những quốc gia khác
Những vấn đề môi trường chính có liên kết với những quá trình chế biến thủy sản là việc sử dụng nhiều nước, tiêu thụ năng lượng, và việc sinh ra nước thải
có nồng độ hữu cơ cao vì sự tồn tại của dầu, protein và SS. Nước thải cũng có thể chứa mức độ photpho, nitrat và clo cao. Nước thải có mức độ ô nhiễm cao được sinh ra trong thời gian chất thải ở dạng rắn tiếp xúc với nước chứa máu và chất béo. Khi tự động lọc bỏ da, khúc cá được kéo trên 1 cái trống đông lạnh. Nước được sử dụng để rửa và bôi trơn máy. Việc lọc bỏ da những loại cá nhiều mỡ thải ra khối lượng dầu lớn vào trong nước thải. Quy trình lọc bỏ da đóng góp khoảng 1/3 tổng số lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải của quá trình róc xương cá. Nước thải chứa máu, thịt, ruột, protein có thể hòa tan, và những vật chất thải; và có độ BOD, COD, TSS, và photpho cao, cũng như những chất tẩy rửa và những chất làm sạch khác. Những tỷ lệ và đặc điểm của quy trình sinh ra nước thải phụ thuộc nhiều vào quá trình sản xuất[5]
Những mức độ tiêu thụ và thải ra của những bước của quy trình lọc xương và bảo quản cá ở những quốc gia EU được thể hiện như sau:
Lượng nước tiêu thụ trong quá trình làm tan đông chiếm khoảng 50%tổng lượng nước tiêu thụ trong quá trình róc xương.
Trong vài trường hợp trong bước này, cá có thể bị bong da. Việc lọc da có thể diễn ra trước hoặc sau khi róc xương.
Trong trường hợp ướp muối dạng lỏng, nước biển sẽ có trong nước thải. Đặc điểm chung của nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản được thể hiện như sau:
Các hoạt động theo mùa, phương pháp vận chuyển, các loại cá và phương pháp chế biến làm thay đổi lớn về số lượng và chất lượng nước thải.
Mức độ BOD cao trong nước thải được sinh ra khi máu, các mảnh vụn nguyên liệu, nước luộc, gia vị nguyên chất và những chất khác (BOD cao = nhu cầu oxy sinh học theo đơn vị hàng chục nghìn ppm) được thải trong thời gian ngắn.
Nồng độ ion clo và phân lượng dầu cao.
Nhiều Protein, Lipid…bị phân hủy tạo ra các chất như: H2S, NH3, phenol, ….gây độc và gây mùi.
Một chương trình hợp tác phòng ngừa ô nhiễm ở bang Carolina - Mỹ, giữa nhà máy chế chiến thủy sản Beaufort Fisheries Incorporated và trường đại học bang North Carolina vào năm 1986. Theo đó dự án bao gồm nghiên cứu khả thi để giảm tải chất thải trong quá trìnhthu hồi tái sử dụng nước thải-[24].Nội dung công việc gồm:
1. Thực hiện việc khảo sát nhà máy để xác định nguồn, số lượng và thành phần của nước thải được tạo ra.
2. Xác định phương pháp có thể được sử dụng để làm giảm hoặc thu hồi, tái sử dụng nước thải.
3. Phát triển một chương trình giảm chất thải.
4. Đánh giá chi phí và thời gian hoàn vốn lại cho việcxác định hệ thống giảm thiểu ô nhiễm và các kiến nghị để thực hiện.
5. Báo cáo cuối cùng cho dự án này là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.[27]
Tháng 1 năm 2004 trong báo cáo đánh giá môi trường 3 tác giả Ramón Ahumada, Anny Rudolph and Sergio Contreras cho thấy nước thải từ công nghiệp chế biến dầu và bột cá tác động môi trường nghiêm trọng trong các vịnh ven biển trên bờ biển của Chile và Peru. Bài viết này trình bày việc phân tích chương trình giám sát môi trường tại vịnh Lota, miền trung Chile. Nhiều chỉ tiêu được phân tích bao gồm độ mặn, nhiệt độ, lượng oxy hoà tan, nồng độ amoni và dầu mỡ. Tỷ lệ phần trăm của oxy hòa tan là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá lượng chất thải hữu cơ thải vào khu vực. Tác động của nước thải có liên quan đến tình trạng hoạt động của các nhà máy thủy sản, bao gồm: (i) Sự quá tải của dây chuyền sản xuất trong nhà máy, (ii) chương trình bảo quản, vệ sinh, và (iii) mức độ bảo quản cá. Biện pháp khắc phục bắt đầu thực hiện vào năm 1997 xuất phát từ chương trình giám sát và được chia thành hai phần bao gồm (a) Quản lý nội bộ của nhà máy và (b) Xử lý nước thải nhà máy thủy sản.[23]
Năm 2004 trong công trình nghiên cứu về tải lượng chất thải trong quá trình chế biến cá và tôm, mối nguy tiềm tàng đối với môi trường biển và ven biển,3 tác
giả Md. Shahidul Islam, Saleha Khan, Masaru Tanakacho thấy nước thải từ quá trình chế biến cá và tôm có hàm lượng BOD, COD, TSS, chất béo, dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh, các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, do đó có khả năng tạo ra ảnh hưởng xấu đến môi trường biển và ven biển. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước thảitừ các nhà máy chế biến cá và tôm có tải trọng chất thải cao cũng như tác động của chúng đối với môi trường đã không nhận được sự quan tâm trong thời gian dài.
