1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

96 1,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, khô

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… i

LỜI CẢM ƠN……… ……… ii

TÓM TẮT……… ……… iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……… x

DANH MỤC BẢNG.……… xii

DANH MỤC HÌNH.……… ……… xiii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4

1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 4

1.5 Đối tượng nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7

2.1 Khái quát về công nghệ chế biến thủy sản 7

2.1.1 Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở VIỆT NAM 7

2.1.2 Công nghệ chế biến thủy hải sản 15

2.2 Nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam 18

2.2.1 Đặc điểm của nước thải 18

2.2.2 Tình hình ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản ở Việt Nam 21

2.3 Vấn đề quản lý nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại những quốc gia khác 22

2.4 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam 29

Trang 2

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC

NHÀ MÁY KHẢO SÁT 31

3.1 Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang: 31

3.2 Tình hình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát: 33

3.2.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Hùng Vương: 33

3.2.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Đại Thành: 49

3.2.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ phần Vinh Quang: 63

3.3 Kết quả nghiên cứu và hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý tại các nhà máy khảo sát: 77

3.3.1 Kết quả các chỉ tiêu chất lượng nước thải sau xử lý tại ba nhà máy khảo sát:……… 77

3.3.2 Hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý của các nhà máy khảo sát: 78 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 84

4.1 Giải pháp về quản lý: 84

4.2 Biện pháp kinh tế: 85

4.3 Biện pháp chế tài pháp luật: 86

4.4 Biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức: 86

4.5 Biện pháp cải tạo, quy hoạch lại cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường: 87

4.6 Biện pháp giám sát môi trường: 87

4.7 Biện pháp SXSH: 88

4.8 Biện pháp kỹ thuật: 89

4.9 Biện pháp khuyến khích: 89

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

5.1 Kết luận: 90

Trang 3

5.2 Kiến nghị: 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Môi trường và các vấn đề về môi trường là đề tài được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm bởi vì môi trường và con người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Môi trường ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp đến đời sống con người và ngược lại con người cũng tác động không nhỏ đến môi trường

Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường lại càng được quan tâm sâu sắc bởi những ảnh hưởng của nó đến đời sống con người đang chuyển biến theo chiều hướng xấu đi mà một trong những nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người

Ở nước ta, trong giai đoạn công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đang ở mức báo động Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ sản xuất, trang thiết bị lạc hậu, không đồng đều dẫn đến sự lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời thải ra nhiều phế liệu gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng Thêm vào đó là sự phân bố các khu vực sản xuất không hợp lý, nhà máy, xí nghiệp nằm xen lẫn với khu dân cư, bệnh viện, trường học, gây khó khăn cho việc quản lý, giám sát và xử lý các chất thải

Hiện nay việc giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là nhiệm vụ cấp bách Trong đó giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải là rất quan trọng, cần phải được nghiên cứu đầu tư một cách nghiêm túc để đưa ra các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh

tế và có hiệu quả cao Một trong những ngành công nghiệp cần sự quan tâm, đầu tư

để xử lý nước thải đó là công nghiệp chế biến thuỷ sản

Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò, Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng

Trang 5

ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009) Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011được trình bày trong Hình 1.1

Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến,

mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất., trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp

Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:

 Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản

 Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,

Hình 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (tỷ USD)

Trang 6

 Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt

Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.[1]

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân nuôi trồng thủy hải sản nói riêng Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại như giảm đói nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta Hậu quả là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào Nhìn chung, nước thải chế biến thủy sản thường có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép nhiều lần Trong khi đó, lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường từ 30 - 80

m3 nước thải cho một tấn thành phẩm.[2].Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra

Đứng trước những đòi hỏi về một môi trường sống trong lành của người dân, cũng như qui định về việc sản xuất đối với các doanh nghiệp khi nước ta gia nhập WTO đòi hỏi mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh phải cần có một hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho bất cứ cơ sở sản xuất hay nhà máy nào đều cũng không đơn giản, đòi hỏi kinh phí thực hiện cũng như diện tích đất xây dựng khá lớn Điều này chính là rào cản cho việc đầu tư xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản và làm cho vấn đề về môi trường thêm trầm trọng.Vì vậy việc áp dụng, lựa chọn các phương pháp hợp lý để xử lý nguồn

nước thải là hết sức quan trọng.Vì vậy mục đích của đề tàinày là “Nghiên cứu quy

Trang 7

trìnhxử lý nước thải chế biến thủy sản tại một số công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, từ đó so sánh và đề xuất giải pháp để quá trình xử lý

nước thải đạt hiệu quả hơn

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản trên cơ sở hiện trạng sản xuất và chế biến thủy sản tại một số công ty đại diện

 Đề xuất các giải pháp quản lý và giám sát hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành chế biến thủy sản đảm bảo an toàn cho cư dân sống xung quanh nhà máy

1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:

Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá hoạt động sản xuất của các nhà máy chế

biến thủy sản tại tỉnh Tiền Giang

Nội dung 2: Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý

nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản

Nội dung 3: Đánh giá các quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp về quản lý môi trường nhằm giảm thiểu

lượng nước thải cũng như mức độ ô nhiễm cho các nhà máy và môi trường xung quanh

1.5 Đối tượng nghiên cứu

Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh tập trung nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu lớn, hơn nữa giao thông thuận tiện Do đó đối tượng nghiên cứu tôi chọn các nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Trong đó, các đối tượng điển hình được chọn bao gồm ba công ty:

i) Công ty Cổ phần Hùng Vương

Địa chỉ: Lô 44, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang

ii) Công ty TNHH Đại Thành

Địa chỉ: Ấp Đông Hòa, Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang

iii) Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang

Trang 8

Địa chỉ: Lô 37-40, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Tiền Giang

Phương pháp thu thập thông tin

 Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản

và hiện trạng nước thải của ngành chế biến thủy sản

 Thu thập thông tin về các nhà máy chế biến thủy sản như công nghệ sản xuất, năng suất, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, lượng nước sử dụng, lượng nước thải đầu ra, hiện trạng ô nhiễm do nước thải và tình hình quản lý và xử lý nước thải

 Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản hiện nay cũng như quá trình áp dụng các giải pháp xử lý nước thải vào sản xuất và về định chuẩn cho ngành chế biến thủy sản ở các nước trên thế giới

Phương pháp điều tra thực địa

 Tham quan các nhà máy, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu, và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất tại các nhà máy…

 Phỏng vấn trực tiếp cán bộ kỹ thuật giám sát hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát

Nội dung 2: Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý

nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

 Lấy mẫu nước thải tại các nhà máy để phân tích và kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng

