8 Nếu cháu và nhiều bạn khác
cùng thích một đồ chơi nhưng
không đủ cho mỗi bạn cháu phải nói và làm gì?
9
Khi chuẩn bị đi dạo ngoài trời nếu thấy bạn không đi giày được hoặc không mặc áo được cháu phải làm gì? nói gì với bạn đó?
1.28 0.64 1.52 1.32
10
Khi thấy cô hoặc bố mẹ đang nói chuyện riêng thì cháu có thích lại gần và nói chuyện với họ không ?
1.28 0.44 1.64 1.48
Điểm trung bình cộng 1.212 0.708 1.544 1.344 Qua bảng 4 chúng tôi nhận xét như sau:
Nhìn chung sự phát triển về nhận thức và hành vi của trẻ nhóm thực nghiệm (trước và sau thực nghiệm) đều có hướng đi lên, cụ thể:
- Về nhận thức: Điểm trung bình cộng về nhận thức của trẻ trước thực nghiệm là 1.212 điểm, sau thực nghiệm là 1.544 đã tăng 0.332 điểm, điều đó chứng tỏ qua 2 tháng thực nghiệm (các biện pháp nêu trên) sự nhận thức các chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ tăng lên rõ rệt.
- Về hành vi: Điểm trung bình cộng về hành vi của trẻ trước thực nghiệm là 0.708 điểm, sau thực nghiệm là 1.344 điểm tăng 0.636 điểm chứng tỏ hành vi của trẻ sau thực nghiệm cũng tăng lên đáng kể.
C. Kết luận chung
I. Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường, đạo đức truyền thống của dân tộc bị sói mòn một cách nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người bắt đầu từ ngay lứa tuổi mầm non. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho toàn bộ sự phát triển về sau. Những ấn tượng của thời thơ ấu để lại dấu vết trong suốt cả cuộc đời sau này. So với giáo dục thì việc cải tạo lại hay giáo dục lại là một quá trình lâu dài và khó khăn hơn nhiều. Giáo dục đúng đắn sẽ hạn chế sự tích luỹ kinh nghiệm tiêu cực của trẻ, ngăn cản sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, thói quen và hành vi xấu mà có thể
ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức của trẻ.
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá đòi hỏi trẻ phải nắm được các chuẩn mực và quy tắc xã hội, phải hình thành ở trẻ kỹ xảo và các thói quen hành vi khác nhau, thể hiện lòng kính trọng đối với người lớn (nghe lời, chào hỏi, cảm ơn) Thái độ tốt đối với bè bạn (quan tâm, nhường nhịn), có ý thức hành vi văn hoá nơi công cộng (không nói to, không làm ảnh hưởng đến người khác, quần áo lịch thiệp) Trẻ phải biết vận dụng các quy tắc giao tiếp và sử dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo, đúng mực, đúng chỗ, phù hợp với các tình huống cụ thể trong đơì sống hàng ngày. Hành vi văn hoá có ý nghĩa to lớn, nó giúp trẻ tiếp xúc giữa trẻ với người lớn, với bạn bè nhẹ nhàng hơn, tốt đẹp hơn.
2. Kết quả khảo sát giáo viên mầm non và trẻ 4 tuổi (mẫu giáo nhỡ) ở một số trường mầm non huyện Yên Thuỷ cho thấy: mức độ hình thành giao tiếp có văn hoá của trẻ còn thấp có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa biết sử dụng và phối hợp các biện pháp giáo dục trong quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ.
Để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non, giáo viên phải biết phối hợp các biện pháp giáo dục thông thường mà các cô giáo mầm non vẫn áp dụng thì chưa thu được kết quả gì, cụ thể là về hành vi và nhận thức của trẻ ở nhóm đối chứng. Vì vậy, các nhà giáo dục mầm non phải có biện pháp cụ thể và phải thường xuyên giáo dục trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp có văn hoá
3. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mầm non bao gồm:
- Tổ chức tiết học với nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ với yêu cầu ngày càng cao.
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp có văn hoá thông qua việc tổ chức các trò chơi.
- Hình thành thói quen giao tiếp thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
- Bằng con đường thực nghiệm sư phạm luận văn khẳng định hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp nêu trên.
4. Để việc sử dụng các biện pháp đã nêu có hiệu qủa cần phải có một số điều kiện nhất định:
- Về giáo viên, phương tiện giáo dục, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
II. Từ kết quả êchăm sóc đề tài chúng tôi xin nêu một số ý kiến sau: 1. Cần trang bị cho giáo viên mầm non những tri thức cơ bản về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ.
Trên cơ sở đó hướng dẫn cho giáo viên mầm non sử dụng phối hợp các biện pháp phù hợp với từng độ tuổi, với đặc điểm cá nhân, trình độ giáo dục của mỗi trẻ và của toàn lớp.
2. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục trẻ, nhờ đó mà các thói quen giao tiếp của trẻ trở lên bền vững hơn.
3. Để có thể phát huy hiệu quả sử dụng của các biện pháp trên cần có các điều kiện như: Trang bị các phương tiện vật chất cho các lớp mẫu giáo (đồ chơi, vật liệu đa dạng, các taì liệu và tranh ảnh, tạo không gian cho trẻ chơi) xây dựng môi trường văn hoá ở trường mầm non và gia đình.
Là giáo viên mẫu giáo - người được giao phó trách nhiệm giáo dục trẻ em mẫu giáo - những công dân trẻ tuổi nhất của đất nước, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình phải thường xuyên trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tư tưởng lý luận của mình, giáo viên là tấm gương sáng về mặt đạo đức, về giao tiếp, ứng xử hành vi có văn hoá cho trẻ.