1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH

36 1,6K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Đề tài về : MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH

Trang 1

ĐỀ TÀI HOÀN THÀNH KHOÁ HỌC

LỚP CBQLGD

Người thực hiện: PHÙNG ĐỨC THÀNH Người hướng dẫn: Gs, Ts: NGUYỄN XUÂN THỨC

THUẬN THÀNH - 2011

Trang 2

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) với Cương lĩnh và Nghị quyết đãvạch ra phương hướng đi lên CNXH và bước đầu thực hiện CNH-HĐH đấtnước Đại hội Đảng VIII (1996) tiếp tục con đường CNH-HĐH và Đại hội Đảng

IX (2001) đánh giá việc thực hiện chiến lược do Đại hội VII vạch ra chiến lượcphát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI: " Chiến lược đẩy mạnhCNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"

Phải thấy rằng: sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộclớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó Giáo dục cùng với KH-CN là nhân tốquyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đemlại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân Có thể khẳng định rằng: không cógiáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế,

văn hoá Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai " Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" Đại hội đảng lần thứ X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta

coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, cómột vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao

cả đó Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục" Rõ ràng

phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩaquyết định trong việc phát triển giáo dục

Giáo dục của cả nước đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình với chủ đề năm học “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”;năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn: cuộc vận động “ Hai không”,

Trang 3

cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộcvận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động

“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tôi mạnh dạn

chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng

trường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành "

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên ở trườngTHCS Nguyệt Đức và từ đó đề xuất một số biện pháp để phát triển đội ngũ giáo

viên trường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành.

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáoviên THCS

3.2 Nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng đội ngũ giáo viên ở trườngTHCS Nguyệt Đức – Thuận Thành

3.3 Qua đó đề xuất những biện pháp xây dựng nhằm phát triển đội ngũ giáoviên trường THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCSNguyệt Đức

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về phát triển đất nước, phát triển giáodục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2001 – 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020

Trang 4

- Nghiên cứu giáo trình, tài liệu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học củaBộ GD&ĐT và Sở GD& ĐT Bắc Ninh

- Nghiên cứu các tạp chí, tập san giáo dục

5.2 Nghiên cứu thực tiễn:

Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên trường THCSNguyệt Đức, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của trường THCS NguyệtĐức

6 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

- Từ ngày 10/4/2010 đến 15/4/2010 xác lập đề tài, lập đề cương và kế hoạchnghiên cứu

- Từ ngày 17/4/2010 đến 29/4/2010 tìm hiểu thực tế QLGD, thu thập thôngtin, số liệu

- Từ ngày 02/5/2010 đến 27/5/2010 xử lý thông tin, viết bản thảo, duyệt bảnthảo

- Từ ngày 28/5/2010 đến ngày 17/6/2010 bổ sung bản thảo và nộp đề tàichính thức

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở

TRƯỜNG THCS 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1.1 Một số khái niện

* Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, định hướng của chủ thể lênkhách thể về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng hệ thống các luật lệ,các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo

ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

* Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui luật củachủ thể quản lý các cấp đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vậnhành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tụcphát triển và mở rộng hệ thống về mặt số lượng cũng như chất lượng

* Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường là quản lý con người, quản lý độingũ trong hội đồng sư phạm nhà trường

Trong nhiều trường hợp, có thể sử dụng hai thuật ngữ quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự thay thế cho nhau Nhưng nếu đi sâu vào ý nghĩa của hai cụm từ quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự, thì có những sự khác nhau.

* Quản lý nhân sự là một khái niệm được sử dụng từ lâu khi các nhà quản lý

phải quản lý người trong tổ chức Quản lý nhân sự trong tổ chức được hiểunhiều hơn về khía cạnh hành chính Đó là những hoạt động áp dụng các nguyêntắc quy định của tổ chức, cơ quan như tiền lương, tiền thưởng, nghỉ phép, nghỉ

lễ để quản lý con người nhằm làm cho họ thực hiện các hoạt động của họ mộtcách tốt nhất

Trang 6

Như vậy, quản lý nhân sự đặt vấn đề đến từng con người cụ thể trong tổchức, muốn chỉ các khả năng tác động đến đội ngũ hiện có để họ đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức.