 Các chỉ tiêu phân tích: pH, SS, COD, BOD5, Coliforms, tổng N, tổng P, dầu mỡ động vật, Chlorine dư, Amoni, …

 Phương pháp so sánh

Trang 9

 Đối chiếu các kết quả phân tích mẫu nước với Quy chuẩn Việt Nam về nước thải (QCVN 11/2008/BTNMT)

Nội dung 3: Đánh giá các quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:

 Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình sử dụng nước và lượng nước thải ra cùng các chỉ tiêu ô nhiễm Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ các nhà máy khảo sát

 So sánh công nghệ, nguyên liệu đầu vào và thành phần, mức độ ô nhiễm của nước thải đầu ra, các giải pháp xử lý ô nhiễm nước thải của các nhà chế biến thủy sản ở Tiền Giang với một số khu vực khác

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp về quản lý môi trường nhằm giảm thiểu

lượng nước thải cũng như mức độ ô nhiễm cho các nhà máy và môi trường xung quanh

Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các kỹ thuật viên về các vấn đề

liên quan đến quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản

Trang 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về công nghệ chế biến thủy sản

2.1.1 Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở VIỆT NAM

Việt Nam có hơn 3000km bờ biển, thềm lục địa kéo dài cùng với hàng ngàn đảo lớn nhỏ Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều sông lớn cùng nhiều con sông nhỏ đổ ra biển Đông dồi dào phù sa kết hợp hai dòng hải lưu nóng ấm hình thành biển Việt Nam dồi dào phong phú nguồn lợi thuỷ hải sản, sản lượng đánh bắt mỗi năm có thể lên tới hàng triệu tấn thuỷ hải sản

Bên cạnh đó các đầm phá, rừng ngập mặn ven biển có diện tích gần một triệu hecta, mỗi năm có thể cung cấp gần 3.000.000 tấn tôm nuôi và 40.000.000 tấn thuỷ sản có giá trị thương mại

Dựa trên những đặc điểm địa lý như trên, điều này tạo điều kiện thuận lợi công nghiệp chế biến thủy sản trở thành 1 trong những ngành kinh tế chính của Việt Nam Các sản phẩm thủy sản là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, thu

về nguồn ngoại tệ lớn thứ 3 sau dầu mỏ và gạo Nhờ vào nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, người Việt Nam thường sử dụng những sản phẩm tươi sống được mua

từ thị trường tự do mà không qua sơ chế Kết quả là, những sản phẩm chế biến thủy sản phần lớn được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Japan, EU, v.v Chế biến thủy sản là 1 trong những ngành công nghiệp chính sản xuất thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu [6]

Quá trình phát triển và xây dựng tiềm lực CBTS có thể khái quát qua hai thời

kỳ sau:

* Từ năm 1976 đến năm 1989: Thời kỳ hoạt động sản xuất của ngành CBTS ở trong tình trạng sa sút kéo dài Dạng công nghệ CBTS chủ yếu là sản xuất nước mắm và sản phẩm khô với trình độ công nghệ lạc hậu, thủ công

* Từ năm 1990 đến nay: công nghiệp CBTS không chỉ phát triển về số lượng

mà còn nâng cao về chất lượng với việc tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng các chương trình quản lý sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm Từ đó làm cơ sở cho mở

Trang 11

rộng thị trường xuất khẩu và nâng cấp giá trị sản phẩm thuỷ sản Qua các giai đoạn, ngành thuỷ sản liên tục hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với tốc độ tăng trưởng trung bình năm từ 5-8% về sản lượng khai thác và

từ 10-25% về giá trị kim ngạch xuất khẩu Đến năm 2005 tổng sản lượng khai thác

đã đạt đến 2,95 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác tự nhiên là 1,76 triệu tấn và

từ nuôi trồng thuỷ sản là 1,19 triệu tấn [3,4]

Vào ngày 9 tháng 8, 2005, và ngày 11 tháng 1, 2006, Thủ tướng chính phủ

đã kí Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg, phê chuẩn kế hoạch phát triển chung của ngành công nghiệp chế biến thủy sản và định hướng tới năm 2010 Đây là tiền đề và nền tảng cho ngành công nghiệp thủy sản để phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, như là: xây dựng ngành công nghiệp thủy sản trở thành 1 ngành sản xuất hàng hóa mạnh có khả năng cạnh tranh và đạt doanh thu xuất khẩu cao, khả năng tự đầu

tư và phát triển, và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tại những vùng duyên hải và hải đảo

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam

đã phát triển rất mạnh về số lượng và quy mô của các đơn vị chế biến

Ngoài việc phát triển số lượng các đơn vị sản xuất, ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam cũng tập trung vào chất lượng sản phẩm và những điều kiện vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất Với sự giúp đỡ của những chuyên gia của

dự án US/VIE/98/058 (dự án xuất khẩu thủy sản)những doanh nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh đã từng bước cải thiện điều kiện sản xuất, và đã thiết lập những chương trình quản lý sản xuất dựa theo HACCP Hiện tại, có 153 doanh nghiệp trên toàn quốc đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU,223 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hàn Quốc và 288 doanh nghiệp có khả năng cung cấp vào thị trường Trung Quốc Việc gia tăng nỗ lực đầu tư vào nơi sản xuất, dụng cụ, công nghệ, khả năng quản lý, đầu ra sản phẩm, và chất lượng chế biến, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu về chất lượng và vệ sinh và an toàn thực phẩm đã giúp những sản phẩm của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng doanh thu là 2.24 tỷ USD trong năm 2003 Trong

Trang 12

những phương pháp chế biến thủy sản bao gồm đông lạnh, đóng gói, sấy khô, nước sốt cá, bột cá, và thạch, đông lạnh đang đóng vai trò chính Hiện tại, những đơn vị chế biến mang tính công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là về chế biến đông lạnh; những sản phẩm chính được chế biến có giá trị xuất khẩu cao cũng là chế biến đông lạnh Đặc điểm phổ biến nhất của những đơn vị chế biến mang tính công nghiệp là

họ tập trung chủ yếu vào xuất khẩu Gần đây, thị trường nội địa đã được quan tâm Những máy móc và công nghệ được áp dụng dựa trên những sản phẩm chính và phụ thuộc vào khách hàng Mặt khác, những đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ, chế biến bằng tay và chế biến theo hộ gia đình, tập trung chủ yếu và những sản phẩm truyền thống của ngành công nghiệp thủy sản và thị trường nội địa như nước mắm và cá khô, những sản phẩm này được sản xuất bằng các trang thiết bị đơn giản Những đơn vị sản xuất khác tập trung vào nguyên liệu thô cho những đơn vị sản xuất mang tính công nghiệp Nhìn chung, kiểu sản xuất này phát triển tốt tại những làng nghề truyền thống và các khu vực nhỏ, tạo ra nhiều sản phẩm thô và tinh chế, và tạo ra việc làm cho nhiều nhân công [6]

