiệp) lớn, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia bằng việc mở rộng thị trường dưới nhiều hình thức, nhằm hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường sản phẩm để thu lợi nhuận độc quyền.
MNCs hoàn toàn khác biệt với những công ty nội địa (những công tygiới hạn hoạt động của mình chỉ ở thị trường nội địa) ở chỗ MNC không baogiờ giới hạn hoạt động của mình trên cơ sở thị trường nội địa.MNC đưa raquyết định dựa trên cơ sở vì lợi ích của nó hơn là lợi ích quốc gia Thậm chíMNC sẵn sàng chuyển giao ngân quỹ và tạo ra công ăn việc làm tại hảingoại thay vì tại quốc gia nó ra đời nếu như nó tìm được lợi nhuận hấp dẫnhơn ở thị trường nước ngoài Ví dụ IBM đã biệt phái khoảng 120 chuyên gia
và 10 tỷ USD sang EC để đầu tư cho hoạt động kinh doanh viễn thông tạiđây trong vòng một năm (Robert B Reich, “Who is them?” HarvardBusiness review, March-April 1991, p.77) thay vì đầu tư tại Hoa Kỳ
Chiến lược này không chỉ được một mình IBM áp dụng Nhiều công tykhác trong qúa trình đầu tư của mình đã tạo nên nhiều công ăn việc làm tạithị trường hải ngoại Ví dụ tại Nhật Bản, Xerox đã có trên 12.000 lao động,Texas Instrument có hơn 5.000 lao động, Hewlett – Parkard có trên 3.000
Trang 22lao động Nói chung nhiều công ty Hoa Kỳ đã thuê một lực lượng lao động
là người Nhật một cách đáng kể Tình trạng của các công ty ngoại quốc kinhdoanh tại thị trường Hoa Kỳ cũng đã nói lên một điều tương tự Cụ thể, năm
1990 có khoảng 640 công ty tại Hoa Kỳ thuộc sở hữu hoàn toàn, hoặc mộtphần bởi người Nhật, và những công ty này đã sử dụng khoảng 160.000công nhân là người Mỹ, và hơn 100 liên doanh Nhật – Mỹ cũng đã thiết lậptrong năm 1990 Đến cuối thế kỷ thứ 20, có trên 800.000 nhân công Hoa Kỳlàm việc tại các công ty Nhật Bản Nếu xét tổng quát thì các công ty cónguồn gốc nước ngoài cho đến năm 1989 đã sử dụng khoảng 3 triệu nhâncông người Mỹ Cũng trong năm 1989, số lượng công việc được tạo ra bởicác công ty sản xuất có nguồn gốc nước ngoài đã cao hơn số lượng côngviệc được tạo ra bởi các công ty có nguồn gốc Hoa Kỳ
Đôi khi một số dự án kinh doanh quốc tế lại sử dụng nhân công từ hàngloạt nước khác Ví dụ, một loại xe hơi thể thao của Mazda, loại MX – 5Miata, được thiết kế tại California, nhưng chi tiết được tạo ra tại Anh, lắpráp tại Michigan và Mehico, loại xe hơi này lại sử dụng các bộ phận điện tửđược sáng chế tại New Jersey và được chế tạo tại Nhật Bản Tương tự nhưvậy, loại xe ăn khách của Chevrolet – Geo Metro – được thiết kế tại NhậtBản, và chế tạo tại Canada bởi một nhà máy do công ty Suzuki sở hữu Hoặctrong trường hợp của Boeing thì loại máy bay này được thiết kế tại bang
Trang 23Washington và Nhật Bản, nhưng lắp ráp tại Seatle với chóp đuôi làm từCanada, một số chi tiết phần đuôi lại được sản xuất tại Trung Quốc và Italy,
và đầu máy thì được làm từ Anh Nói cách khác, MNC tiến hành các hoạtđộng và thoả thuận sao cho nó có lợi nhất, thậm chí điều này sẽ dẫn đến sựhợp tác của nhiều công ty thuộc từ 3 cho đến 4 quốc gia khác nhau Điều này
là một thực tế hiển nhiên được tiến hành bởi MNCs bất kể quy mô của nó làlớn hay nhỏ
Trang 242 Các hình thức thâm nhập thị trường:
Quá trình này thường thể hiện qua một trong 6 hình thức sau: xuất khẩu;
dự án trao tay (turnkey project), nhượng quyền (licencing); chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh (franchising); liên doanh; doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu nước ngoài (100% vốn nước ngoài) nhằm đánh dấu sự có mặt