Trong khi đó, quản lý nguồn nhân lực mang ý nghĩa rộng hơn quản lý nhân

sự Quản lý nguồn nhân lực mang tính chất khái quát và xem tổ chức như là mộtthực thể cần có tác động từ bên ngoài và kết hợp với bên trong để quản lý

Quản lý nguồn nhân lực là bước phát triển cao hơn của quản lý nhân sự khinó đề cập đến cả việc quản lý các quan hệ con người sản xuất, lao động, và cảquan hệ với những người từ bên ngoài sẽ vào làm việc cho tổ chức (nguồn lựcdự trữ hay tiềm năng của tổ chức), đề cập đến yếu tố thị trường lao động của tổchức Chính vì vậy, có người gọi quản lý nguồn nhân lực là quản lý quan hệ sảnxuất

Như vậy, nguồn nhân lực của một tổ chức không chỉ là những con ngườiđang làm việc trong tổ chức mà còn nhằm chỉ những nguồn khác có thể bổ sungcho tổ chức Điều đó cũng có nghĩa là khi nói đến quản lý nguồn nhân lực của tổchức cũng nhằm chỉ khả năng tác động của tổ chức đến lực lượng lao động tiềmnăng bên ngoài tổ chức

Quản lý nguồn nhân lực hiểu theo khái niệm vĩ mô khi đặt nguồn nhân lựccủa tổ chức trong tổng thể nguồn nhân lực quốc gia Như vậy, yếu tố nguồnnhân lực tổ chức phát triển phụ thuộc không chỉ yếu tố bên trong của tổ chức màcòn chứa đựng nhiều yếu tố bên ngoài của tổ chức

Theo tác giả Trần Kim Dung: Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triếtlý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển và duy trìcon người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho tất cả tổ chức vànhân viên

Như vậy, vấn đề quản lý nguồn nhân lực không chỉ là đơn thuần chỉ là vấn đề

quản trị hành chính nhân viên.

Trang 7

* Đội ngũ CBGV trường THCS là một tập hợp những CB & GV (trong một nhà

trường) được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của ngành giáo dục (làm công tác giáo dục)

* Đội ngũ CBGV trường THCS “Bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên giáo vụ, thí nghiệm, thư viện những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở trường THCS Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì là những người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học”

(Trích: Những bài giảng về quản lý trường học - Hà Sĩ Hồ & Lê Tuấn chủ biên).

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sưphạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là nhân tốquyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Vì vậy cần bồi dưỡng để pháttriển đội ngũ giáo viên

* Xây dựng đội ngũ CBGV (tổ chức nguồn nhân lực) trong trường THCS là

duy trì sự tồn tại đội ngũ CBGV và làm cho nó phát triển theo yêu cầu của sựnghiệp Giáo dục - đào tạo

1.1.2 Đặc điểm của đội ngũ giáo viên

Đặc điểm về mục tiêu: Mục tiêu của tập thể sư phạm hoàn toàn thống nhất

với mục tiêu giáo dục của trường THCS là "Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của tiểu học, hoàn thiện học vấỏctung học cơ sở và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động" (Mục 3, Điều 27, Luật Giáo dục 2005).

Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu đó, tập thể sư phạm nhà trườngđảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên với mụctiêu của tập thể và mục tiêu xã hội Sự thống nhất và hài hoà ba lợi ích đó là điều

kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể " Trong thực tiễn của

Trang 8

tập thể sư phạm, mỗi bước đều có sự đối chọi giữa mục tiêu cá nhân và tập thể và vấn đề hoà hợp các mục đích đó Nếu trong một tập thể còn cảm thấy mâu thuẫn giữa mục đích chung và mục đích riêng thì có nghĩa là tập thể đó chưa được tổ chức đúng đắn Chỉ ở nơi nào mục đích chung và mục đích riêng hoà hợp, nơi nào không có sự lạc điệu thì ở đấy tập thể là tập thể vững mạnh"

Mỗi tổ chức, tập thể trong trường THCS đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thểvà có một sức mạnh riêng ( tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Ban nữ công ) Người quản lý có nhiệm vụ khai thác các tiềm năng củatừng tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường.Đặc điểm về lao động sư phạm: Lao động sư phạm là loại hình lao động đặcthù:

