Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chỉ thị số 14-HĐBT năm 1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc đẩy mạnh công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, Bộ Thuỷ lợi đã có công vă
Trang 1TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC 1
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1
1.1 Một số khái niệm về định mức 1
1.1.1 Đặc điểm xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ……… 1
1.1.2 Một số khái niệm về định mức 2
1.2 Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi 3
1.3 Các loại hình tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật của công trình thuỷ lợi 6
1.3.1 Mô hình tổ chức doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi 6
1.3.2 Mô hình tổ chức loại hình tổ chức hợp tác dùng nước 10
1.4 Phương pháp xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật 14
1.5 Tình hình xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta 15
1.5.1 Tình hình xây dựng định mức qua các thời kỳ 15
1.5.2 Kết quả xây dựng định mức KTKT 22
1.5.3 Tình hình áp dụng định mức 25
Kết luận chương 1 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KT-KT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở CÁC TỔ HTX LÀM DỊCH VỤ 27
THUỶ NÔNG THUỘC HẢI DƯƠNG 27
2.1 Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ở Hải Dương 27
2.1.1 Hiện trạng về công trình 27
2.1.2 Hiện trạng quản lý vận hành 28
2.2 Những khó khăn của các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông khi chưa có định mức 29
Trang 2Kết luận chương 2 49
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KT-KT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở CÁC TỔ HTX LÀM 51
DỊCH VỤ THUỶ NÔNG THUỘC HẢI DƯƠNG 51
3.1 Định hướng phát triển của hợp tác xã trong thời gian tới 51
3.2 Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật 52
3.3 Nguyên tắc xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật 53
3.4 Đề xuất phương pháp xây dựng định mức KT-KT trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi của các tổ HTX làm dịch vụ thuỷ nông ở Hải Dương ……… 55
3.4.1 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức lao động 55
3.4.2 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định 60
3.4.3 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới……… 64
3.4.4 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tiêu……… 68
3.4.5 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công trình thủy lợi 73
3.4.6 Quy trình và phương pháp xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp……… 77
3.5 Áp dụng để xây dựng một số định mức KT-KT trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi của các tổ HTX làm dịch vụ thuỷ nông ở Hải Dương 83
3.5.1 Xây dựng định mức lao động 83
Trang 33.5.5 Xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu cho công tác vận hành,
bảo dưỡng máy móc thiết bị 90
3.5.6 Xây dựng định mức chi phí quản lý đơn vị 92
3.6 Đề xuất hướng dẫn áp dụng 95
3.6.1 Hướng dẫn áp dụng định mức lao động 95
3.6.2 Hướng dẫn áp dụng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới 95
3.6.3 Hướng dẫn áp dụng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tiêu 98
3.6.4 Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định ……… 100
3.6.5 Hướng dẫn áp dụng định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu 101
3.6.6 Hướng dẫn áp dụng dịnh mức chi phí quản lý 101
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 4
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi 8 Hình 3.1: Sơ đồ tính toán định mức lao động và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm 56 Hình 3.2: Quy trình và phương pháp xây dựng định mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định 62 Hình 3.3: Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới 65 Hình 3.4: Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao điện năng cho bơm tiêu 69 Hình 3.5: Quy trình và phương pháp xây dựng định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác quản lý vận hành 74 Hình 3.6: Quy trình xây dựng chi phí quản lý doanh nghiệp 78
Trang 5Bảng 1.3: Số lượng, loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước 11
Bảng 1.4: Nhân lực và trình độ năng lực cán bộ Tổ chức Hợp tác dùng nước 11
Bảng 1.5: Các đơn vị thực hiện xây dựng định mức KTKT trong giai đoạn 1990-1999 17
Bảng 1.6: Số lượng doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT 20
Bảng 1.7: Thống kê số đơn vị đã xây dựng định mức từ năm 2000 đến nay 20
Bảng 1.8: Tổng hợp các chỉ tiêu định mức đã được xây dựng ở các tỉnh trong cả nước theo vùng miền 23
Bảng 2.1: Định mức sử dụng nước tưới mặt ruộng năm 2002 39
Bảng 2.2: Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới năm 2002 39
Bảng 2.3: Định mức vật tư nguyên liệu cho quản lý vận hành 41
Bảng 2.4: Định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định 42
Bảng 2.5: Định mức tiêu thụ điện năng cho công tác tưới 43
Bảng 2.6: Định mức tiêu thụ điện năng bơm tưới cho nuôi trồng thủy sản 44
Bảng 2.7: Định mức tiêu khu công nghiệp 44
Bảng 2.8: Định mức tiêu thụ điện năng cho 2 trạm bơm tưới 45
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tính định mức lao động 85
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả tính định mức lao động (tiếp theo) 86
Bảng 3.3: Kết quả định mức điện tưới vụ chiêm xuân 86
Bảng 3.4: Kết quả định mức điện tưới vụ mùa 87
Bảng 3.5: Kết quả định mức điện tưới vụ đông 87
Bảng 3.6: Kết quả định mức điện bơm tiêu vụ xuân 88
Bảng 3.7: Kết quả định mức điện bơm tiêu vụ mùa 88
Bảng 3.8 Kết quả tính định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định 89
Bảng 3.9: Kết quả định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu cho vận hành, bảo dưỡng máy bơm, động cơ và thiết bị đóng mở 90
Trang 6màu 95
Bảng 3.13: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ chiêm xuân 96
Bảng 3.14: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ mùa 96
Bảng 3.15: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ đông 96
Bảng 3.16: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới nuôi trồng thủy sản 96
Bảng 3.17: Tổng lượng mưa vụ tính toán định mức tiêu hao điện tưới cho lúa và hoa màu 97
Bảng 3.18: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ chiêm xuân 97
Bảng 3.19: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ mùa 98
Bảng 3.20: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới vụ đông 98
Bảng 3.21: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tưới nuôi trồng thủy sản 98
Bảng 3.22: Tổng lượng mưa vụ ứng với tần suất 25% 98
Bảng 3.23: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tiêu vụ chiêm xuân 99
Bảng 3.24: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tiêu vụ mùa 99