Giai đoạn 2001-2011 đóng góp của thủy sản vào GDP chung toàn quốc dao độngtrong khoảng từ 3,1%-3,72% (giá thực tế) và từ 2,45%-2,6% (giá so sánh) Năm 2011 thủy sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp khoảng 24,44%, và 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc Bình quân giai đoạn 2001-2011 thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó, lao động KTTS khoảng”29,55%, lao động NTTS 40,52%, lao động CBTS 19,38%, lao động HCDV nghề cá khoảng 10,55%) Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách các xã nghèo.Cũng trong giai đoạn này, thủy sản cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt Nam Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng từ 39,31-42,86% tổng sản lượng thực phẩm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia

Trong quá trình phát triển thời kỳ qua, Thủy sản đã có đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Cơ cấu sản xuất nông, lâm,

Trang 13

thuỷ sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gắn với thị trường Tỷ trọng nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) trong tổng GDP

cả nước giảm dần từ 19,52% năm 2001 xuống còn 16,41% năm 2011 Trong nội bộ ngành Nông nghiệp, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 19,06% năm 2001 lên 21,3% năm

2011

Cùng các đóng góp có giá trị về kinh tế, phát triển thủy sản còn có ý nghĩa sâu sắc về an ninh quốc phòng Những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển chính là những “công dân biển”, là những chủ nhân đích thực, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ" Những ngư dân hàng ngày, hàng giờ cùng với các hoạt động đánh cá, đang gián tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông, góp phần ngăn chặn, hạn chế những tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam [7]

Bảng 2.1 Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế Quốc dân giai đoạn 2001-2011

Trang 14

Hiện trạng chế biến thủy sản xuất khẩu

Theo thống kê năm 2011 xuất khẩu thủy sản đạt 6,11 tỷ USD tăng 245% so với năm 2001 Trong đó, tôm đông đạt 2,39 tỷ USD, cá tra đạt 1,8 tỷ USD, cá ngừ đạt 0,379 tỷ USD, mực và bạch tuộc đạt 0,52 tỷ USD, còn lại là các loại mặt hàng thủy sản khác

Bình quân giai đoạn 2001-2011 về sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 15,03%/năm, về giá trị xuất khẩu tăng 13,16%, như vậy tốc độ tăng về sản lượng xuất khẩu vẫn cao hơn tốc độ tăng về giá trị, tương tự như giai đoạn 1990-2000 (22,96% so với 21,85%) Tuy nhiên, biên độ chêch lệch tăng trưởng tốc độ giữa SLXK và GTXK thời kỳ 2001-2011 cao hơn so với thời kỳ 1990-2000 (1,87% so với 1,11%) Những số liệu này cho thấy trong 10 năm qua, sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chủ yếu do tăng về lượng, các mặt hàng gia công, chế biến thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các mặt hàng giá trị gia tăng Đặc biệt mặt hàng cá tra xuất khẩu tăng đột biến trong khoảng thời gian này làm cho sản lượng xuất khẩu tăng rất lớn (trên 1 triệu tấn nguyên liệu), nhưng giá trị sản phẩm xuất khẩu không cao (chỉ xấp xỉ 3 USD/kg).Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả XKTS thời kỳ qua (2001-2011) kém hơn so 10 năm trước đó (1990-2000)

Về thị trường xuất khẩu năm 2011 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

Hình 2.1 Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế Quốc dân giai

đoạn 2001-2011 (tỷ VNĐ)

giá thực tế Giá so sánh

Trang 15

Hình 2-2 Thống kê sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2011 Bảng 2-2 Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản XK Việt Nam giai đoạn 2001-2011

EU 25%

Mỹ 12%

Nhật 9%

EU 19%

Mỹ 22%

Nhật 14%

Trung Quốc

và Hồng Kong 6%

Các nước khác 26%

Giá trị xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam

Trang 16

Nguồn: VASEP qua các năm giai đoạn 2001-2011

Hiện trạng chế biến thủy sản nội địa:

Năm 2011 tổng sản lượng chế biến thủy sản nội địa đạt khoảng 658,2 nghìn tấn sản phẩm các loại, tăng 137,3% so với năm 2001 Trong đó, sản lượng nước mắm chiếm 35,11%, mắn các loại chiếm 2,96%, cá khô chiếm 7,51%, tôm khô chiếm 0,62%, mực khô chiếm 1,04%, bột cá chiếm 24,43%, đồ hộp chiếm 0,31%, thủy sản đông lạnh chiếm 28,02% Về giá trị chế biến nội địa năm 2011 đạt khoảng 11.947 tỷ đồng, tăng 293,6% so với năm 2001 Trong đó, giá trị sản xuất nước mắm chiếm 21,49%, mắm các loại chiếm 5,7%, cá khô chiếm 9%, tôm khô chiếm 4,93%, mực khô 10,12%, bột cá chiếm 12,82%, đồ hộp chiếm 1,19%, thủy sản đông lạnh chiếm 34,75% tổng giá trị chế biến nội địa

Trang 17

Hình 2.3 Tổng sản lượng và tổng giá trị chế biến thủy sản nội địa Bảng 2.3 Sản phẩm thuỷ sản chế biến tiêu thụ nội địa toàn quốc qua các năm

(%/năm) Nước mắm: SL 1.000 lit 139.130 186.170 227.430 234.860 231.145 5,21 Giá trị Tr.đ 755.600 1.508.240 2.470.880 2.666.250 2.568.565 13,02 Mắm các loai: SL Tấn 11.410 16.750 19.720 19.300 19.510 5,51

Giá trị Tr.đ 213.030 441.330 656.160 705.850 681.005 12,32

Cá khô:SL Tấn 31.390 48.150 48.710 50.190 49.450 4,65

Giá trị Tr.đ 373.600 777.730 1.039.420 1.112.730 1.076.075 11,16 Tôm khô:SL Tấn 2.370 3.010 3.980 4.160 4.070 5,56

Giá trị Tr.đ 188.830 334.450 564.480 613.830 589.155 12,05 Mực khô:SL Tấn 1.740 3.810 6.510 7.160 6.835 14,66

Giá trị Tr.đ 170.160 457.360 1.130.970 1.289.370 1.210.170 21,67 Bột cá: SL Tấn 54.720 122.300 155.270 166.380 160.825 11,38

