Hệ thống cũ có công suất 350m3/ ngày đêm, năm 2012 cải tạo nâng cấp hệ thống có công suất 900m3/ ngày đêm
3.2.3.1. Thông tin chung về nhà máy:
Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang là một doanh nghiệp cổ phần dược thành lập vào tháng 03 năm 2006. Hiện nay Công ty được công nhận là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam. Nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh và đa dạng hóa sản xuất, Công ty đã đầu tư vào nhà xưởng, dây chuyển cấp đông IQF hiện đại cùng các trang thiết bị chế biến nâng cao khả năng chế biến lên 8000 tấn thành phẩm mỗi năm. Nhờ vào vị trí địa lý lý tưởng là trung tâm của khu vực sản xuất Cá tra, Basa nguyên liệu và thủy sản lớn nhất Việt Nam, Công ty đã cung cấp nhiều mặt hàng chất lượng tốt đến các thị trường khắp nơi trên Thế Giới.
Các quy trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP, ISO 22000:2005, BRC 205, IFS 2008, ban hành lần thứ 5 đã được áp dụng tại các xí nghiệp của Công ty, được EU công nhận, cấp CODE; DL405 và tạo ra khả năng chế biến những sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất có được về an toàn vệ sinh thực phẩm, độ tươi tốt cũng như hương vị tự nhiên của thủy sản. Hợp tác với khách hàng trong và ngoài nước trong việc chế biến và cung cấp các mặt hàng thủy sản có giá trị gia tăng là nguyên tắc chính yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang. - Tên giao dịch quốc tế: VINH QUANG FISHERIES CORP - Tên viết tắt: VQFC
- Địa chỉ: Lô 37 – 40 khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Hình 3-22. Công ty cổ phần thủy sản Vinh Quang
3.2.3.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Chế biến, mua bán các loại nông, thủy, hải sản xuất khẩu. - Nhập khẩu trang thiết bị tủ đông, kho lạnh
3.2.3.3. Các loại sản phẩm chính:
- Cá tra, Basa đông lạnh. - Cá tra, Basa IQF tươi.
3.2.3.4. Khả năng sản xuất:
Khả năng chế biến với sản lượng nguyên liệu 20.000 tấn/ năm.
Trong những năm qua Công ty duy trì được mức tăng trưởng cao về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu:
Năm 2011 sản lượng nguyên liệu 17.500 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu là 476 tỷ VNĐ.
Năm 2012 sản lượng nguyên liệu khoảng 20.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu 500 tỷ VNĐ.
3.2.3.5. Thị trường tiêu thụ:
- Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Trung Đông. - Thị trường nội địa đang được mở rộng.
3.2.3.6. Thành tích:
Năm 2011:
- Sản lượng cá tra, cá Basa xuất khẩu năm 2011: 17.500 tấn. - Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 2011: 476 tỷ VNĐ. Năm 2012:
- Sản lượng cá tra, cá Basa xuất khẩu Quý 1: 4.246 tấn. - Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Quý 1: 130 tỷ VNĐ
Hình 3-23.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cá Tra, cá Basa Fillet đông lạnh (Nguồn: Công ty Vinh Quang)
Tiếp nhận nguyên liệu. Cân 1
Làm chết nhanh, Rửa 1, Fillet
Kiểm, Soi ký sinh trùng Rửa 3, Định hình, Rửa 4
Rửa 2, Lạng da
Phân cỡ, Rửa 5
Quay hóa chất, Phụ gia
Phân màu, Cân, Xếp khuôn Tiếp nhận và bảo quản phụ gia Tách khuôn Mạ băng Cấp đông Cấp đông Chờ đông
Dò kim loại, Bao gói Dò kim loại, Bao gói
Bảo quản
Xuất hàng – Vận chuyển
Tiếp nhận và bảo quản vật liệubao gói (PE/PA, Carton)
Tiếp nhận và bảo quản vật liệubao gói (PE/PA, Carton) Tái đông
Đóng tạm
3.2.3.8. Vấn đề nước thải -[17]:
Nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trong công ty và nước thải của bếp ăn tập thể; nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, vệ sinh nhà xưởng và thiết bị. Đặc trưng của nước thải này có chứa hàm lượng cao các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, dầu mỡ động vật, các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi khuẩn.
