1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

55 759 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 603 KB

Nội dung

Đánh giá tổng quan tình hình và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đếnhoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tândược của công ty cổ phần Dược trun

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Tuấn

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hoàng Long

HÀ NỘI – 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo tại trường Đại học ThươngMại đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp tác giả có được những kiến thức cần thiết

để hoàn thành chuyên đề và phục vụ cho công việc sau này

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị chiếnlược, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Hoàng Long đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý

để tác giả có thể hoàn thành tốt nhất chuyên đề của mình

Tác giả xin cảm ơn các nhà quản trị cấp cao cũng như nhân viên các phòngban của công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex đã tạo điều kiện thuận lợi, giúptác giả có những thông tin cần thiết cho chuyên đề tốt nghiệp

Tác giả xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn sinh viên khoa Tiếng anhthương mại, đặc biệt là bạn Nguyễn Thị Yên trong quá trình thực hiện chuyên đề

Đề tài nghiên cứu là một đề tài mới, nguồn thông tin về hoạt động phân tích vàtriển khai TOWS của doanh nghiệp không nhiều Hơn nữa, do hạn chế về thời gian,kinh nghiệm, chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót Tác giả rất mong cóđược sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2011

Sinh viên thực hiệnBùi Minh Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 6

1.3 Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu 7

1.4 Phạm vi nghiên cứu 8

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 8

1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.5.1.1 Khái niệm Thị trường 8

1.5.1.2 Khái niệm chiến lược 9

1.5.1.3 Chiến lược thâm nhập thị trường 9

1.5.1.4 Mô thức TOWS 10

1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài 11

1.5.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài công ty để nhận dạng cơ hội và thách thức 11

1.5.2.2 Phân tích môi trường bên trong công ty để nhận dạng điểm mạnh và điểm yếu 13

1.5.2.3 Thiết lập mô thức TOWS 14

1.5.2.4 Định hướng chiến lược thâm nhập thị trường 15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề 17

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 17

2.1.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 17

2.1.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 17

Trang 4

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đếnhoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tândược của công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex 18

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Mediplantex và mặt hàng kinh doanhchính 182.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động phântích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược củacông ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex 192.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến hoạt động phân tíchTOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công

ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex 232.3 Thu thập và xử lý dữ liệu về thực trạng phân tích TOWS chiến lược thâm nhậpthị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược trung ươngMediplantex 25

2.3.1 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp về thực trạng phân tích TOWSchiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổphần Dược Trung Ương Mediplantex 252.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm 252.3.1.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 272.3.2 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp về thực trạng phân tíchTOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công

ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex 28

CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

3.1 Các kết luận và phát hiện thông qua nghiên cứu tình hình phân tích TOWS chiếnlược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần DượcTrung Ương Mediplantex 31

Trang 5

3.1.1.1 Những thành công trong hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần

Dược Trung Ương Mediplantex 31

3.1.1.2 Những hạn chế trong hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex và nguyên nhân của những hạn chế đó 33

3.2 Những đề xuất cho hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex 34 3.2.1 Đề xuất mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài EFAS 34

3.2.2 Đề xuất mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong IFAS 35

3.2.3 Đề xuất mô thức TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex 36

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra trắc nghiệm 41

Phụ lục 2: Kết quả xử lý phiếu điều tra 45

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn 51

Phụ lục 4: Sơ đồ tổ chức 53

Phụ lục 5: Danh mục tài liệu tham khảo 54

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới Sự kiện

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là ngày 7/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ

150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn củaViệt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội cũng như những tháchthức to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạncông nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mọi mặt của đời sống xã hội đều được cảithiện, trong đó y tế, giáo dục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển.Nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, do

đó, số lượng và chất lượng của mặt hàng thuốc tân dược ngày càng tăng và đóng vaitrò quan trọng

Các doanh nghiệp đang vận động cùng với sự phát triển của nền kinh tế trongnước nói riêng và thế giới nói chung Trong sự vận động đó các doanh nghiệp đềugặp phải những thuận lợi và khó khăn nhất định trong môi trường kinh doanh luônthay đổi như hiện nay Chính sự thay đổi của môi trường đã đòi hỏi doanh nghiệpphải biết vận dụng để nắm bắt thời cơ và có những phương án để đề phòng và giảiquyết những thách thức những rủi ro trong quá trình kinh doanh do sự thay đổi củamôi trường đem lại

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, để có thể tồn tại và phát triển một cáchbền vững thì doanh nghiệp hiện nay ko chỉ dừng lại ở việc quản trị kinh doanh màcòn cần phải quản trị chiến lược, doanh nghiệp cần tái cấu trúc và phát triển chiếnlược từ đó tạo ra tình thế chiến lược, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp thứ nhất làphải nhận dạng, dự báo tình thế chiến lược, thứ hai là nhận dạng được những thời cơ,

đe dọa ứng với điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng tác động trực

