1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở Huyện Yên Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình

38 4,1K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

Những biện pháp cụ thể, xây dựng những tiêu chí hợp lý góp phần nhân cách hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ tạo cơ sở ban đầu để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III Khách thể và đối tượng nghiên cứu

IV Giả thiết khoa học

V Nhiệm vụ nghiên cứu

VI Giới hạn của đề tài

VII Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá

II Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá chotrẻ mẫu giáo

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5 TUỔI

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho

trẻ mẫu giáo nhỡ

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

(kết quả đánh giá thực nghiệm)

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ

Trang 2

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Đất nước ta bước sang một thiên niên kỷ mới, một thời kỳ đổi mới nềnkinh tế xã hội đòi hỏi phải có con người mới xã hội chủ nghĩa - đó là nhữngcon người có nhận thức đúng đắn, có quan điểm sống tích cực để điều chỉnhhành vi của mình cho phù hợp với xã hội

Giáo dục mầm non là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượngcủa giáo dục mầm non là trẻ em từ 0 đến 6 tuổi Đây là một thực thể tự nhiên,bước đầu vào xã hội, dần dần trở thành “người”, trở thành con người có ích cho xãhội, chiến lược giáo dục con người mới trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nâng caohơn nữa chất lượng giáo dục về mọi mặt Chính vì vậy việc giáo dục hành vi giaotiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo vô cùng quan trọng và cần thiết, nó tạo ra nhữngtiền đề đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Nếunhư ta không tiến hành giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non thì sang giai đoạn sau khó

có thể hình thành cho trẻ những nét phẩm chất tâm lý đạo đức bền vững để lĩnhhội những tri thức chuẩn mực xã hội

Trong thực tiễn hiện nay, việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá chotrẻ được chú ý đến, mặc dù ngành học mầm non đã đưa nội dung chương trìnhgiáo dục lễ giáo đã được nhiều năm nay nhưng nội dung giáo dục chưa đầy

đủ Các biện pháp giáo dục của giáo viên còn mang tính áp đặt, tản mạn,không lô gích, gò ép trẻ Chính vì thế hiệu quả của giáo dục hành vi giao tiếp

có văn hoá cho trẻ chưa cao đặc biệt là cho trẻ mẫu giáo nhỡ Nhiều trẻ ở độtuổi này chưa có thái độ ứng xử đúng trong khi giao tiếp cho phù hợp vớichuẩn mực xã hội, nhận thức đúng sai còn hạn chế Chính vì thế qua thời gianhọc tại khoa Giáo dục mầm non - Trường đại học sư phạm Hà Nội tôi đã đượccác thầy cô giáo giảng dạy hướng dẫn cho thấy rõ việc giáo dục thế hệ trẻ ởlứa tuổi mầm non cần được chăm sóc giáo dục để tạo nên những con ngườimới xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức, có khả năng và có thể lực cườngtráng để phù hợp với thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục “giáo dục hành vi giao tiếp cóvăn hoá cho trẻ” tôi chọn đề tài:

“Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5

tuổi ở Huyện Yên Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình” nhằm chỉ ra những biện pháp cụ thể,

xây dựng những tiêu chí hợp lý góp phần nhân cách hiệu quả giáo dục hành

Trang 3

vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ tạo cơ sở ban đầu để hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nhằm mục đích làm tốt công tác luyện phát âm của trẻ mẫu giáo nhỡ ởhuyện Yên Thuỷ - Hoà Bình

III KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Khách thể nghiên cứu:

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non

2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ

IV GIẢ THIẾT KHOA HỌC

Để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫugiáo nhỡ, giáo viên mầm non cần động viên khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động và giao tiếp bằng cách phối hợp các biện pháp giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận

2 Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoácho trẻ mẫu giáo nhỡ

3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vigiao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo

VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở huyện Yên Thuỷ - Hoà Bình

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành điều tra và làm thực nghiệm tại một số trường mầmnon trong địa bàn huyện Yên Thuỷ - Hoà Bình Trong quá trình nghiên cứu đềtài này chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:

1 phương pháp điều tra bằng ankét

Chúng tôi điều tra 30 giáo viên ở 2 trường mầm non trong huyện Yên Thuỷ - Hoà Bình : trường mầm non thuộc khu vực huyện Yên Thuỷ - Hoà Bình và trường mầm non xã Yên Lạc huyện Yên Thuỷ - Hoà Bình

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức

và đánh giá của giáo viên về vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho

Trang 4

trẻ mẫu giáo nhỡ với những thế hệ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn và yêu cầu giáo viên trả lời.

2.Phương pháp thực nghiệm

Dùng phương pháp này nhằm để kiểm nghiệm các biện pháp đã nêu cóliên quan đến giả thiết của đề tài Chúng tôi tiến hành ở lớp mẫu giáo nhỡ Atrường mầm non khu vực với thời gian 2 tháng từ ngày 1/11/2003 đến ngày1/1/2004 Số cháu của lớp A có 28 cháu, các cháu còn lại là con em xungquanh thị trấn huyện Yên Thuỷ Tôi chọn 25 cháu đi học đều thường xuyên,

có sức khoẻ bình thường để làm nhóm thực nghiệm; Tại lớp mẫu giáo B có

30 cháu đều là con em xung quanh thị trấn Yên Thuỷ, tôi chọn 25 cháu đi họcđều, sức khoẻ bình thường để làm nhóm đối chứng

Nhìn chung các cháu ở 2 nhóm này có tình trạng sức khoẻ ngang nhau,mức hình thành hành vi văn hoá như nhau

III Phương pháp quan sát:

a Đối với giáo viên : Chúng tôi đã quan sát giáo viên trong quá trình tổchức sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và kết hợp trao đổi về vốn kinh nghiệm đểgiáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ

b Đối với trẻ: Chúng tôi quan sát quá trình hoạt động của trẻ trong khithực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, kết hợp trò chuyện với trẻ để đánh giámức độ hình thành thói quen giao tiếp có văn hoá

4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Chúng tôi đã tổng kết một số kinh nghiệm thông qua báo cáo tổng kếtcuối năm của một số trường mầm non của huyện Yên Thuỷ đã thực hiệnxong chuyên đề lễ giáo và tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục qua một số giáoviên có quá trình công tác lâu năm ở trường mầm non khu vực và trường mầmnon xã Yên Lạc

5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài

Trang 5

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I :

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ CHO TRẺ MẪU GIÁO

NHỠ.

I Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn

hoá cho trẻ mẫu giáo

1.Các khái niệm:

1.1 Văn hoá là gì?

Khi nói đến văn hoá có rất nhiều nhà lý luận văn học đề cập đến và họ

đã định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Nhưng nhìn chung “văn hoá là toàn

bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trìnhlịch sử của mình”

Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinhthần; còn theo nghĩa hẹp văn hoá chỉ liên quan đến đời sống hàng ngày và docon người tạo ra Văn hoá bao giờ cũng gắn với những xã hội, dân tộc, thời kỳlịch sử Có văn hoá thời cổ đại, văn hoá thời Phục hưng, văn hoá thời Trungđại, văn hoá Việt Nam,văn hoá Trung Quốc… Văn hoá là do con người sángtạo ra, có thể nói rằng con người sinh ra và trưởng thành trong xã hội nào thìchịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hoá của xã hội đó Thậm chí cho dù cómột thời gian dài sống tách khỏi xã hội thì con người vẫn tư duy và hànhđộng theo những khuôn mẫu, tác phong, nề nếp quen thuộc Nhân cách củamỗi thành viên trong một cộng đồng bao giờ cũng mang dấu vết bản sắc vănhoá dân tộc

1.2 Hành vi:

Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm hành vi chỉ đơn thuần

là tổng các phản ứng máy móc đáp lại kích thích, họ cho rằng cứ có kích thích

là có phản ứng Họ coi “Hành vi chỉ là các cử động bên ngoài hoàn toànkhông liên quan gì tới ý thức được coi là cái bên trong” Với họ hành vi đượcthực hiện không có sự tham gia của chủ thể, của nhân cách, chủ thể khôngkiểm soát được hành vi của mình

Tâm lý học Macxit cho rằng hành vi con người hoàn toàn khác, hành vicon người là cuộc sống là lao động, là thực tiễn và hành động, hành vi conngười được thể hiện bên ngoài của hành động được điều chỉnh bởi cấu trúcbên trong của chủ thể, của nhân cách

Trang 6

Theo Vưgotxiki- nhà tâm lý học Xô Viết lỗi lạc thì có sự khác biệt vềchất giữa cấu trúc hành vi động vật với cấu trúc hành vi người Ông cho rằngnếu như ở động vật có hai loại hành vi (kinh nghiệm di truyền kết hợp với tựtạo) thì ở con người ngoài hai hành vi trên thì còn có kinh nghiệm lao động,kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội Ông còn khẳng định rằng trong cấutrúc hành vi người thì lao động giữ vai trò chủ đạo vì trong kinh nghiệm cóvấn đề gì thì truyền lại cho đời sau Hành vi con người được các nhà tâm lýhọc phân loại theo nhiều cách khác nhau : Như hành vi có nguồn gốc bênngoài và hành vi có nguồn gốc bên trong; cũng có nhà tâm lý học đã phân biệthành vi thành 3 loại khác nhau theo bản chất tâm lý học Đó là hành vi bảnnăng, hành vi kỹ xảo và hành vi lý trí

Trong giáo dục học người ta thường quan tâm đến hành vi đạo đức Đó

là những hành động được thúc đẩy bằng các động cơ đạo đức, đem lại nhữngkết quả có ý nghĩa đạo đức và được đánh giá bằng những phạm trù đạo đức.Hành vi đạo đức gồm 2 thành phần : Hành động đem lại những kết quả có ýnghĩa đạo đức với tư cách là mặt biểu hiện bên ngoài; thái độ (mục đích, ýđịnh, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức với tư cách là mặt kích thích bêntrong Như vậy, khi đánh giá con người có hành vi đạo đức hay không thìkhông những ta phải xem xét người đó hoạt động như thế nào, có phù hợp vớichuẩn mực đạo đức xã hội hay không mà còn phải xem xét người đó hoạtđộng với động cơ đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Cũng như khi giáo dụchành vi văn hoá cho trẻ điều quan trọng là không ngừng tạo ra những hoạtđộng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và xây dựng động cơ hoạtđộng có đạo đức cao

1.3 Văn hoá hành vi

Theo quan điểm Mác xít coi văn hoá hành vi là toàn bộ những hình thứchành vi, lối sống giao tiếp hàng ngày của con người lao động mà các chuẩnmực đạo đức và thẩm mỹ bao trùm lên các hình thức ứng xử ấy Nếu cácchuẩn mực đạo đức quy định hành vi ấn định cụ thể con người cần phải làm

gì thì văn hoá hành vi vạch rõ cụ thể phải làm bằng cách nào Các yêu cầu đạođức tồn tại trong hành vi Hình thức bên ngoài của hành vi con người ra sao,trong phạm vi nào - các chuẩn mực này hoà nhập một cách hữu cơ tự nhiên vàđương nhiên với hình ảnh của nó trong cuộc sống để trở thành các quy tắcsống hàng ngày Vì thế, văn hoá hành vi còn được coi là văn hoá bên ngoài đểphân biệt với văn hoá bên trong của con người bao gồm thế giới quan, niềmtin đạo đức, trình độ phát triển chung, kiến thức, hứng thú, nhu cầu…

Trang 7

Giữa văn hoá bên trong và văn hoá bên ngoài của con người có mối liên

hệ chặt chẽ, một sự thống nhất xác định Mối quan hệ đó rất phức tạp và biệnchứng có tính hai chiều Văn hoá bên trong tuy quan trọng nhưng nó cần đượcbiểu hiện ra bằng hành động cụ thể dưới những hình thức hành vi nhất định.Văn hoá bên trong quy định hành vi bên ngoài của con người Hình thức hành

vi là sự phản ánh cái bên trong chụi sự quy định của cái bên ngoài nhưngđồng thời nó lại tác động trở lại thế giới bên trong của chủ thể

Sự luộm thuộm trong sinh hoạt, thô lỗ cục cằn, thiếu tế nhị trong giaotiếp dần dần sẽ tạo nên những thói quen và phẩm chất cá nhân tương ứng Vìvậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng phẩm chất bên trong mới là phẩm chất thực,còn hành vi bên ngoài chỉ là lớp vỏ hình thức Chính quan niệm sai lầm này