Bảng 3.25: Tổng lượng mưa vụ ứng với tần suất 25% 99
Bảng 3.26: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tiêu vụ chiêm xuân 100
Bảng 3.27: Hệ số điều chỉnh (Kđc) định mức tiêu hao điện tiêu vụ mùa 100
Trang 7QLDN Quản lý doanh nghiệp
SCTX Sửa chữa thường xuyên
Trang 8Cho đến nay Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng được nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi (CTTL) Các hệ thống CTTL là hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế xã hội Trong những năm qua, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các hệ thống CTTL luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hệ thống CTTL Một trong những nguyên nhân chủ yếu để đạt được những kết quả trên là hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) đã được xây dựng và áp dụng ở nhiều địa phương qua các thời kỳ
Hệ thống định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác CTTL là cơ sở để: sắp xếp bố trí lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động; thực hiện cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng cho doanh nghiệp; lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính hàng năm, xác định các khoản mục chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện hạch toán kinh tế có hiệu quả; giúp các cơ quan quản lý Nhà nước duyệt kế hoạch sản xuất, thanh quyết toán chi phí
Từ năm 1977, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
đã có văn bản số 17TT/LĐTL hướng dẫn thực hiện Quyết định 133-CP của Chính phủ về công tác định mức lao động trong ngành Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chỉ thị số 14-HĐBT năm 1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc đẩy mạnh công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, Bộ Thuỷ lợi đã có công văn
số 1026 CV/NCKT ngày 13/10/1992, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức KTKT, nghiên cứu phương thức và cách trả lương khoán trong các đơn vị quản lý thủy nông
Công tác này tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo thông qua Văn bản số 790 BNN/QLN, ngày 26/3/2001 và Văn bản số 2842/BNN-TL ngày 02/11/2005 yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo các công ty khai thác CTTL xây dựng định mức KTKT trong khuôn khổ thực hiện chương trình hành động đổi mới, nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi của Bộ
Trang 9trong cả nước đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Việc áp dụng định mức đã mang lại hiệu quả tích cực trong quản
lý khai thác ở nhiều đơn vị như Công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Hải Dương, Công ty KTCTTL Đông Anh (Hà Nội), Công ty thuỷ nông sông Chu (Thanh Hoá),… Sau khi triển khai áp dụng định mức thông qua cơ chế khoán, các đơn vị này đã thực hiện tiết kiệm nước mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm các khoản chi phí đặc biệt là chi phí điện năng, nâng cao được đời sống cho người lao động, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ sản xuất
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hiện nay vẫn còn 50,5% số doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trên toàn quốc chưa xây dựng định mức hoặc chưa áp dụng định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Vì vậy, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở những đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn, chưa chủ động trong việc lập kế hoạch, thanh quyết toán các hạng mục chi phí, chưa có cơ sở để thanh quyết toán kinh phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ công ích tưới, tiêu Do vậy, hầu hết các đơn vị trên không đủ kinh phí trang trải cho các hoạt động quản lý, khai thác Công trình thuỷ lợi chưa được sửa chữa, bảo dưỡng đầy đủ, đời sống của cán bộ, công nhân quản lý vận hành công trình thấp, chưa có
cơ chế khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả Đây là những nguyên nhân khiến cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác CTTL còn thấp
Ngoài ra, hiện hầu hết các tổ chức hợp tác xã dùng nước trên toàn quốc cũngchưa xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi của các đơn vị này
do đó cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về tài chính
Một lý do quan trọng là các đơn vị này còn lúng túng và gặp khó khăn do chưa có một hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Trong khi đó, việc xây dựng định mức phụ
Trang 10quản lý khai thác của đơn vị
Thực hiện chính sách về đấu thầu, đặt hàng giao kế hoạch trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi theo Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính, việc lập và áp dụng định mức trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ngày càng trở nên cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện chính sách miễn thu thuỷ lợi theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ để đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các CTTL
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi được giao
Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã ban hành bộ Định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi áp dụng cho các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 5753/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 và được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 Bộ định mức là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các xí nghiệp tăng cường công tác quản lý, phát huy hiệu quả phục vụ của công trình
Ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình Thủy lợi tỉnh Hải Dương và Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương làm nhiệm vụ quản lý đầu mối các công trình thủy lợi có quy mô vừa và lớn thì trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn có 317 hợp tác xã, tổ hợp tác đang quản lý các hệ thống công trình thủy lợi quy mô nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, trong đó có 925
Trang 11công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đối với doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
Trong khi đó, khối các Hợp tác xã, tổ hợp tác xã làm dịch vụ thuỷ nông (sau đây gọi tắt là HTX DVNN) trên địa bàn chưa có bộ định mức
Do vậy cần thiết và cấp bách phải xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi áp dụng đối với các HTX, tổ hợp tác làm dịch vụ thuỷ nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tối đa hiệu quả phục vụ của hệ thống công trình thuỷ lợi
Xuất phát từ mục đích và những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục đích đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích tổng quát là Nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ở các tổ Hợp tác xã làm dịch vụ thuỷ nông thuộc tỉnh Hải Dương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng định mức kinh tế
