Tác động đối với các quốc gia có liên quan:

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 60)

6. Tác động của việc chuyển giá: 1 Đối với MNCs:

6.2.Tác động đối với các quốc gia có liên quan:

Tác động đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư:

• Xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn chuyển giá tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước:

Với tiềm lực mạnh mẽ và lợi thế cạnh tranh khi chuyển giá, MNCs có điều kiện đểtiến hành các chiêu thức khuyến mãi, quảng cáo, marketing… để giành thị phần và lũng đoạn thị trường.Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực yếu hơn và đóng thuế đầy đủ sẽ không thể cạnh tranh được, dần dần bị mất thị phần, phá sản hoặc phải chuyển hướng kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI dần chiếm thế độc quyền, kiểm soát giá cả và lũng đoạn thị trường. Như vậy, xét về ngắn hạn, người tiêu dùng nội địa sẽ được hưởng lợi từ giá cả cạnh tranh nhưng một khi MNC đã triệt tiêu được đối thủ và thao túng được thị trường thì người tiêu dùng sẽ buộc phải sử dụng dịch vụ độc quyền của MNC.

Thông qua hoạt động chuyển giá, MNCs sẽ thực hiện kế hoạch thôn tính các doanh nghiệp trong nước.Với tiềm lực tài chính mạnh, MNCs sẽ tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm được quyền quản lý MNCs sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối tác trong nước không đủ tiềm lực tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước đã thành công.

• Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa:

Hoạt động chuyển giá là hành vi gian lận thuế, các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tiếp trong khi lợi nhuận thực tế là khổng lồ, khiến cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư thất thu một khoản thuế lớn trong ngân sách quốc gia. Theo Andrew Hogg, Giám đốc truyền thông của tổ chức từ thiện Công giáo Christian Aid, tính ra rằng do không thu được thuế của các đại công ty, mỗi năm các nước đang phát triển bị mất đi khoảng 160 tỉ đô la Mỹ, bằng 1,5 lần số tiền viện trợ mà các nước nghèo nhận được.

Thông qua hoạt động chuyển giá, MNCs định giá cao các yếu tố đầu vào từ đó MNCs này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không trung thực.

Bên cạnh đó, hành vi này cũng trực tiếp làm tăng nhập siêu, bòn rút ngoại tệ quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân thương mại xuất – nhập khẩu: trường hợp thường thấy là Công ty con phải nhập khẩu hoàn toàn máy móc, thiết bị, công nghệ,... từ công ty mẹ với giá cao, sau đó xuất khẩu với giá thấp (số lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu vật tư luôn lớn hơn số lượng thu về khi xuất khẩu sản phẩm, vì giá bán thấp hơn giá vốn). Hoạt động này gây ra tình trạng không tận dụng nguyên vật liệu và vật tư có sẵn trong nước, dẫn đến tình trạng lãng phí, dư thừa và ảnh hưởng đến nền sản xuất nội địa.

Ngoài ra, các công ty FDI (có hiện tượng chuyển giá) thường kê khai tỷ lệ giữa tổng tiền lương, tiền công trả cho người lao động Việt Nam, trên doanh thu khai thuế của họ, đạt tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhưng trên thực tế, số tiền lương tuyệt đối mà người lao

động nhận được từ các công ty FDI lại thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước (do các công ty FDI đã tối thiểu hóa doanh thu và tối thiểu hóa thu nhập phát sinh tại Việt Nam). Ðây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra các cuộc đình công của công nhân tại các công ty FDI, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Trên thế giới, có các trường hợp quốc gia tiếp nhận đầu tư áp dụng mức thuế doanh nghiệp rất thấp, thậm chí bằng 0% (thường được gọi là thiên đường thuế) do vậy các doanh nghiệp FDI sẽ có lợi thế về số thu thuế thông qua chuyển giá. Tuy nhiên, lợi thế này không bền vững khi mà các quốc gia khác có liên quan tăng cường các biện pháp quản lý về giá chuyển nhượng.Đây là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế tại các thiên đường thuế này.

Đứng trên góc độ pháp lý, chuyển giá còn làm suy giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tạo tiền lệ xấu cho các dự án đầu tư về sau.

Như vậy, các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì về lâu dài các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau đó là sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế

của quốc giá đó.

Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư:

Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế của quốc gia này. Trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn thì các quốc gia này còn bị MNCs “móc túi” tiền thuế thu được từ các Công ty làm ăn lương thiện khác đã nộp.

Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ýmuốn quản lý của chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy hành vi chuyển giá của MNC mang lại những tác động không tốt cả cho nước tiếp nhận đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư nhưng có một số quốc gia vì lợi ích riêng của mình (kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nước…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho MNCs thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận của MNCs tại các quốc gia khác về. Hành vi này đã gây ra khó khăn trong công tác quản lý các nguồn vốn, quản lý vĩ mô về kinh tế cho các quốc gia có liên quan.

Một phần của tài liệu Phân tích tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường và các thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia hiện nay (Trang 60)