Trang 7

doanh nghiệp phải tiến hành nhận dạng, dự báo nhanh chóng và chính xác hơn Trongđiều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phảibiết rõ đối thủ cạnh tranh, thị phần, vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường nhưthế nào, từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp Chiến lược thích hợp sẽ góp phầnquan trọng vào việc tạo tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp có những định hướng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì hoạt động định hướngchiến lược còn mang tính chủ quan duy ý chí Công tác xây dựng và định hướngchiến lược còn mang nặng tính cá nhân, thiếu khách quan dân chủ, không đánh giáđúng những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp cũng như không lường hết nhữngkhó khăn thách thức, do đó nhiều chiến lược đề ra thiếu chính xác, quá vội vã hoặcquá chậm trễ khiến công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn thậm chí bị phá sản

Từ những vấn đề thực tiễn trên có thể thấy việc thiết lập và ứng dụng mô thứcTOWS trong hoạt động quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết vìtrong các công cụ phân tích chiến lược thì mô thức TOWS là công cụ khách quan vàtoàn diện nhất, có vai trò rất quan trọng trong việc nhận dạng và kết hợp các nhân tốmôi trường trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp Đây làmột phương pháp đồng bộ để nghiên cứu ngoại cảnh của doanh nghiệp gắn liền vớitiềm năng bên trong của nó, cung cấp thông tin hữu ích trong việc hài hòa các nguồnlực và năng lực của công ty đối với môi trường cạnh tranh mà công ty đang hoạtđộng Với công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex thì chiến lược thâm nhậpthị trường Việt Nam mặt hàng tân dược là chiến lược có vị trí ưu tiên hàng đầu trongcông ty hiện nay Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp , nhận thấy trong quátrình phân tích chiến lược của công ty còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của môthức TOWS, do đó việc phân tích chiến lược và từ đó có những lựa chọn chiến lượccòn nhiều thiếu sót và còn dựa vào cảm quan Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phân tíchTOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổphần Dược Trung Ương Mediplantex là một việc làm cần thiết

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Về mặt lý thuyết:

Trang 8

+ Đề tài sẽ tập hợp một số khái niệm, một số định nghĩa cơ bản có liên quanđến vấn đề ứng dụng mô thức TOWS trong việc định hướng chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp.

+ Đề tài tập hợp một số vấn đề lý thuyết cơ bản trực tiếp liên quan tới mô thứcTOWS và vấn đề ứng dụng mô thức TOWS trong việc định hướng chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp

Đây là cơ sở làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng sử dụng mô thứcTOWS của doanh nghiệp, tìm ra những hạn chế để từ đó đưa ra những đề xuất giúpnâng cao hiệu quả hoạt động phân tích TOWS

Về mặt thực tiễn:

Đề tài sẽ tìm hiểu thực trạng phân tích TOWS chiến lược chiến lược thâmnhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty Mediplantex như thế nào?Đánh giá những thành tựu mà công ty đã đạt được, đồng thời phát hiện những vấn đềtồn tại, tìm ra nguyên nhân, từ đó làm căn cứ đưa ra các đề xuất giúp công ty nângcao hiệu quả phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường tân dược Việt Nammột cách chính xác và hoàn thiện nhất

Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đã học tập ở trường và tìm hiểu thựctrạng hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ

phần dược trung ương Mediplantex, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex”.

1.3 Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp đó là:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của TOWS bao gồm các khái niệm, mục tiêu, cấutrúc, cách phân tích của mô thức TOWS để thấy được tầm quan trọng của môthức trong công tác định hướng và triển khai chiến lược thâm nhập thị trườngcủa các doanh nghiệp hiện nay

 Phân tích và đánh giá thực trạng của công ty dược Mediplantex: công ty đã sửdụng mô thức TOWS để định hướng chiến lược chưa? Hiệu quả ra sao?

 Từ thực trạng của doanh nghiệp và tính cấp thiết của vấn đề đề để xuất giải pháp

Trang 9

Việt Nam mặt hàng tân dược cho công ty cổ phần Dược Trung ƯơngMediplantex.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Nghiên cứu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

từ năm 2007 – 2010, đưa ra các đề xuất hướng tới tầm nhìn năm 2012

Về không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần Dược Trung Ương

Mediplantex và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tac xin được tập trung mặthàng tân dược trên thị trường Việt Nam, đối tượng khách hàng là các bệnhviện, nhà thuốc lớn trên cả nước

Về nội dung: Chuyên đề tập trung đến việc phân tích môi trường bên trong,

môi trường bên ngoài doanh nghiệp từ đó thiết lập mô thức TOWS chiến lượcthâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược cho công ty cổ phần DượcTrung Ương Mediplantex

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.