đã dẫn đến việc coi thường tuân thủ các hành vi văn hoá cũng như dẫn đếnviệc thiếu quan tâm giáo dục văn hoá hành vi cho thế hệ trẻ Đồng thời, chốnglại khuynh hướng giáo dục này sẽ tạo ra một thế hệ con người giả dối, thamlam ích kỷ Những kẻ như vậy sẽ tạo ra một xã hội lừa bịp, giả tạo

Trong thực tiễn có thể xảy ra trường hợp một người có bản chất xã hộitốt nhưng trong giao tiếp hàng ngày lại vụng về, nếu là lãnh đạo thì thiếu quantâm đến người khác Ở đây bản chất xã hội của con người với các hành vikhông có sự kết hợp chặt chẽ với nhau Nếu người đó được giáo dục tốt tất sẽ

có những kỹ năng giao tiếp tốt

* Tóm lại: văn hoá hành vi là một phần của đạo đức, giáo dục văn hoáhành vi là một trong những mặt giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

có động cơ quy định sự hình thành và phát triển của nó và cũng đều được tạo

ra bởi các hành động và thao tác Họ cho rằng giao tiếp nào cũng mang đặctính của hoạt động tức là cũng có cụ thể nhằm vào một đối tượng nào đó đểtạo ra một sản phẩm

- Phái limtop cho rằng: Giao tiếp không phải là một dạng hoạt động mà nó

là một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học bên cạnh phạm trù hoạt động

Trang 8

- ở Việt Nam cũng có một số tác giả đưa ra những quan niệm riêng củamình về giao tiếp như :

+ Đinh Trọng Lạc cho rằng giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thểnày với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội

Căn cứ vào cuộc sống giao tiếp người ta phân giao tiếp ra làm nhiềuloại như giao tiếp bằng ngôn ngữ , phi ngôn ngữ, bằng tín hiệu, gián tiếp, trựctiếp, giao tiếp gián tiếp…Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằngđứa trẻ lớn lên trong điều kiện (đón giao tiếp) đều bị trì trệ trong sự phát triểntâm lý và thể chất

1.5 Hành vi giao tiếp có văn hoá

Hành vi giao tiếp có văn hoá là biểu hiện trình độ văn hoá giao tiếp củacon người, nó thể hiện các nét tính chất và kỹ năng đặc trưng như sau: Tôntrọng con người, có thiện chí tốt, quan tâm chú ý đến người khác, nhân hậu độlượng lịch sự và cư xử khéo léo khi giao tiếp, không định kiến với ý kiến củangười khác và biết lắng nghe ý kiến của người khác

Hành vi giao tiếp có văn hoá đòi hỏi con người phải biết vận dụng cácquy tắc giao tiếp chung một cách đúng đắn linh hoạt và sáng tạo, phù hợp vớinhững tình huống giao tiếp rất cụ thể trong đời sống hàng ngày với các đốitượng giao tiếp khác nhau

Hành vi giao tiếp có văn hoá đòi hỏi con người phải biết lựa chọn và sửdụng các phương tiện giao tiếp một cách có văn hoá phù hợp với hoàn cảnhgiao tiếp, mục đích giao tiếp, đề tài và đối tượng giao tiếp Ngôn ngữ giao tiếpkhông dài dòng, lôi thôi luộm thuộm, không rườm rà, sáo rỗng mà trước hếtphải ngắn gọn, giản dị, rõ ràng và dễ hiểu, có nội dung tư tưởng và tình cảmđúng đắn ngôn ngữ giao tiếp còn biểu hiện ở cách phát âm không nói ngọng,nói lắp, nói tục… mà phải nhẹ nhàng ân cần cởi mở, thân mật với nhữngngười ít tuổi hoặc cùng tuổi; tôn trọng lễ phép với người lớn

2 Hành vi giao tiếp văn hoá

2.1 ý nghĩa của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.Văn hoá giao tiếp của trẻ mầm non là thể hiện hành vi của trẻ thực hiệncác quy định về giao tiếp với bạn bè, với em nhỏ, người lớn trên cơ sở tôntrọng và thiện chí kết hợp với khả năng sử dụng vốn từ, các hình thức đối xửphù hợp

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ có ý nghĩa rất to lớn, nógiúp trẻ giao tiếp nhẹ nhàng, dễ chịu, lịch sự… giúp các thành viên trong giađình và xã hội xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn Con người hơn động vật

Trang 9

ở chỗ là có ngôn ngữ nói với nhau Qua giao tiếp trẻ hiểu nhau, thông cảmcho nhau và biết cách giúp đỡ nhau Đông thời cũng chính bằng ngôn ngữgiao tiếp trẻ lĩnh hội được những tinh hoa của dân tộc, lĩnh hội được kinhnghiệm sống, biết trao đổi những suy nghĩ, tâm tư và tình cảm với nhau.

Nếu sinh ra một đứa trẻ khuyết tật không nói được thì sẽ không hiểuđược những gì đã, đang và sẽ xảy ra xung quanh

Ngày nay nền kinh tế thị trường có nhiều biến động dễ tạo ra nhữngngười có lối sống ích kỷ, tham lam chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩtới người khác Xã hội ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở rộng giao lưu vớicác dân tộc trên toàn thế giới, việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá chotrẻ mầm non càng trở nên cấp thiết Văn hoá giao tiếp đòi hỏi ở trẻ khôngnhững biết hoạt động phù hợp mà còn phải biết kiềm chế hành động, lời nóiđúng lúc, đúng chỗ Trẻ nhỏ cần học quan sát trạng thái của người lớn khigiao tiếp, văn hoá giao tiếp nhất thiết phải có ngôn ngữ mạch lạc, muốn vậytrẻ phải có vốn từ phong phú, nói ngắn gọn dễ hiểu để giao tiếp

* Tóm lại: Hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ rất quan trọng khi bướcvào trường phổ thông, nó cần biểu hiện trình độ cụ thể về văn hoá giao tiếpcủa mỗi con người

2.2 Nhiệm vụ giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non.Các nhà tâm lý học Xô Viết cũng đã chỉ ra rằng việc trẻ không nắmvững các chuẩn mực và quy tắc cần thiết có thể làm cho các em phán đoánlệch lạc về những người xung quanh hoặc đánh giá không đúng, không chínhxác các hành vi của bản thân mình

Ngược lại có những trẻ nắm vững chuẩn mực và quy tắc hành vi giaotiếp có văn hoá lại có những hành vi giao tiếp không đẹp, nguyên nhân chính

là do các em bị thiếu hụt những kỹ năng, thói quen hành vi giao tiếp có vănhoá

Nhà giáo dục học nổi tiếng như A.X Macorenco và Usinki đã nhấnmạnh đến vai trò cuả thói quen trong việc giáo dục hành vi giao tiếp có vănhoá là buộc trẻ phải thực hiện thường xuyên và lặp đi, lặp lại nhiều lần đểhình thành thói quen đó Động cơ thúc đẩy những hành vi đó là nhiệm vụ củaviệc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non

2.2.1 Giúp cho trẻ hiểu được và nắm được nội dung một số chuẩn mực

và quy tắc hành vi giao tiếp có văn hoá đơn giản phổ biến, cấp thiết nhất, phùhợp với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…

2.2.2 Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm và thái độ:

Trang 10

- Tự tin, tự chủ, tự trọng khi giao tiếp.