kỹ thuật nói chung, phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nói riêng cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng định mức
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xây dựng định mức kinh tế -
kỹ thuật trong quản lý vận hành bảo vệ công trình thuỷ lợi của các HTX, tổ hợp tác
Trang 12- Công tác thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn mẫu điều tra điển hình theo từng loại công trình đại diện để xây dựng định mức (định mức chi tiết và định mức tổng hợp), kỹ năng điều tra thu thập thông tin bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin Tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ thực hiện
đề tài
- Các phương pháp và kỹ thuật tính toán: luận văn sử dụng các phương pháp
và kỹ thuật tính toán như sau:
+ Phương pháp phân tích thống kê
+ Phương pháp quan sát hiện trường, chụp ảnh bấm giờ xác định thành phần công việc, hao phí lao động, vật tư nguyên nhiên liệu năng lượng của từng loại công việc trong từng loại định mức theo từng loại hình công trình Nghiên cứu quy trình quy phạm kỹ thuật xác định trình độ cấp bậc công nhân ứng với từng loại công việc
+ Phương pháp khảo sát, phân tích thí nghiệm để xác định hiệu suất máy bơm, hệ số thấm của các loại đất, phục vụ tính toán
Với các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán như trên được xem là phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu và xây dựng định mức nói chung, định mức kinh tế - kỹ thuật nói riêng trong sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp Những kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu, học tập và giảng dạy
về xây dựng định mức
b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một hướng dẫn mẫu, một gợi ý quan trọng cho hoạt động thực tiễn về xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
Trang 13Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan lý luận về công tác xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông
- Phân tích đánh giá tình hình xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các tổ hợp tác
xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục hoàn thiện;
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp trong việc xây dựng và áp dụng định mức trong sản xuất kinh doanh cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
7 Nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về công tác xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và áp dụng định mức KT – KT
trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ở các tổ HTX làm dịch vụ thủy nông thuộc Hải Dương
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng và áp dụng định mức
KTKT trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ở các tổ HTX làm dịch
vụ thủy nông thuộc Hải Dương
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Một số khái niệm về định mức
1.1.1 Đặc điểm xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Công trình thuỷ lợi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, địa hình, và thực trạng hệ thống công trình nên không thể xây dựng định mức chung cho toàn ngành mà phải xây dựng riêng trên cơ sở từng hệ thống với đặc điểm, điều kiện nguồn nước, địa hình của hệ thống cụ thể Do vậy, định mức trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là định mức mang tính hệ thống cụ thể, có những đặc điểm riêng, khác với các định mức trong xây dựng cơ bản, định mức sản xuất công nghiệp
Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ nông bao gồm nhiều loại công việc khác nhau, mỗi một loại công việc lại có những đặc điểm khác nhau Có những công việc chỉ mang tính chất trông coi, quản lý không sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động để làm ra sản phẩm, nhưng cũng có những việc mang tính lao động để sản xuất Lao động quản lý khai thác công trình thuỷ nông rất phức tạp, vừa mang tính lao động kỹ thuật và lao động chân tay, tính chất công việc không đồng nhất và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thực trạng, thể loại công trình (ví dụ cùng là vận hành một cống có công đóng mở bằng điện, bằng cơ khí và cũng có cống đóng mở bằng thủ công) và mùa vụ, đặc điểm sinh lý phát triển của cây trồng Một lao động phải kiêm nhiệm nhiều công việc có yêu cầu chuyên môn khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm sản xuất, ví dụ công nhân vận hành thì ngoài những thời gian vận hành máy thì thời gian khác phải làm công tác bảo vệ, kiểm tra phát hiện và xử lý công trình
Mỗi loại định mức được tính toán theo từng quy trình riêng với thành phần cấp bậc công việc khác nhau Có định mức tính theo hao phí lao động cho một công đoạn sản xuất ra sản phẩm, có định mức được tính theo khối lượng công việc được
Trang 15giao và định mức tổng hợp tính cho một đơn vị sản phẩm tưới, tiêu theo dịch vụ hoặc bình quân trong một năm
Định mức kinh tế kỹ thuật tổng hợp trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương và thời tiết mỗi năm Năm hạn hán hoặc úng lụt nghiêm trọng thì yêu cầu nước tưới hoặc tiêu nhiều nên hao phí lao động lớn, nhưng thu nhập lại thấp hơn Năm mưa thuận gió hoà, hao phí lao động ít nhưng có khi thu nhập lại cao
Trong phương pháp luận về xây dựng các chỉ tiêu định mức cho công tác quản lý khai thác sẽ được xác định trên cơ sở điều kiện công trình bình thuờng và điều kiện về thời tiết, khí tượng thường xuyên Khi các điều kiện thực tế khác với những điều kiện thường xuyên thì cần phải điều chỉnh định mức trên cơ sở xây dựng bảng hệ số điều chỉnh theo các điều kiện khí tượng khác với điều kiện thường xuyên
1.1.2 Một số khái niệm về định mức
Định mức là mức được quy định, được xác định bằng cách tính trung bình tiên tiến của hoạt động sản xuất trong một phạm vi xác định (cho từng loại sản phẩm, trong từng doanh nghiệp, tại từng địa phương)
Mức hao phí các yếu tố sản xuất: Các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực Mức hao phí các yếu tố sản xuất là số lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm
Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi: là các mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế theo kế hoạch được giao
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là mức hao phí được quy định để thực hiện một yêu cầu về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật và điều kiện thực tế của hệ thống công trình
Trang 16- Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm
kỹ thuật về quản lý vận hành công trình thuỷ lợi do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hiện trạng công trình, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý của đơn vị
