1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an 5 T6.doc

31 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 401 KB

Nội dung

Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 TUẦN 6 Ngày soạn: Ngày 7 tháng 10 năm 2006 Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2006 TẬP ĐỌC: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai I.Mục đích, yêu cầu: -Luyện đọc: +Đọc đúng: đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm và tên riêng (a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la), và các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4, 1/7,1/10). +Đọc diễn cảm: Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi. -Hiểu được: +Nghóa các từ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. +Nội dung bài: Phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. II. Chuẩn bò: GV: Bản đồ châu Phi, tranh minh hoạ SGK. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài: Ê-mi-li, con… và trả lời câu hỏi: H:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mó? (Trà) H: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? (Hải) H: Nêu đại ý của bài? (Hiền) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Luyện đọc. - Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 3 đoạn như SGK) với các bước đọc sau: - Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm). - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp trước lớp (1lượt). GV kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghóa các từ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. - Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. - Gọi HS thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt). - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi: H. Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bò đối xử như thế nào? -1 HS đọc, HS khác đọc thầm. -Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. -Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghóa từ. -HS đọc theo nhóm đôi. -Thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 em đọc toàn bài. -HS đọc thầm đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi. - 1 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 -GV chốt ý 1: Người da đen bò đối xử thậm tệ dưới chế độ phân biệt chủng tộc a-pác-thai. -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: H. Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? H. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi ngời trên thế giới ủng hộ? H. Hãy giới thiệu về vò tổng thống Nam Phi đầu tiên của nước Nam Phi mới? -GV chốt ý 2: Sự đấu tranh bền bỉ của người dân Nam Phi đã xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. H: Bài văn nói lên điều gì? – GV chốt và ghi đại ý: Đại ý: Phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn: - Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 3: - GV đọc mẫu đoạn 3: đọc giọng cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người dân da đen; nhấn mạnh các từ ngữ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt. - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. -Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. -Nêu ý chính đoạn 1 và 2. -HS đọc thầm đoạn 3. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -Nêu ý đoạn cuối. -HS nêu đại ý, HS khác bổ sung. -HS đọc đại ý. -HS mỗi em đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc. -Theo dõi nắm bắt cách đọc. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 4. củng cố: -Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý. -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bò bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít ____________________________________ ĐẠO ĐỨC: Có chí thì nên (Tiết 2) I. Mục tiêu: -HS nêu được những tấm gương tiêu biểu vượt khó khăn để vươn lên trong cuộc sống kể cho lớp cùng nghe. -HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn. -Có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. - 2 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 II. Chuẩn bò: -GV: Phiếu học tập. -HS: Sưu tần được một số gương vượt khó. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: Yêu cầu HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.(Trúc) Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: khó khăn, bền chí vượt qua, ước muốn, cuộc sống để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp: . . . . . có thể đến với bất kì người nào trong . . . . Nếu biết quyết tâm . . . .thì có thể đạt được . . . -GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1:Làm bài tập 3, SGK -GV chia HS thành các nhóm nhỏ. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm kể về những tấm gương vượt khó trong cuộc sống đã sưu tầm được . -Gọi HS trình bày trước lớp những tấm gương vượt khó trong cuộc sống đã sưu tầm được. -GV nhận xét và hỏi thêm: H: Khi gặp khó khăn trong học tập, các bạn đó đã làm gì? H: Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và trong học tập? H: Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì? HĐ 2:Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK) -Yêu cầu HS đọc bài tập 4 SGK. -Tổ chức cho HS tự phân tích những khó khăn của bản thân và điền vào theo mẫu sau: STT Khó khăn Những biện pháp khắc phục 1 2 3 4 -Tổ chức HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. -Yêu cầu 3- 4 em (có hoàn cảnh khó khăn) trình bày. -Yêu cầu cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. -GV kết luận. -HS nhóm 2 em. -HS thảo luận nhóm kể về những tấm gương vượt khó. -HS trình bày trước lớp. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS đọc bài tập 4 SGK. -HS hoàn thành bảng vào vở bài tập. -HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. -3- 4 em trình bày. -Lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. HĐ 3:Trò chơi “Đúng – Sai”: -GV phát cho HS mỗi em một em 2 miếng giấy xanh - đỏ. -GV phổ biến cách chơi: - 3 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 *GV lần lượt đọc các tình huống, HS đọc xem tình huống đó đúng hay sai: nếu đúng giơ mặt đỏ; nếu sai giơ mặt xanh. -Treo bảng phụ có câu hỏi tình huống, đọc từng tình huống, yêu cầu HS chọn. -Yêu cầu HS giải thích các trường hợp sai. - Nhận xét, khen ngợi. -Nghe phổ biến luật chơi. -Tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV. -HS giải thích các trường hợp sai. Câu hỏi tình huống: 1. Mẹ em bò ốm, em ở nhà chăm mẹ. 2. Trời rét và buồn ngủ nhưng em vẫn cố làm cho xong bài tập rồi mới đi ngủ. 3. Cô giáo cho em bài tập toán về nhà nhưng khó quá em chờ chò em làm hộ. 4. Trời mưa rất to và rét nhưng em vẫn đến trường. 5. Đi học về, mẹ cho em sang nhà bạn chơi. Em liền đi ngay cho dù em có rất nhiều bài tập về nhà. 6. Hoàn cảnh gia đình nhà bạn Lan rất khó khăn. Em và các bạn trong tổ đã lên kế hoạch giúp đỡ bạn. 4. Củng cố – Dặn dò: -Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bò bài:Nhớ ơn tổ tiên. ____________________________________ KHOA HỌC: Dùng thuốc an toàn I. Mục tiêu: -HS xác đònh được khi nào thì dùng thuốc. -Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc. Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. -Tuyên truyền với mọi người trong gia đình cách dùng thuốc an toàn. II. Chuẩn bò: -Hình trang 24, 25 SGK. -Những vỉ thuốc thường gặp. -Mỗi nhóm một thẻ từ để trống có cán để cầm. -HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc và bản hướng dần sử dụng thuốc. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1.Ổn đònh nề nếp. 2.Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi – Sau đó GV nhận xét ghi điểm. HS1: Nêu tác hại của thuốc lá? (Cường) HS2: Nêu tác hại của rượu, bia? (Đức) HS2: Khi bò người khác lôi kéo rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống, rất có nhiều trường hợp chúng ta phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây nhiều chứng bệnh, thậm chí chết người. Để có những kiến thức cơ bản về thuốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó. – GV ghi đề bài lên bảng. - 4 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1: Giới thiệu một số loại thuốc: Mục tiêu: Giúp HS: - Xác đònh được khi nào nên dùng thuốc. Nêu được một số điểm cần chú ý khi phải dùng và mua thuốc. Nêu được tác hại của việc dùng thuốc không đúng. -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để cùng giải quyết vấn đề sau: Đọc kỹ các câu hỏi và câu trả lời trang 24 SGK. Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. -Yêu cầu đại diện nhóm trả lời. -GV nhận xét và chốt lại: Đáp án: 1-d; 2-c; 3-a; 4-b H. Thế nào là sử dụng thuốc an toàn? -Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 25. -Yêu cầu HS giới thiệu loại thuốc và bản hướng dẫn kèm theo mà mình mang đến lớp. H. Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào? -Nhận xét, khen ngợi HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát. H. Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào? HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”: Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trò dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật. -Yêu cầu mỗi nhóm (4 em) đưa thẻ từ đã chuẩn bò sẵn ra và hướng dẫn cách chơi: lớp cử ra 2 HS làm trọng tài có nhiệm vụ quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng đáp án, 1 HS làm quản trò để đọc lần lượt từng câu hỏi ở SGK. -Yêu cầu HS tiến hành chơi. -GV đóng vai trò cố vấn, nhận xét và đánh giá từng câu giải thích của các nhóm và chốt lại đáp án đúng: Đáp án: Câu 1: c- a- b. Câu 2: c- b- a. Nghe và kết luận: Yêu cầu HS quan sát tranh sgk. -Tiến hành thảo luận theo nhóm đôi, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Dùng bút chì nối vào sgk; 2 HS lên bảng sử dụng các bảng từ để gắn. -Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1- 2 em trả lời, HS khác bổ sung. -HS đọc mục bạn cần biết. 5-7 em giới thiệu trước lớp về các loại thuốc đã sưu tầm được. -Lắng nghe. - 2- 3 em trả lời. -Lắng nghe GV phổ biến cách chơi. -Tiến hành chơi: Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi, các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ rồi giơ lên. Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng. -Trọng tài nhận xét. -HS quan sát tranh sgk và nghe GV giảng. 4. Củng cố – dặn dò: H. Khi đi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý gì? -Giáo dục HS. -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài. -Dặn HS đọc nội dung Bạn cần biết, xem trước bài 12. - 5 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 TOÁN: Luyện tập I.Mục tiêu: -Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vò đo diện tích. -HS đổi được các đơn vò đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải được các bài toán có liên quan đến đơn vò đo diện tích. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bò: Phiếu bài tập bài 2. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm 1 bài: a) 2dam 2 4m 2 = … m 2 b) 278m 2 = … dam 2 …m 2 31hm 2 7dam 2 = …dam 2 536dam 2 = hm 2 … dam 2 Bài a. (Quân) ; bài b. (K’ Luis) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu yêu tiết học. HĐ1: Làm bài tập 1 -Gọi HS đọc và xác đònh yêu cầu bài tập 1. -Tổ chức cho HS quan sát mẫu làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. -GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm. a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vò là mét vuông. b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vò là đề-xi-mét vuông. HĐ2: Làm bài tập 2. -GV phát phiếu bài tập. -Yêu cầu HS đọc và làm bài. -GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm. HĐ 3: Làm bài tập 3. -Gọi HS đọc và xác đònh yêu cầu bài tập 3. -Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm. HĐ 4: Làm bài tập 4. -Yêu cầu HS đọc đề xác đònh cái đã cho cái phải tìm. -Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. -HS đọc và xác đònh yêu cầu bài tập 1. -HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. - HS nhận phiếu bài tập và làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc và xác đònh yêu cầu bài tập 3. -HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. Lớp nhận xét bài bạn trên bảng. -HS đọc đề xác đònh cái đã cho cái phải tìm. -HS làm bài vào vở, 1 em lên - 6 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm. bảng làm. -HS nhận xét bài bạn trên bảng. 4. Củng cố - Dặn dò: -GV tổng kết tiết học dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bò bài tiếp theo. _______________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày 8 tháng 10 năm 2006 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 10 tháng 10 năm 2006 CHÍNH TẢ : Ê-mi-li,con… ( Nhớ – viết) I. Mục đích, yêu cầu: -HS nhớ – viết và trình bày đúng bài chính tả: Ê-mi-li, con … Nắm vững được quy tắc viết dấu thanh trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi ưa, ươ có âm cuối hoặc không có âm cuối. -HS có kó năng nghe – Viết đúng chính tả, viết đạt tốc độ, vận dụng làm tốt phần bài tập. -HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng, đánh dấu thanh đúng vò trí và giữ vở sạch đẹp. II. Chuẩn bò: GV: Phiếu bài tập bài 2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: HS viết tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. 