1.5.1 Một số khái niệm cơ bản

1.5.1.1 Khái niệm Thị trường:

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theocác thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm,dịch vụ Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêucầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãnnhu cầu đó

Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫnnhau, dẫn đến khả năng trao đổi Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bánmột thứ hàng hóa nhất định nào đó Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường càphê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác củathị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa

và dịch vụ Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung

Theo quan điểm của kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có cácquan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua cóquan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào Thị trường trong

Trang 10

kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thịtrường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

Vai trò của thị trường:

 Thị trường đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với qui mô ngàycàng được mở rộng Với vai trò là môi trường hoạt động của doanh nghiệp, thịtrường là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của doanh nghiệp

 Thông qua chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa, thị trường sẽquyết định các chính sách tác động và các sản phẩm của doanh nghiệp có đượcchấp nhận hay không

 Thông qua chức năng thông tin, thị trường có vai trò phản ánh tất cả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp vì tất cả các hoạt động kinh doanh đều phải diễn

ra trên thị trường

 Thị trường là cơ sở để doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh, các ưuthế, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranhthích hợp

1.5.1.2 Khái niệm chiến lược

Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu

cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũngnhư sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi củamột tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc địnhdạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường

và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”

1.5.1.3 Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là một chiến lược thuộc nhóm các chiến lượccường độ đòi hỏi các nỗ lực cao độ của doanh nghiệp nhắm cải tiến vị thế cạnh tranhđối với các sản phẩm hiện thời

Một chiến lược thâm nhập thị trường tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sảnphẩm, dịch vụ hiện thời thông qua các nỗ lực marketing

Chiến lược này được sử dụng rộng rãi như một chiến lược đơn lẻ hay là liên

Trang 11

gia tăng chi phí quảng cáo, chào hàng rộng rãi các tên hàng xúc tiến bán hay gia tăngcác nỗ lực quan hệ công chúng.

Trường hợp áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường:

 Khi các thị trường sản phẩm và dịch vụ hiện tại chưa bão hòa

 Khi tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện tại có thể gia tăng đáng kể

 Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đã suy giảm do dân số củatoàn ngành hàng đang gia tăng

 Khi trong quá khứ có mối tương quan giữa một đồng doanh thu và một đồngchi tiêu marketing

 Khi gia tăng tính kinh tế theo quy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu

1.5.1.4 Mô thức TOWS

Từ thực tiễn doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi phải quản trị chiến lược hiệu quả,việc phân tích ma trận TOWS giúp doanh nghiệp có thể định hướng chiến lược kinhdoanh một cách chính xác và kịp thời Phương pháp phân tích ma trận TOWS thựcchất là thực hiện phân tích, đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xây dựng các chiếnlược kinh doanh phù hợp

Mô thức TOWS được xây dựng bằng cách liệt kê, đánh giá và tổng hợp cácyếu tố nội tại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (những điểm mạnh, điểmyếu) và các yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh (những cơ hội, đe dọa) Sau

đó sẽ so sánh những cặp kết hợp có liên quan để tìm ra những cặp phối hợp logic.Các cặp phối hợp logic sẽ cho phép xem xét những phương án khác nhau của chiếnlược doanh nghiệp

Tóm lại, quy trình tạo lập mô thức TOWS gồm 8 bước:

+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội thông qua nghiên cứu môi trường bên ngoài

+ Bước 2: Liệt kê các thách thức thông qua nghiên cứu môi trường bên ngoài.

+ Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong

+ Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong

+ Bước 5: Kết hợp các thế mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài để hoạch địnhchiến lược SO

Trang 12

+ Bước 6: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các cơ hội bên ngoài để hoạch địnhchiến lược WO.

+ Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh bên trong với các thách thức bên ngoài để hoạchđịnh chiến lược ST

+ Bước 8: Kết hợp các điểm yếu bên trong với các thách thức bên ngoài để hoạchđịnh chiến lược WT

1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài

1.5.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài công ty để nhận dạng cơ hội và thách thức.

Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thấy được các cơ hội

và mối đe dọa quan trọng để doanh nghiệp có thể soạn thảo được các chiến lượcnhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trườngngành

A Môi trường vĩ mô:

Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanhnghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanhnghiệp phải đối phó đó là: yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa – xã hội,yếu tố chính trị- pháp luật và yếu tố công nghệ Các yếu tố này tác động đến tổ chứcmột cách độc lập hay kết hợp với các yếu tố khác

Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên bao gồm: năng lượng, tài nguyên thiên

nhiên, thời tiết…Những yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội cũng như thách thức chodoanh nghiệp Những ảnh hưởng chính của yếu tố tự nhiên là vấn đề thiên tai, ônhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, thiếu năng lượng cùng với sự gia tăng các nhucầu về nguồn tài nguyên do thiên nhiên cung cấp

Yếu tố kinh tế: các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của

doanh nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức thu hút tiềm năng của cácchiến lược khác nhau Các yếu tố chủ yếu thường được các doanh nghiệp quan tâm làlãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chínhtiền tệ…

Trang 13

Yếu tố văn hóa - xã hội: những thay đổi về địa lý, văn hóa xã hội và nhân

khẩu có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường

và người tiêu thụ Và do đó hầu như các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng từ những cơhội và thách thức xuất phát từ các yếu tố này mặc dù sự tác động của chúng thườngmang tính dài hạn

Yếu tố chính trị - pháp luật: bao gồm những ảnh hưởng từ hệ thống các quan

điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xuhướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước,trong khu vực và toàn thế giới Các yếu tố này có vai trò ngày càng lớn đến hoạt độngcủa các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay buộc cácnhà quản trị chiến lược không những phải quan tâm đến những yếu tố hiện tại mà cònphải dự báo chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ và luật pháp trong nước, khuvực và toàn thế giới