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi gồm nhiều loại định mức khác nhau Bài trình bày này giới thiệu 7 loại định mức cơ bản, bao gồm: 1) định mức lao động; 2) định mức sử dụng nước; 3) định mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới; 4) định mức tiêu hao điện năng cho bơm tiêu; 5) định mức sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; 6) định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu cho bảo dưỡng vận hành máy móc thiết bị; và 7) định mức chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2 Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi
Theo thống kê điều tra ngày 1/4/1999 dân số nước ta là 76.324.753 người trong đó có 37.519.754 nam (chiếm 49,2%)và 38.804.999 nữ (chiếm 50,8%) Số người sống ở nông thôn là 58.407.770(chiếm 76,5%) và ở thành thị là 17.916.983 người (chiếm 23,5%) với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,1% từ năm 1979-1989 và
là 1,7% từ năm 1989-1999 Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đâng là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản
có tính chất quyết định Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong những điều kện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá - xã hội
Các nguồn nước trong thiên nhiên (nước mặt ,nước ngầm) và mưa phân bố không đều theo thời gian, không gian Mặt khác yêu cầu về nước giữa các vùng cũng rất khác nhau, theo mùa, theo tháng, thậm chí theo giờ trong ngày
Trang 17Như vậy có thể nói: Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nước có thể gây ra
Vai trò của hệ thống công trình thuỷ lợi đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta:
* Những ảnh hưởng tích cực:
Nền kinh tế của đất nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, độc canh lúa nước
Vì vậy nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thơi tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước
ta Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước ta như:
Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất
Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo
ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong một năm Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu
Trang 18lớn và hiện nay nước ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng
Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất
Tóm lại hệ thống thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước
Làm thay đổi điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn gây ảnh hưởng tới thượng,
hạ lưu hệ thống, hoặc có thể gây bất lợi đối với môi trường đất, nước trong khu vực
Trang 19Trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi cảnh quan khu vực, ảnh hưởng tới lịch
sử văn hoá trong vùng
1.3 Các loại hình tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật của công trình thuỷ lợi
Trong toàn nước số công trình thủy lợi và năng lực phục vụ là 6.648 hồ chứa, 10.000 trạm bơm điện lớn, 5000 cống, 255.000km kênh mương, 904 hệ thống
> 200ha, 110 hệ thống > 2000 ha Phục vụ cho công tác tưới 7,3 triệu ha lúa, 1,5 triệu ha màu và cấp nước cho 6 tỷ m3, tiêu nước cho 1,72 triệu ha, bên cạnh đí còn cải tạo chua, phèn 1,6 triệu ha
Về mô hình tổ chức quản lý khai thác: có hai mô hình quản lý khai thác hệ thống:
a Công ty ↔ Tổ chức hợp tác dùng nước ↔ Người dân
b Tổ chức hợp tác dùng nước ↔ Người dân
Theo đó, hệ thống vừa và lớn quản lý theo mô hình a: Công ty quản lý đầu mối đến kênh cấp 2, công trình còn lại do Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý Hệ thống nhỏ, độc lập theo mô hình b
1.3.1 Mô hình tổ chức doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
Tổ chức quản lý khai thác hiện nay gồm có:
- Công ty/ đơn vị sự nghiệp: 134 đơn vị quản lý hệ thống phục vụ 70% diện tích tưới, gần 100% diện tích tiêu Công ty gồm có 2 loại hình: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần Đơn vị sự nghiệp gồm có Trung tâm, Ban, Chi cục
Trang 20Quản lý nhà nước Quản lý khai thác CTTL
Hình 1.1: Mô hình tổ chức và quản lý hệ thống thủy nông cấp tỉnh
Bảng 1.1: Loại hình của các công ty quản lý khai thác
Nguồn: Tập số liệu thu thập tại Tổng cục Thủy lợi
ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THON
CHI CỤC THỦY LỢI
PHÒNG NÔNG NGHIỆP
Tổ chức dùng nước
Tổ chức dùng nước
Tổ thủy lợi
Trang 21UBND Tỉnh
Cty TNHH MTV KTCTTL
Chi nhánh, xí nghiệp Sản xuất kinh doanh
Cụm, tổ, đội, … Tổ đội sản xuất
, kinh doanh
Qua Bảng ta thấy - Công ty: 97 đơn vị (72%)
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV: 92 đơn vị
- Công ty cổ phần: 5 đơn vị
Đơn vị sự nghiệp: 37 đơn vị (28%)
+ Trung tâm: 7 ; Ban: 8; Chi cục: 05; Trạm: 17 + Mô hình tổ chức bộ máy của công ty TNHH MTV được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Có Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc và Ban kiểm soát Có các phòng chức năng Tổ chức – Hành chính, Tài vụ, Khoa học –
Kỹ Thuật, Quản lý nước và công trình Bên dưới còn có những đơn vị sản xuất
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên khai thác công
trình thủy lợi
- Tổ chức bộ máy của Trung tâm được hoạt động theo Nghị định 83/2006/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 22Bộ máy của Trung tâm gồm Ban giám đốc, bộ phận chuyên môn, trạm hoặc cụm quản lý khai thác công trình thủy lợi Trạm cụm tổ chức theo đơn vị hành chính trên địa bàn, chủ yếu là cấp huyện
- Tổ chức bộ máy của Ban là Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Chi cục Thủy lợi hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc UBNN Tỉnh Tổ chức bộ máy của Ban gồm Ban lãnh đạo, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng kỹ thuật và các đội khai thác Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh, xây dựng, giao kế hoạc tưới, tiêu, và hướng dẫn các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện như Ban đặt hàng dịch vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi
Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Vàm Nao
+ Mô hình Công ty quản lý khai thác cấp tỉnh: Hiện có 49/63 tỉnh tồn tại mô hình Doanh nghiệp QLKT CTTL cấp tỉnh, các Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHHMTV khai thác CTTL, chỉ riêng có 2 tỉnh là Sơn La và tỉnh Sóc Trăng là mô hình công ty Cổ phần thủy lợi;
+ Mô hình Chi cục thủy lợi kiêm luôn quản lý khai thác: Hiện có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Chi cục thủy lợi vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác quản
lý khai thác CTTL (Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) đối với mô hình này các Chi cục
có thêm phòng QLKT CTTL hoặc giao hạt đê điều (ở Kiên Giang) và chia ra làm các đội quản lý ở cấp cơ sở để trực tiếp thực hiện quản lý vận hành các CTTL;
