Những hạn chế trong hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm

Một phần của tài liệu Phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex (Trang 34)

thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex và nguyên nhân của những hạn chế đó.

a. Những hạn chế

Công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường còn mang tính chủ quan duy ý chí. Công ty chưa tiến hành phân tích định lượng để lượng giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố môi trường đến việc thực thi chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty.

Chưa xây dựng được những nhóm chiến lược chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi chiến lược cấp doanh nghiệp – chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược.

Hoạt động marketing là hoạt động mang tính quyết định đến sự thành công của chiến lược thâm nhập thị trường nhưng công ty lại chưa quan tâm đầu tư đúng mức, đội ngũ marketing của công ty còn nhiều hạn chế so với những đối thủ cạnh tranh.

Công ty vẫn tỏ ra bị động, thích ứng chậm với những biến động của thị trường.

b. Nguyên nhân

Công ty chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của mô thức TOWS trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

Công tác quản trị rủi ro chưa được công ty quan tâm đúng mức, hiện nay công ty vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, vì thế công ty còn bị động trước những biến động của thị trường và thiếu những biện pháp ứng phó kịp thời, trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa có những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách cụ thể và toàn diện.

Công ty chưa sử dụng mô thức EFAS và IFAS để phân tích định lượng những cơ hội, đe dọa cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của công ty mà chỉ sử dụng một số phương pháp định tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, nhiều nhân tố chưa được đánh giá chính xác khiến các quyết định quản trị đưa ra không hợp lý và kịp thời.

3.2.1. Đề xuất cho hoạt động phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.

3.2.1. Đề xuất mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài EFAS:

Sau khi phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp đề nhận dạng những cơ hội và đe dọa đối với công ty, công ty cần tiến hành ứng dụng mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài EFAS để lượng giá những cơ hội và những đe dọa đó.

Dưới đây là mô thức EFAS sau khi đánh giá lại các trọng số giúp công ty tận dụng tốt hơn những cơ hội và hạn chế tối đa những mối đe dọa lớn có tính chất quyết định đến chiến lược kinh doanh tân dược của công ty tại thị trường trong nước.

Các nhân tố bên ngoài Độ

quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Các cơ hội

Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng 0.1 2 0.2 Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn chỉnh hơn. 0.05 1 0.05 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 0.15 4 0.6 Quan hệ tốt với các nhà cung cấp uy tín. 0.05 2 0.1

Thị trường trong nước giàu tiềm năng 0.1 3 0.3

Các đe dọa

Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 0.15 4 0.6

Xu hướng chuộng thuốc ngoại của người dân. 0.05 3 0.15 Cường độ cạnh tranh rất mạnh trong ngành. 0.1 4 0.4

Mô hình bệnh tật của Việt Nam 0.05 2 0.1

Công nghệ của ngành dược phát triển nhanh. 0.05 2 0.1

Tổng: 1.0 3.2

Tổng điểm quan trọng là 3.2, như vậy đề xuất mô thức EFAS trên sẽ giúp cho công ty phản ứng tốt trước những biến động của môi trường bên ngoài, tận dụng khá tốt những cơ hội và hạn chế tối đa những đe dọa ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty.

3.2.2. Đề xuất mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong IFAS:

Sau khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp đề nhận dạng những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, công ty cần tiến hành sử dụng IFAS – mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong để lượng giá những điểm mạnh và điểm yếu đó.

Đánh giá các trọng số: tăng trọng số cho những hoạt động mà công ty còn chưa chú trọng, những điểm mạnh chưa được phát huy hết và những điểm yếu còn tồn tại do công ty chưa có sự quan tâm đúng mức, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Các nhân tố bên trong Độ

quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan

Điểm mạnh

Năng lực sản xuất tốt dựa trên công nghệ hiện đại 0.1 3 0.3 Hoạt động R&D được chú trọng đầu tư. 0.05 3 0.15 Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. 0.1 3 0.3

Đội ngũ quản trị trình độ cao 0.1 4 0.4

Thương hiệu mạnh 0.15 3 0.45

Điểm yếu

Tài chính của công ty 0.15 3 0.45

Nguồn nhân lực tại các tuyến cơ sở còn thiếu và yếu. 0.05 2 0.1

Năng lực marketing 0.15 4 0.6

Hệ thống thông tin quản lý 0.05 4 0.2

Công tác quản trị rủi ro 0.1 3 0.3

Tổng: 1.0 3.25

Tổng điểm quan trọng là 3.25, như vậy mô thức IFAS theo đề xuất trên sẽ giúp công ty hạn chế tối đa những điểm yếu và phát huy tốt những điểm mạnh trong quá trình thực thi chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược.