Trang 25của MNCs trong quá trình thâm nhập thị trường Như vậy, để tiến hành quátrình thâm nhập thì trường, MNCs có nhiều cách lựa chọn hình thức sở hữu,
từ việc sở hữu 100% vốn cho đến việc mua cổ phần từ đa số đến thiểu số.Với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng mãnh liệt, rủi ro khi bước vào thịtrường, sự phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng… nhiều công ty xem xétviệc hợp tác hay liên minh quốc tế giữa các công ty như là một cứu cánh đểgiảm thiểu rủi ro Các hình thức hoạt động đó sẽ được phân tích sau đây:
2.1 Sở hữu 100% vốn:
Đối với nhiều MNC giải pháp lập một chi nhánh 100% vốn là một giảipháp được nghĩ đến đầu tiên khi tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp Điềunày xuất phát từ một số lý do: (i) Tư tưởng vị tộc khi định hướng chiến lượckinh doanh quốc tế; (ii) Vấn đề tài chính Ví dụ, một số quản trị gia của IBMcho rằng nếu họ chia sẻ một phần sở hữu của họ cho phía đối tác nướcngoài, họ sẽ tạo ra một tiền lệ cho việc chia sẻ quyền sở hữu và kiểm soátvới đơn vị kinh doanh bản xứ và điều này thường dẫn đến một sự gia tăngphí tổn cao hơn là những lợi ích có thể có được
Để có thể có một quyết định hợp lý khi quyết định mức độ mở rộngquyền sở hữu, quản trị gia của MNCs thường phải xem xét một mức độ kiểmsoát như thế nào là cần thiết cho sự thành công của công ty trong hoạt độngkinh doanh và marketing quốc tế Thông thường việc sở hữu 100% vốn là
Trang 26một điều mong đợi nhiều nhất nhưng không phải lúc nào cũng nhất thiết nhưvậy Thật ra việc sở hữu 100% vốn thật sự cần thiết khi có một mối liên hệrất mật thiết tồn tại giữa các đơn vị trong một MNC.
Tuy nhiên một điều mà MNCs cần lưu ý đó là hình thức 100% vốn cóthể gặp một số trở ngại xuất phát từ sự không thiện cảm của môi trườngquốc tế: Nhà nước có thể giới hạn hoạt động kinh doanh trong một số lĩnhvực, có chính sách phân biệt trong đối xử, hạn chế việc chuyển giao lợinhuận trở về nước…
2.2 Liên minh chiến lược:
Liên minh chiến lược là một hình thức hợp tác chính thức hay phi chínhthức giữa hai hay nhiều hơn hai công ty có cùng một mục tiêu kinh doanh.Liên minh chiến lược có thể thực hiện theo các mức độ từ phi chính thức chođến cùng tham gia cổ phần
Lý do để thực hiện một liên minh chiến lược cũng rất đa dạng: (i) Mong
muốn xâm nhập và mở rộng thị trường: tại Nhật Bản, Motorola đã phối hợp
hoạt động với Toshiba trong việc sản xuất chip điện tử nhằm giành lấy một
thị phần lớn hơn; (ii) Nhằm bảo vệ thị trường nội địa: Ví dụ, do không có
những đơn hàng xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân, Bechtel Group
đã liên kết với Siemens của Đức để cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy
Trang 27hiện hữu tại Hoa Kỳ; (iii) Chia sẻ các rủi ro trong những nỗ lực sản xuất và
phát triển: Texas Instrument và Hitachi đã thành lập chung một nhóm phát
triển những loại chip bộ nhớ thế hệ mới; (iv) Thực hiện liên minh chiến lược
nhằm ngăn chặn và vượt qua đối thủ cạnh tranh: Ví dụ, Caterpillar đã thiết
lập một liên doanh với Mitsubishi trong việc sản xuất các thiết bị trong côngnghiệp nặng để phản công lại đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên toàn cầu củamình là công ty Komatsu ngay trên quê hương của nó
Các hình thức của liên minh chiến lược bao gồm:
- Hợp tác phi chính thức: Theo hình thức này các đối tác sẽ làm