+ Mô hình Trung tâm QLKT, Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 4/63 tỉnh tồn tại mô hình trung tâm QLKT CTTL cấp tỉnh (Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Long An), đối với mô hình này các Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao;
+ Mô hình Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Ban Quản lý khai thác cấp tỉnh (Tuyên Quang, Kon Tum, An Giang), đối với mô hình này các Ban hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao;
Trang 23- Hầu hết các công ty KTCTTL được thành lập từ lâu nên đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi và khảo sát, lập
dự án, giám sát và thi công nhiều công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt cho các thôn bản vùng sâu vùng xa góp phần đáng kể vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng được trẻ hóa, trình độ đã được nâng lên nhiều so với trước đây
- Một số công có hoạt động tư vấn thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá công trình thủy lợi và nhà ở, khai thác đá, sỏi địa phương nên góp phần nâng cao thu nhập của nhân sự công ty, đảm bảo công ty hoạt dộng ổn định và bền vững
- Các phòng ban, nhân sự được chuyên môn hóa, một số nhân sự của các phòng ban của công ty được phân công địa bàn phụ trách riêng nên ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL của công ty
Bảng 1.2: Tỷ lệ nguồn nhân lực ở các loại hình công ty
Nguồn: Tập số liệu thu thập tại Tổng cục Thủy lợi
1.3.2 Mô hình tổ chức loại hình tổ chức hợp tác dùng nước
Tổ chức Hợp tác dùng nước: 16.238 đơn vị, quản lý công trình nhỏ, độc lập với 30% diện tích tưới, các công trình nội đồng trong hệ thống lớn
Trang 24Bảng 1.3: Số lượng, loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước
Hợp tác xã Tổ chức hợp tác Ban quản lý thủy nông
Tổ chức hợp tác 38.074 151 427 381 1.228 35.887 Ban quản lý thủy nông 6.725 520 144 1.132 350 4.579
Theo kết quả điều tra hiện nay trên cả nước tồn tại ba mô hình chủ yếu quản
lý thủy lợi cơ sở đó là:
+ Loại hình hợp tác xã nông nghiệp kết hợp làm dịch vụ thủy thủy lợi
+ Loại hình hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi
+ Loại hình các Tổ chức hợp tác dùng nước: Ban quản lý thủy nông, Tổ đường nước, Hội dùng nước
Qua điều tra cho thấy cơ chế hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước
có một số loại hình như sau:
Trang 25a) Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kết hợp làm dịch vụ thủy lợi
Tổ chức bộ máy và hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã (năm 2003) Hiện nay đã và đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2013 Mỗi Hợp tác xã nông nghiệp có Điều lệ riêng quy định về tổ chức (bao gồm cả tên gọi, địa chỉ trụ sở), ngành nghề sản xuất kinh doanh theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ Điều lệ của Hợp tác xã được thông qua Đại hội xã viên Như vậy, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có làm dịch vụ thủy lợi là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoàn chỉnh có tài khoản, con dấu và đa số đều có trụ sở làm việc
Tổ chức bộ máy của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi
thường có 03 bộ phận chính là Ban quản trị, Ban kiểm soát và Tổ thủy nông Số lượng thành viên của các bộ phận này tùy theo quy mô và ngành nghề hoạt động của hợp tác xã
Hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi bao gồm hoạt
động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong đó dịch vụ thủy tưới tiêu là chính
và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Đối với dịch vụ tưới tiêu, nhiệm
vụ chính của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là quản lý, vận hành các công trình thủy lợi được giao (chủ yếu là các trạm bơm điện, bơm dầu lớn và các trục kênh) để tướivà tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là lúa)
Quy mô hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thực hiện trong phạm
vi xã, liên thôn và thôn là phổ biến
b Ban quản lý thủy nông
Mô hình này được thành lập ở những nơi không có mô hình Hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp, người dân ít quan tâm đến công tác khai thác quản lý công trình thủy lợi mà chỉ nêu yêu cầu về nước Loại hình này có thể được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản Một số địa phương, Ban này được Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập Một số Ban sử dụng con dấu và trụ sở của Uỷ ban nhân dân xã Ban quản lý thủy nông xã có quy chế hoạt động được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt
Trang 26Mô hình này được ra đời sau khi có chính sách miễn giảm thủy lợi phí Khi
đó, do các địa phương đều chưa thành lập tổ chức Hợp tác dùng nước (HTDN) có được tư cách pháp nhân để thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi nên chưa được cấp bù thủy lợi phí Trước tình hình đó, dựa trên hiện trạng công trình thủy lợi và thực trạng tổ chức hoạt động của các tổ chức quản lý thủy nông, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý ở địa phương, mô hình tổ chức HTDN được một số địa phương lựa chọn thành lập là Ban quản lý thủy nông xã
Tổ chức bộ máy của ban quản lý thủy nông gồm biên chế của Ban được tổ
chức tùy theo điều kiện cụ thể về số lượng công trình và diện tích quản lý được giao
và thường có quy mô nhỏ trong phạm vi một xã hoặc liên xã Tổ chức bộ máy thường bao gồm: Trưởng ban, Kế toán, thủ quỹ và các ủy viên Trưởng ban, phó ban, kế toán
và thủ quỹ thường là cán bộ (Phó chủ tịch, kế toán, thủ quỹ) của Ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm Các ủy viên là tổ trưởng, hội trưởng hội thủy nông thôn
Hiện toàn quốc có khoảng 644 Ban quản lý thủy nông trực tiếp xã quản lý, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Miền núi phía Bắc với 561 ban, trung ở các tỉnh Cao Bằng (189 ban), Lào Cai (156 ban), Yên Bái (124 ban), Sơn La (92 ban)
Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn cấp bù thủy lợi phí, thủy lợi phí nội đồng và các nguồn vốn khác để trả lương và sửa chữa công trình Đối với bộ máy quản lý có thêm lương kiêm nhiệm.Kinh phí thủy lợi phí cấp bù là nguồn thu chủ yếu Thủy lợi phí nội đồng hầu hết không thu được hoặc thu được rất ít, một số địa phương (Tuyên Quang) thu thủy lợi phí nội đồng thông qua quy động người dân đóng góp ngày công lao động hoặc vật liệu địa phương để duy tu bảo dưỡng công trình, kênh mương
Hoạt động của Ban quản lý thủy nông Do trình độ của người dân ở địa
phương còn hạn chế, không đủ khả năng điều hành quản lý các tổ chức HTDN đảm bảo đầy đủ tiêu chí về PIM, các tổ chức quản lý thủy nông ở cơ sở lại không có kinh phí để thuê người có chuyên môn quản lý, điều hành tổ chức (đặc biệt là kế toán), vì vậy, mô hình Ban quản lý thủy nông xã là lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Đây là mô hình có con dấu, tài khoản, bộ
