Liên doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 28)

2. Các hình thức thâm nhập thị trường:

2.3.Liên doanh:

vốn để hình thành nên một đơn vị kinh doanh, mức độ kiểm soát của mỗi bên tùy thuộc vào mức độ góp vốn của họ và họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của mình. Các lý do khiến một MNC phải thực hiện hình thức liên doanh là do: (i) Luật pháp của nước sở tại buộc MNC phải thực hiện hình thức liên doanh trong một số ngành; (ii) Một phía đối tác phải cần đến kỹ năng hoặc các tài sản hữu hình và vô hình của phía bên kia; (iii) việc thực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau. Ví dụ liên doanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy New United Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ, ngược lại GMC có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị từ phía đối tác Nhật Bản.

Một liên doanh chỉ được xem là có hiệu quả một khi sự hợp nhất nguồn lực của các đối tác có thể tạo ra một kết quả cao hơn so với năng lực riêng lẻ của từng đối tác.Ví dụ một công ty có thể có những tiến bộ kỹ thuật mới nhưng lại thiếu vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể dùng hình thức liên doanh để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật này nhanh hơn hoặc xâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn. Hình thức liên doanh cũng cho phép một công ty nước ngoài có thể thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Nhà nước và các tổ chức sở tại (ví dụ như công đoàn, hoặc các tổ chức tài chính); đặc biệt nếu

một liên doanh được thiết lập giữa một MNC và đối tác sở tại là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thì liên doanh này càng có những thuận lợi như được hưởng những ưu đãi về tài chính, sự hỗ trợ của chính phủ. Mối quan hệ giữa một đối tác trong nước với các tổ chức tài chính địa phương cũng cho phép liên doanh có thể tiếp cận với thị trường tài chính tại chỗ. Ngoài những thuận lợi nêu trên, hình thức liên doanh còn cho phép MNCs có thể chia sẻ rủi ro khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới.

Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều liên doanh đã bị thất bại. Các nguyên nhân gây ra thất bại thường là: sự mâu thuẩn về quyền lợi, sự bất đồng trong việc phân phối lợi nhuận, mối quan hệ truyền thông giữa các đối tác không tốt, tầm nhìn chiến lược khác nhau, sự mâu thuẩn về phương diện văn hóa… Để tiến hành thiết lập và quản lý một liên doanh thành công, nhiều nhà quản lý đã đề ra một số khuyến cáo như trong quá trình thương lượng để lập liên doanh như sau: (i) Phải tìm đúng đối tác để thiếp lập liên doanh; (ii) Xác định rõ mục tiêu của liên doanh và thời gian kéo dài của nó; (iii) Giải quyết và xác định rõ ràng vấn đề quyền sở hữu, kiểm soát, và quản lý; (iv) Xác định rõ cấu trúc tài chính và các chính sách tài chính; (v) Xác định chính sách sử dụng nhân sự và đào tạo; (vi) Xây dựng nhiệm vụ sản xuất rõ ràng; (vii) Xác định các nội dung, quan điểm của hoạt động marketing; (viii) Xác định hoạt động chuyển giao công nghệ theo mức độ nào và các ràng buộc

của hoạt động này; (ix) vấn đề hạch toán và kiểm soát; (x) Việc giải quyết các tranh chấp và bất đồng; (xi) Vấn đề bảo hộ trong ngành và lĩnh vực kinh doanh; (xii) Xác định rõ các hỗ trợ từ phía Nhà Nước (nếu có).

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 28)