24.43

0.31 28.02

Tổng sản lượng chế biến nội địa

tỷ lệ %

Nước mắm Mắm các loại

Cá khô Tôm khô Mực khô Bột cá

Đồ hộp

TS đông lạnh

21.49 5.7

9 4.93 10.12 12.82 1.19

34.75

Tổng giá trị chế biến nội địa

tỷ lệ %

Trang 18

Thuỷ sản ĐL: SL Tấn 35.760 73.390 176.810 192.180 184.495 17,83

Giá trị Tr.đ 427.160 223.280 3.916.390 4.389.480 4.152.935 25,54 Tổng SL Tấn 277.390 455.200 640.270 676.260 658.265 9,03

Tổng GT Tr.đ 2.420.270 5.628.120 11.358.070 12.536.130 11.947.100 17,31

Nguồn: Báo cáo sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trên cả nước năm 2011

Trong những năm qua sản xuất thủy sản đạt được những thành tựu đáng

kể, tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đã đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 2,1 lần so với năm 2001, bình quân tăng 8,82%/năm) Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so năm

2001, bình quân tăng 13,16%/năm) Có thể nói giai đoạn 2001-2011 ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực KTTS, NTTS, CBTS, xuất khẩu thủy sản [7]

Như vậy ngành CBTS nói chung và CBTS đông lạnh nói riêng là lĩnh vực mang lại giá trị xuất khẩu cao và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nó không những đem lại nguồn lợi nhuận cao, đóng góp ngân sách cho nhà nước mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, đặc biệt là lao động nữ Tuy ra đời muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác, nhưng công nghiệp CBTS đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, đã thúc đẩy nền kinh tế thuỷ sản phát triển

2.1.2 Công nghệ chế biến thủy hải sản - [1]

Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu, mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm Những nhà máy lớn thường sản xuất một mặt hàng như nhà máy chế biến cá tra, cá basa hay tôm đông lạnh, đa số các nhà máy này đều có nguồn nguyên liệu cố định Các mặt hàng tổng hợp hoặc các sản phẩm giá trị gia tăng thường thích hợp với các nhà máy vừa và nhỏ Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn ở một số công đoạn nhưng nhìn chung vẫn giống nhau về công nghệ sản xuất Một số

Trang 19

quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh, tôm và sản phẩm gia tăng được trình bày dưới đây

Quy trình công nghệ chế biến cá tra và fillet đông lạnh

Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn.Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần nữa Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác định đúng trọng lượng, sắp xếp vào khuôn và đóng gói Sản phẩm sau khi đóng gói theo băng chuyền chuyển qua khu vực cấp đông và bảo quản Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh được mô tả chi tiết trong hình:

Trang 20

Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh

Tái đông

Đông IQF

Tách khuôn Cấp đông

Xếp khuôn Rửa 3

Phân loại - Cân Quay bông Rửa 4

Thành phẩm Đóng gói Cân

Trang 21

 Qui trình công nghệ chế biến tôm đông lạnh

Đối với quy trình chế biến tôm công đoạn rửa tôm và ngâm tôm tạo ra nước dịch tôm và nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cao.Trong quá trình chế biến tôm, một số công ty sử dụng dung dịch tripolyphotphat để ngâm tôm và sau đó dung dịch này được thải bỏ vì thế nước thải thường có nồng độ photpho cao Ngoài ra, theo yêu cầu sản xuất quá trình vệ sinh thiết bị và khu vực sản xuất cũng phát sinh một lượng lớn nước thải chứa các chất khử trùng Riêng quá trình lột vỏ, ngắt đầu tôm tạo nên một lượng chất thải rắn lớn và có kích thước nhỏ, khó thu gom Quy trình công nghệ chế biến tôm được mô tả như trong hình sau:

Hình 2-5 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh

2.2 Nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm của nước thải

Dựa trên những số liệu của cuộc điều tra về những nhà máy sản xuất, phần lớn những nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa Trang thiết bị

và công nghệ được đánh giá là nhanh chóng đáp ứng so với những trang thiết bị và công nghệ của những ngành công nghiệp khác, tuy nhiên, vẫn chậm đáp ứng nếu so sánh với trang thiết bị và công nghệ của những quốc gia khác Mặc dù những nhà máy và cơ sở sản xuất đã chú ý tới việc bảo vệ môi trường,đã thiết lập các trạm xử

lý nước thải, nhưng hoạt động của các trạm này vẫn còn nghèo nàn, không theo quy cách hoặc không hiệu quả, bị động Đây là vài lý do của các tác động xấu lên môi trường Nước thải từ những nhà máy chế biến thủy sản có mức độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với những tiêu chuẩn của nước thải công nghiệp B đối với ngành nuôi

Rửa lần 3

Rà kim loại Đóng thùng

Rửa lần 2

Thành phẩm Nguyên liệu

Trang 22

trồng thủy sản (TCVN 5945-2005), ví dụ BOD5 cao hơn từ 10 – 20 lần so với tỉ lệ cho phép, và COD cao hơn từ 9 – 15 lần Tổng lượng Ni-tơ gần như ngang bằng với

tỷ lệ tiêu chuẩn hoặc hơn khoảng 7 lần, chỉ số P cao hơn khoảng 5 – 7 lần, dầu: cao hơn 10 – 150lần so với tỉ lệ cho phép Tuy nhiên, đáng chú ý là mức độ cao nhất trong các công đoạn chế biến thủy sản bằng với tỷ lệ ô nhiễm trung bình của nước thải trong những ngành công nghiệp khác, ví dụ như ngành dệt và may mặc, ngành thuộc da, và giày dép, v.v Dựa trên nghiên cứu và những số liệu về tỷ lệ ô nhiễm của nước thải của ngành chế biến thủy sản, phân lượng vi sinh vật như Coliform cao hơn 100 – 200 lần so với tỷ lệ cho phép, vì nước thải từ việc chế biến thủy sản có phân lượng protein, lipid cao, và là môi trường ưa thích cho vi sinh vật phát triển, đặc biệt trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam

Trong những công ty chế biến thủy sản đông lạnh, có 1 lượng nhỏ Chlorine được sử dụng để rửa nhà xưởng, việc này sinh ra C12 trong không khí và có thể phá hủy hệ hô hấp của công nhân Tuy nhiên, khối lượng của nó không cao, khoảng 60 tấn/ 1 năm [8] Trong những nhà máy chế biến nước mắm, khí thải chủ yếu là SO2,