Hiện tại nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại yếm khí. Riêng nước thải sản xuất, Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất.
Hình 3-24.Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Công ty Cổ phần Vinh Quang (Nguồn công ty Cổ phần Vinh Quang)
Nước thải sản xuất da cá Nước thải sản xuất cá Hố thu 1 Hố thu 2 Bể Tuyển nổi 2 Bể điều hòa Lọc sinh học Bể tuyển nổi 1 Bể lắng Châm chlorine Bể khử trùng Xử lý bùn Lọc áp lực Bể Chứa Bể lắng Bể Aroten Bể ANOXIC Máy thổi khí Bể Aroten 1- 5
Xử lý khí Bể điều hòa 1 - 2 Máy thổi khí Hoàn lưu bùn Bùn dư Hóa chất Nước sau xử lý Nước từ bể bùn
3.2.3.10. Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:
Đối với quy trình sản xuất Da cá:
Hố thu 2:
Do nguồn nước này ngoài mỡ còn có rất nhiều cặn, nên dễ làm quá tải cho các công trình phía sau. Vì vậy cần phải tách chúng riêng để xử lý cục bộ trước khi nhập chung vào dòng nước thải của quy trình chế biến cá Tra, cá Basa thông thường. Bể tách mỡ được thiết kế phía trên có nhiều vách ngăn và thông đáy dưới. Mỡ được tách ra được công nhân vớt đưa vào thùng và được vận chuyển đến nơi thích hợp (Có thể sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc bán cho những người có nhu cầu) ở mỗi ca sản xuất hoặc làm thiết bị vớt mỡ tự động hoặc bán tự động. Từ đây dùng bơm chuyên dụng đưa nước thải qua bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi 2:
Nước thải từ hố thu được ống dẫn đến buồng trộn. Ở đây nước thô sẽ tiếp xúc với nước điều áp tạo thành các bọt khí nhỏ mà chúng vừa gắn với các hạt rắn. Các hạt móc với nhau có mật độ nhỏ hơn nước được tách ra và tích tụ trên bề mặt. Mỡ được tạo ra được thu gom bằng hệ thống gạt bùn trước khi tháo ra ngoài bằng máng thu. Nước được tách ra thu hồi dưới thành xiphong trước khi đi qua bể kỵ khí bằng ống dẫn.
Nước điều áp được lấy sau xi phông sẽ được cấp tuần hoàn lại bằng bơm và tiếp xúc với không khí nén trong bình bằng máy nén khí ở bình điều áp. Cuối bể tuyển nổi nước thải chảy tràn qua bề điều hòa.
Bể ổn định:
Nước thải sau khi tách cặn, rác, mỡ tuyển nổi được tập trung về bể ổn định có kết hợp thổi khí.Mục đích:
- Ổn định lưu lượng, dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn, ổn định pH. - Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía
sau, tránh hiện tượng quá tải, làm giảm khoảng 20% COD. - Làm thoáng sơ bộ nước thải. Bay hơi Chlorine trong nước thải.
Sau giai đoạn ổn định lưu lượng và lọc sinh học nước thải được đưa đến thiết bị lắng chủ yếu nhằm giữ các cặn bẩn do quá trình chế biến sinh ra. Một lượng bùn lớn lắng ở bể lắng được lấy ra từ đáy bể bằng bơm hút bùn, bùn dư sẽ được đưa qua máy ép bùn.
Bể này được thiết kế có độ dốc 45-600 để thu bùn nhờ bơm bùn chìm chuyên dụng cho nước thải, để giảm tốc độ dòng chảy người ta phân phối dạng hình nón có tác dụng tản nước ra, các cặn lơ lửng nặng sẽ lắng lại bên dưới và nước sẽ tràn lên trên và nước này sẽ được thu gom bằng máng. Để tăng tốc độ lắng và hiệu quả lắng, tại đây dùng thêm các chất kích thích quá trình lắng. Nước sau khi qua bể lắng chảy tràn qua bể điều hòa chung.