- Yêu thương, tôn trọng có lòng vị tha đối với mọi người

- Muốn đem nguồn vui, niềm hạnh phúc đến cho người khác

2.2.3 Hình thành ở trẻ các kỹ năng

- Biết đánh giá hành vi của mình và những người xung quanh

- Thực hiện các chuẩn mực và quy tắc hành vi giao tiếp có văn hoátrong tình huống giao tiếp hàng ngày

3 Đặc điểm và quá trình hình thành phát triển hành vi giao tiếp có vănhoá cho trẻ mầm non

3.1 Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non nói chung và phát triển hành

vi giao tiếp có văn hoá nói riêng

Trẻ em ở thời kỳ này có đặc điểm rất dễ uốn nắn về chuẩn mực hành vigiao tiếp có văn hoá và có nhịp độ phát triển nhanh về ngôn ngữ, nhịp độ pháttriển nhanh như vậy không còn thấy ở những năm tháng về sau Ở giai đoạnnày, trẻ em có những đặc điểm, những quy luật phát triển độc đáo, khônggiống bất cứ một giai đoạn phát triển nào sau này, giáo dục trẻ ở lứa tuổi này

là giúp cho việc xây dựng những cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ

Tuy nhiên, mỗi em bé sẽ trở thành người theo một con đường riêng vàsống cuộc đời riêng của mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có.Những đặc điểm riêng này có ngay từ khi sinh ra và được phát triển theo thờigian để trở thành nhân cách không giống bất cứ một ai khác Vì vậy, chúng tatránh lối giáo dục áp đặt, dập khuôn, máy móc

Với trẻ mẫu giáo kinh nghiệm sống còn quá ít cho nên chúng dễ dàngchấp nhận mọi chuẩn mực và quy tắc của người giáo viên đề ra, và dần dầntrở thành thói quen, nếu hàng ngày trẻ được thực hiện và được lặp đi, lặp lạinhiều lần, ở giai đoạn này nếu nhà giáo dục không quan tâm đến chúng từ nhỏthì sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục hành vi giao tiếp cóvăn hoá

Trẻ ở lứa tuổi này dễ xúc cảm với nhân vật có đức tính hiền lành, nhânhậu như cô Tấm, công chúa và trẻ căm ghét những nhân vật độc ác gian dốinhư mụ dì ghẻ, mụ phù thuỷ… Các em rất hào hứng thích thú khi được nhậpvai anh gà trống, thỏ nâu… rất dễ thương, dũng cảm biết giúp đỡ bạn khi gặpkhó khăn Nếu ta dùng hình thức nhẹ nhàng như đóng kịch hoặc kể chuyện thì

sẽ gây cho trẻ những hứng thú đặc biệt và trẻ thể hiện tình cảm của mình mộtcách tự nhiên

Trang 11

Với những đặc điểm trên, nhà giáo dục gặp nhiều thuận lợi trong việcgiáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ nói chung và hành vi giao tiếpnói riêng Do đó, nhà giáo dục phải có phương pháp tổ chức cho trẻ rèn luyện

kỹ năng và thói quen giao tiếp có văn hoá một cách có hệ thống Đồng thời,thường xuyên nhắc nhở kiểm tra đôn đốc trẻ thực hiện ở mọi lúc, mọi nơitrong sinh hoạt hàng ngày Đặc biệt, ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước ngườilớn nhất là mẹ và cô giáo vì đây là hai người mà trẻ yêu quý nhất Vì vậy,người lớn nói chung và người mẹ và cô giáo nói riêng là phải gương mẫu thựchiện các chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hoá đối với người xung quanh,

đó là cách giáo dục tốt nhất

Tóm lại: Với các đặc điểm thuận lợi trên, nếu ta không chú ý giáo dụchành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ ở lứa tuổi này thì chúng sẽ bị thiếu hụtkiến thức và thói quen giao tiếp Việc bổ xung, sửa đổi những những thóiquen xấu ở giai đoạn sau sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và không đem lạikết quả

3.2 Quá trình phát triển giao tiếp của trẻ đối với người lớn

Giao tiếp của trẻ với người lớn thực sự quan trọng đối với trẻ mầm non

vì đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách

Người lớn đối với trẻ luôn là những người gần gũi, cụ thể với chúngnhư ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo và những người xung quanh Trẻ càngnhỏ càng ít hiểu biết về thế giới xung quanh nên việc giao tiếp giữa nhữngngười lớn với trẻ là rất quan trọng Các hình thức giao tiếp giữa người lớn vàtrẻ em bao gồm:

- Giao tiếp xúc cảm trực tiếp: Đây là hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻvới người lớn, hình thức giao tiếp này tồn tại trong một thời gian ngắn (2 - 6tháng) nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ Nhờ tiếpxúc vơi người lớn trẻ bắt đầu chú ý tới các sự vật, hiện tượng xung quanh, dầndần có mong muốn chia sẻ với người lớn về xúc cảm của chúng và đồng cảmvới họ

Do vậy, mối quan hệ giữa trẻ và người lớn được hình thành trẻ có thêmniềm tin vào bản thân, có thái độ tốt với mọi người và thế giới xung quanh

- Hình thành giao tiếp công việc - tình huống: Thời gian xuất hiện hìnhthức này là lúc trẻ bắt đầu để ý và tìm kiếm các đồ vật để thực hiện các hànhđộng đơn giản đối với chúng Hình thức giao tiếp này được thể hiện rõ nhấtgiai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi Tuy nhiên, có thể gặp hình thức giao tiếp này ởcuối giai đoạn mẫu giáo, hình thức giao tiếp này đã đưa hoạt động có đối

Trang 12

tượng đến với hoạt động với đồ vật trở thành hình thái hoạt động chủ đạo ởlứa tuổi này và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ.

