1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Tập đọc lớp 4 trọn bộ_CKTKN

176 2,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 858,5 KB

Nội dung

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẻ và tính cách của từng nhân vật Nhà Trò, Dế Mèn.. + Mong đợi: HS biết cách đọc thầm và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu b

Trang 1

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 1

Tiết 1: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I/- Mục tiêu:

- Đoc lưu loát toàn bài

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẻ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa trong SGK (nếu có), truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (nếu có)

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

- Giới thiệu năm chủ điểm của

SGK TV 4,tập 1

- GV nói sơ qua từng chủ điểm

+ Thương người như thể thương

thân (nói về lòng nhân ái)

+…

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV g thiệu tranh về chủ điểm

thương người như thể thương thân

+ Tranh vẽ những gì?Những

người trong tranh đang làm gì? Ntn?

- HS mở SGk phần mục lục

- Đọc tên năm chủ điểm

- HS lắng nghe

- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi

- Vẽ: cây, núi, người

- Đi học, đưa cụ qua đường,…

Trang 2

- Tên bài học.

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: cả lớp

+ Mong đợi: HS đọc đúng, phát

âm vần, nhặt từ khó, nhân tính từ

+ Mô tả: GV đọc mẫu cả lớp

lắng nghe Sau đó HS đọc tiếp nhau

từng đoạn GV kết hợp sửa sai nếu có,

khen ngợi những em đọc đúng

• Hoạt động 2: cả lớp

+ Mong đợi: HS hiểu được các từ

trong bài

+ Mô tả: Sau đọc nối tiếp, đến

lượt đọc thứ 2 kết hợp giải nghĩa

từ(văn cảnh, trái nghĩa)

• Hoạt động 3: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: HS biết cách đọc

thầm và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu

bài đúng Đọc diễn cảm

+ Mô tả: Cho HS đọc thầm

đoạn cần trả lời câu hỏi

+ Đọc đoạn 2 để tìm chi tiết cho

thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt

+ Đoạn 3… trả lời câu 2

- GV đọc mẫu

• Hoạt động 4: Hướng dẫn HS

luyện đọc

+ Mong đợi: Đọc diễn cảm

đoạn văn GV ghi bảng phụ một cách

tự nhiên

+ Mô tả: GV treo bảng phụ

hướng dẫn HS đọc

- Tôi xòe cả hai càng ra, bảo

Nhà Trò: Em đừng sợ…

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp

- HS khác nhận xét

- HS giải nghĩa từ: ngắn chùn chùn(ngắn trông rất khó coi,…); thui thủi(một mình không có bạn,…)

- HS nhận xét, bổ sung

- HS làm việc theo nhóm

- Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột…

- Mấy bận bọn nhện đánh em…

- HS đọc đúng diễn cảm và nhấn mạnh những từ: thui thủi, nghèo túng,

- Hs đọc cá nhân

- HS khác nhận xét

Trang 3

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- GV giáo dục cho HS: Em học

được gì ở nhân vật Dế Mèn?

- Nhận xét- Dặn dò

- Dũng cảm, bảo vệ kẻ yếu…

- Đọc và tìm hiểu bài “Mẹ ốm”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 1

Tiết 2: Bài: MẸ ỐM

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài

- Đọc đúng các từ và câu

- Biết đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm

- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm

- Học thuộc lòng bài thơ

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn hs đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Cho HS đọc bài kết hợp trả lời

câu hỏi

+ Những lời nói & cử chỉ nào nói

- Cả lớp

- 1-2 HS đọc & trả lời

+ Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây Đứa độc ác không thể cậy

Trang 4

lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Nhà

Trò rất yếu ớt?

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Cho HS quan sát tranh để trả

lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ những gì?

+ GV nhận xét, ghi tên bài

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Luyện đọc

+ Mong đợi: HS đọc đúng(phát

âm, vần) nêu từ khó đọc và p tích từ

+ Mô tả: GV (HS) đọc mẫu, cả

lớp lắng nghe

+ HS đọc nối tiếp HS nêu từ

khó Sau đó cả lớp đọc nối tiếp nhau

từng đoạn, GV kết hợp sửa sai (nghỉ

hơi) Khen ngợi những em đọc đúng

• Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: Hiểu được các từ

trong bài để trả lời câu hỏi trong SGK

+ Mô tả: GV cho HS giải nghĩa

một số từ (bằng văn cảnh, ngữ cảnh, từ

trái nghĩa) và cho HS đọc thầm khổ có

liên quan đền câu trả lời

- Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu

+ Em hiểu những câu thơ trên nói

lên điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương

- Tương tự ở câu 2,3 SGK/10

• Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

và học thuộc lòng bài thơ

+ Mong đợi: HS đọc diễn cảm,

ngắt, nghỉ, phát âm đúng(GV ghi bảng

phụ khổ thơ cần luyện đọc)

khỏe ăn hiếp kẻ yếu

+ Thân hình bé nhỏ, gầy yếu…

- Vẽ: Bác sĩ (y sĩ) em bé, hai người bà, trái cây

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- 2-3 HS đọc, còn lại lắng nghe