Yếu tố công nghệ: các ảnh hưởng về công nghệ cho thấy những cơ hội và

thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh Sự tiến

bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnh hưởng đến cácsản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng, nhà phân phối, người cạnhtranh, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

B Môi trường ngành:

Bao gồm các yếu tố trong ngành và có tác động quyết định đến tính chất vàmức độ cạnh tranh trong ngành Môi trường vi mô có năm yếu tố cơ bản là: đối thủcạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thaythế

* Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn)

Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng cókhả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó Đối thủ mới tham gia trongngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai tháccác năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một phần thị trường.Vì vậy,những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ tiềm ẩn nhảy vàolĩnh vực kinh doanh của họ

* Những sản phẩm thay thế

Trang 14

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áplực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp Sản phẩm thay thế là loại sảnphẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành nhưng cùng thỏamãn một nhu cầu của người tiêu dùng.

Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranhrất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mứclợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có ít sảnphẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn

* Sức ép về giá của khách hàng.

Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cảxuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phíhoạt động của công ty tăng lên Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo chocông ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn

* Sức ép về giá của nhà cung cấp

Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩymức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản phẩm cungcấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng ảnh hưởng đến giá thành,đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồn hàng, các yếu tốđầu vào khác nhau như nguồn lao động, vật tư thiết bị và tài chính

1.5.2.2 Phân tích môi trường bên trong công ty để nhận dạng điểm mạnh và điểm yếu

Mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong lĩnh vựcmình kinh doanh Việc nhận ra, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanhnghiệp là điều cơ bản trong việc xây dựng chiến lược vì các chiến lược được lập ra đểtận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp Các yếu tốbên trong doanh nghiệp cần nhận định đánh giá bao gồm chủ yếu các yếu tố quản trị,marketing, tài chính kế toán, sản xuất, điều hành, nghiên cứu phát triển, hoạt động hệthống thông tin trong doanh nghiệp

Trang 15

- Quản trị: bao gồm các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm rõ các nhà quản trị cầnthực hiện chức năng nào ở mỗi giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược

- Marketing: :là quá trình nghiên cứu thị trường, dự báo, thiết lập và thỏa mãn

các nhu cầu, mong muốn của khách hàng

- Tài chính – kế toán: điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp

đánh giá vị thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp Để xác định điểm mạnh điểmyếu của doanh nghiệp ở yếu tố này, cần đánh giá các yếu tố như khả năng về nguồnvốn hiện tại so với yêu cầu của việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược, khả năng huyđộng từ bên ngoài, tình hình phân bổ và sử dụng vốn, kiểm soát chi phí…

- Sản xuất – tác nghiệp: nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành công hay thất

bại của doanh nghiệp nên cần phân tích kỹ trong quá trình xây dựng chiến lược Cácnội dung cần đánh giá là quy trình sản xuất, năng suất lao động, chi phí hoạt động,hàng tồn kho, lực lượng lao động…

- Nghiên cứu và phát triển (R&D): hoạt động này nhằm phát triển sản phẩm

mới trước đối thủ cạnh tranh, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí Nếu hoạtđộng này thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp dẫn đầu ngành

- Hệ thống thông tin: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống thông

tin trong doanh nghiệp là khía cạnh quan trong trong việc đánh giá các yếu tố bêntrong của doanh nghiệp vì hệ thống thông tin là nền tảng của tất cả doanh nghiệp Hệthống thông tin giúp thu thập các dữ liệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, giúptheo dõi thay đổi của môi trường, nhận ra mối đe dọa trong cạnh tranh và hỗ trợ choviệc ra quyết định quản trị Các nội dung cần đánh giá là sự phù hợp của hệ thốngthông tin với nhu cầu, mức độ tin cậy của nguồn cung cấp thông tin…

1.5.2.3 Thiết lập mô thức TOWS

Phân tích TOWS là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếptheo định dạng TOWS dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận vàđưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Để xâydựng TOWS điều quan trọng là phải phân tích, tìm hiểu những cơ hội, mối đe dọa từmôi trường bên ngoài, những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi Bước tiếp theo là kếthợp các cặp để đưa ra được những chiến lược

Trang 16

Mô thức TOWS đưa ra bốn nhóm chiến lược cơ bản:

- Nhóm chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): các chiến lược này sử dụngnhững điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài

- Nhóm chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cảithiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội từ môi trường bên ngoài

- Nhóm chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụngnhững điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của nhữngmối đe dọa bên ngoài

- Nhóm chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến lược phòng thủnhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môitrường bên ngoài

Mục đích của TOWS là đề ra những chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứkhông quyết định chiến lược nào là tốt nhất Do đó trong số các chiến lược phát triểncủa TOWS thì chỉ có một chiến lược được lựa chọn

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O)

(SO): sử dụng điểmmạnh để tận dung cơ hội

(WO): hạn chế mặt yếubằng cách tận dụng cơhội

Đe dọa (T)

