Giải pháp về quản lý:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

 Đối với ban quản lý Khu công nghiệp, phòng tài nguyên môi trường huyện đại diện cho cơ quan chủ quản là Sở tài nguyên và môi trường của tỉnh.Các cơ quan quản lý cần có khả năng đáp ứng các vấn đề như: chịu trách nhiệm, chức năng và thẩm quyền đủ để thay mặt cho các doanh nghiệp trong địa bàn quản lýgiải quyết các vấn đề về môi trường. Bộ máy như vậy cần có các chức năng và nhiệm vụ chính tóm tắt như sau:

 Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trong địa bàn quản lý thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

 Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải.

 Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh để xử lý.

Đối với các doanh nghiệp:

 Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các thông tư, nghị định, luật bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền như: Xây dựng HTXLNT để bảo đảm nước thải được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, tiến hành thủ tục xin cấp phép xả thải theo đúng quy định...

 Vận hành đúng và thường xuyên các HTXLNT, khắc phục sửa chữa kịp thời các sự cố của HTXLNT.

 Nâng cao nhận thức BVMT, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn nướctrong sản xuất. Tăng cường giải pháp SXSH, quản lý nội tại hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả.

 Đối với mỗi doanh nghiệp đang hoạt động cần có ít nhất một cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và am hiểu công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp.

 Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về BVMT cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)