3.2.3. Đề xuất mô thức TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex

Dựa vào kết quả phân tích mô thức EFAS và IFAS ta xây dựng được mô thức TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt nam mặt hàng tân dược của công ty Mediplantex:

Các điểm mạnh (S):

- Năng lực sản xuất tốt dựa trên công nghệ hiện đại. - Hoạt động nghiên cứu và phát triển được chú trọng đầu tư.

- Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.

- Đội ngũ quản trị - Thương hiệu.

Các điểm yếu (W):

- Tài chính của công ty - Nguồn nhân lực tại các tuyến cơ sở.

- Năng lực marketing. - Công tác quản trị rủi ro. - Hệ thống thông tin quản lý.

Các cơ hội (O):

- Kinh tế Việt Nam tăng

Chiến lược SO

(Chiến lược SO phát huy

Chiến lược WO

trưởng.

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng. - Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn chỉnh.

- Việt Nam gia nhập WTO.

- Quan hệ tốt với các nhà cung cấp và khách hàng. - Thị trường trong nước chưa bão hòa.

điểm mạnh để tận dụng cơ hội)

- Chiến lược sản xuất tác nghiệp.

- Chiến lược gia tăng kinh tế theo quy mô.

yếu để tận dụng cơ hội) - Chiến lược marketing

Các đe dọa (T):

- Suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Xu hướng chuộng thuốc ngoại của người dân. - Cường độ cạnh tranh rất mạnh trong ngành. - Mô hình bệnh tật của Việt Nam. - Công nghệ ngành dược phát triển nhanh. Chiến lược ST

(Chiến lược phát huy điểm mạnh để hạn chế các đe dọa)

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Chiến lược WT

(Chiến lược tối thiểu hóa điểm yếu để né tránh các đe dọa)

- Chiến lược tài chính. - Chiến lược nguồn nhân lực.

a. Nhóm chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S – O )

- Chiến lược sản xuất tác nghiệp.

- Chiến lược gia tăng kinh tế theo quy mô.

* Nhóm chiến lược S - O trên được xây dựng dựa trên:

+ Sự kết hợp giữa điểm mạnh của doanh nghiệp là năng lực sản xuất tốt dựa trên công nghệ hiện đại với cơ hội là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng.

+ Sự kết hợp giữa điểm mạnh là hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với cơ hội là thị trường tân dược trong nước chưa bão hòa và sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

* Để thực thi nhóm chiến lược S - O đạt hiệu quả cao công ty cần phải:

Phát huy thế mạnh về năng lực sản xuất để gia tăng tính kinh tế theo qui mô, sản xuất những mặt hàng tân dược có lợi thế cạnh tranh với chất lượng cao và đồng đều, giảm thiểu tối đa tỉ lệ lỗi, hỏng cũng như hàng tồn kho, đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Hoàn thiện hệ thống phân phối: đảm bảo đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất và khai thác triệt để các vùng thị trường thông qua việc xây dựng các phương án khác nhau cho mỗi kênh phân phối. Công ty cần thực hiện dự án mở rộng các đại lý, chi nhánh ở các điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn, bên cạnh đó công ty cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát các kênh phân phối để hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

b. Nhóm chiến lược điểm yếu – cơ hội ( W – O )

- Chiến lược marketing.

* Chiến lược W- O được xây dựng dựa trên sự kết hợp hạn chế điểm yếu là năng lực marketing để tận dụng cơ hội là thị trường trong nước chưa bão hòa.

* Để thực thi nhóm chiến lược S - O đạt hiệu quả cao công ty cần phải:

Nâng cao năng lực marketing: đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quảng cáo, chào hàng, xây dựng đội ngũ marketing trình độ cao, có năng lực nghiên cứu nắm bắt các thông tin chính xác về nhu cầu, thị hiếu của thị trường từ đó tham mưu cho công ty để định hướng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm một cách chính xác và đạt hiệu quả cao.

Hoàn thiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường: để công tác thu thập thông tin, điều tra nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, công ty cần phân chia thị trường thành các vùng hẹp như vùng đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn và đối với mỗi vùng cần nắm vững đặc điểm dân cư, mức sống, các loại bệnh tật thường xuất hiện cũng như phong tục tập quán từng vùng để cung cấp những sản phẩm phù hợp.

Xây dựng chính sách giá hợp lý: công ty cần phân đoạn thị trường rõ ràng dể có chính sách giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng, dựa vào khả năng sản xuất và phân phối để định giá một số mặt hàng thấp hơn đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh về giá để đẩy mạnh thâm nhập thị trường.

Xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro: Công ty cần xây dựng bộ phận quản trị rủi ro có năng lực cao, đây là việc làm rất cần thiết để công ty có thể chủ động hơn trong việc đối phó với những biến động của thị trường, chủ động né tránh hoặc giảm thiểu những rủi ro luôn tiềm ẩn trên thị trường dược Việt Nam luôn cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động.

Bên cạnh đó, công ty cần đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin từ môi trường như thông tin về giá cả, thị trường, nhu cầu khách hàng…giúp cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị được chính xác và hiệu quả nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

c. Nhóm chiến lược Điểm mạnh – đe dọa ( S – T )

- Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

* Chiến lược S – T được xây dựng dựa trên sự kết hợp phát huy năng lực R&D của công ty để hạn chế đe dọa là xu hướng chuộng thuốc ngoại của người dân.

* Để thực thi nhóm chiến lược S-T đạt hiệu quả cao công ty cần phải:

Phát huy thế mạnh về công nghệ sản xuất hiện đại và năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần, né tránh các nguy cơ về cạnh tranh đang ngày càng gay gắt trên thị trường, cải thiện sự nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm tân dược trong nước.

d. Nhóm chiến lược điểm yếu – đe dọa ( W – T )

- Chiến lược tài chính.

- Chiến lược nguồn nhân lực.

* Nhóm chiến lược W-T được xây dựng dựa trên:

+ Sự kết hợp giữa hạn chế điểm yếu về năng lực tài chính của công ty để né tránh đe dọa là sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.

+ Sự kết hợp giữa hạn chế điểm yếu về nhân lực tuyến cơ sở của công ty để né tránh đe dọa là cường độ cạnh tranh rất mạnh trong ngành dược.

Để thực thi nhóm chiến lược W-T đạt hiệu quả cao công ty cần phải:

Cải thiện vị thế tài chính, khắc phục thực trạng nguồn vốn vay chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực về tài chính của công ty thông qua kêu gọi vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, tăng vòng quay của vốn bằng cách giảm lượng vật tư, sản phẩm tồn kho, nâng cao tỉ trọng vốn chủ sở hữu kết hợp với hoạt động tìm kiếm và khai thác triệt để các nguồn vốn có lãi suất thấp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Công ty cần chú trọng công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự, cắt giảm bớt lao động gián tiếp, thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên cấp cơ sở nhằm nâng cao chuyên môn ngành dược cũng như kĩ năng chào bán, chăm sóc khách hàng, tăng cường năng lực lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm thị trường và đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất. Bên cạnh đó cần có các chính sách để động viên tinh thần cho người lao động, chính sách lương, thưởng phù hợp.

PHỤ LỤC 1

BỘ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Kính gửi: Ông (Bà)... ... Tôi là Bùi Minh Tuấn, sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp thương mại đến từ trường Đại học Thương mại, hiện đang thực tập tại Quý công ty. Để phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài: “phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam

mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex”, Kính

mong ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Theo ý kiến của ông/bà:

Câu 1: Hiện nay công ty đang chú trọng thực hiện mục tiêu nào?

 Lợi nhuận.

 Nâng cao vị thế cạnh tranh  Phát triển nhân sự.

 Đa dạng hóa sản phẩm.  Khác

Câu 2: Năng lực lõi của công ty là gì?

 Sức mạnh thương hiệu  Công nghệ

 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm  Marketing-mix

 Khác

Câu 3: Công ty đã chú trọng hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường trong

nước chưa?

 Đặc biệt chú trọng  Chú trọng

 Chưa chú trọng

Câu 4: Công ty đã quan tâm đến hoạt động phân tích tình thế chiến lược như thế

nào?

 Đặc biệt quan tâm  Quan tâm

 Chưa quan tâm

Câu 5: Tốc độ phát triển của thị trường tân dược ở nước ta trong những năm gần đây

như thế nào?  Rất nhanh

 Vừa phải  Chậm  Rất chậm

Câu 6: Mức độ cạnh tranh trên thị trường tân dược Việt Nam hiện nay như thế nào?

 Rất mạnh  Mạnh  Trung bình  Yếu

 Rất yếu

Câu 7: Tỉ lệ lạm phát tăng cao hiện nay ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh

tân dược trên thị trường Việt Nam?  Ảnh hưởng rất xấu

 Ảnh hưởng xấu  Ít ảnh hưởng  Không ảnh hưởng

Câu 8: Hoạt động kinh doanh tân dược của công ty sau khi Việt Nam gia nhập tổ

Một phần của tài liệu Phân tích TOWS chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam mặt hàng tân dược của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w