(ST): Sử dụng điểmmạnh để hạn chế các mối

đe dọa

(WT): tối thiểu hóa điểmyếu để tránh các mối đedọa

1.5.2.4 Định hướng chiến lược thâm nhập thị trường

Công ty cần kết hợp điểm mạnh của mình (thương hiệu, thị phần,…) với

những cơ hội bên ngoài (sự hỗ trợ từ chính phủ, tăng trưởng kinh tế trong nước, nhucầu tiêu thụ trong nước,…) để giữ vững và khai thác tối ưu thị phần hiện có, tăng quy

mô tổng thể thị trường của mình; Cải thiện điểm yếu, phát huy thế mạnh, tận dụngthời cơ để từng bước thâm nhập thị trường Công ty có thể thực hiện các tác động:Tác động làm tăng doanh số tại những thị phần hiện có (tăng sức mua, lôi kéo kháchhàng của đối thủ cạnh tranh…);

Trang 17

Trong việc thực thi chiến lược thâm nhập thị trường, công tác xây dựng chínhsách marketing đóng vai trò quyết định đến sự thành công của chiến lược, công tácxây dựng chính sách marketing bao gồm các công đoạn: phân khúc thị trường, định vịsản phẩm và triển khai marketing-mix.

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TOWS CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM MẶT HÀNG TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

a Phương pháp điều tra trắc nghiệm

- Nội dung: Phiếu điều tra được sử dụng gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm đơn giản, dễ trả

lời, có nội dung xoay quanh hoạt động phân tích và triển khai mô thức TOWS địnhhướng chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổphần Dược Trung Ương Mediplantex

- Đối tượng điều tra: phiếu điều tra được phát cho 20 nhà quản trị, cán bộ quản lý

của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

- Mục đích: Các câu hỏi trong phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về công ty

Mediplantex, tìm hiểu thêm những cơ hội, thách thức cũng như những điểm mạnh,điểm yếu của công ty, từ kết quả thu thu thập được, xử lý và phân tích định lượng để

sử dụng cho phần phân tích thực trạng phân tích và triển khai mô thức TOWS

b Phương pháp phỏng vấn

- Nội dung: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn về đánh giá hiệu quả của hoạt động triển

khai mô thức TOWS, các yếu tố để nâng cao hiệu quả sử dụng TOWS, mục tiêu pháttriển của công ty, các nhận định về chiến lược kinh doanh của công ty

- Cách thức tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số nhà quản trị cấp cao

của công ty Mediplantex:

+ Bà Đoàn Thị Hồng Thúy – Tổng giám đốc công ty Mediplantex

+ Ông Hà Xuân Sơn - Phó Tổng giám đốc công ty Mediplantex

+ Bà Nguyễn Thị Toan - Phó Tổng giám đốc công ty Mediplantex

+ Bà Lê Thị Ninh Hà - Phó phòng kế hoạch và cung ứng vật tư

+ Bà Phạm Thị Huệ - Phó phòng kinh doanh – Marketing

cùng một số cán bộ quản lý của công ty Mediplantex

Trang 19

Ngoài phương pháp điều tra trắc nghiệm để thu thập thông tin trực tiếp từdoanh nghiệp, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác thông tin qua các báo cáokinh doanh của doanh nghiệp thu thập từ bộ phận kế toán của công ty, tài liệu thống

kê, qua trang web của công ty, bộ y tế, thời báo kinh tế…, sách báo, tạp chí chuyênngành như: tạp chí sức khỏe và đời sống, tạp chí khoa học công nghệ

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

+ Phương pháp định lượng:

Sau khi thu thập lại các phiếu điều tra, dữ liệu được tổng hợp và xử lý bằng phầnmềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences – là phần mềm xử lý thống kêdùng trong các ngành khoa học xã hội) để phục vụ cho việc phân tích)

+ Phương pháp định tính:

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phântích đối tượng từ quan điểm của nhà nghiên cứu Nghiên cứu định tính cung cấpthông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường nơi nghiên cứu được tiến hành

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Mediplantex và mặt hàng kinh doanh chính

Tên gọi: Công ty Cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

Tên giao dịch: Mediplantex National Pharmaceutical Joint Stock Company

Địa chỉ trụ sở chính: 358 đường Giải Phóng - quận Thanh Xuân – Hà Nội

Sơ đồ tổ chức: phụ lục 4

Ngành nghề kinh doanh chính:

o Sản xuất và kinh doanh đông dược và tân dược

o Kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm dưỡng sinh,lương thực, thực phẩm

o Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu,phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), chất màu phục vụ cho dượcphẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ

o Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Trang 20

o Mua bán máy móc, thiết bị y tế, máy móc, thiết bị bao bì phục vụcho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.

o Trồng cây dược liệu

o Kinh doanh vacxin sinh phẩm y tế

o Phòng chẩn trị y học cổ truyền

Phương châm hoạt động: “Vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người”