NO2 và H2S Ngoài những khí trên, có những khí có mùi khó chịu, làm giảm chất lượng không khí, ví dụ như các chất phân hủy khi chế biến nước mắm, cũng như những phần phân hủy bị loại bỏ khi lưu trữ tại các nhà máy chế biến thủy sản, ví dụ như Amoniac, Dimetylamine, Trimetylamine, v.v với nồng độ khác nhau, và chủ yếu đến từ những công ty sản xuất nước mắm Nồng độ không được xác định rõ Tảitrọng chất ô nhiễm sinh ra bởi ngành công nghiệp chế biến thủy sản là rất cao Nếu không được xử lý, nó có tiềm năng trở thành 1 nhân tố chủ động gây gia tăng ô nhiễm môi trường ở sông rạch và những vùng lân cận Nước thải ô nhiễm từ ngành công nghiệp này có thể không được thu hồi ở lúc đầu khi mà mương có thể làm loãng và tự làm sạch Với thể tích ô nhiễm đã tăng lên, nó có thể phá hủy từ từ nước của những dòng sông, những con hào, hồ, và những khu vực sống công cộng xung quanh Ngoài ra, nước thải có thểlan truyền các bệnh từ cá đã chết hoặc bị phân hủy, đặc biệt còn ảnh hưởng trực tiếp lên những công nhân, môi trường nuôi trồng thủy sản, và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Khi thiết lập 1 hệ thống

Trang 23

xử lý nước thải tại 1 nhà máy hoặc 1 địa điểm, điều quan trọng là phải nghiên cứu công nghệ sản xuất và những nguồn nước thải ô nhiễm từ các quy trình sản xuất Nhờ đó, có thể phân loại rõ các nguồn nước thải và tỷ lệ ô nhiễm của chúng Dựa trên những kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra những phương pháp xử lý khác nhau, giới hạn 1 phần việc chế biến tập trung, và tối thiểu những chi phí chế biến Trong trường hợp nguồn nước thải là sự kết hợp của nhiều nguồn, cần thiết phải nghiên cứu tỷ lệ ô nhiễm và dòng chảy của những hệ thống kết hợp Dựa trên những dữ liệu về nước thải và việc xử lý nước thải bên trên, những đặc điểm chính và những nhân tố ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản có thể được rút ra

Bảng 2-4 Thành phần nước thải chế biến thủy sản

Chỉ tiêu Đơn vị

Nồng độ Tôm đông

lạnh

Cá da trơn (tra-basa)

Thủy sản đông lạnh hỗn hợp

Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009

Dựa vào Bảng 2.4 cho thấy thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thuỷ sản có nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao Nước thải

có khả năng phân thủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD, tỷ lệ này thường dao động từ 0,6 đến 0,9 Đặc biệt đối với nước thải phát sinh từ chế biến cá da trơn

có nồng độ dầu và mỡ rất cao từ 250 đến 830 mg/L Nồng độ photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên đến trên 120 mg/L

Sau đây là bảng tổng hợp các thông số ô nhiễm tiêu biểu trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản

Trang 24

Bảng 2-5.Những thông số ô nhiễm tiêu biểu của nước thải trong chế biến thủy sản

2.2.2 Tình hình ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản ở Việt Nam

Theo Viện nghiên cứu hải sản (Viện NCHS), hiện nay cả nước ta có 1.015 cơ

sở chế biến (CSCB) thủy sản quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất sản phẩm XK và tiêu dùng nội địa Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những bất cập trong các lĩnh vực phụ trợ khác, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu và chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều chất thải nguy hại khác.Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm….những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy.Các chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung quanh

Điều tra mới đây của Viện NCHS cho thấy, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ sản xuất được 1 tấn thành phẩm tôm sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải,

cá tra fillet là 1,8 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ 8 tấn

Trang 25

Tỷ lệ phế liệu và chất thải rắn phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất và vào loài cũng như chất lượng nguyên liệu …

Chất thải lỏng từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trong nhất hiện nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ 10-30 lần, COD từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần Bên cạnh đó còn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến

Để đánh giá thực trạng môi trường ở các CSCB thủy sản, Viện NCHS đã điều tra trực tiếp 402 cơ sở quy mô công nghiệp ở 34 tỉnh và thành phố trong cả nước Kết quả cho thấy đã có 338 DN, chiếm tỷ lệ trên 84% cơ sở, có hệ thống xử

lý nước thải (HTXLNT), chủ yếu được xây dựng trong giai đoạn 2001-2010 Trong năm 2011 có 27 DN xây mới HTXLNT

Kết quả phân tích nước thải của cơ sở CBTS về 9 chỉ tiêu gồm pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, Nitơ tổng, dầu mỡ, Clo dư và Coliform theo QCVN 11:2008/BTNMT cho thấy, tất cả các cơ sở CB nước mắm đều đạt 100% Các loại hình chế biến như đông lạnh, hàng khô, bột cá và tổng hợp đều có tỷ lệ ô nhiễm trên

cả 9 chỉ tiêu.Trong đó mức độ ô nhiễm của cơ sở CB bột cá là cao nhất, cơ sở CB đông lạnh, hàng khô và tổng hợp tương đương nhau.[9]

Hầu hết các loại hình công nghệ CBTS đều có nhu cầu sử dụng nước khá lớn cho nhiều công đoạn: chế biến, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm Do vậy đã tạo ra một lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất

Theo quy mô và cơ cấu sản phẩm, lượng nước thải từ CBTSĐL lớn hơn rất nhiều so với các nhóm sản phẩm khác, chiếm tới 61,2% tổng lượng thải và có đủ thành phần tính chất đặc trưng cho nước thải của ngành CBTS [12]

2.3 Vấn đề quản lý nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại

những quốc gia khác

Những vấn đề môi trường chính có liên kết với những quá trình chế biến thủy sản là việc sử dụng nhiều nước, tiêu thụ năng lượng, và việc sinh ra nước thải

Trang 26

có nồng độ hữu cơ cao vì sự tồn tại của dầu, protein và SS Nước thải cũng có thể chứa mức độ photpho, nitrat và clo cao Nước thải có mức độ ô nhiễm cao được sinh ra trong thời gian chất thải ở dạng rắn tiếp xúc với nước chứa máu và chất béo Khi tự động lọc bỏ da, khúc cá được kéo trên 1 cái trống đông lạnh Nước được sử dụng để rửa và bôi trơn máy Việc lọc bỏ da những loại cá nhiều mỡ thải ra khối lượng dầu lớn vào trong nước thải Quy trình lọc bỏ da đóng góp khoảng 1/3 tổng

số lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải của quá trình róc xương cá Nước thải chứa máu, thịt, ruột, protein có thể hòa tan, và những vật chất thải; và có độ BOD, COD, TSS, và photpho cao, cũng như những chất tẩy rửa và những chất làm sạch khác Những tỷ lệ và đặc điểm của quy trình sinh ra nước thải phụ thuộc nhiều vào quá trình sản xuất[5]