Báo cáo còn cho biết rằng hàm lượng chất hữu cơ cao có trong nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản như sau: BOD: từ 200 – 1000 mg/l, COD từ 400 – 2000 mg/l, TSS từ 100 – 800 mg/l, dầu mỡ từ 30 -400 mg/l.[26]
Năm 2012, một báo cáo về phòng ngừa ô nhiễm và xử lý nước thải trong ngành chế biến cá đóng hộp ởmiền Bắc Bồ Đào Nha khu vực phía bắc sông Douro. Các kết quả phân tích cho thấymẫu nước thải có hàm lượng BOD, COD, tổng N, mỡ rất cao, nguồn nước thải từ các nhà máy được xử lý sơ bộ lý trước khi thải vào hệ thống thoát nước và được tiếp tục xử lý tại hệ thốngxử lý nước thải đô thị.
Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm tích hợp và kiểm soát cần được thực hiện để giảm lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm, làm tăng hiệu quả sử dụng nước.[27]
Năm 2012 Sagar T. Sankpal và Pratap V. Naikwade tiến hành phân tích nước thải ra từ 30 nhà máy CB-TS khu vực ven biểnMirkarwada và Mandavi - Ấn Độ. Các điểm lấy mẫu được ký hiệu là S1, S2, S3, S4, các thông số hóa lýđược lựa chọn kiểm tra như: Nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan (TDS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), dầu mỡ,clorua và nitrat.
Kết quả cho thấy nước thải từ các nhà máy có nồng độ ô nhiễm cao: TSS: 200 – 1700 mg/l, COD: 1200 mg/l – 2200mg/l, dầu mỡ: 800 – 5600 mg/l.[28]
Sau đây là kết quả điều tra về chất lượng nước thải chế biến thủy sản ở Nhật Bản:
Bảng 2-6 .Kết quả khảo sát về chất lượng nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Nhật.
Chất lượng nước thải (mg/L)
BOD COD SS T-N T=P Những sản phẩm thủy sản đóng hộp hoặc đóng chai 1,500 1,100 120 - - Pate thủy sản 530 180 200 120 - Những sản phẩm thủy sản đông lạnh 240 110 150 32 7.7 Những thực phẩm thủy sản đông lạnh 500 360 200 35 5
Nguồn: Được điều tra bởi Tổng cục Môi trường Nhật Bản (năm 1990)
Nước thải của ngành công nghiệp thủy sản, trong nhiều trường hợp, có chứa số lượng lớn dầu và protein. Dầu và protein nên được loại bỏ hoàn toàn. Vì mục đích này, tách tuyển nổi bằng trọng lực hoặc đông tụ + tách áp lực có hiệu quả. Những chất rắn bị tách ra và dầu nên được loại bỏ như xử lý nước công nghiệp ở dạng rắn sau khi khử nước
Bảng sau biểu diễn các kiểu xử lý nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật, được điều tra bởi Tổng cục Môi trường: 47% các nhà máy sử dụng biện pháp xử lý bùn hoạt tính, và 20% các nhà máy cùng sử dụng biện pháp xử lý bùn hoạt tính và những biện pháp xử lý khác. Đây cũng là số liệu của cuộc điều tra năm 1990. Hiện tại, tỷ lệ của bùn hoạt tính đã kết hợp và những biện pháp xử lý khác đang tăng lên, vì việc kiểm soát ni-tơ và photpho đã nghiêm khắc hơn.
Bảng 2-7.Thống kê các nhà máy sử dụng các phương pháp xử lý nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật
Phương pháp xử lý nước thải Số nhà máy
Không xử lý nước thải 41
Bùn hoạt tính 196
Các phương pháp sinh học khác 24
Đông tụ-sa lắng 6
Tuyển nổi khí hòa tan (Tuyển nổi trọng lực) 5
Bùn hoạt tính+ Các phương pháp sinh học khác 17
Bùn hoạt tính + tuyển nổi áp lực khí nén 29
Bùn hoạt tính + Đông tụ 19
Bùn hoạt tính + Lọc cát 4
Bùn hoạt tính + Các phương pháp xử lý khác 5
Bùn hoạt tính + Các phương pháp sinh học khác + Đông tụ 4
Bùn hoạt tính + Đông tụ + tuyển nổi áp lực khí nén 7
Khác 20
Tổng 418
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải trong chế biến thủy sản trên thế giới thể hiện ở hình sau:
Hình 2-6. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tiêu biểu trong chế biến thủy sản trên thế giới- [7] Canxi hypoclorit Sàng lọc Lắng cát Bể điều chỉnh Rây mịn Bể đo lường Bể bùn hoạt tính theo đợt Bể trung hòa Bể khử trùng Dòng chảy ra Bể chứa bùn sau tách nước Máy tách nước Kiềm Axit Nước rửa Polymer
Nước thải sinh hoạt và loại khác Ra bên ngoài Kiềm Dòng nhập vào Axit Bể lắng bùn