Trong những năm gần đây, Công ty luôn chú trọng quan tâm củng cố và mởrộng thị trường trong nước: Công ty đã tổ chức mạng lưới kinh doanh rộng khắp cảnước nên đã tạo ra được thị trường khá ổn định Công ty đã cung ứng một lượng lớncác mặt hàng Dược cho các bệnh viện trung ương, địa phương, các công ty, các nhàthuốc ở các tỉnh thành phố Bên cạnh việc củng cố thị trường trong nước, công ty đãdùng nhiều biện pháp tìm kiếm các thị trường và đã có những chuyển biến mạnh mẽtrong việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất hàng xuất khẩu Công ty đã tập trung đi sâunghiên cứu một số sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng quốc tế tín nhiệm

Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều gian nan, thử thách

từ ngày thành lập đến nay, Công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex đã phấnđấu liên tục để từng bước phát triển lớn mạnh hơn và gặt hái được nhiều thành tựuhơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước và cho sức khỏe nhân dân

2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công

ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.

a Môi trường vĩ mô:

Các yếu tố kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Nhìn chung, trong những năm qua nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tếcao và tương đối ổn định Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể ( theodõi bảng 1.1)

Nền kinh tế đất nước phát triển là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh đồng thời thu hút được những doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư, kích thích cạnh tranh và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng

Trang 21

Năm GDP tỉ giá theo đầu người (USD)

Bảng 1.1: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam

(Nguồn: tạp chí Thời báo kinh tế tháng 2/2011)

Tỉ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm cho giá trị của một đồng thu nhập giảm xuống

và như vậy ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân Sau khi phát triển nhanh năm

2007, đà tăng trưởng kinh tế nước ta đã giảm xuống trong năm 2008 do chịu ảnhhưởng xấu từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Namkhoảng 22,97 %, năm 2009 lạm phát của Việt Nam là 6,8%, lạm phát năm 2010

là 11,75% Tỉ lệ lạm phát tăng cao hiện nay khiến sức mua giảm, ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại thị trường trong nước

Yếu tố chính trị, pháp luật

Trong những năm qua và hiện nay nền chính trị của nước ta rất ổn định.Tình hình chính trị ổn định đã tạo ra một môi trường tốt cho các doanh nghiệpyên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hệ thống luật pháp nước ta chưa đầy đủ và đồng bộ nhưng ngày càng đượcxây dựng hoàn chỉnh hơn, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xãhội của đất nước

Yếu tố văn hóa – xã hội:

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, xã hội, điều kiệnsống của người dân từng bước được nâng lên, thu nhập cao hơn, dân trí cao hơn vìthế nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cao hơn, nhu cầu về các mặt hàng thuốctân dược chất lượng tốt ngày càng tăng, đặc biệt là ở các tỉnh và thành phố lớn.Tuy nhiên, nhu cầu của người dân hiện nay chuộng dùng thuốc ngoại hơn là thuốcnội Mặt hàng tân dược các công ty nước ngoài có lợi thế cạnh tranh rất lớn vàngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư sản xuất và cung cấp thuốc tândược tại thị trường Việt Nam nên sự cạnh tranh là rất gay gắt

Trang 22

Mô hình bệnh tật của Việt Nam có nhiều biến đổi, mang đặc điểm củanhững nước đang phát triển và cả những nước phát triển Trong năm qua đã từngphát sinh một số dịch bệnh xã hội ở quy mô lớn Điều này gây khó khăn cho việcnghiên cứu sản xuất thuốc.

Yếu tố công nghệ

Đối với sản phẩm ngành Dược, yếu tố kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa rấtlớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc đáp ứng công nghệmới để tìm ra các loại thuốc mới có tính năng tốt hơn Yếu tố này còn có ý nghĩabởi đặc trưng của ngành Dược là liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân

vì thế đòi hỏi về chất lượng rất cao Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tếthế giới đem lại rất nhiều cơ hội, động lực cũng như thách thức đối với các doanhnghiệp Dược trong nước, các doanh nghiệp dược muốn sản xuất kinh doanh dượcphẩm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe

Yếu tố tự nhiên

Thời tiết diễn biến không thuận lợi, hạn hán, bão lụt ở nhiều địa phươnggây thiệt hại lớn về người và của Sự khắc nghiệt của thời tiết ngày càng đe doạnguồn nguyên liệu của công nghiệp sản xuất thuốc

b Môi trường ngành:

Ngành dược đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao nhấthiện nay, là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao Trong 5 năm qua nước ta đã có rấtnhiều biến động Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổchức Thương mại thế giới Các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanhnghiệp Dược nói riêng muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải vươn lên khẳngđịnh mình và còn phải đối mặt với không ít khó khăn để cạnh tranh về chất lượngsản phẩm, về giá giá cả và cung cấp phân phối sản phẩm

Từ 01.01.2009 chính sách của Nhà nước cho phép các Công ty nước ngoàinhập khẩu trực tiếp thuốc vào Việt Nam cũng gây áp lực áp lực và thách thức rấtlớn đối với doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước Thị trường tân dượcViệt Nam cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn

Các đối thủ cạnh tranh hiện thời

Trang 23

Trên thị trường ngành hàng Dược tại Việt Nam ngoài sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp trong nước với nhau thì các doanh nghiệp trong nước còn phảiđương đầu với các hàng tân dược nhập ngoại từ Pháp, Ấn Độ, Bỉ, Hàn Quốc….Các đối thủ chính của công ty Mediplantex là một số công ty, xí nghiệp Dượctrong Tổng công ty Dược như: công ty Dược phẩm TW, xí nghiệp Dược phẩmTWI, TWII, bên cạnh đó là công ty CP Dược Traphaco và một số công ty dượcnước ngoài