Những mức độ tiêu thụ và thải ra của những bước của quy trình lọc xương và bảo quản cá ở những quốc gia EU được thể hiện như sau:

 Lượng nước tiêu thụ trong quá trình làm tan đông chiếm khoảng 50%tổng lượng nước tiêu thụ trong quá trình róc xương

 Trong vài trường hợp trong bước này, cá có thể bị bong da

 Việc lọc da có thể diễn ra trước hoặc sau khi róc xương

 Trong trường hợp ướp muối dạng lỏng, nước biển sẽ có trong nước thải Đặc điểm chung của nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản được thể hiện như sau:

 Các hoạt động theo mùa, phương pháp vận chuyển, các loại cá và phương pháp chế biến làm thay đổi lớn về số lượng và chất lượng nước thải

 Mức độ BOD cao trong nước thải được sinh ra khi máu, các mảnh vụn nguyên liệu, nước luộc, gia vị nguyên chất và những chất khác (BOD cao = nhu cầu oxy sinh học theo đơn vị hàng chục nghìn ppm) được thải trong thời gian ngắn

 Nồng độ ion clo và phân lượng dầu cao

 Nhiều Protein, Lipid…bị phân hủy tạo ra các chất như: H2S, NH3, phenol,

….gây độc và gây mùi

Trang 27

Một chương trình hợp tác phòng ngừa ô nhiễm ở bang Carolina - Mỹ, giữa nhà máy chế chiến thủy sản Beaufort Fisheries Incorporated và trường đại học bang North Carolina vào năm 1986 Theo đó dự án bao gồm nghiên cứu khả thi để giảm tải chất thải trong quá trìnhthu hồi tái sử dụng nước thải-[24].Nội dung công việc gồm:

1 Thực hiện việc khảo sát nhà máy để xác định nguồn, số lượng và thành phần của nước thải được tạo ra

2 Xác định phương pháp có thể được sử dụng để làm giảm hoặc thu hồi, tái

sử dụng nước thải

3 Phát triển một chương trình giảm chất thải

4 Đánh giá chi phí và thời gian hoàn vốn lại cho việcxác định hệ thống giảm thiểu ô nhiễm và các kiến nghị để thực hiện

5 Báo cáo cuối cùng cho dự án này là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.[27]

Tháng 1 năm 2004 trong báo cáo đánh giá môi trường 3 tác giả Ramón Ahumada, Anny Rudolph and Sergio Contreras cho thấy nước thải từ công nghiệp chế biến dầu và bột cá tác động môi trường nghiêm trọng trong các vịnh ven biển trên bờ biển của Chile và Peru Bài viết này trình bày việc phân tích chương trình giám sát môi trường tại vịnh Lota, miền trung Chile Nhiều chỉ tiêu được phân tích bao gồm độ mặn, nhiệt độ, lượng oxy hoà tan, nồng độ amoni và dầu mỡ Tỷ lệ phần trăm của oxy hòa tan là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá lượng chất thải hữu cơ thải vào khu vực Tác động của nước thải có liên quan đến tình trạng hoạt động của các nhà máy thủy sản, bao gồm: (i) Sự quá tải của dây chuyền sản xuất trong nhà máy, (ii) chương trình bảo quản, vệ sinh, và (iii) mức độ bảo quản cá Biện pháp khắc phục bắt đầu thực hiện vào năm 1997 xuất phát từ chương trình giám sát và được chia thành hai phần bao gồm (a) Quản lý nội bộ của nhà máy và (b) Xử lý nước thải nhà máy thủy sản.[23]

Năm 2004 trong công trình nghiên cứu về tải lượng chất thải trong quá trình chế biến cá và tôm, mối nguy tiềm tàng đối với môi trường biển và ven biển,3 tác

Trang 28

giả Md Shahidul Islam, Saleha Khan, Masaru Tanakacho thấy nước thải từ quá trình chế biến cá và tôm có hàm lượng BOD, COD, TSS, chất béo, dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh, các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, do đó có khả năng tạo ra ảnh hưởng xấu đến môi trường biển và ven biển Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước thảitừ các nhà máy chế biến cá và tôm có tải trọng chất thải cao cũng như tác động của chúng đối với môi trường đã không nhận được sự quan tâm trong thời gian dài

Báo cáo còn cho biết rằng hàm lượng chất hữu cơ cao có trong nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản như sau: BOD: từ 200 – 1000 mg/l, COD từ 400 –

2000 mg/l, TSS từ 100 – 800 mg/l, dầu mỡ từ 30 -400 mg/l.[26]

Năm 2012, một báo cáo về phòng ngừa ô nhiễm và xử lý nước thải trong ngành chế biến cá đóng hộp ởmiền Bắc Bồ Đào Nha khu vực phía bắc sông Douro Các kết quả phân tích cho thấymẫu nước thải có hàm lượng BOD, COD, tổng N,

mỡ rất cao, nguồn nước thải từ các nhà máy được xử lý sơ bộ lý trước khi thải vào

hệ thống thoát nước và được tiếp tục xử lý tại hệ thốngxử lý nước thải đô thị

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm tích hợp và kiểm soát cần được thực hiện để giảm lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng nước.[27]

Năm 2012 Sagar T Sankpal và Pratap V Naikwade tiến hành phân tích nước thải ra từ 30 nhà máy CB-TS khu vực ven biểnMirkarwada và Mandavi - Ấn Độ Các điểm lấy mẫu được ký hiệu là S1, S2, S3, S4, các thông số hóa lýđược lựa chọn kiểm tra như: Nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan (TDS), tổng chất rắn

lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), dầu mỡ,clorua và nitrat

Kết quả cho thấy nước thải từ các nhà máy có nồng độ ô nhiễm cao: TSS:

200 – 1700 mg/l, COD: 1200 mg/l – 2200mg/l, dầu mỡ: 800 – 5600 mg/l.[28]

Sau đây là kết quả điều tra về chất lượng nước thải chế biến thủy sản ở Nhật Bản:

Trang 29

Bảng 2-6 Kết quả khảo sát về chất lượng nước thải của ngành công nghiệp chế

Nguồn: Được điều tra bởi Tổng cục Môi trường Nhật Bản (năm 1990)

Nước thải của ngành công nghiệp thủy sản, trong nhiều trường hợp, có chứa

số lượng lớn dầu và protein Dầu và protein nên được loại bỏ hoàn toàn Vì mục đích này, tách tuyển nổi bằng trọng lực hoặc đông tụ + tách áp lực có hiệu quả Những chất rắn bị tách ra và dầu nên được loại bỏ như xử lý nước công nghiệp ở dạng rắn sau khi khử nước