Đối với quy trình sản xuất cá Tra – cá Basa:
Hố thu 1:
Nước thải từ nhà máy được đưa về cống tập trung, do nguyên liệu sử dụng của nhà máy là cá tra, cá basa đông lạnh nên chúng có đặc điểm là rất nhiều mỡ nếu không tách mỡ tốt ở công đoạn này sẽ làm ảnh hưởng cho các công đoạn phía sau như: làm nghẹt song chắn rác, bơm hoạt động không được … Do đó bể tách mỡ ở giai đoạn này là rất cần thiết. Bể tách mỡ được thiết kế có nhiều vách ngăn ở trên và thông đáy dưới. Mỡ được tách ra được công nhân vớt ra đưa vào thùng và vận chuyển đến một nơi thích hợp.
Bể tuyển nổi 1:
Nước thải từ hố thu gom được đưa đến buồng trộn. Ở đây nước thô sẽ được tiếp xúc với nước điều áp tạo thành các bọt khí nhỏ mà chúng vừa gắn với các hạt rắn. Các hạt móc với nhau có mật độ nhỏ hơn nước được tách ra và tích tụ trên bề mặt. Mỡ được tạo ra được thu gom bằng hệ thống gạt bùn trước khi tháo ra ngoài bằng máng thu. Nước được tách ra thu hồi dưới thành xiphong trước khi qua bể kỵ khí bằng ống dẫn.
Nước điều áp được lấy sau xiphong sẽ được cung cấp tuần hoàn lại bằng bơm và tiếp xúc với không khí nén trong bình bằng máy nén khí ở bình điều áp.Cuối bể tuyển nổi nước được chảy qua bể điều hòa.
h hinh
Hình 3-25. Bể tuyển nổi và bể điều hòa
Bể lắng cặn và ổn định:
Nước thải sau khi tách cặn, rác, mỡ tuyển nổi được tập trung về bể ổn định có kết hợp thổi khí.Mục đích:
- Ổn định lưu lượng, dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn, ổn định pH. - Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía
sau, tránh hiện tượng quá tải, làm giảm khoảng 20% COD. - Làm thoáng sơ bộ nước thải. Bay hơi Clorine trong nước thải.
Bể sinh học hiếu khí (Bể Aeroten - Anoxic):
Cuối phần điều hòa, nước thải được dùng bơm đưa qua bể Aeroten cao tải. Thực chất phương pháp này là dựa vào khả năng sông và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo hòa tan có trong nước thải.
Những công trình có quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên như: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học, ….thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
Những công trình có quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo như: bể lọc sinh học (bể Biofilm), bể lọc sinh học hiếu khí (Anoxic) hay bể làm thoáng sinh học (Aeroten), ….do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn. Quá trình xử lý sinh học có thể đạt hiệu xuất theo BOD tới 90- 95%.
Mặt khác do hàm lượng Nito trong nước thải lớn, để giải quyết lượng Nito trong nước thải một cách triệt để thì cần kết hợp cả ba phương pháp sinh học trên. Vì chúng ta biết rằng trong nước thải công nghiệp và dân dụng, Nito tồn tại chủ yếu dưới dạng hữu cơ và Amoniac. Quá trình khử Nito có thể sơ đồ hóa như sau:
Như vậy, để khử Nito bằng phương pháp sinh học cần qua 4 phản ứng cơ bản: Amoni hóa, đồng hóa, Nitrat hóa và khử Nitrat.
Nếu kết hợp cả 03 phương pháp trên một cách tốt nhất thì hiệu quả xử lý BOD, COD, Nito trong nước thải một cách triệt để, nếu không khử Nito một cách triệt để các vi sinh vật hình sợi phát triển mạnh sẽ làm cho cuối bể lắng không lắng được. Vì vậy nhà máy kết hợp cả 03 phương pháp sẽ đem lại hiệu quả xử lý cao. Hiệu suất làm sạch nước phụ thuộc vào số lượng và độ tuổi của bùn hoạt tính (thực tế tuổi bùn chính là tuổi sinh lý của quần thể vi sinh vật trong bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính sẽ xốp hơn, lượng động vật nguyên sinh sẽ ít hơn, điều đó giúp chúng tiếp xúc với chất bẩn tốt hơn vì thế mà chúng sẽ đạt được với hiệu suất cao hơn), tuổi thọ của bùn sẽ giảm khi lưu lượng xử lý và tốc độ phát triển của bùn hoạt tính cao.Một khi điều này xảy ra thì công việc tái sinh bùn hoạt tính cũng nhanh.Tuy nhiên hiệu suất sẽ phụ thuộc vào những công trình cụ thể.