Trang 27máy tinh gọn, có chuyên môn, gắn được vai trò, trách nhiệm của chính quyền trong công tác quản lý thủy nông ở cơ sở, thuận lợi trong việc quản lý và thành quyết toán tài chính ở địa phương
Quy mô hoạt động, mô hình Ban quản lý thủy nông xã chưa hoàn toàn phù
hợp các tiêu chí về PIM vì hoạt động còn dựa vào chính quyền, nhiều trường hợp ban chỉ là cấp trung gian để giúp UBND xã quản lý các tổ quản lý thủy nông trong
xã làm dịch vụ tưới Thậm chí, có Ban quản lý thủy nông xã được thành lập chỉ để nhận nguồn thủy lợi phí cấp bù của nhà nước
1.4 Phương pháp xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
Trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng định mức Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Do vậy việc lựa chọn phương pháp phù hợp để lập định mức là điều hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác, tin cậy và phù hợp của các chỉ tiêu định mức Một số phương pháp cơ bản thường được áp dụng trên thực tế như sau:
a Phương pháp thống kê, kinh nghiệm
- Thu thập số liệu thống kê
- Hệ thống số liệu thống kê và tính ra định mức
- Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia để định ra định mức
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, dễ áp dụng
Nhược điểm: Dựa vào yếu tố chủ quan của người tính định mức, thiếu phân
tích những yếu tố ảnh hưởng và kết quả chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu thống kê
b Phương pháp phân tích – tính toán
Phương pháp này dựa vào các tài liệu khảo sát thực tế và các tài liệu liên quan khác để nghiên cứu phân tích rồi tính ra định mức Phương pháp này được thực hiện theo 3 bước:
- Nghiên cứu phân tích lựa chọn quy trình sản xuất hợp lý với quá trình sản xuất đang cần lập định mức
Trang 28- Phân chia quá trình sản xuất thành các phần tử có các hình thức sản phẩm tương ứng và quy định các điều kiện tiêu chuẩn
- Tính trị số định mức
Ưu điểm: Xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến định mức
Nhược điểm: Đòi hỏi có nhiều thời gian khi xây dựng định mức
c Phương pháp so sánh
Là phương pháp dựa vào định mức đã có sẵn để so sánh xây dựng định mức cho các loại công việc có thành phần, điều kiện, tính chất tương tự
Ưu điểm: Thời gian xây dựng định mức ngắn
Nhược điểm: Chất lượng định mức phụ thuộc vào chất lượng của mức làm căn cứ
so sánh, nhiều thành phần cần tính định mức không có mức đã xác định
Phương pháp so sánh có hai loại là phương pháp so sánh gia giảm và phương pháp so sánh nội suy
d Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là cách sử dụng phối hợp một số phương pháp lập định mức
khác nhau nhằm hạn chế những điểm yếu và phát huy mặt mạnh của mỗi phương pháp
1.5 Tình hình xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta
1.5.1 Tình hình xây dựng định mức qua các thời kỳ
Công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT qua các thời kỳ như sau: a) Giai đoạn trước năm 1990
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác định mức ngay từ năm 1976, Hội đồng chính phủ đã ban hành Quyết định số 133-CP về tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng và quản lý chặt chẽ việc thực hiện các định mức lao động Ngay sau đó các Bộ, các ngành cũng đều có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Ngày 15/11/1977, Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có văn bản số 17TT-/LĐTL hướng dẫn thực hiện Quyết định 133-CP về công tác định mức trong ngành Trong đó đã xác định rõ:
Trang 29- Định mức lao động là một trong những vấn đề cơ bản của quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, dùng để giao nhiệm vụ và thanh toán tiền lương cho người lao động
- Công tác định mức lao động phải được tăng cường và củng cố, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất và động viên mọi người đẩy mạnh sản xuất
- Mức lao động trong ngành đảm bảo sao cho hợp lý và tiên tiến thể hiện được yêu cầu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phản ánh được tính pháp lệnh, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng Thực hiện chủ trương của nhà nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của công tác thuỷ lợi, Ngành đã có nhiều cố gắng trong việc vận dụng định mức của Nhà nước đồng thời nghiên cứu và xây dựng định mức tiêu chuẩn dùng trong nội bộ Việc áp dụng các loại định mức của Nhà nước, của ngành đã được thực hiện trong giao khoán trả lương sản phẩm cho cả dây chuyền sản xuất cho các công tác chủ yếu có khối lượng lớn như công tác làm đất, đá, xây lát, đổ bê tông
Trong giai đoạn này, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi được chú trọng đầu
tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp Vì vậy Bộ Thuỷ lợi hầu như mới chỉ xây dựng và ban hành áp dụng được các loại định mức lao động cho các loại: công tác đất đá; công tác xây lắp; công tác lắp đặt; công tác sản xuất vật liệu tại xí nghiệp, công tác khảo sát; công tác cơ khí để áp dụng thực hiện Định mức cho công tác quản lý khai thác CTTL chưa được xây dựng và áp dụng
b) Giai đoạn từ năm 1990 đến 1999
Sau năm 1990, khi nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuỷ nông thực sự khó khăn trong hoạt động vì thiếu cơ chế quản
lý phù hợp Bộ máy quản lý khai thác ở các Công ty thuỷ nông rất cồng kềnh nhưng hiệu quả quản lý ngày càng thấp, hiệu quả các hệ thống công trình mang lại thấp Trước thực trạng đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra chỉ thị số 14-HĐBT ngày 14/1/1991 về việc: “Đẩy mạnh công tác quản lý khai thác bảo vệ các
hệ thống CTTL”
Thực hiện chỉ thị số 14-HĐBT, Bộ Thuỷ lợi đã có công văn số 1026 CV/NCKT ngày 13/10/1992, chỉ đạo UBND các tỉnh, Sở Thuỷ lợi phối hợp với
Trang 30Trung tâm NC Kinh tế - Viện Khoa học Thuỷ lợi tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức KTKT, định mức lao động trong quản lý thuỷ nông, định mức tiền lương trên đơn vị sản phẩm phục vụ, nghiên cứu phương thức và cách trả lương khoán trong các đơn vị thủy nông
Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học trong việc xác định biên chế, quỹ lương, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động trực tiếp và bộ máy quản lý, được áp dụng trong công tác hạch toán chi phí, giá thành và tiến tới khoán nội bộ trong các
xí nghiệp thủy nông
Ngày 24/8/1996, Bộ Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 2846 QLN/CV gửi các Sở Nông nghiệp và PTNT, các Công ty KTCT Thuỷ lợi, trong đó quy định rõ Bộ giao Cục Quản lý nước và CTTL phối hợp với Trung tâm NC Kinh
NN-tế nghiên cứu xây dựng các loại định mức dùng cho công tác SCTX công trình thuỷ lợi đã và đang khai thác, đồng thời giao các Sở, các Công ty phối hợp tổ chức thực hiện Công tác xây dựng và áp dụng định mức đã được tăng cường tại nhiều đơn vị
Từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều địa phương đã tiến hành xây dựng định mức KTKT trong công tác quản lý khai thác CTTL Các định mức được xây dựng
và áp dụng thực hiện chủ yếu trong thời gian này là định mức lao động và đơn giá tiền lương; định mức tiêu thụ điện năng cho công tác tưới, tiêu; định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu SCTX máy móc thiết bị cơ điện Cụ thể, đã có một số Công ty tiến hành xây dựng và áp dụng như:
Bảng 1.5: Các đơn vị thực hiện xây dựng định mức KTKT trong giai đoạn
1990-1999
TT Loại định mức Công ty, xí nghiệp và năm xây dựng định mức
1
Định mức lao động và
đơn giá tiền lương
- Xí nghiệp thuỷ nông Hưng Nguyên - Nghệ An (1991)
- Công ty thuỷ nông Bắc Nghệ An (1992)
- Công ty thuỷ nông Liễn Sơn – Vĩnh Phú (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Mỹ Văn – Hưng Yên (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Bắc Đuống - Bắc Ninh (1992 – 1993)
- Công ty thuỷ nông Linh Cảm (1993)
Trang 31TT Loại định mức Công ty, xí nghiệp và năm xây dựng định mức
- Công ty thuỷ nông Kẻ Gỗ (1993)
- Xí nghiệp thuỷ nông Từ Liêm – Hà Nội (1994)
- Xí nghiệp thuỷ nông Đông Anh – Hà Nội (1998)
- Công ty thuỷ nông Sông Rác (1999)
- Công ty thuỷ nông Kim Sơn – Ninh Bình (1999)
- Công ty thuỷ nông Bắc Đuống (1999)
2
Định mức tiêu thụ
điện năng cho công
tác bơm tưới, tiêu
- Xí nghiệp thuỷ nông Bắc Đuống (1992)
- Xí nghiệp thuỷ nông Mỹ Văn (1992)
- Công ty thủy nông Linh Cảm (1993)
- Công ty thuỷ nông Bắc Nam Hà (1998)
- Công ty thuỷ nông Sông Cầu (1999)
3
Định mức tiêu hao vật
tư, nguyên nhiên liệu;
định mức sửa chữa
thường xuyên máy
móc thiết bị cơ điện
- Xí nghiệp thuỷ nông Đông Anh – Hà Nội (1998)
- Công ty thuỷ nông Linh Cảm – Hà Tĩnh (1999)
Trong giai đoạn 1990-1999, các loại định mức trên được xây dựng chủ yếu
do các Công ty, Xí nghiệp thuỷ nông thuê đơn vị tư vấn thực hiện Các chỉ tiêu định mức được các đơn vị áp dụng để lập kế hoạch, thanh quyết toán các hạng mục chi phí và làm cơ sở để các cơ quan nhà nước cấp bù
c) Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Ngày 26/3/2005, Bộ Nông nghịêp và PTNT có công văn số 790 BNN/QLN chủ trương tiến hành nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu định mức KTKT, bao gồm: định mức tiêu hao điện năng; định mức lao động; định mức SCTX TSCĐ; định mức sửa chữa lớn; định mức sử dụng nước tưới,…
Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các Công ty KTCTTL tiến hành xây dựng các chỉ tiêu định mức trên Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi giúp Bộ chỉ đạo và thẩm định
Trang 32Thực hiện chủ trương của Bộ, nhiều đơn vị đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức KTKT trong QLKT CTTL Công tác xây dựng hệ thống định mức được các đơn vị thực hiện dưới hai hình thức: Thuê đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống định mức và đơn vị tự thành lập tổ định mức để xây dựng hệ thống định mức cho đơn vị
Theo số liệu điều tra khảo sát, tính đến hết tháng 4 năm 2009 cả nước có 28 trên tổng số 63 tỉnh thành đã xây dựng định mức KTKT cho công tác quản lý khai thác CTTL Hiện có 5 tỉnh đang tiến hành xây dựng định mức Hầu hết các định mức được xây dựng thông qua hình thức thuê đơn vị tư vấn thực hiện, chỉ có một số đơn vị như tỉnh Thái Bình, Công ty Sông Chu – Thanh Hóa, tự xây dựng định mức Ở các đơn vị tự xây dựng định mức, công tác xây dựng định mức gặp nhiều khó khăn do không có tài liệu hướng dẫn về phương pháp xây dựng định mức.Phương pháp sử dụng chủ yếu ở các đơn vị này là thống kê kinh nghiệm và một số có tham khảo phương pháp khoa học từ các đơn vị tư vấn
Xét trên số đơn vị quản lý khai thác CTTL, toàn quốc có 50/101 (chiếm 49,5%) doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL và được tổng hợp theo vùng như ở Bảng 1.6 Đồng bằng sông Hồng, Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có tỷ lệ doanh nghiệp khai thác CTTL triển khai áp dụng định mức KTKT cao (trên 60%) Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long có 50% số doanh nghiệp áp dụng định mức KTKT Các vùng còn lại đều có tỷ lệ thấp dưới 30%, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ chỉ có 10% số đơn vị áp dụng định mức KTKT được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt
Như vậy, tỷ lệ bình quân các doanh nghiệp khai thác CTTL áp dụng định mức KTKT trên toàn quốc còn chưa cao Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng với nhau Đồng bằng sông Hồng không những có số lượng doanh nghiệp khai thác CTTL nhiều nhất cả nước (gần 40%) mà còn có số lượng doanh nghiệp triển khai áp dụng định mức KTKT cao nhất chiếm 54% (27/50 doanh nghiệp) Trong khi đó Bắc Trung Bộ có tới gần 20% số doanh nghiệp so với toàn quốc nhưng chỉ có 4% (2/50) số đơn vị áp dụng định mức KTKT
Trang 33Bảng 1.6: Số lượng doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng định mức KTKT
TT Vùng Số doanh nghiệp đã xây dựng ĐM Tỷ lệ (%)
Theo kết quả khảo sát, tính đến thời điểm tháng 4/2012 có 28 tỉnh đã tiến
hành xây dựng hệ thống định mức và được UBND tỉnh phê duyệt áp dụng, như ở
ĐM điện tưới
ĐM điện tiêu
ĐM
VT, NNL
ĐM SC
x x x x x x x
4 Phú Thọ Công ty KTCTTL Phú Thọ x x x x x x x
5 Quảng Ninh Công ty KTCTTL Yên Lập; Miền Đông; Đông Triều x x x x x x x
6 Hoà Bình Công ty KTCTTL Hoà Bình x x x x
II Khu vực ĐBSH
Trang 34ĐM điện tưới
ĐM điện tiêu
ĐM
VT, NNL
ĐM SC
Vĩnh Bảo
x x x x x x x
10 Bắc Ninh Công ty KTCTTL Bắc Đuống x x x x
11 Hải Dương Công ty KTCTTL tỉnh Hải Dương x x x x x x
12 Hưng Yên Công ty KTCTTL tỉnh Hưng Yên x x x x x x
13 Hà Nam Công ty KTCTTL Hà Nam x x x x x x x
14 Nam Định Công ty KTCTTL Bắc Hà Nam, Nam Hà Nam
15 Ninh
Bình
Công ty KTCTTL Kim Sơn, Hoa
Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên
Mô, Nho Quan
20 Quảng Ngãi Công ty KTCTTL Quảng Ngãi x x x x x x
IV Khu vực Tây Nguyên
21 Kon tum Công ty KTCTTL tỉnh Kon Tum x x x x x x
22 Gia Lai Công ty KTCTTL tỉnh Gia Lai x
23 Đắc Lắc Công ty KTCTTL tỉnh Đắc Lắc x x x x x x x
V Khu vực ĐNB và Đồng bằng SCL
24 Tây Ninh Công ty KTCTTL Tây Ninh x x x x x x
25 Ninh Thuận Công ty KTCTTL tỉnh Ninh Thuận x x x x x
Trang 35ĐM điện tưới
ĐM điện tiêu
ĐM
VT, NNL
ĐM SC
Giang Công ty KTCTTL An Giang x x x x x x
28 Trà Vinh Công ty KTCTTL tỉnh Trà Vinh x x x x
1.5.2 Kết quả xây dựng định mức KTKT
Kết quả tính toán định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL ở mỗi hệ thống khác nhau cho kết quả khác nhau Kết quả tính định mức KTKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình công trình, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,… Vì vậy, để các chỉ tiêu định mức phù hợp và có thể áp dụng vào thực tiễn cần phải tính toán cụ thể cho từng hệ thống công trình, không thể lấy định mức của hệ thống này