Bảng sau biểu diễn các kiểu xử lý nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật, được điều tra bởi Tổng cục Môi trường: 47% các nhà máy sử dụng biện pháp xử lý bùn hoạt tính, và 20% các nhà máy cùng sử dụng biện pháp

xử lý bùn hoạt tính và những biện pháp xử lý khác Đây cũng là số liệu của cuộc điều tra năm 1990 Hiện tại, tỷ lệ của bùn hoạt tính đã kết hợp và những biện pháp

xử lý khác đang tăng lên, vì việc kiểm soát ni-tơ và photpho đã nghiêm khắc hơn

Trang 30

Bảng 2-7.Thống kê các nhà máy sử dụng các phương pháp xử lý nước thải

trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật

Phương pháp xử lý nước thải Số nhà máy

Tuyển nổi khí hòa tan (Tuyển nổi trọng lực) 5

Bùn hoạt tính+ Các phương pháp sinh học khác 17

Bùn hoạt tính + Các phương pháp sinh học khác + Đông tụ 4

Bùn hoạt tính + Đông tụ + tuyển nổi áp lực khí nén 7

Nguồn: Được điều tra bởi Tổng cục Môi trường Nhật Bản (năm 1990)

Trang 31

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải trong chế biến thủy sản trên thế giới thể hiện ở hình sau:

Hình 2-6 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tiêu biểu trong chế biến thủy sản trên thế giới

Bể trung hòa

Bể khử trùng

Dòng chảy ra

Bể chứa bùn sau tách nước

Máy tách nước Kiềm

Axit

Nước rửa Polymer

Nước thải sinh hoạt và loại khác

Trang 32

2.4 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản tại

Việt Nam -[1]

Khảo sát tại một số nhà máy chế biến thuỷ sản trong cả nước, công nghệ xử

lý nước thải đang được áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản bao gồm công nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học, công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng hay kết hợp kỵ khí và hiếu khí; hay quá trình hóa lý (keo tụ/tạo bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ) kết hợp với quá trình sinh học hiếu khí Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thải thường có hàm lượng mỡ cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêm bước tiền xử lý nhằm mục đích loại bỏ mỡ và váng mỡ trong nước thải trước khi đi vào công trình xử lý sinh học.Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến thủy sản áp dụng chủ yếu là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng Một số sơ đồ dây chuyên công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được trình bày trong các hình sau:

Hình 2-7.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình

Bùn thải

Trang 33

Hình 2-8.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hóa lý kết

hợp sinh học hiếu khí

Bể tạo bông

Nước thải

Máy tách rác

Bể điều hòa Thiết bị

lược rác tinh

Bể tiếp nhận Mương tách

dầu &mỡ

Bể sinh học BHTLL

Bể trung gian

Bể lọc áp lực

Bể khử trùng

Trang 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC

NHÀ MÁY KHẢO SÁT 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang:

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và

10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL; 8,1% diện tích vùng KTTĐPN; 0,7% diện tích cả nước; dân số trung bình năm 2009 là 1,67 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số vùng ĐBSCL; 11,4% dân

số VKTTĐPN và 1,9% dân số cả nước Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: TP Mỹ Tho; Thị xã Gò Công; và 8 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, với

169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã) Trong đó, TP Mỹ Tho

là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Mỹ Tho) - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP

Hồ Chí Minh và vùng KTTĐPN Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo (đang triển

Trang 35

khai nạo vét mở rộng) nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và là cửa ngõ

ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia

Hình 3-1 Bản đồ địa lý tỉnh Tiền Giang

Trang 36

3.2 Tình hình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát:

3.2.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Hùng Vương:

3.2.1.1 Thông tin chung về nhà máy:

Công ty Cổ phần Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất tại Khu Công nghiệp Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2003 với ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu Năm 2004, Công ty phát triển nhà máy thứ 2 tại KCN Mỹ Tho, nâng công suất chế biến lên 3 lần đạt 150 tấn/ ngày

Năm 2005, Công ty mua đấu giá nhà máy thủy sản Tiền Giang và thành lập Công ty TNHH An Lạc- Tiền Giang Công suất nhà máy là 50 tấn/ ngày.Đồng thời, công ty cũng đầu tư xây dựng vùng nuôi có diện tích là 40ha ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Năm 2006, Hùng Vương thành lập mới Công ty TNHH Châu Á ở KCN Mỹ Tho, Tiền Giang và mua lại công ty chế biến thủy sản Vĩnh Long đổi tên thành công

ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long Tổng công suất của Châu Á – Hùng Vương – Vĩnh Long là 160 tấn/ ngày

Tháng 1/ 2007, Hùng Vương chính thức trở thành công ty cổ phần với vốn điều

lệ 120 tỷ đồng và nâng lên 250 tỷ để hợp nhất các công ty con và đầu tư kho lạnh tại KCN Tân Tạo, TPHCM với công suất 12000 tấn kho Sau đó công ty nâng vốn điều

lệ lên 420 tỷ đồng, thu về thặng dư vốn hơn 800 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tăng vốn điều lê lên 495 tỷ đồng Trong năm này, Công ty tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới mang tính chiến lược như Nga, Ucraina, đồng thời đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào sản xuất công ty mua cổ phần chi phối các công ty con như: Công ty Hùng Vương – Sa Đéc (Đồng Tháp) với công suất

100 tấn / ngày Đồng thời, Công ty thành lập Công ty cổ phần Châu Âu (Tiền Giang) với công suất 500 tấn/ ngày Trong quý 3/2009, Hùng Vương tiếp tục phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng

Trang 37

Hiện nay, Công ty đang có trong tay 7 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu sang các nước EU tại 3 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp với công suất chế biến đạt trên 800 tấn nguyên liệu/ ngày và hơn 5000 lao động có tay nghề Nhóm nhà máy bao gồm: CTCP Hùng Vương (2 nhà máy); Công ty TNHH Châu Á, Công ty TNHH An Lạc – Tiền Giang; Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long; Công ty TNHH Hùng Vương – Sa Đéc và CTCP Châu Âu

Ngoài ra Công ty còn sở hữu với hơn 150 ha diện tích nuôi trồng thuộc quản lý của CTCP nuôi trồng thủy sản Hùng Vương – Miền Tây đảm bảo 50% nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của Hùng Vương Bên cạnh đó, Công ty cũng hợp tác với nuôi trồng và khoán sản phẩm trên 150 ha cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ và tay nghề ở những địa điểm nuôi trồng đảm bảo về môi trường và điều kiện tốt cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy trong hệ thống nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng nguyên liệu cho chế biến