1 HS lên bảng viết – GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng. HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ: Ê-mi-li, con…(ở SGK/5, từ “Ê-mi-li, con ôi … đến hết”) - Nếu có HS chưa thuộc bài GV tổ chức cho HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh. -Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: Giôn-xơn, B.52, na-pan, nói giùm. - GV nhận xét các từ HS viết. HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. -Yêu cầu HS nhắc lại số lượng dòng thơ trong 2 khổ thơ cuối. Những câu thơ nào kết thúc bằng dấu chấm than, Những câu thơ nào kết thúc bằng dấu chấm hỏi. -GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày hai khổ thơ; lưu ý các chữ khó, dấu câu và cách trình bày. -GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở. -HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút 1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm. - HS ôn lại bằng cách đọc cá nhân, đồng thanh. -1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp. - HS trả lời, HS khác bổ sung -HS viết bài vào vở. -HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa. -HS đổi vở theo từng cặp để sửa - 7 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 chì. - GV chấm bài của tổ 2, nhận xét cách trình bày và sửa sai. HĐ3: Làm bài tập chính tả. Bài 2: -Gọi HS đọc bài tập 2, xác đònh yêu cầu của bài tập và gạch dưới các tiếng có chứ ưa, ươ ở đoạn thơ. -GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm (nhóm có âm cuối và nhóm không có âm cuối) và nhận xét về cách đánh dấu thanh. - Gọi HS nêu nhận xét của mình, GV nhận xét và chốt lại; *Tiếng chứa ưa: lưa, thưa, mưa, giữa. *Tiếng chứa ươ: tưởng, nước, tươi, ngược. *Cách đánh dấu thanh: +Trong các tiếng có ưa ( không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ưa – chữ ư. + Trong các tiếng có ươ (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính ươ – chữ ơ. Bài 3: -GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ. -Gv nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cầu điền là: ước, mười, nước, lửa. Yêu cầu HS nêu cách hiểu các thành ngữ. lỗi sai bằng bút chì. -HS đọc bài tập 2, xác đònh yêu cầu của bài tập. -HS nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm và nêu nhận xét của mình, HS khác bổ sung. -HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1nhóm lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn. 4. Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. -HS nêu lại quy tắt viết dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa, ươ. -Về nhàhọc thuộc các câu thành ngữ ở bài 3, chuẩn bò bài tiếp theo. ______________________________________________ LỊCH SỬ: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: -Ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Người ra đi do yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước mới đúng đắn để giải phóng dân tộc. -HS nêu được những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự đònh ra nước ngoài. Trình bày được tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. -Giáo dục HS lòng biết ơn, yêu quý, kính trọng Bác Hồ. II. Chuẩn bò: -GV: Tranh bến cảng Nhà Rồng. Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ đòa danh thành phố Hồ Chí Minh) - HS: Sưu tầm ảnh Bác Hồ; tài liệu liên quan đến việc tìm đường cứu nước của Bác. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: - 8 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 1.Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Bài cũ: + Nêu câu hỏi HS trả lời : H: Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Do ai khởi xướng và lãnh đạo? (Tiên) H: Vì sao phong trào Đông du thất bại? (Bình) -GV nhận xét – ghi điểm cho HS. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Vào đầu thế kỉ XX nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Lúc đó Bác Hồ kính yêu của chúng ta mới 21 tuổi quyết chí ra đi tìm dường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Bài học hôm nat cho ta thấy được quyết chí của Người. - GV ghi đề bài lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành: -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6 em để giải quyết yêu cầu: +Bằng những thông tin, em tìm hiểu được chia sẻ cùng bạn để tìm hiểu về quê hương, gia đình, thời niên thiếu cùa Bác Hồ, rồi viết kết quả của thông tin tìm được vào phiếu? -Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày – GV nhận xét chốt lại: * Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890, quê ở Nghệ An, Lúc nhỏ có tên Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi thanh Nguyễn Tất Thành. Lớn lên thấy cảnh đất nước và nổi thống khổ của đồng bào. Anh đã có chí đánh đuổi Pháp, giải phóng đồng bào, … HĐ2: Tìm hiểu lý do Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước: + Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK, thảo luận theo nhóm trả lời nội dung sau: Câu 1:Vì sao ông không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối? Câu 2: Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự đònh đi nước ngoài? Người đã đònh hùng giải quyết khó khăn bằng cách nào? Câu 3:Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước? Anh sẽ dự đònh đi đâu và làm gì? + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày; GV chốt ý: -Từng HS trình bày thông của mình trước nhóm, lựa chon thông tin và ghi vào phiếu bài tập của nhóm. -Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. -HS nhóm 2 em, tìm hiểu nội dung SGK và hoàn thành các nội dung GV đưa ra. -Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Câu 1: Ông không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối vì con đường cứu nước của họ chưa đúng đắn: Phan Bội Châu thì dựa vào Nhật để đánh Pháp điều đó rất nguy hiểm, Phan Chu Trinh thì dựa vào Pháp khác gì xin chúng rủ lòng thương. Câu 2: Khó hăn là ở nước ngoài mạo hiểm, ốm đau, không có tiền. Người rủ anh Lê đi nhưng anh Lê không đủ can đảm. Vì vậy người quyết làm tất cả các công việc nặng nhọc nguy hiểm để được đi ra nước ngoài. Câu 3: Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vì người có lòng yêu nước thương dân, anh muốn tìm con đường cứu nước cứu dân. - Nguyễn Tất Thành dự đònh đi sang Pháp để xem bên ấy người ta làm thế nào mà có được tự do - 9 - Cao Văn Hạnh - Trường tiểu học Bùi Thò Xuân Tuần 6 bình đẳng bác ái, rồi sau đó trở về giúp đồng bào ta đánh đuổi Pháp và xây dựng đất nước H: Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, vào thời gian nào? ( ngày 5- 6-1911 với cái tên mới Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng anh bước chân lên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin đi tìm đường cứu nước) – GV kết hợp cho HS quan sát 2 ảnh ở SGK. -GV chốt lại phần kết luận (như phần in đậm ở SGk) HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Củng cố - dặn dò: H: Qua bài học em hiểu Bác Hồ là người thế nào? Nếu không có Bác thì đất nước ta sẽ ra sao? (HS nêu ý kiến của mình). -Học bài, chuẩn bò bài sau: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. _______________________________________ TOÁN: Héc-ta I.Mục tiêu: -HS biết gọi, kí hiệu, độ lớn của héc-ta. Quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. -HS có kó năng chuyển đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc-ta, vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến héc-ta. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bò: GV: Phiếu bài tập ghi bài 1. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn đònh: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra : Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm 1 bài: Điền dấu >, < hay = ? a) 6m 2 56dm 2 . . . . 656dm 2 b) 4m 2 79dm 2 . . . 5m 2 4500m 2 . . . .450dam 2 9hm 2 . . . 9050m 2 Bài a. (nh) bài b. (Ngọc) -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ1: Giới thiệu đơn vò đo diện tích héc-ta. -GV giới thiệu: +Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, oa hồ, người ta thường dùng đơn vò là héc-ta. +1 hec-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và kí hiệu là ha. H: 1hm 2 bằng bao nhiêu mét vuông? 1 héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông? -GV nhận xét chốt lại: 1hm 2 = 10 000m 2 ; 1ha = 10 000m 2 HĐ 2: Luyện tập – thực hành. Bài 1: -GV phát phiếu bài tập, cho HS làm bài. -Yêu cầu HS n/xét bài bạn và giải thích cách làm, GV chốt lại: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm: -HS nghe. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -Bài 1, HS làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm. -HS nhận bài bạn và giải thích - 10 - . vuông: a. 5ha = 50 000m 2 ; 2km 2 = 2000000m 2 b. 400dm 2 = 4 m 2 ; 150 0dm 2 = 15m 2 ; 70 000cm 2 = 7m 2 c. 26m 2 17dm 2 = 26 100 17 m 2 ; 90 m 2 5dm 2 = 90 100 5 m 2 35dm 2 = 100 35 m 2 . làm 1 bài: Điền dấu >, < hay = ? a) 6m 2 56 dm 2 . . . . 656 dm 2 b) 4m 2 79dm 2 . . . 5m 2 450 0m 2 . . . . 450 dam 2 9hm 2 . . . 9 050 m 2 Bài a. (nh) bài b. (Ngọc) -GV nhận xét ghi. các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ rồi giơ lên. Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng. -Trọng tài nhận xét. -HS quan sát tranh sgk và nghe GV

Ngày đăng: 24/05/2015, 07:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w