Sản phẩm thay thế

Nhìn chung sản phẩm ngành Dược có đặc điểm là không thể dùng sảnphẩm của ngành khác để thay thế trong quá trình sử dụng mà chỉ có thể sử dụngloại thuốc này thay cho loại thuốc kia khi chúng có cùng công dụng Hoạt độngsản xuất giúp công ty có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm do các xí nghiệptrong nước sản xuất Còn hoạt động kinh doanh nhập hàng từ bên ngoài giúpcông ty được sự cạnh tranh với các công ty kinh doanh cũng như với các mặthàng ngoại nhập

Như vậy, trong những năm qua công ty đã phần nào chủ động trong việcthu mua hàng hoá cũng như nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt độngsản xuất hàng tân dược

Khách hàng

Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã tham gia cung cấpthuốc cho nhiều chương trình thuốc của nhà nước và của Bộ Y tế cũng như cungcấp thuốc cho các bệnh viện và nhà thuốc lớn Xuất khẩu cũng giữ vị trí quantrọng trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu không ngừng tăng lên

Trang 24

Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty.

Do vậy, trong những năm qua công ty đã không ngừng củng cố mối quan hệ tốtvới các bạn hàng truyền thống và thiết lập tìm kiếm các bạn hàng mới để thúcđẩy hoạt động thâm nhập thị trường Việt Nam

Đối thủ tiềm ẩn

Từ đầu năm 2009 chính sách của Nhà nước cho phép các Công ty nướcngoài nhập khẩu trực tiếp thuốc tân dược vào Việt Nam gây áp lực và thách thứcrất lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước Tuy nhiên, dođặc điểm của ngành dược là liên quan đến sức khoẻ và thể lực của nhân dân nênviệc sản xuất kinh doanh ngành hàng này chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của chínhphủ và những đòi hỏi lớn về con người cũng như trình độ hiểu biết Điều này sẽ

là rào cản đối với sự gia nhập mới Hơn nữa, ngành dược là một ngành kinhdoanh đòi hỏi một số vốn rất lớn, đây cũng sẽ là rào cản đối với sự gia nhập củacác đối thủ tiềm ẩn

2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công

ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.

Năng lực sản xuất:

Công ty đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy sản xuất dược phẩm hiện đại đạttiêu chuẩn GMP (Good Manufacture Practice) – tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt củaASEAN, với công suất đạt 500 triệu viên/năm Ngoài ra công ty còn có xưởngchiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ dược liệutrong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng được yêu câu cả về sốlượng và chất lượng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩusang các thị trường nước ngoài

Tình hình tài chính của công ty

Vốn của công ty Mediplantex còn khá khiêm tốn (vốn chủ sở hữu là 90 tỷ)trong khi của các công ty, xí nghiệp Dược khác đạt được đến con số hàng trăm tỷđồng Bên cạnh đó, số vốn đi vay của công ty để kinh doanh là quá lớn (chiếm tới70% tổng vốn kinh doanh) Vì vậy công ty phải tìm ra nhiều cách thức hợp lý để

Trang 25

tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đặc biệt là trong việc thâm nhậpthị trường trong nước.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển:

Qua một thời gian dài nghiên cứu thị trường và các công ty, xí nghiệp dượckhác, công ty đã rút ra kết luận là phải nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật côngnghệ hiện đại vào quá trình sản xuất cũng như vào nghiên cứu các sản phẩm mới,sản xuất với chất lượng cao và giá cả hợp lý Với định hướng đó trong nhữngnăm qua, công ty đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy sản xuất tân dược và 02 phòngkiểm tra chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GSP Công ty đã nghiên cứuđược 42 mặt hàng mới trong tổng số 200 mặt hàng mà công ty sản xuất và kinhdoanh và đã được khách hàng đánh giá cao

Năng lực phân phối:

Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước Với 3 chi nhánh đặt tại Hà Nội, 4chi nhánh đặt tại các tỉnh: Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thành phố

Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng nam bộ, chi nhánh Đắc Lắc phục vụ các tỉnhmiền trung, Tây nguyên và Đông nam bộ, chi nhánh Bắc Giang, chi nhánh TháiBình, phục vụ các tỉnh phía Bắc và khu vực miền trung cùng hơn 200 đại lý phânphối chính thức tại các tỉnh thành trong cả nước

Đội ngũ quản trị:

Đội ngũ quản trị của công ty tất cả đều là những người có trình độ đại học

và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hoá học, kinh tế, tài chính, xâydựng, cơ khí, y khoa, với những kĩ năng quản trị và kinh nghiệm đúc kết trongnhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành dược

Đội ngũ nhân lực:

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là trên 500 người, trong đó có