Với số vốn điều lệ ban đầu năm 2003 là 32 tỷ đồng, chỉ sau 5 năm hoạt động đã nhanh chóng tăng lên gần 600 tỷ đồng và là nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra có

mô hình sản xuất chế biến khép kín hàng đầu Việt Nam có qui mô hoạt động, kim ngạch xuất khẩu và chất lượng sản phẩm

Công ty CP Hùng Vương là một công ty chuyên nuôi trồng và chế biến hải sản xuất khẩu(chủ yếu là cá tra) với công suất khoảng 13 ngàn tấn /năm Công ty đặt tại Lô 44 Khu công nghiệp Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang.Hoạt động của công ty về mặt xã hội đã góp phần phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản cho thị trường trong

và ngoài nước, góp phần vào sự tăng trưởng DGP cho cả nước.Mặc khác, hoạt động của công ty góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động tại địa

phương và các tỉnh lân cận

3.2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh:

- Nuôi trồng thủy sản xuất khẩu

- Chế biến hải sản xuất khẩu

- Chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm

- Kinh doanh kho lạnh

Trang 38

- Kinh doanh địa ốc

3.2.1.3 Quy trình công nghệ

Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến sản phẩm như sau:

Hình 3-1- Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến cá tra, cá basa Fillet đông lạnh

(Nguồn: Công ty Hùng Vương )

Ntc: 57 – 126 mg/L

Ptc: 23 – 98 mg/L

Trang 39

3.2.1.4 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải -[14]

Trong quá trình hoạt động của công ty, nước thải sinh ra có thể được chia ra

làm những loại sau tuỳ thuộc vào tính chất của chúng

 Nước thải quy ước sạch

Nước thải qui ước sạch là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích khuôn viên của công ty, loại nước thải này sinh ra do lượng mưa rơi trên bề mặt khuôn viên, mái Chất lượng nước này phụ thuộc vào độ trong sạch khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi Theo phương án bố trí mặt bằng của công

ty thì các khu vực sân bãi và đường giao thông nội bộ đều được trải nhựa hoặc lót bằng dal bêtông cốt thép, không để hàng hoá hoặc rác rưởi tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi, do đó khi nước mưa chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ônhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “qui ước sạch” Cùng với nước mưa thu gom từ mái của các khu nhà xưởng của nhà máy được tập trung lại bằng các hố gaz sau đó đưa đến hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa đổ vào hệ thống cống

thoát nước của khu công nghiệp mà không cần xử lý

 Nước thải sản xuất:

Đây là loại nước thải chính của nhà máy, lượng nước thải này rất lớn khoảng

1200 m3 /ngày Trong qui trình công nghệ chế biến cá, nước thải chủ yếu sinh ra từ các công đoạn rửa: cá nguyên liệu sau khi tiếp nhận được đưa vào cắt tiết lấy hết máu, đem rửa sơ rồi lạng bỏ xương, tiếp tục được rửa bằng nước có chlorine Ở công đoạn loại bỏ da, cắt tiết theo sản phẩm (hoặc để nguyên) cá được rửa trong nước sạch có chlorine lần 2 để loại bỏ tạp chất và một phần vi khuẩn, sau đó đem đi kiểm tra kí sinh trùng Cá được rửa tiếp bằng nước lạnh trong 30 giây rồi để cho ráo

và tiếp tục được ngâm xử lý phụ gia trước khi quađông lạnh Sau khi phân loại cỡ

và cân trọng lượng, cá được rửa sạch lần cuối trước khi cấp đông

Nhìn chung nước thải công nghiệp sản xuất thuỷ sản thường chứa các hợp chất hữu cơ cũng như vi khuẩn với nồng độ và hàm lượng cao cần được xử lý trước khi xả thải nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh Từ khi mới thành lập, công ty cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất này,

Trang 40

sau khoảng 5 năm hoạt động hệ thống xử lý nước thải đang được công ty đầu tư xây dựng bổ sung để đạt hiệu quả xử lý 1200m3/ngày đêm nước thải loại C, TCVN 5949:2005 trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tuy nhiên do chọn nhà thầu không đảm bảo nên, hiện nay công ty tiếp tục đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải với công suất 1200m3

/ngày đêm nước thải loại B, TCVN 5949:2005 trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, hệ thống cũ tận dụng làm bể điều hoà và lắng cấp 2

Các công đoạn phát sinh nước thải trong quá trình chế biến như sau:

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Lê Văn Cát, 2007, Xử lý nước thải giàu hợp chất Nito và Photpho, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải giàu hợp chất Nito và Photpho
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ
[9] Tổng cục thủy sản Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
[10] Đặng Đình Bạch, TS Nguyễn Văn Hải, Giáo trình hóa học môt trường, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hóa học môt trường
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
[11] Bộ thủy sản, 2005, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[18] Trần Văn Nhân- Ngô Thị Nga, 1999, Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
[21] Nguyễn Văn Phước- Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2006, Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải Công nghiệp, NXB Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải Công nghiệp
Nhà XB: NXB Xây Dựng
[22] Trịnh Xuân Lai- Nguyễn Trọng Dương, 2005, Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp
Nhà XB: NXB Xây dựng
[1] Tổng cục môi trường, 2011, Sổ tay hướng dẫn xử lý nước thải của một số ngành công nghiệp Khác
[2] Lâm Minh Triết và ctv., 2004, Kỹ thuật môi trường, NXB Đại học quốc gia [3] Tạp chí thuỷ sản, số 4 – 2005 Khác
[7] Công ty NIRAS(Đan Mạch), tháng 9/2001, Xử lý nước thải trong ngành chế biến thủy sản Khác
[8] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2004, niên giám thống kê Việt Nam Khác
[12] Tài liệu tổng quan Công ty Cổ Phần Hùng Vương Khác
[13] Báo cáo giám sát môi trường Công ty Cổ phần Hùng Vương, năm 2011, 2012, 2013 Khác
[14] Tài liệu tổng quan Công ty TNHH Đại Thành Khác
[15] Báo cáo giám sát môi trường Công ty TNHH Đại Thành, năm 2011, 2012, 2013 Khác
[16] Tài liệu tổng quan Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang Khác
[17] Báo cáo giám sát môi trường Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang, năm 2011, 2012, 2013 Khác
[19] TCVN5945:1995, Trung tâm chất lượng đo lường, Hà Nội 2002 Khác
[20] QCVN 11:2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản Khác
[23] Khoa môi trường, trường Đại học Khoa Học Huế, 2012. Giáo trình sản xuất sạch hơn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w