Đối tượng lao động sư phạm trường THCS là học sinh ở lứa tuổi từ 11 đến

14, lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm, sinh lý Học sinh có nhu cầu cao về trítuệ và tình cảm với người thầy Để đáp ứng nhu cầu này, giáo viên cần có kiếnthức sâu rộng và lòng nhân ái sư phạm cao

Trang 9

Phương tiện lao động sư phạm cũng rất đặc thù Đó là nhân cách người thầycùng các thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọngnhất Thời gian lao động sư phạm không chỉ đảm bảo đúng quy định trongchương trình mà cần mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghềnghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội Sản phẩm laođộng sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện, đạt được mục tiêu giáo dục củanhà trường Nghĩa là sản phẩm đó không được quyền có phế phẩm.

Lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học, vừa mangtính nghệ thuật và tính nhân đạo cao cả Nó mang tính đặc thù của nghề sư phạmđồng thời có sự liên kết, cộng tác, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường Bởi vì sự hình thành và phát triển nhân cách của người họcsinh cũng chịu sự chi phối của "tổng hoà các mối quan hệ xã hội" trong tập thể

sư phạm nhà trường là lực lượng giáo dục chuyên biệt, có hệ thống, thườngxuyên và cơ bản nhất

Các yếu tố tâm lý xã hội: Tâm lý tập thể sư phạm được thể hiện ở các quátrình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội được diễn ra trong mỗi tập thể sưphạm nhất định

Quá trình tâm lý xã hội của tập thể sư phạm thường biểu hiện ở sự giao tiếp,thích nghi, tìm hiểu, đánh giá, cảm hoá, thuyết phục, bắt chước, lan truyền cảmxúc cho nhau Các trạng thái tâm lý xã hội của tập thể sư phạm thường thể hiệnở tâm lý và dư luận lành mạnh của tập thể, truyền thống của tập thể, bầu khôngkhí tâm lý - đạo đức tập thể

Khi các thuộc tính này được khơi dậy và phát huy thì sẽ trở thành động lựcvà sức mạnh tinh thần của tập thể

Giá trị của tập thể sư phạm: Giá trị mang ý nghĩa xã hội to lớn của tập thể sư

phạm đó là nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đấtnước Có thể nói tập thể sư phạm góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 10

Trong quá trình lao động sư phạm, để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng cao cả củamình, tập thể sư phạm đã khẳng định những giá trị của tập thể mình và chínhbản thân mỗi giáo viên cũng có điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu lợi ích củamình để không ngừng hoàn thiện nhân cách Trong tập thể sư phạm phải bảođảm tốt nhất mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân - tập thể - xã hội.

Phát triển đội ngũ là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiếnhành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vinghề nghiệp của người lao động Các hoạt động đó có thể được cung cấp trongvài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằmtạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tứclà nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ Như vậy, xét về mặtnội dung, phát triển đội ngũ bao gồm bốn loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo,bồi dưỡng và phát triển

* Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người

bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trongtương lai

* Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động

có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính làquá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình,là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động đểthực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn

* Bồi dưỡng: là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên

môn cho cán bộ, công chức trong một tổ chức hành chính nhà nước khi mànhững kiến thức, kỹ năng được đào tạo trớc đây đã lạc hậu, không đủ để thựchiện có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức đó Sự thay đổitrong đời sống kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên dưới tác động của tiến bộkhoa học - công nghệ và phát triển của khoa học quản lý làm cho những kiếnthức và kỹ năng hoạt động chuyên môn của cán bộ, công chức trong mỗi cơquan luôn bị lạc hậu đòi hỏi phải được bồi dưỡng thường xuyên Đó cũng là một

Trang 11

trong những lý do cơ bản của triết lý học tập liên tục, suốt đời trong cuộc sốnghiện đại của tất cả các tổ chức nhà nước cũng như ngoài nhà nước.

* Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước

mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sởnhững định hướng tương lai của tổ chức

Đối với cá nhân, sự phát triển con đường chức nghiệp trong cơ quan hànhchính ngày càng phụ thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn cũng như sựthành thạo trong kỹ năng hoạt động Điều đó xuất phát từ đòi hỏi của sự pháttriển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và quản lý cũng như những biến đổinhanh chóng trong môi trường hiện đại Và do vậy, việc tham gia tích cực vàomôi trường đào tạo, bồi dưỡng ngày càng quyết định đến sự thăng tiến conđường chức nghiệp của công chức trong nền hành chính

Mục tiêu và vai trò của phát triển đội ngũ là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhânlực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho ngườilao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình vàthực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốthơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trongtương lai

Những cơ sở tâm lý học và xã hội học về phát triển đội ngũ tập thể sư phạmnêu trên sẽ giúp nhà quản lý đưa ra những nội dung và biện pháp xây dựng tậpthể sư phạm, phát triển đội ngũ giáo viên có hiệu quả

1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhàtrường và ngành giáo dục, Nhà nước đã ban hành luật giáo dục sửa đổi và bổsung năm 2005, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành điều lệ trường THCS kèm

theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ

GD-ĐT

- Luật giáo dục

Trang 12

+ Điều 15 chương I nói rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảmbảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêugương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cóchính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáothực hiện nhiệm vụ của mình…".

+ Về nhiệm vụ nhà giáo, luật giáo dục yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêuchuẩn trong đó có các tiêu chuẩn "Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt Đạt trìnhđộ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ" ( Điều 70)

+ Mục 3 - Chương IV nói về chính sách đối với nhà giáo "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo"

+ Điều 72 - Chương IV nêu nhiệm vụ của nhà giáo: "Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu qủa giảng dạy và giáo dục"

- Điều lệ trường THCS:

+ Điều 33 nói về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: Trình độ chuẩncủa giáo viên THCS là tốt nghiệp CĐSP Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quyđịnh này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độchuẩn

+ Điều 3 Chương I nói về nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS là "Quảnlý giáo viên nhân viên và học sinh"; "tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạtđộng giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ GD-

ĐT ban hành"

- Trong giải pháp thứ hai của Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt

Nam 2009-2020 của Bộ GD&ĐT nêu "Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo Đến năm

2020 có 80% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên tiểu học đạt trình độ

từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên THPT và THCS đạt trình độ đại học trở

Trang 13

lên; 20% số giáo viên các trường trung cấp nghề và 35% số giáo viên các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ; 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 30% là tiến sỹ"

" Tăng cường trật tự, kỷ cương; xây dựng, củng cố môi trường sư phạm;phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thựcvà sâu sắc đối với học sinh Các tập thể sư phạm phải đảm bảo nêu cao tínhgương mẫu; không chỉ giáo dục học sinh bằng việc lên lớp, giảng bài mà trướchết phải bằng thái độ tận tuỵ với nghề, thương yêu học sinh về mọi mặt "(Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Sở giáo dục và đào tạoBắc Ninh)

Trang 14

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.

- Xã Nguyệt Đức - nơi trường đóng là một xã thuộc vùng sâu xa trong địabàn huyện Trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế chậm phát triển Đại đa số phụhuynh học sinh mải đi làm ăn ở xa Chính quyền địa phương chưa có điều kiệnđể xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nhằm phục vụ cho giáo dục Giao thôngchậm phát triển, đi lại khó khăn

2.1.2 Vài đặc điểm của trường THCS Nguyệt Đức.

Trường THCS Nguyệt Đức được thành lập từ năm 1996 Lúc đầu thành lậptrường là trường PTCS Nguyệt Đức Nhưng do điều kiện địa lí, kinh tế của nhândân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại học tập của học sinh nên UBND tỉnhBắc Ninh đã ra quyết định tách trường PTCS Nguyệt Đức thành hai trường làtrường THCS Nguyệt Đức và trường tiểu học

Trường THCS Nguyệt Đức là một trường vùng xa ở cuối huyện, chất lượngđầu vào của học sinh rất thấp so với các trường THCS trong huyện Cơ sở vậtchất của nhà trường còn rất thiếu thốn; sân chơi, bãi tập, cây xanh còn đangtrong giai đoạn phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện

Tuy nhiên, trường đã được các cấp lãnh đạo, chính quyền quan tâm, đặc biệtlà chính quyền xã Đội ngũ giáo viên đã yên tâm bám trường, bám lớp Năm học2009-2010, có 16 lớp với 545 học sinh, có 2 lãnh đạo, 32 thầy cô giáo và 4 cánbộ hành chính, thư viện, đồ dùng

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng qua nhiều năm xây dựng và trưởngthành, nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào, nhất là việc xây

Trang 15

dựng phát triển đội ngũ giáo viên Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sưphạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân vàcộng đồng Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nângcao được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt: năng lực chuyên môn, nănglực sư phạm Một vài năm học gần đây, số giáo viên giỏi (cấp huyện) ngày mộttăng lên Số giáo viên được xếp loại chuyên môn khá ngày một nhiều

Dưới đây là bảng thống kê xếp loại chuyên môn giáo viên năm học

2009-2010 (Nguồn nhà trường)

nhà trường đánh giá cao

- Động viện, phát động phong trào tự học: Giáo viên có ý thức tự học, tự bồidưỡng qua dự giờ, sưu tầm và đọc thêm tài liệu

- Động viên, khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ Trường có 16giáo viên có trình độ đại học và 7 giáo viên đang theo học đại học Không có giáo viên nào chưa đạt chuẩn

- Tổ chức một số hội thảo về chuyên đề dạy tốt, học tốt

- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ tàinăng trẻ Kết hợp với chính quyền đoàn thể địa phương giáo dục học sinh

Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp vàđậu tốt nghiệp hàng năm đều đạt cao Học sinh lớp 9 đậu vào trường THPT là

Trang 16

65¸14% Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp huyện hàng năm đều đượcnhà trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng

2.2 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH

2.2.1 Những tồn tại chung về chất lượng đội ngũ giáo viên THCS

Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất nhân cách kém

Đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục lạc hậu, nặng vềtruyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy độclập sáng tạo và thái độ đúng đắn trong học tập, trong cuộc sống

2.2.2 Những tồn tại riêng của trường THCS Nguyệt Đức

a Về tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp: Đa số giáo viên

có tư tưởng lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, yêunghề Nhưng chưa có sự nhạy bén, mẫn cảm và chưa có khả năng thích ứng vềmặt xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay Bên cạnh đó có mộtvài thành viên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, như tư tưởng cá nhânvẫn còn lấn át tư tưởng tập thể, hay đòi hỏi quyền lợi, thường gắn nhiệm vụ vớihưởng thụ, trả công

Đội ngũ quản lý chưa có biện pháp giáo dục đối với bộ phận này, nhiều lúctỏ ra chưa kiên quyết trong phê bình, đấu tranh

b Về lòng nhân ái sư phạm

Bên cạnh đại bộ phận giáo viên rất yêu thương học sinh, gần gũi thương yêu, hết lòng vì học sinh, thì có một số giáo viên chưa hết lòng với học sinh Điều đócó thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm, của giáo viên đối với công việc củamình Có nhiều lúc giáo viên chưa thật sự tôn trọng và yêu cầu cao, khoan dung,vị tha đối với học sinh mà còn tỏ ra thờ ơ, vô tình Bộ phận quản lý chưa có biệnpháp bồi dưỡng

c Về năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm

Trang 17

Đây là một tồn tại nhức nhối, là bài toán nan giải mà mấy năm vừa qua, nhàtrường đã tập trung để giải quyết Tuy có gặt hái được một số thành tựu nhưngrõ ràng nó chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện tại vàtương lai.