277 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hoáhọc, kinh tế, tài chính, xây dựng, cơ khí, y khoa, 100 cán bộ có trình độ trung cấp.Tuy nhiên nguồn nhân lực tại các tuyến cơ sở còn thiếu và yếu, công ty cần cóbiện pháp khắc phục vấn đề này để có thể thực hiện chiến lược thâm nhập thịtrường đạt hiệu quả cao

Hoạt dộng marketing:

Trang 26

Đội ngũ marketing của công ty còn thiếu năng động, chuyên môn về dược

và kĩ năng marketing còn nhiều hạn chế vì thế hoạt động marketing của công tychưa đem lại hiệu quả cao, các chính sách marketing không hợp lý và ưu việtbằng những đối thủ cạnh tranh lớn

Hệ thống thông tin quản lý:

Hệ thống thông tin quản lý của công ty chưa tỏ ra ưu việt, hiệu quả hoạtđộng thấp, còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, dẫn đến thôngtin cung cấp cho bộ phận quản trị chưa đầy đủ và kịp thời, ảnh hưởng đến hiệuquả của các quyết định quản trị

2.3 Thu thập và xử lý dữ liệu về thực trạng phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

2.3.1 Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu sơ cấp về thực trạng phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

2.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm

Số phiếu phát ra: 20 phiếu

Số phiếu hợp lệ : 20 phiếu

Bảng điều tra trắc nghiệm: Phụ lục 1

Kết quả xử lý phiếu điều tra: Phụ lục 2

Qua một thời gian tiến hành điều tra với việc sử dụng phương pháp điều tra trắcnghiệm Ta thu được các kết quả sau:

Hiện nay công ty đang chú trọng thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế cạnh tranh(60%) và sức mạnh thương hiệu là năng lực lõi của công ty Mediplantex (75% tổng

số phiếu trả lời)

Công ty đã chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường tândược Việt Nam với 65% ý kiến đánh giá, 5/20 phiếu điều tra nhận định công tácnghiên cứu và phân tích thị trường được công ty đặc biệt chú trọng chiếm 25% tổng

số phiếu trả lời

Trang 27

Trong câu hỏi công ty đã quan tâm đến hoạt động phân tích tình thế chiến lượcnhư thế nào thì có 80% nhận định công ty đã và đang đặc biệt quan tâm đến hoạtđộng phân tích tình thế chiến lược.

Thị trường tân dược trong nước những năm gần đây đang phát triển nhanh, đó

là nhận định của đa số nhà quản trị của công ty Cụ thể, 14/20 ý kiến nhận định thịtrường tân dược trong nước đang phát triển nhanh chiếm 70%, 20% cho rằng đangphát triển rất nhanh Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trên thị trường tân dược Việt Namhiện nay là rất mạnh (75%) Đây là thách thức rất lớn đối với công ty Mediplantex

Tỉ lệ lạm phát tăng cao hiện nay ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinhdoanh tân dược trên thị trường Việt Nam, đó là nhận định của 90% nhà quản trị củacông ty Mediplantex Có tới 60% nhận định cho rằng tỉ lệ lạm phát tăng cao hiện nayảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh tân dược trên thị trường Việt Nam

Hoạt động kinh doanh tân dược của công ty sau khi Việt Nam gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO nhìn chung có sự phát triển tốt Thông qua hoạt động điềutra trắc nghiệm ta thấy có 13/20 phiếu đánh giá hoạt động kinh doanh tân dược củacông ty phát triển tốt và 4/20 phiếu đánh giá là phát triển rất tốt sau khi Việt Nam trởthành thành viên của WTO

60% ý kiến đánh giá khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 ảnh hưởng mạnh

và 25% nhận định cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động sản xuấtkinh doanh mặt hàng tân dược của công ty tại thị trường trong nước

Qua hoạt động điều tra trắc nghiệm ta có thể nhận thấy công ty chưa quan tâmtới công tác quản trị rủi ro (70% ý kiến đánh giá) Chỉ có 20% cho rằng công ty đãquan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro

Trong câu hỏi hoạt động marketing của công ty đã mang lại hiệu quả như thếnào thì chỉ có 15% cho rằng hoạt động marketing của công ty đã đem lại hiệu quả caotrong khi đó có tới 75% ý kiến cho rằng hiệu quả hoạt động Marketing mới chỉ đạtmức trung bình Đa số nhà quản trị công ty nhận định rằng hoạt động quảng cáo vàcác chính sách ưu đãi của công ty mới ở mức trung bình(70%)

Có tới 60% ý kiến đánh giá năng lực sản xuất tân dược của công ty hiện nay làrất mạnh và 7/20 phiếu đánh giá năng lực sản xuất mạnh chiếm 35% Công nghệ sảnxuất và bảo quản tân dược của công ty hiện nay được đánh giá là hiện đại, có tới 60%

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị chiến lược – Trường Đại học Thương mại Khác
2. Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại - Trường Đại học Thương Mại Khác
3. GS. TS. Phạm Vũ Luận (2007), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản thống kê Khác
4. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.s Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội Khác
5. Quản trị makerting - Phillip Kotler - Nhà xuất bản thống kê – năm 2005 Khác
6. J.David Hunger & Thomas L. Wheelen (2000), Essentials of Strategic Management, NXB Prentice Hall.7. Các trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w