- Hình thức giao tiếp nhận thức ngoài tình huống:

Hình thức giao tiếp này xuất hiện nhờ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ởgiai đoạn đầu tuổi mẫu giáo (3 - 5 tuổi) Nội dung giao tiếp là những sự vật,hiện tượng không thể nhìn thấy trong những hoàn cảnh cụ thể Nó thể hiệntính ham hiểu biết, sự tò mò của trẻ về những sự vật, hiện tượng xung quanh,trẻ đặt ra nhiều câu hỏi như tại sao, từ đâu, như thế nào… Nếu người lớn giảithích ngắn gọn, dễ hiểu và có cơ sở khoa học nhất định thì trẻ càng tôn trọngngười lớn, sự “hợp tác” trí tuệ đầu tiên giữa trẻ và người lớn rất quan trọng Người lớn phải thể hiện thái độ tôn trọng xu hướng nhận thức của trẻ bằng lờinói, hành động, điệu bộ, nét mặt…

- Giao tiếp nhân cách ngoài tình huống: Xuất hiện vào cuối giai đoạnmẫu giáo, khác với lứa tuổi trước trẻ giao tiếp với người lớn không phải chỉđược khen ngợi mà còn muốn xây dựng quan điểm chung vơí người lớn trongđánh gía, quan niệm, suy nghĩ, hành động, hành vi …

Tóm lại: Sự phát triển các hành vi giao tiếp của trẻ với người lớn chứng

tỏ rằng người lớn giữa vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triểnnhân cách trẻ Vì vậy, người lớn cần biết rõ nhu cầu giao tiếp của trẻ và từ đó

tổ chức quá trình giao tiếp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển đến mộtmức cao hơn

3,3 Quá trình phát triển giao tiếp của trẻ em với trẻ em

Sự tiếp xúc trẻ em với môi trường xung quanh không chỉ giới hạn trongphạm vi động tác qua lại với người lớn, đến một thời điểm nào đó trẻ sẽ chú ýnhiều đến bạn bè xung quanh chúng Các kết quả giao tiếp với bạn (MI.Lixina) Đ.Benconhin, A.A.Konchic cho thấy: Hoạt động giao tiếp của trẻ vớibạn được hình thành cuối năm thứ hai, đầu năm thứ 3, tất cả các dấu hiệu cầnthiết trong giao tiếp với bạn đã xuất hiện ở trẻ như: hoạt động chủ độnghướng tới bạn, trả lời những động tác đa dạng của bạn, biết đánh giá bạn

Nếu trong giao tiếp với người lớn trẻ nhận biết được thế giới xungquanh thì giao tiếp với bạn thực sự là quá trình tác động đáng kinh ngạc,những chuỗi cười không dứt, những hành động đa dạng vẫn không giới hạn,khi cùng với bạn trẻ vẫn dễ so sánh hơn, dễ thể hiện mình hơn và nắm đượcnhiều tri thức, kỹ năng trong hoạt động chung

Trang 13

Giao tiếp trẻ em vơí trẻ em xuất hiện giữa và dưới nhiều hình thức khácnhau với sự phức tạp dần và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự hìnhthành tâm lý và nhân cách trẻ.

- Giao tiếp thực hành xúc cảm: Xuất hiện ở trẻ 3 - 4 tuổi, đặc trưng củahình thức giao tiếp này là: Trẻ muốn có bạn cùng chơi cho vui hơn chứ chưa

có sự phối hợp hành động Giao tiếp này thể hiện ở chỗ các thành viên đềumuốn trẻ khác chú ý đến mình và đánh giá hành động của mình, tìm mọi cách

để phô diễn khả năng của mình nhưng không cho bạn can thiệp vào công việccủa mình, chúng không lắng nghe lẫn nhau nên không có sự đồng cảm lẫnnhau nên dễ thể hiện tình cảm tiêu cực Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động nàyngười lớn cần dự tính trước những xung đột có thể xảy ra, dạy trẻ nhận biếtnhân cách của bạn vì đây là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự giao tiếp củacon người, tuy có một số hạn chế nhất định nhưng hình thức giao tiếp này cótác dụng phát triển tính năng động, tích cực, sáng tạo và hình thành sự tự giáccủa trẻ

Giao tiếp công việc tình huống xuất hiện ở trẻ 4 tuổi, ở tuổi này nhu cầugiao tiếp của trẻ tăng lên, đặc biệt là trong trò chơi thể hiện rất rõ nhu cầugiao tiếp này Trẻ có xu hướng động tác làm việc với nhau, có trách nhiệmvới công việc chung mặc dù mỗi trẻ thực hiện một phần công việc riêngnhưng phải phối hợp chặt chẽ để đạt mục đích chung Trong giai đoạn này trẻthường nhìn nhận bản thân qua thái độ của bạn, đồng thời nhận ra thái độ củabạn qua ánh mắt, nét mặt, lời nói, hành động Thái độ cuả bạn có thể khích lệnhững hành vi tích cực, ngược lại có thể gây ra những hành vi tiêu cực chonên cần có sự quan tâm định hướng của người lớn trong quá trình tổ chức cáchoạt động cùng nhau của trẻ Chính giao tiếp các công việc đã tập hợp trẻthành một nhóm chơi cùng tuổi hoặc khác tuổi, thể hiện rõ trong trò chơiđóng vai, chủ đề Sự tham gia vào công việc chung đã tạo ra những phẩm chấtđặc biệt ở trẻ mà A.UXOVA gọi là “tính xã hội” Đó là năng lực tham gia vàotrò chơi chung, hành động phù hợp trong xã hội đó, thiết lập quan hệ với trẻkhác, phục tùng những yêu cầu của thế giới trẻ em Đây là những phẩm chấtnhân cách cần thiết của con người lao động trong tương lai

Tóm lại: giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo có vaitrò rất quan trọng và giao tiếp với người lớn là cơ sở, tiền đề cho quá trìnhgiao tiếp của trẻ sau này Do đó, người giáo viên phải có những biện pháp,phương tiện nhằm mở rộng quan hệ giao tiếp cho trẻ, Đồng thời giáo viên

