Liên minh chiến lược:

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 26)

2. Các hình thức thâm nhập thị trường:

2.2. Liên minh chiến lược:

Liên minh chiến lược là một hình thức hợp tác chính thức hay phi chính thức giữa hai hay nhiều hơn hai công ty có cùng một mục tiêu kinh doanh. Liên minh chiến lược có thể thực hiện theo các mức độ từ phi chính thức cho đến cùng tham gia cổ phần.

Cơ sở:

Lý do để thực hiện một liên minh chiến lược cũng rất đa dạng: (i) Mong

muốn xâm nhập và mở rộng thị trường: tại Nhật Bản, Motorola đã phối hợp

hoạt động với Toshiba trong việc sản xuất chip điện tử nhằm giành lấy một thị phần lớn hơn; (ii) Nhằm bảo vệ thị trường nội địa: Ví dụ, do không có những đơn hàng xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân, Bechtel Group đã liên kết với Siemens của Đức để cung cấp các dịch vụ cho các nhà máy

hiện hữu tại Hoa Kỳ; (iii) Chia sẻ các rủi ro trong những nỗ lực sản xuất và

phát triển: Texas Instrument và Hitachi đã thành lập chung một nhóm phát

triển những loại chip bộ nhớ thế hệ mới; (iv) Thực hiện liên minh chiến lược

nhằm ngăn chặn và vượt qua đối thủ cạnh tranh: Ví dụ, Caterpillar đã thiết

lập một liên doanh với Mitsubishi trong việc sản xuất các thiết bị trong công nghiệp nặng để phản công lại đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên toàn cầu của mình là công ty Komatsu ngay trên quê hương của nó.

Hình thức:

Các hình thức của liên minh chiến lược bao gồm:

- Hợp tác phi chính thức: Theo hình thức này các đối tác sẽ làm

việc với nhau theo một thỏa thuận ràng buộc (có thể diễn ra theo hình thức trao đổi thông tin về sản phẩm mới, công nghệ, kỹ thuật, trao đổi chuyên gia). Sự hợp tác theo hình thức này thường thích hợp cho những đối tác thực sự không đe dọa lẫn nhau tại thị trường của mỗi nước và quy mô của những đối tác này ở dạng trung bình.

- Hợp tác theo hợp đồng: Theo hình thức này, các đối tác có thể ký

các hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, marketing…Thỏa thuận này cho phép cả hai có thể thực hiện được các mục tiêu của cả đôi bên. Các công ty cũng có thể

thực hiện các thỏa thuận hai chiều để mỗi bên có thể khai thác thị trường lẫn nhau. Ví dụ, AT & T và Olivetti đã có những thỏa thuận về marketing chéo cho nhau tại cả hai thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong lĩnh vực dịch vụ, các hãng hàng không đã có những thỏa thuận cho phép đối tác sử dụng các trung tâm bay của nhau, phối hợp lịch bay, và sử dụng chung loại vé.

- Mua cổ phần: Nhiều MNC đã thực hiện việc mua cổ phần thiểu số tại những công ty có tầm quan trọng chiến lược với họ nhằm đảm bảo việc gắn bó lợi ích với những nhà cung cấp. Ví dụ IBM đã mua 12% cổ phần của Intel; Ford đã mua 25% cổ phần của Mazda. Các đối tác này vẫn tiếp tục hoạt động một cách riêng lẻ như một thực thể độc lập nhưng sẽ thụ hưởng thế mạnh được cung cấp từ đối tác của mình. Ví dụ, nhờ vào sự hợp tác với Mazda, Ford đã có một sự hỗ trợ rất tốt trong việc thiết kế và sản xuất các loại xe, trong khi đó Mazda đã gia tăng khả năng xâm nhập thị trường tại Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực xe hơi, Mitsubishi Motor đã sở hữu 10.2% cổ phần của Chrysler, Honda sở hữu 20% cổ phần của Rover (Anh)

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w