c.1) Về năng lực chuyên môn

Cùng với sự phát triển về số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên có sự pháttriển nhanh về số lượng Về trình độ đào tạo, 100% đạt chuẩn Càng về sau sốgiáo viên (sinh viên mới ra trường) năng lực chuyên môn càng yếu (hậu quả củacự tuyển, cử nhân) Nhưng điều đáng nói là tỉ lệ số giáo viên dạy giỏi huyện,giỏi tỉnh và xếp loại chuyên môn loại khá, giỏi tỉ lệ thấp (14/25) Trong số 14giáo viên xếp loại khá, giỏi không có giáo viên nào có thâm niên từ 3 năm côngtác trở xuống, toàn là giáo viên công tác từ 4 năm trở lên và vẫn còn tồn tại giáoviên yếu kém và tỷ lệ giáo viên trung bình còn cao Qua dự giờ thường kỳ, quacác đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn trường nhận thấy: Rất nhiều giáo viênnhất là số giáo viên mới vào nghề chất lượng giảng dạy quá thấp, như: lúng túngvề phương pháp giảng dạy và giáo dục, kỹ năng thiết kế giờ dạy yếu, thậm chícó giáo viên kiến thức chưa vững vàng Về phương pháp giảng dạy còn nặng vềtruyền thụ, chưa đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạocủa học sinh Những tồn tại trên một phần cũng do đội ngũ quản lý chưa có biệnpháp để tạo nên một môi trường, phương pháp để giáo viên nâng cao trình độ

c.2) Về năng lực sư phạm

Năng lực sư phạm là yếu tố quan trọng vì năng lực sư phạm quyết định sự thành bại của công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên Vậy mà đa số giáoviên ở trường THCS Nguyệt Đức năng lực sư phạm còn ở mức độ thấp Cónhiều giáo viên kiến thức khoa học tương đối vững nhưng thiếu năng lực sưphạm, như việc thiết kế giáo án môn học, tổ chức giờ học thiếu khoa học, nghệthuật truyền thụ , khả năng giao tiếp với học sinh, ứng xử các tình huống tronggiảng dạy và giáo dục còn hạn chế Có nhiều giáo viên thiếu kinh nghiệm trong

Trang 18

phương pháp giáo dục học sinh, chưa gắn việc giáo dục học sinh vào trong nộidung môn học, bài dạy Thậm chí có giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục đạođức học sinh, xem đó là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của BGH, của đoànthanh niên.

Trong công tác chủ nhiệm, có một số giáo viên chưa có năng lực tổ chức sinhhoạt tập thể, thuyết phục, cảm hóa học sinh, ứng xử các tình huống sư phạm

d) Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục

Đa số giáo viên chưa nắm vững nội dung công tác này, họ chỉ thực hiện côngtác này một cách thụ động Họ xem đó là việc của Nhà nước, của các cấp lãnhđạo Trong các buổi sinh hoạt lớp, họp phụ huynh, giáo viên diễn giải, thuyếttrình vu vơ, hời hợt, chiếu lệ Về phía quản lý, ban giám hiệu cũng chưa có kếhoạch, chỉ đạo sát sao, chưa triển khai cụ thể đầy đủ

e Năng lực về tin học

Hầu hết giáo viên có hiểu biết về tin học, về máy tính, có thể thiết kế giảngdạy bằng giáo án điện tử Nhưng đa sô giáo viên đều ngại thiết kế và giảng dạybằng giáo án điện tử vì phải bỏ ra nhiều thời gian để soạn bài và việc bố tríphòng học còn gặp nhiều khó khăn

g) Năng lực ngoại ngữ

Ngoài giáo viên ngoại ngữ, số giáo viên còn lại tuy đã được học trong trườngđại học, cao đẳng nhưng khi ra trường đều không sử dụng do đó khả năng vềngoại ngữ rất kém Đặc biệt số giáo viên công tác lâu năm không có hiểu biết vềtiếng Anh

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội dung, qui trình đào tạo Trong lúcđó nhà trường chưa có biện pháp, chủ trương học và nâng cao trình độ ngoạingữ cho giáo viên Bản thân giáo viên chưa có tinh thần và điều kiện tự học

h) Về học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội phát triển

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Đề cương bài giảng “ Xây dựng đội ngũ CBGV ở trường THCS”, “một số vấn đề chung về hoạt động CM trong trường THCS, tài liệu bồi dưỡng CBQLGD… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ CBGV ở trường THCS
1. Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX Khác
2. Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 Khác
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục, 2002 Khác
4. Điều lệ trường THPT và trương PT có nhiều cấp học Khác
5. Đường lối phát triển KTXH đến năm 2010 và định hướng phát triển GD của Đảng CSVN đến năm 2020 Khác
7. Báo cáo về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề - Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w