Trang 14

cũng phải gần gũi với trẻ, giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong cuộc sống

và trong giao tiếp sau này

4 Phương tiện giao tiếp của trẻ mầm non

Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người Nó bao gồm

sự gửi thông tin phản hồi để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, các thông tingửi đi cần có nghĩa và phải hiểu được các thông tin của đối tượng giao tiếp cóthể lĩnh hội được qua hành vi giao tiếp thực của họ với các phương tiện lờinói và hành động thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, giọng nói, nhịp độ và khônggian giao tiếp Đó là các phương tiện giao tiếp, giao tiếp được thực hiện bằngphương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

4.1 Giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ :

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc thù quan trọng, theo tâm lý học

Xô Viết ngôn ngữ có nhiều chức năng : chức năng thông báo, chức năngtruyền đạt thông tin, chức năng biểu cảm qua giọng điệu cấu âm và các biệnpháp tu từ, từ đó biểu lộ tình cảm nhu cầu, thái độ của mình; chức năng tácđộng: sự tác động bằng ngôn ngữ có thể làm thay đổi trạng thái tâm lý, tìnhcảm và động cơ hành động của con người, tạo nên sự đồng tình từ hai phía.Trong giao tiếp có thể dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng ngôn ngữnói là cơ bản

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những nét đặc trưng riêng biệt, vìngôn ngữ không phải là chức năng bẩm sinh nên muốn sử dụng được ngônngữ phải qua quá trình đào tạo, rèn luyện lâu dài và phức tạp Quá trình nắmlấy ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Yếu tố sinh lý: Gồm cơ quan phát âm và thính giác giúp con người nói

* Giai đoạn chuẩn bị: (giai đoạn tiền ngôn ngữ trước 1,5 tuổi)

Trong đó chỉ xuất hiện một số dấu hiệu báo trước các chức năng ngônngữ đã hình thành và giai đoạn phát triển (giai đoạn ngôn ngữ trước 1,5 đến 6tuổi) giai đoạn này tính chất thực sự của ngôn ngữ nảy sinh và phát triển đến

Trang 15

lúc trẻ có thể nói được như người lớn.Sự phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻkhông phải là quá trình ngẫu nhiên mà có các quy luật nhất định Vì vậy, đểtrẻ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách dễ dàng trong giao tiếp cần tìm hiểuquy luật phát triển đó, ở trẻ khả năng hiểu đi trước khả năng nói Việc hiểuchẳng qua là một phản xạ đối với một ấn tượng thính giác tổng quát Việc họcnói cũng vậy, tiếng nói bập bẹ đầu tiên là bản nhạc giàu âm điệu nhưng rối

mớ lộn xộn Sau này, dưới những ảnh hưởng của mọi người xung quanh lầnlượt xuất hiện một số yếu tố tạo nên một loại từ trong vốn ngôn ngữ của trẻ,nội dung ý nghĩa của từ của câu cũng dần tách ra, cho nên các nhà ngôn ngữcho rằng dạy trẻ nói trước hết là tìm hiểu các ấn tượng tổng quát như có tácđộng mạnh mẽ vào điều cần uốn nắn

Việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ không biểu hiện một cách riêng rẽ màgắn liền với sự phát triển khác như năng lực cảm thụ, trí nhớ, tưởng tượng, tưduy … do đó, cần taọ mối quan hệ thường xuyên giữa các điều mà trẻ emthấy được và từ ngữ các em nghe được giữa hệ thống tín hiệu I và hệ thống tínhiệu II Hơn nữa trong quá trình thích ứng với thế giới bên ngoài trẻ luôn đòihỏi sự hiểu biết những gì các em nghe nhìn và tự thể nghiệm Cho nên cần có

kế hoạch cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để mở rộng tầm nhìn,nhận thức Đồng thời, cũng là dịp thúc đẩy ham muốn tích luỹ từ ngữ tạo điềukiện cho vốn từ phát triển một cách tự nhiên

Trẻ em hay bắt chước người lớn về mọi mặt: lời nói, cử chỉ, hành động,tác phong… Do đó, người lớn phải chú ý noí năng cho đúng, phát âm chínhxác, rõ ràng có chọn lọc, dùng câu đúng quy tắc ngữ pháp, lời nói phải có tínhbiểu cảm kỹ năng ngôn ngữ của trẻ Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ còn được hìnhthành và phát triển qua các trò chơi Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫugiáo, trong khi chơi trẻ phải dùng từ chỉ hành động của mình, chỉ đồ vật trongtrò chơi, phải giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ để phối hợp hành động, đểgiao ước với những người cùng tham gia Tính chất sôi nổi của trò chơi nghệthuật, diễn cảm của lời nói một cách tự nhiên

Như vậy, ngôn ngữ trẻ em nảy sinh và phát triển không phải vì bản thân

nó mà vì nhu cầu thích ứng với hoàn cảnh khách quan, nhu cầu tự khẳng định,nhu cầu hoạt động …Việc thoả mãn những nhu cầu đó tạo điều kiện ngôn ngữphát triển và nảy sinh

Do vậy, cần cho trẻ được quan sát nhiều hơn, kết hợp với trò chuyện đểgiúp trẻ sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được tốt Trong giao tiếp với trẻngười lớn cần sử dụng ngôn ngữ giàu hình tượng, sử dụng các ngôn ngữ, tục

Trang 16

ngữ tạo điều kiện cho trẻ được làm quen với ngôn ngữ đậm đà và thuần tuýdân tộc.

Việc hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em bao gồm phát âm, tíchluỹ vốn từ nói thành câu hoàn chỉnh

Nghiên cứu quá trình xây dựng kỹ năng phát âm của trẻ cho thấy trẻ em

tỏ ra rất nhạy bén trong việc tiếp thu đặc điểm và cách phát âm của nhữngngười xung quanh Do đó phải tạo ra một môi trường mới với sự phát âmđúng quy cách Đồng thời do sự phát âm của trẻ từ 2 - 6 tuổi chưa thật ổn định

và chính xác nên cần thường xuyên theo dõi cách phát âm của trẻ khi nóichuyện với chúng, sớm cho trẻ có ý thức đầy đủ về cách phát âm đúng Đểgiúp trẻ phát âm đúng cần tổ chức các tiết học rèn luyện về ngữ âm, cho trẻkết hợp với dẫn chuyện, kể chuyện, đọc thơ và các trò “thách, nói”làm cho trẻ

có cách phát âm đúng, rõ ràng và thêm phần diễn cảm

Tích luỹ vốn từ: tốc độ phát triển vốn từ của trẻ không đều nhau có phụthuộc vào nhiều yếu tố Quan trọng nhất là môi trường, vốn từ của trẻ em sẽtăng nhanh khi được nghe người xung quanh nói nhiều, được người lớn chú ýgợi chuyện thường xuyên đối với trẻ Những từ chỉ khái niệm cụ thể để lĩnhhội dễ tiếp thu hơn so với những từ chỉ khái niệm cụ thể trừu tượng Vì vậy,