Bể xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính tuần hoàn và có bổ sung một số chủng vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy nén khí có công suất lớn qua các hệ thống phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2mg/l.
Như vậy tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí triệt để, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa Nito và Lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO-
3, SO42-. NH+4 NH+4 (NO-3 NO-2) (N2O N2) Khử Nitrat hóa Amoni hóa Nitrat hóa N hữu cơ Nước Đồng hóa
Hiệu quả xử lý trong giai đoạn này (sinh học hiếu khí) có thể đạt đến 85-95% theo BOD. Sau bể này nước chảy tràn qua bể lắng cuối.
Bể lắng cuối:
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến thiết bị lắng chủ yếu nhằm chắn giữ lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Một lượng bùn lớn lắng ở bể lắng được lấy ra từ bể bằng bơm hút bùn. Một phần bơm hồi lưu về bể Aeroten, phần còn lại đưa về hệ thống xử lý bùn.Thời gian lưu nước ở bể này là 2-3 giờ. Sau khi lắng nước thải chảy tràn qua bể tiệt trùng.
Bể này thiết kế có độ dốc 45-600 để thu bùn nhờ thiết bị gạt và hút bùn lắp trên bể lắng, thiết bị này có nhiệm vụ quay quanh hồ để gạt và hút bùn nhờ bơm bùn chuyên dùng hút lượng bùn dư đưa qua bể xử lý bùn, để giảm tốc độ dòng chảy thiết bị được lắp phân phối dạng hình nón có tác dụng tản nước ra, các cặn lơ lửng nặng sẽ lắng lại bên dưới và nước sẽ tràn lên trên, nước này sẽ được thu qua máng thu nước.
Để tăng tốc độ lắng và hiệu quả của quá trình lắng, tại đây dùng thêm các chất kích thích quá trình lắng. Nước sau khi qua bể lắng chảy tràn qua bể chứa trung gian.
Bể chứa trung gian lắng 2:
Nước sau khi lắng được tập trung về bể chứa trung gian kết hợp lắng 2. Từ đây dùng bơm nổi chuyên dùng đưa nước qua thiết bị lọc tinh làm bằng thép sơn Epoxy. Nước saukhi qua lọc được đưa qua bể tiệt trùng trước khi thải ra môi trường.
Bể khử trùng:
Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Chlorine. Chlorine được bơm định lượng vào nước thải. Bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp xúc Chlorine với nước thải khoảng 0,5-1 giờ. Sau khi đã tiệt trùng nước đạt nguồn loại A thải ra ngoài.
Bùn sau khi tách nước có thành phần rất tốt cho cây trồng. Saukhi tách nước có thành phần tốt cho cây trồng. Sau một thời gian nhất định bùn sẽ được lấy ra và có thể dùng làm phân bón. Nước sau khi được tách ra khỏi bùn sẽ được dẫn trở ngược lại hố thu.
3.2.3.11. Thành phần tính chất nước thải:
Thành phần nước thải theo thiết kế:
Bảng 3-5. Đặc tính nước thải đầu vào của Công ty Vinh Quang
TT Thông số đặc trưng Đơn vị Kết quả QCVN 11:2008, cột B 1 pH 9.0 5.5-9 2 BOD5 mg/l 865 50 3 COD mg/l 2170 80 4 TSS mg/l 570 100 5 Dầu mỡ ĐTV mg/l 78 20 6 Tổng N mg/l 156 60 7 Tổng P mg/l 45 20 8 Tổng Coliforms MPN/100ml 5.3x105 5000 9 Amoni (theo N) mg/l 48 20
Thành phần nước thải sau khi xử lý:
Thống kê các chỉ tiêu chất lượng nước thải tại nguồn tiếp nhận của nhà máy trong vòng 3 năm (2011, 2012 và đầu năm 2013) được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3-27. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu nước thải tại đầu ra của công ty Vinh Quang
Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải:
Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý khá cao đối với các chỉ tiêu chính của nước thải thủy sản.