để áp dụng cho hệ thống khác
Mức của các chỉ tiêu định mức giữa các loại hình công trình, giữa các vùng miền có sự khác nhau rất lớn Bảng 1.8 tổng hợp kết quả các chỉ tiêu định mức đã được xây dựng ở các tỉnh trong cả nước phân theo vùng miền
Trang 36
Bảng 1.8: Tổng hợp các chỉ tiêu định mức đã được xây dựng ở các tỉnh trong cả nước theo vùng miền
TT Khu vực
Chỉ tiêu định mức
Lao động
Sử dụng nước mặt ruộng năng bơm tưới Tiêu thụ điện năng bơm tiêu Tiêu thụ điện Vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lúa vụ Chiêm (Đông xuân)
Lúa vụ Mùa (Hè thu)
Lúa vụ Chiêm (Đông xuân)
Lúa vụ Mùa (Hè thu)
Vụ Chiêm (Đông xuân)
Vụ Mùa (Hè thu)
Dầu nhờn
Dầu điêzel
Mỡ các loại Giẻ lau
Sợi amiăng
(% trên nguyên giá TSCĐ)
(% trên tổng quỹ lương kế hoạch)
Trang 37Số liệu ở Bảng 1.8 cho thấy các chỉ tiêu định mức có sự khác biệt rất đáng kể giữa các vùng, miền, thậm chí giữa các đơn vị trong cùng một vùng Định mức lao động có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng từ 0,33 – 3,93 công/ha và cao nhất là vùng Đông bắc từ 3,55 – 8,36 công/ha (gấp từ 2 đến gần 10 lần) Định mức lao động phụ thuộc rất lớn vào loại hình hệ thống công trình, đặc điểm địa hình và loại hình sản xuất nông nghiệp
Định mức sử dụng nước mặt ruộng cho tưới lúa thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 5000 m3/ha vụ Đông xuân và 3000 m3/ha vụ Hè thu, cao nhất ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên (gần 11.000 m3/ha vụ Đông xuân ở một số khu vực) Định mức sử dụng nước phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng thủy văn, đặc điểm đất đai thổ nhưỡng và thời vụ canh tác
Định mức tiêu thụ điện năng cho bơm tưới lúa thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong khoảng từ 196 – 268 kwh/ha vụ Đông Xuân và cao nhất là khu vực Tây Nguyên từ 549 – 880 kwh/ha vụ Đông xuân Như vậy có thể thấy rằng, định mức điện bơm không những phụ thuộc đáng kể vào chất lượng máy bơm, độ cao cột nước bơm mà còn có mối liên quan chặt chẽ với định mức sử dụng nước giữa các vùng
Định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng từ 0,41% – 0,43% so với nguyên giá TSCĐ và cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng từ 0,66% – 3,18% nguyên giá TSCĐ Định mức sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở nhiều đơn vị vượt mức khung tỷ lệ % quy định cho từng loại hình hệ thống công trình tại Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ % cao do nhiều đơn vị chưa đánh giá lại hoặc quy đổi giá trị TSCĐ về thời điểm tính toán
Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp có sự dao động tương đối lớn giữa các đơn vị, từ 5,82% đến 30% trên tổng quỹ tiền lương kế hoạch của đơn vị
Kết quả khảo sát cho thấy các hệ thống khác nhau có định mức khác nhau nên trong thực tế không thể lấy định mức của hệ thống này áp dụng cho hệ thống khác Để các
Trang 38chỉ tiêu định mức phù hợp với thực tế và có thể áp dụng vào thực tiễn các đơn vị cần xây dựng định mức riêng dựa trên điều kiện quản lý vận hành của đơn vị
1.5.3 Tình hình áp dụng định mức
Theo số liệu điều tra, tính đến thời điểm hiện nay hầu hết các đơn vị mới áp dụng định mức cho công tác lập kế hoạch và thanh quyết toán các khoản mục chi phí Công tác quản lý áp dụng hình thức giao khoán trên cơ sở định mức cũng đã được thực hiện ở một số đơn vị Tuy nhiên, phạm vi áp dụng công tác khoán còn hạn chế ở một hoặc hai khoản mục chi phí như chi phí tiền lương hoặc chi phí điện năng
Một số đơn vị làm tốt công tác khoán đã thực hiện khoán nhiều khoản mục chi phí Ví dụ, tỉnh Hải Dương đã thực hiện khoán 5 khoản mục: chi phí tiền lương, chi phí tiêu hao điện năng tưới tiêu, chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị, và chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty thuỷ nông Sông Chu (tỉnh Thanh Hoá), Công ty khai thác CTTL Đông Anh (Hà Nội) đã thực hiện khoán chi phí tiền lương, chi phí điện năng cho các xí nghiệp, cụm trạm quản lý trong nhiều năm qua
Qua phân tích số liệu điều tra khảo sát về thực hiện khoán chi phí ở một số địa phương cho thấy sau khi hệ thống định mức được xây dựng và áp dụng cơ chế giao khoán đến nhóm và người lao động, kết quả quản lý khai thác đạt được rất đáng khích lệ Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao, hệ thống công trình được vận hành bảo dưỡng tốt hơn, giảm ngân sách cấp bù hàng năm, giảm bộ máy quản lý và tăng thu nhập cho người lao động
Tóm lại, công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL trong cả nước đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ Việc áp dụng định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công trình Các công trình có điều kiện mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm nước và điện năng tiêu thụ Sau khi triển khai áp dụng, có nhiều đơn vị quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi đó nâng cao được đời sống cho người lao động,
Trang 39giảm bớt được một số khó khăn và đáp ứng tương đối kịp thời cho công ty trong việc phục vụ sản xuất
Tuy nhiên trên thực tế công tác xây dựng và áp dụng định mức vẫn còn nhiều hạn chế cả về phạm vi và mức độ Một nguyên nhân chính của hạn chế đó là Bộ chưa ban hành hướng dẫn về quy trình và phương pháp lập định mức để các đơn vị làm căn cứ cho quá trình xây dựng và áp dụng định mức Việc nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập định mức KTKT chuẩn sẽ là cơ sở để các địa phương cũng như các đơn vị thực hiện công tác xây dựng và áp dụng định mức được tốt hơn
Kết luận chương 1
Công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL trong cả nước đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ Việc áp dụng định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công trình Các công trình có điều kiện mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm nước và điện năng tiêu thụ Sau khi triển khai áp dụng, có nhiều đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đó nâng cao được đời sống cho người lao động, giảm bớt được một số khó khăn và đáp ứng tương đối kịp thời cho công ty trong việc phục vụ sản xuất
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC KT-KT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI Ở CÁC TỔ HTX LÀM DỊCH VỤ THUỶ NÔNG THUỘC HẢI DƯƠNG 2.1 Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ở Hải Dương
2.1.1 Hiện trạng về công trình
1 Trạm bơm: 1236 trạm; trong đó:
- Trạm bơm chuyên tưới: 933 trạm;
- Trạm bơm chuyên tiêu: 75 trạm;
- Trạm bơm tưới tiêu kết hợp: 228 trạm
2 Hồ chứa:
- Số lượng: 68 hồ;
- Dung tích chứa nước: 9.095.568 m3;
- Diện tích tưới: 1580 ha
3 Kênh mương (kênh, các công trình thủy lợi trên kênh từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh):
a) Kênh tưới thuộc trạm bơm, hồ chứa: