Ánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 59)

K ế t lu ậ n ch ươ ng 1

2.4. ánh giá chung

2.4.1. Nhng kết quđạt được

47

đơn vị trực thuộc đã được bổ nhiệm. Cán bộ công nhân viên Công ty từ cấp quản lý

đến công nhân vận hành trực tiếp phần lớn có kinh nghiệm làm việc, thường xuyên

được tham gia học tập, nâng cao chuyên môn qua các lớp tập huấn, thi nâng bậc …. - Về cân đối thu chi lĩnh vực dịch vụ tưới, tiêu và các dịch vụ khác trong 3 năm gần nhất thấy rằng, doanh thu của công ty tăng lên (72,98 tỷ năm 2011 đến 105,03 tỷ năm 2013) nhưng kinh phí cấp bù của tỉnh cũng tăng mạnh (74,98 tỷ năm 2011 đến 159,92 tỷ năm 2013) do chi phí tiền lương, các phụ cấp tăng nhiều, chi phí sửa chữa thường xuyên hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Được sự quan tâm của thành phố, hàng năm ngân sách cấp bù cho các hoạt động của công ty khá kịp thời và đầy đủ, chế độ cho người lao động luôn đảm bảo; công ty cũng được đầu tư

nhiều dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình trong hệ thống giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu đòi hỏi ngày càng cao cũng như các nhu cầu dân sinh, kinh tế, xã hội khác.

- Hệ thống kênh mương tương đối dày đặc, kênh xây mới chỉ chiếm rất ít đó là kênh tưới, còn kênh tiêu hầu hết là kênh đất, kênh tự nhiên, tình trạng bồi lấp bùn rác và rau bèo trong kênh phát triển tương đối mạnh. Hiện nay công tác vớt rau bèo

đã được đưa vào định mức và khoán cho từng đơn vị trực tiếp quản lý, là cơ sở để

nghiệm thu thanh toán với Ban quản lý dịch vụ thủy lợi nên công việc này được quan tâm thực hiện, tình trạng rau bèo dày đặc trong lòng kênh về cơ bản đã không còn.

- Hệ thống cầu, cống có số lượng rất lớn,. Hệ thống cống thường xuyên được cải tạo, nâng cấp và sửa chữa khi hư hỏng nên phần lớn vẫn hoạt động tốt

2.4.2. Nhng tn ti

Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, sau kiểm tra, rà soát, đến tháng 5/2014. Nhân lực tham gia công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi

đối với các HTX DVNN trên địa bàn Thành Phố Hải Dương với số lượng cụ thể là 130 lao động, ở Thị xã Chí Linh là 133 lao động, Huyện Kim Môn là 421 lao động, Huyện Kim Thành là 322 lao động, Huyện Thanh Miện là 493 lao động, Huyện Ninh Giang là 484 lao động, Huyện Gia Lộc là 464 lao động, Huyện Tứ Kỳ là 394

48

lao động, Huyện Bình Giang là 324 lao động, Huyện Cẩm Giàng là 371 lao động, Huyện Thanh Hà là 400 lao động, Huyện Nam Sách là 297 lao động, Tuy vậy, lực lượng lao động ở các HTX DVNN phần lớn chưa được qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành về thủy lợi. Vì vậy vấn đề quản lý khai thác và vận hành chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

Công tác quản lý hệ thống ngày càng gặp khó khăn do quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ, hệ thống kênh mương xuống cấp, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để lập các trang trại nuôi cá... Những sự thay đổi sử dụng đất đã làm biến dạng mạnh mẽ hệ thống thuỷ lợi, hệ thống trở lên manh mún hơn nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, được sự quan tâm của tỉnh, bằng nguồn ngân sách địa phương quá trình kiên cố hóa kênh mương được thực hiện tương đối nhiều, trên 200km kênh mương thuộc quản lý của công ty đã được kiên cố hóa làm giảm tổn thất kênh mương, tăng hiệu quả chuyển tải nước từđầu mối đến khu tưới.

Nhiều diện tích sau khi chuyển đổi người dân không chịu ký hết hợp đồng dịch vụ nước, ví dụ trong số 1250 ha đất chuyển đổi thuộc huyện Cẩm Giàng thì HTX chỉ ký hợp đồng dịch vụ được 300 ha, còn lại người dân vẫn canh tác và vẫn sử dụng nước từ hệ thống thuỷ lợi. Để giải quyết được việc này cần có sự phối hợp chỉ đạo từ chính quyền cấp tỉnh, huyện.

Mặt khác, thuỷ lợi mang tính phục vụ người dân nhiều hơn kinh doanh, nên hoạt động của hệ thống vẫn còn mang nặng sự chỉ đạo của các cấp chính quyền. Những nguyên nhân đó làm cho tổn thất nước phân phối nước mặt ruộng càng lớn và làm cho sự tiêu thụđiện năng bơm tưới trong một số trường hợp là rất lớn. Ví dụ

việc phục vụ bơm tưới cho một vài ha cây vụđông hoặc vài khoảnh mạ làm cho sự

tiêu tốn nước tại đầu mối có thể gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế tại mặt ruộng. Lý do này có thể giải thích thông qua khảo sát thực địa như sau: vào mùa khô hệ

thống kênh mương không còn nước nên khi tưới cũng phải bơm đầy kênh thì mới

đưa nước vào tưới được nên tổn thất lớn hơn nhiều so với nhu cầu; hơn nữa các khoảnh ruộng nhỏ hẹp, không liền nhau, bờ thửa kém, làm nước chảy tràn ngang gây láng phí rất lớn.

49

2.4.3. Nguyên nhân ca nhng tn ti

Đặc điểm của hệ thống thủy nông Tỉnh Hải Dương nằm trong khu vực đang

đô thị hóa mạnh, địa hình chia cách phức tạp, các trạm bơm phần lớn chỉ phải bơm một cấp song tổn thất nước lớn do phần lớn hệ thống kênh vẫn là kênh đất, đó là những ảnh hưởng sẽ tác động không nhỏđến kết quả tính định mức, đặc biệt là định mức lao động, điện, nguyên vật liệu cho quản lý vận hành. Do hầu hết các trạm bơm

được xây dựng từ lâu, máy bơm cũ, bể hút, bể xả xuống cấp, rau bèo dày đặc đã ảnh hưởng lớn đến hiệu suất bơm, chi phí vận hành tăng cao đôi khi vượt cảđịnh mức.

Đặc biệt, loại máy bơm trục xiên tiêu hao dầu đặc dụng rất lớn (dầu turbo đắt hơn nhiều so với các dầu nhờn khác) bởi vì trục bơm dài có nhiều gối đỡ, truyền lực. Chính những vấn đề này gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng. Hệ thống kênh mương, đặc biệt là kênh đất và các công trình trên kênh rất nhiều là nguyên nhân chi phí sửa chữa thường xuyên tăng cao do phải thường xuyên nạo vét và tu bổ. Hai năm 2011-2012 khoản chi này lần lượt là 22,48 tỷ và 23,94 tỷ đồng, năm 2011 chiếm 15,19%%; và 2012 chiếm 12,21% so với tổng chi phí toàn công ty. Đó là quá ít so với yêu cầu theo định mức ở các đơn vị khác tỷ lệ này chiếm khoảng 20÷30% tổng chi phí hợp lý hợp lệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cho các tổ hợp tác xã làm dịch vụ thủy nông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)