để giúp đỡ trẻ lĩnh hội từ loại này cần có sự vật, hiện tượng cụ thể để minhhọa cho những khái niệm đó hoặc dùng phương pháp kể chuyện để giúp trẻlĩnh hội một số yếu tố của hệ thống tín hiệu thứ II nhưng vẫn giữa đượcnguyên tắc cơ bản là cái trừu tượng phải xây dựng trên cái cụ thể

Tóm lại: Dạy trẻ nắm chắc một từ phải tạo cho trẻ cách phát âm đúng

và hiểu đúng nghĩa của từ, sử dụng từ đúng cách nghĩa là sử dụng từ trongcâu Nói thành câu hoàn chỉnh khi lĩnh hội câu qua lời nói của người lớn sẽtiếp thu những mô hình câu mà dần dần chúng sẽ rút ra Vì vậy, phải cho trẻlàm quen với các loại mô hình khác nhau không có nghĩa là phân tích chochúng thấy những câu gồm có chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ được sắp xếp theo mộtthứ tự nhất định mà bằng lời nói cụ thể người lớn sẽ trình bày lặp đi, lặp lạimột cách có ý thức, có mô hình Những câu dùng làm mẫu để nghe rồi nhậnthức,bắt chước rồi sẽ ghi vào ký ức lúc nào không hay để đến khi vận dụngmột cách tự nhiên, đúng luật lệ Trên thực tế dạy phát âm, dạy từ không táchrời nhau

Trong giao tiếp ngoài việc biết nói đúng, cần phải biết nói hay, diễncảm để người nghe không những hiểu ý mà còn phải nhận được tình cảm của

ta nữa Tình cảm qua lúc nói chuyện thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của

Trang 17

người nói Riêng ngôn ngữ với những đặc thù tự có cũng có khả năng biểu đạttình cảm để giúp trẻ nói một cách có tình cảm với người lớn, cần phải cóphương thức diễn đạt tình cảm của ngôn ngữ Cần có kế hoạch quan sát cuộcsống, thực hiện cho trẻ với mục đích rèn luyện ngôn ngữ diễn cảm của trẻ,cho trẻ tiếp thu với thiên nhiên bởi vì cái đẹp của thiên nhiên dễ tiếp xúc vàgợi lên cho trẻ những cảm xúc phong phú sâu sắc, là cơ sở cho kỹ năng và thểhiện ngôn ngữ hay và đẹp.

Để tạo điều kiện cho việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ,giáo viên mầm non phải luôn nâng cao tính tích cực giao tiếp của trẻ, giáoviên tích cực giao tiếp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp, bộc lộ hiểubiết ý muốn của mình với bạn bè, với người lớn xung quanh Cho trẻ tự nhậnxét, đánh giá về mình về những nhân vật trong truyện và những người xungquanh Dạy trẻ văn hoá giao tiếp là dạy trẻ các thành phần văn hoá giao tiếp.Văn hoá giao tiếp giúp cho ngôn ngữ sống động linh hoạt, có tính thực tiễn vàtính sử dụng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là các chuẩn mực, các hành vi vănhoá giao lưu

Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là góp phần giáo dục thẩm mỹ đạođức dạy ngôn ngữ là dạy người

4.2 Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ là những thông điệp giao tiếp không phải bằnglời, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hoặc là đi kèm theo ngôn ngữ,hoặc là xuất hiện một cách độc lập thay thế ngôn ngữ So với ngôn ngữ cácphương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nghèo nàn hơn, đơn điệu hơn, đôi khimang tính chất mập mờ, nhưng trong nhiều trường hợp có ý nghĩa rất quantrọng trong giao tiếp Để có thể hiểu được các tín hiệu phi lời và biết sử dụng

nó qua lời trong quá trình giao tiếp cần phân biệt các dâú hiệu phi lời và biết

sử dụng nó qua lời trong quá trình giao tiếp Cần phân loại các dấu hiệu philời: phân loại chủ yếu dựa vào các giác quan phi lời nhận chúng bao gồm thịgiác, thính giác, xúc giác, khứu giác

Để có thể sử dụng các yếu tố phi lời trong giao tiếp ta hay xem xét một

số yếu tố phi lời được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp:

- Nét mặt: Trong giao tiếp nét mặt giúp chúng ta nói rất nhiều điều, nhìngương mặt để phỏng đoán người sâu sắc hay nông cạn, người siêng năng hayđần độn, ở nét mặt thể hiện suy nghĩ và hành động rõ nhất là cặp mắt và cáimiệng tức là ánh mắt và nụ cười trong giao tiếp, nhiều khi cặp mắt mang

Trang 18

thông tin gần bằng hoặc hơn cả lời nói, nó phô bày tâm trạng diễn đạt tìnhcảm.

- Nụ cười: Là một cử chỉ báo phi ngôn ngữ quan trọng, cần phải biếtcười hồn nhiên, tránh cười gượng, cười vô vị, cười thương hại Muốn có nụcười tự nhiên phải biết yêu đời, nó là biểu hiện của sức khoẻ và hạnh phúc.Một đứa trẻ ốm yếu và bệnh tật trong người hoặc trong gia đình trẻ có chuyện

gì buồn chẳng hạn bỏ nhau thì trên gương mặt trẻ không thể có một nụ cườihồn nhiên, tự tin

- Tư thế: Tư thế hay còn gọi là sơ đồ thân thể, các nhà nghiên cứu vềngôn ngữ phi giao tiếp cho rằng: Mỗi sự thể của hình dáng có thể là biểu hiệnmột ý tưởng, một người có sức khỏe về thể chất và nghị lực bao giờ cũng điđứng đàng hoàng không cúi đầu lom khom…Trẻ cần phải chú ý uốn nắn, sửasai tư thế để giúp trẻ có được tư thế tự nhiên, đàng hoàng thoải mái khi ngồi,

đi đứng và trong mọi hoạt động

VD: Khi trẻ đến lớp hoặc khi ra về phải đi đứng đàng hoàng, mắt nhìnvào cô và khoanh tay chào cô

- Cử chỉ: Cử chỉ bao gồm cử động chân tay, nếu cử chỉ hấp tấp vội vàngkhi đi đứng hành động, nói năng thì nội tâm có điều bất an, khi giao tiếp cửchỉ của con người phải tự nhiên, thân thiết không nên kiểu cách thân mật đếnsuồng sã

Muốn dạy trẻ cử chỉ đẹp đẽ người lớn cần gương mẫu trước mặt trẻ.Đồng thời uốn nắn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi VD : Trong khi ăn phải lấy tay chemiệng nếu bị hắt hơi và phải quay ra ngoài

- Khoảng cách: Là một dấu hiệu của giao tiếp phi ngôn ngữ, khoảngcách nói lên quan hệ ít hay nhiều, tính chất nghi thức nhiều hay ít Có trẻ khiđược cha mẹ đón thì đứng ở cửa lớp chào cô trong khi cô đứng ở cuối lớp,giáo viên phải uốn trẻ không được chào cô như vậy, phải đến gần cô để chào

cô và cô phải quay mặt lại với trẻ, có như vậy hành vi giao tiếp của trẻ mớithực sự là hành vi có văn hoá

- Trang phục: Thể hiện cách ăn mặc trong khi giao tiếp, trang phục củangười có văn hoá thể hiện ở chỗ ăn mặc gọn gàng, quần áo sạch sẽ Không ai

có thiện cảm với người đầu tóc bù xù, trang phục thì cẩu thả

Khung cảnh tự nhiên: Đây cũng là một thành tố có vai trò nhất địnhtrong giao tiếp Trong lớp cô trang trí lớp, sắp xếp cho đẹp, khoa học.Trang tríảnh đẹp, phù hợp với lứa tuổi và tầm nhìn của trẻ Lớp học phải sạch đẹp,

Trang 19

thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khung cảnh lớp như vậy cũng tạo

ra cho trẻ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn

Tóm lại: Trong quá trình giao tiếp cả người nói và người nghe đều sửdụng tín hiệu phi ngôn ngữ Người nói dùng các tín hiệu không lời cho cácthông điệp bằng lời có thêm sức mạnh Người nghe dùng các tín hiệu phingôn ngữ để diễn giải dụng ý của người nói, cảm giác của người nói và để cókết luận về nhân cách của người nói Trẻ em cũng vậy khi giao tiếp trẻ cũngdùng các tín hiệu phi ngôn ngữ Cho nên là một giáo viên mầm non cần chú ýuốn nắn, sửa sai cho trẻ trong khi giao tiếp

II Cơ sở thực tiễn của giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻmẫu giáo nhỡ

1 Mục đích khảo sát:

Chúng tôi tiến hành thực tiễn nhằm xác định rõ tình hình giáo dục hành

vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non và mức độ hình thành văn hoá giaotiếp cho trẻ mẫu giáo nhỡ

2 Nội dung khảo sát:

2.1 Khảo sát thực trạng công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoácho trẻ mẫu giáo

Nội dung có trong ankét (phần phụ lục)

2.2 Khảo sát mức độ hình thành văn hoá giao tiếp của trẻ mẫu giáo nhỡ.Nội dung có trong phần phiếu hỏi trẻ (phần phụ lục)

3 Thang đánh giá:

3.1 Thang đánh giá trình độ nhận thức của trẻ về giao tiếp có văn hoáđược chia làm 3 mức độ

- Mức độ cao: Trẻ trả lời đúng và đầy đứng xử

- Mức độ trung bình: Trẻ trả lời chưa đầy đủ hoặc còn sai sót

- Mức độ thấp: Trẻ không trả lời được

3.2 Thang đánh giá về trình độ và hành vi giao tiếp có văn hoá cũngđược chia làm 3 mức độ

- Mức độ cao: Thực hiện đúng và thường xuyên

- Mức độ trung bình: Thực hiện đúng nhưng chưa thường xuyên

Ngày đăng: 08/04/2013, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Những điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơNhà xuất bản 1996 Chủ biên Nguyễn Ánh Tuyết 11. Xã hội trẻ em trong trò chơiNhà xuất bản giáo dục Moska/1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản 1996Chủ biên Nguyễn Ánh Tuyết"11. Xã hội trẻ em trong trò chơi
Nhà XB: Nhà xuất bản 1996Chủ biên Nguyễn Ánh Tuyết"11. Xã hội trẻ em trong trò chơi "Nhà xuất bản giáo dục Moska/1984
4. Đặc điểm giao tiếp trong trò chơi có chủ đề và tuyển tập Tâm lý học mầm nonNhà xuất bản Viện Hàn Lâm năm 1998 Khác
5. Hành vi văn hoá - biểu hiện của xu hướng đạo đức nhân cách trẻKỷ yếu GDMN - HHSD - Hoàng Thị Phương - 1995 Khác
6. Một số biện pháp hình thành giao tiếp văn hoá cho trẻ mầm non qua trò chơi ĐVTCD - Tạp chí MCMG số 9/1999 - Hoàng Thị Phương Khác
7. Vấn đề ý thức trong việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm nonTạp chí MCGD số 5/ 2002 - Hoàng Thị Phương Khác
8. Tâm lý học trẻ em tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi/1994Chủ biên Nguyễn Ánh Tuyết Khác
9. Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơiNhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội 1996 Chủ biên Nguyễn Ánh Tuyết Khác
12. Giáo dục học mẫu giáo tập II Nhà xuất bản Hà Nội/1979 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khảo sát trình độ nhận thức và hành vi của trẻ 4 - 5 tuổi về các  chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hoá. - Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở Huyện Yên Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình
Bảng 1 Khảo sát trình độ nhận thức và hành vi của trẻ 4 - 5 tuổi về các chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hoá (Trang 20)
Bảng 2: Trình độ nhận thức và hành vi của nhóm thực nghiệm và đối chứng  nhóm thực nghiệm. - Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở Huyện Yên Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình
Bảng 2 Trình độ nhận thức và hành vi của nhóm thực nghiệm và đối chứng nhóm thực nghiệm (Trang 28)
Bảng 4: So sánh trình độ nhận thức của trẻ (trước và sau thực nghiệm) - Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở Huyện Yên Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình
Bảng 4 So sánh trình độ nhận thức của trẻ (trước và sau thực nghiệm) (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w