việc với nhau theo một thỏa thuận ràng buộc (có thể diễn ra theohình thức trao đổi thông tin về sản phẩm mới, công nghệ, kỹthuật, trao đổi chuyên gia) Sự hợp tác theo hình thức này thườngthích hợp cho những đối tác thực sự không đe dọa lẫn nhau tại thịtrường của mỗi nước và quy mô của những đối tác này ở dạngtrung bình
- Hợp tác theo hợp đồng: Theo hình thức này, các đối tác có thể ký
các hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và pháttriển, marketing…Thỏa thuận này cho phép cả hai có thể thựchiện được các mục tiêu của cả đôi bên Các công ty cũng có thể
Trang 28thực hiện các thỏa thuận hai chiều để mỗi bên có thể khai thác thịtrường lẫn nhau Ví dụ, AT & T và Olivetti đã có những thỏathuận về marketing chéo cho nhau tại cả hai thị trường Hoa Kỳ
và Châu Âu Trong lĩnh vực dịch vụ, các hãng hàng không đã cónhững thỏa thuận cho phép đối tác sử dụng các trung tâm bay củanhau, phối hợp lịch bay, và sử dụng chung loại vé
- Mua cổ phần: Nhiều MNC đã thực hiện việc mua cổ phần thiểu
số tại những công ty có tầm quan trọng chiến lược với họ nhằmđảm bảo việc gắn bó lợi ích với những nhà cung cấp Ví dụ IBM
đã mua 12% cổ phần của Intel; Ford đã mua 25% cổ phần củaMazda Các đối tác này vẫn tiếp tục hoạt động một cách riêng lẻnhư một thực thể độc lập nhưng sẽ thụ hưởng thế mạnh đượccung cấp từ đối tác của mình Ví dụ, nhờ vào sự hợp tác vớiMazda, Ford đã có một sự hỗ trợ rất tốt trong việc thiết kế và sảnxuất các loại xe, trong khi đó Mazda đã gia tăng khả năng xâmnhập thị trường tại Hoa Kỳ Tương tự như vậy, trong lĩnh vực xehơi, Mitsubishi Motor đã sở hữu 10.2% cổ phần của Chrysler,Honda sở hữu 20% cổ phần của Rover (Anh)
Trang 292.3 Liên doanh:
Liên doanh là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai Công ty cùng gópvốn để hình thành nên một đơn vị kinh doanh, mức độ kiểm soát của mỗibên tùy thuộc vào mức độ góp vốn của họ và họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm
vi phần góp vốn của mình Các lý do khiến một MNC phải thực hiện hìnhthức liên doanh là do: (i) Luật pháp của nước sở tại buộc MNC phải thựchiện hình thức liên doanh trong một số ngành; (ii) Một phía đối tác phải cầnđến kỹ năng hoặc các tài sản hữu hình và vô hình của phía bên kia; (iii) việcthực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêuchiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau Ví dụ liêndoanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy NewUnited Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa
Kỳ, ngược lại GMC có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trongquản trị từ phía đối tác Nhật Bản
Một liên doanh chỉ được xem là có hiệu quả một khi sự hợp nhất nguồnlực của các đối tác có thể tạo ra một kết quả cao hơn so với năng lực riêng lẻcủa từng đối tác.Ví dụ một công ty có thể có những tiến bộ kỹ thuật mớinhưng lại thiếu vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể dùng hình thứcliên doanh để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật này nhanh hơn hoặc xâm nhập thịtrường một cách dễ dàng hơn Hình thức liên doanh cũng cho phép một công
Trang 30ty nước ngoài có thể thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Nhà nước và các
tổ chức sở tại (ví dụ như công đoàn, hoặc các tổ chức tài chính); đặc biệt nếumột liên doanh được thiết lập giữa một MNC và đối tác sở tại là một doanhnghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thì liên doanh này càng có những thuận lợinhư được hưởng những ưu đãi về tài chính, sự hỗ trợ của chính phủ Mốiquan hệ giữa một đối tác trong nước với các tổ chức tài chính địa phươngcũng cho phép liên doanh có thể tiếp cận với thị trường tài chính tại chỗ.Ngoài những thuận lợi nêu trên, hình thức liên doanh còn cho phép MNCs
có thể chia sẻ rủi ro khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới
Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều liên doanh đã bị thất bại Các nguyênnhân gây ra thất bại thường là: sự mâu thuẩn về quyền lợi, sự bất đồng trongviệc phân phối lợi nhuận, mối quan hệ truyền thông giữa các đối tác khôngtốt, tầm nhìn chiến lược khác nhau, sự mâu thuẩn về phương diện văn hóa…
Để tiến hành thiết lập và quản lý một liên doanh thành công, nhiều nhà quản
lý đã đề ra một số khuyến cáo như trong quá trình thương lượng để lập liêndoanh như sau: (i) Phải tìm đúng đối tác để thiếp lập liên doanh; (ii) Xácđịnh rõ mục tiêu của liên doanh và thời gian kéo dài của nó; (iii) Giải quyết
và xác định rõ ràng vấn đề quyền sở hữu, kiểm soát, và quản lý; (iv) Xácđịnh rõ cấu trúc tài chính và các chính sách tài chính; (v) Xác định chínhsách sử dụng nhân sự và đào tạo; (vi) Xây dựng nhiệm vụ sản xuất rõ ràng;
Trang 31(vii) Xác định các nội dung, quan điểm của hoạt động marketing; (viii) Xácđịnh hoạt động chuyển giao công nghệ theo mức độ nào và các ràng buộccủa hoạt động này; (ix) vấn đề hạch toán và kiểm soát; (x) Việc giải quyếtcác tranh chấp và bất đồng; (xi) Vấn đề bảo hộ trong ngành và lĩnh vực kinhdoanh; (xii) Xác định rõ các hỗ trợ từ phía Nhà Nước (nếu có).
3 Yêu cầu thiết kế chiến lược thâm nhập thị trường của các Công ty
đa quốc gia:
- Nhận thức được các dự án đầu tư có khả năng sinh lời
- Lựa chọn mô hình thâm nhập
- Việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả của mô hình thâm nhập
- Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá hợp lý
- Dự tính tuổi thọ của một lợi thế cạnh tranh
4 Cách thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty
đa quốc gia:
- Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh
- Xu hướng hợp nhất
- Xu hướng liên minh chiến lược
- Độc quyền về công nghệ để chiếm lĩnh thị trường
Trang 325 Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của các Công ty đa quốc gia:
Trong xu hướng chung của thế giới, với tư cách là nước đang phát triển
và được đánh giá là quốc gia có nhiều kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDInói chung và khai thác sự thâm nhập của MNCs nói riêng thì Malaixia,Trung Quốc… là những ví dụ điển hình Xuất phát điểm là nước có nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu, tích luỹ nội địa thấp, Malaixia và Trung Quốc luôncoi trọng nguồn vốn từ nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế đất nước vàcoi đây như yếu tố “then chốt” để thực hiện CNH,HĐH đất nước Dựa trênquan điểm như vậy, Malaixia và Trung Quốc đã từng bước cải thiện môitrường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút sự có mặt củaMNCs Nhờ đó mà Trung Quốc và Malaixia đã có được sự tăng trưởngnhanh trong nhiều năm
5.1 Kinh nghiệm của Malaixia:
Sau khi giành độc lập vào năm 1957, Chính phủ Malaixia được sự giúp
đỡ của WB đã xây dựng chiến lược công nghiệp hoá (CNH) nền kinh tế,nhưng thực tế đã đặt ra nhiều vấn đề mà nền kinh tế khó giải quyết Trong
đó, nổi bật là nhu cầu về vốn, công nghệ tiên tiến, kiến thức quản lý và quy
mô thị trường
Vì thế:
Trang 33- Chính phủ Malaixia đã tích cực, chủ động đặt mục tiêu thu hútFDI và đặc biệt coi sự thâm nhập của MNCs vào nền kinh tế làmột công cụ quan trọng, có tính quyết định đến sự thành côngcủa quá trình thực hiện CNH,HĐH đất nước.
- Malaixia nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, duy trì sự ổn định vềkinh tế - xã hội, và có nhiều biện pháp chuyển hướng lớn trongquá trình thu hút đầu tư, từ ngành sản xuất sử dụng nhiều tàinguyên và lao động sang những ngành có trình độ khoa học, kỹthuật cao đòi hỏi có môi trường đầu tư thuận lợi, thị trường rộnglớn (cả thị trường nước sở tại, lẫn thị trường khu vực)
- Malaixia có sự thích ứng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thịtrường và xu hướng thâm nhập của MNCs, được thể hiện qua 5giai đoạn thực hiện CNH: CNH thay thế nhập khẩu (1957-1970);CNH hướng vào xuất khẩu (suốt thập kỷ 70); Chiến lược thay thếnhập khẩu lần II (1980-1985); đẩy mạnh hướng vào xuất khẩu(1986-1995); đến nay là chiến lược CNH phát triển bền vững
5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay (năm 1978), nền kinh tế TrungQuốc đã phát triển nhanh chóng, liên tục với tốc độ tăng trưởng cao và ổnđịnh (GDP năm 2006: 10,5%; GDP trung bình mỗi năm trên 9,5%), đưa
Trang 34GDP của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 thế giới Trung Quốc đã trở thành
“một hiện tượng kinh tế đầu thế kỷ XXI”1 Sự thành công này có phần đónggóp rất lớn của MNCs trong nền kinh tế; trong đó có trên 400 công ty xuyênquốc trong 500 công ty lớn nhất thế giới Trung Quốc coi việc hợp tác vớiMNCs là hạt nhân của mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế
- Trước hết là đổi mới trong tư duy Trung Quốc đưa ra quan điểm:
“đổi mới tư duy – thí điểm – và từng bước mở cửa mạnh mẽhơn” Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy để phát triển thì điềuquan trọng nhất là để người dân được tự do suy nghĩ và thực hiện
ý tưởng của mình Chỉ khi người dân được tự do suy nghĩ thìchính sách tự do hoá thương mại mới được đẩy mạnh
- Trong chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, TrungQuốc vừa khuyến khích thu hút nguồn vốn vừa và nhỏ, vừa đặttrọng điểm vào thu hút nguồn vốn lớn đầu tư của MNCs Trên cơ
sở chính sách “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, Chính phủ chophép MNCs chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước thôngqua các hình thức thâm nhập: liên doanh, mua bán, sáp nhập…
- Trên cơ sở Hệ thống luật được thống nhất, Chính phủ TrungQuốc cho phép các địa phương độc lập trong cách triển khai thựchiện luật trên tiêu chí khuyến khích luồng vốn đầu tư của MNCs
Trang 35Trung Quốc thực hiện phân cấp cho các địa phương về thẩm định
dự án và cấp phép đầu tư
- Cùng với việc nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xây dựng vàhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các biện pháp thu hút nguồnvốn nước ngoài của Trung Quốc dần chuyển hướng từ dựa vàochính sách ưu đãi thuế sang dựa vào môi trường đầu tư và thịtrường mở
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảmthuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất theo các lĩnh vực đầu
tư và địa bàn đầu tư
6 Qúa trình thâm nhập của Công ty đa quốc gia vào Việt Nam:
Trang 36Benz… cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (HomeCountry) bằng nguồn vốn FDI.
Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi
là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006.Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD Trong đó đáng chú ý làcác dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với7,8 tỷ USD
Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia làquốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án Kế tiếp là các quốc gia ĐàiLoan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷ USD) với 105 dự án,Singapore (4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án.Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trongnăm 2008 là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoànLion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷUSD Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốnđăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa Như vậychúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốnđầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú
Trang 37ý Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD(gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ).
Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 2006 đến 2008:
(theo Vietpartners)
nguồn vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia:
Lợi thế:
- Môi trường chính trị - xã hội ổn định:
Ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên quyết định sức hút của ViệtNam đối với MNCs Sự ổn định về chính trị là cơ sở tránh bất trắc, rủi rotrong kinh doanh, tạo độ tin cậy, đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho doanhnghiệp
- Đường lối đối ngoại rộng mở, tích cực:
Cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội, Việt Nam có đường lối đốingoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá; là bạn, là đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế Năm 1990 đã bình thường hóa quan hệvới EU (ngày 22-10-1990); 28/7/1995 là thành viên chính thức của ASEAN;3/1996 tham gia ASEM với tư cách là thành viên sáng lập; 11/1998 là thành
Trang 38viên của APEC; năm 2000 ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ; 7/11/2006chính thức là thành viên thứ 150 của WTO.
- Những lợi thế so sánh:
Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng đất đai, khoáng sản, khíhậu, lao động, thị trường… của một nước đang phát triển luôn nằm trongtầm ngắm các nhà đầu tư, đặc biệt là yêu cầu của MNCs nhằm khai thác và
do nảy xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế, mối liên kết giữa các thịtrường hàng hoá và dịch vụ còn lỏng và chưa thống nhất
- Đối tác Việt Nam còn ở trình độ thấp:
Đối tác Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệpnhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần Do quy mô nhỏ bé,
Trang 39lại yếu về trình độ, năng lực công nghệ; kinh nghiệm tổ chức kinh doanh,khả năng hợp tác, liên kết còn nhiều hạn chế; tính cạnh tranh chưa cao… nêndoanh nghiệp Việt Nam chưa phải là đối tác, là doanh nghiệp phụ trợ choMNCs Đây là tiêu chí quan trọng của môi trường kinh doanh mà các nhàđầu tư lựa chọn khi thâm nhập thị trường.
- Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn chuyển biến chậm:
Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thích hợp với phân công laođộng quốc tế, phù hợp với các quy tắc và thông lệ chung là điều kiện để tăngsức hấp dẫn đối với MNCs Nhưng ở Việt Nam, cả về cơ cấu kinh tế lẫn cơchế quản lý kinh tế và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cònchuyển biến chậm, chưa thực sự tạo sức hút đối với nhà đầu tư là MNCs
- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém:
Hạ tầng vật chất kỹ thuật của ta những năm gần đây đã được chú trọngphát triển, nhưng đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trongkhu vực Ngoài một số tiến bộ đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chínhviễn thông, nhìn chung, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém Đó làtrở ngại lớn nhất trong việc thu hút MNCs
6.2 Quá trình thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào Việt Nam:
đang phát triển Châu Á là phổ biến nhất.
Trang 40- MNCs Nhật, Mỹ, châu Âu đang có xu hướng tăng.
Trước khi Việt Nam thực hiện chủ trương «đổi mới» (1986), MNCs đãdần xuất hiện chủ yếu thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác phát triển khoahọc kỹ thuật Từ sau năm 1986, tuỳ vào từng giai đoạn, cách thức thâm nhậpthị trường của MNCs với mức độ khác nhau, nhưng dù ở dạng thăm dò thịtrường sơ khai hay thâm nhập bằng 100% vốn chủ sở hữu thì MNCs cũngphải trải qua quá trình tìm hiểu, thử nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau,
có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức hay liên minh khối (ví dụ:EC)
ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện2 (vốn đăng ký trung bình 50 triệu USD/dựán), còn lại phần lớn FDI do trên 400 MNCs không nằm trong danh sách