- Phân tích, cả lớp đọc

- HS đọc nối tiếp

- HS khác lắng nghe và nhận xét

Lá trầu/khô giữa cơi trầuTruyện Kiều/gấp lại trên đầu bấy

nay

- HS giải nghĩa

- VD: Cơi trầu, y sĩ (SGK)

- HS khác nhận xét

- Đọc thầm hai khổ thơ đầu

- Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại

vì mẹ không coi được

 những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm…

Trang 5

+ Mô tả: GV cho nhóm đọc nt

nhau nghe và nhận xét thi đua theo

nhóm GV lắng nghe chú ý sửa sai

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín/ ngọt ngào bay

hương

Cả đời đi gió/ đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

- GV tổ chức cho HS thi đọc

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài

- GD- Tuyên dương - Dặn dò

- Nhóm đọc tiếp

- Nhóm thi đọc: Cử đại diện hoặc chọn bất kì

- Nhóm khác nhận xét

- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài

- Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm

- Đọc thuộc bài và xem trước bài

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 2

Tiết 3: Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU(TT)

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bộ bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện(từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn( một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)

Trang 6

- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa nội dung bài học SGK

- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ , trả lời

câu hỏi SGK

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh cho HS quan sát

+ Tranh vẽ Dế Mèn như thế nào?

+ Bọn nhện đang làm gì?

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: luyện đọc, nêu

từ khó

+ Mong đợi: HS đọc đúng(ngữ

điệu…) ngắt, nghỉ đúng chỗ, nêu và

phân tích từ khó

+ Mô tả: 1 HS đọc mẫu còn lại

đọc thầm bằng mắt Nêu từ khó,phân

tích từ Đọc nối tiếp theo đoạn của bài

GV hướng dẫn sửa sai

• Hoạt động 2: HD đọc lướt để

tìm hiểu bài.( Nhóm)

+ Mong đợi: HS biết đọc lướt,

đọc thành tiếng để tìm hiểu bài

+ Mô tả: GV hướng dẫn HS đọc

lướt, đọc thầm và đọc thành tiếng và

trả lời các câu hỏi SGK

+ Trận địa mai phục của bọn nhện

- Cả lớp

- HS quan sát tranh trả lời:

+ Dế Mèn đang chỉ và nói với bọn nhện

+ Bọn nhện đang co rúm sợ hãi…

- 1 HS đọc mẫu cả lớp lắng nghe để nêu từ khó

- Từ khó + phân tích: nhện gộc, sừng sững, lủng củng, béo múp béo míp, cuống cuồng

- HS đọc nối tiếp theo đoạn

- HS nhận xét

- HS đọc lướt (thầm bằng mắt) và thành tiếng, trả lời: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như:

Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trị nhện gộc canh gác…+ Lời lẽ rất oai: “Ai đứng chóp bu

Trang 7

đáng sợ như thế nào?

+ Dế Mèn làm cách nào để bọn

nhện phải sợ?

+ Dế Mèn nói như thế nào để bọn

nhện nhận ra lẽ phải?

- GV và HS cùng giải nghĩa các

danh hiệu ở mục 4 SGK/16 để chọn

danh hiệu cho Dế Mèn

Danh hiệu cho Dến Mèn?

 GV nhận xét: Hiệp sĩ

• Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

+ Mong đợi: HS đọc diễn cảm

đúng ngữ điệu về hành độïng lời nói

của nhân vật theo HD của GV

+ Mô tả: GV treo bảng phụ ghi

những từ, cụm từ, các câu hỏi, câu cảm

hướng dẫn HS đọc đúng

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Gợi ý để HS nêu nội dung bài

- Tuyên dương – giáo dục HS

- Dặn dò

bọn này? Ra đây ta nói chuyện.”

- + Quay thắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai

+ Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi, kéo bè kéo cánh thật đáng xấu hổ…

- Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa

………

- HS đọc được dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Đọc diễn cảm đoạn 2

 HS nêu: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh

- Đọc đọc lại bài và xem trước bài “Truyện cổ nước mình”

Trang 8

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 2

Tiết 4: Bài: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát Đọc bài với giọng điệu tự hào, trầm lắng

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống của cha ông

- Học thuộc lòng bài thơ

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa trong bài học SGK(nếu có)

- Sưu tầm thêm các tranh minh họa về các truyện cổ như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế…

- Bảng phụ ghi đoạn, câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài và trả lời câu hỏi

Sau khi học xong toàn bài em

nhớ nhất hình ảnh nào của Dế Mèn?

Vì sao? Trận địa mai phục của bọn

nhện đáng sợ như thế nào?

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh, HS quan sát trả

lời: Tranh vẽ gì? Màu sắc ntn?

Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

- Cả lớp tham gia

- Lòng nghĩa hiệp, xòe hai càng, bênh vực chị Nhà Trò, đạp phanh phách…vì: bênh vực kẻ yếu

- Chúng giăng tơ kín ngang đường, có nhện canh gác…

- HS quan sát tranh và trả lời

- Vẽ: một người con gái, có:mây, núi, … màu sắc rất đẹp

Trang 9

• Hoạt động 1: luyện đọc, nêu

từ khó(cả lớp)

+ Mong đợi: HS đọc đúng (âm,

vần, ngắt nghỉ), nêu, phân tích từ khó

+ Mô tả: Một HS đọc mẫu còn

lại lắng nghe để nêu từ khó sau đó đọc

bài

 GV nhận xét: Bài thơ đọc

với giọng chậm rãi, ngắt nghỉ nhịp

đúng với nội dung từng dòng thơ

• Hoạt động 2: nhóm

+ Mong đợi: Hiểu được một số từ

chú thích và các từ GV đưa ra và trả

lời câu hỏi tìm hiểu bài

+ Mô tả: HS đọc phần chú giải

và giải nghĩa một số từ GV nêu: vàng

cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt và

trả lời câu hỏi SGK(theo nhóm)

- GV nhận xét: Cho HS đọc theo

cặp nối tiếp cả bài và trả lời câu hỏi

+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước

nhà?

+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến

những truyện cổ nào? Ý nghĩa?

+ Ý hai dòng thơ cuối bài thơ

• Hoạt động 3:

+ Mong đợi: Các em đọc đúng

nhịp, giọng chậm rãi, diễn cảm Học

thuộc lòng bài thơ

+ Mô tả: Đọc nối tiếp nhau

trong nhóm – thi nhóm đọc diễn cảm –

hay, thuộc lòng bài thơ

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Một HS đọc to + cả lớp quan sát nhặt từ khó: tuyệt,…

- HS đọc nối tiếp

- Một HS đọc còn lại lắng nghe + Vàng cơn nắêng, trắng cơn mưa: đã trải qua nhiều thời gian, bao nhiêu nắng mưa

+ Nhận mặt: truyện giúp ta nhận

ra bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của cha ông…

+ Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa, độ lượng, vị tha, thông minh, chăm làm…

+ Gợi nhớ đến truyện Tấm Cám, Đẻo cày giữa đường,…

- Tấm Cám: thểhiện sự công bằng

- Đẽo cày thể hiện sự thông minh

- Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau…

- Nhóm đọc nối tiếp

- Các nhóm thi đọc

Trang 10

- Gọi HS nêu nội dung bài.

- Tuyên dương

- Dặn dò

Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước Đó là những câu chuyện vừa nhận hậu vừa thông mình, chứa đựng kinh nghiệm sống của ông cha

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 3

Tiết 5: Bài: THƯ THĂM BẠN

I/- Mục tiêu:

- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc

- Ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt

- Bảng phụ ghi đoạn thư cần hướng dẫn đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn

của bài và trả lời:

+ Sau khi đọc xong bài em hiểu ý

hai dòng thơ cuối bài ntn?

- Cả lớp

- 3 HS đọc va trả lời

+ Răn dạy đời sau phải noi theo… + Ca ngợi kho tàng truyện cổ Đó là những câu chuyện nhân hậu…

Trang 11

+ Ý nghĩa của bài.

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Đính tranh yêu cầu HS quan

sát (khai thác tranh)

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: HS đọc đúng, nghỉ

hơi nhanh tự nhiên, nêu vàphân tích từ

khó, giải nghĩa từ

+ Mô tả: GV (HS) đọc sau đó

đọc nối tiếp, nêu từ khó, giải nghĩa từ

• Hoạt động 2:

+ Mong đợi: HS biết đọc lướt,

đọc thầm trả lời tìm hiểu bài

+ Mô tả: Chia nhóm – Nhóm

trưởng điều đọc thầm, lướt để trả lời

câu hỏi SGK

+ Bạn Lương có biết bạn Hồng

trước không?

+ Bạn Lương viết thư cho bạn

Hồng để làm gì?

+ Tìm những câu cho thấy bạn

Lương thông cảm với bạn Hồng?

 GV nhận xét

• Hoạt động 3:

+ Mong đợi: Sau khi luyện đọc

và tìm hiểu bài HS đọc diễn cảm, biết

thông cảm với bạn bằng giọng đọc

+ Mô tả: Đọc trong nhóm sau

đó thi với các nhóm khác GV quan sát

sửa sai (nếu có)

 Kết luận: Lương rất giàu tình

cảm Lương đọc báo, biết hoàn cảnh

của Hồng Đã chủ động viết thư thăm

bạn, giúp bạn số tiền bỏ ống để bày tỏ

+ Lương không biết Hồng trước

+ Lương viết thư chia buồn cùng bạn

+ … Mình rất xúc động được biết

ba của bạn Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa qua…

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc…

- Thi nhóm đọc hay nhất

- Nhóm khác nhận xét

Trang 12

sự thông cảm với bạn trong lúc hoạn

nạn, khó khăn

- c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Em đã làm gì để giúp đỡ những

người có hòan cảnh khó khăn?

- Gọi HS nêu nội dung bài

Tiết 6: Bài: NGƯỜI ĂN XIN

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói

- Hiểu ý nghĩa nội dung truyện: ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc SGK

III/- Hoạt động dạy và học:

Trang 13

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

+ Bạn Lương viết thư cho Bạn

Hồng để làm gì? Tác dụng của dòng

mở đầu và kết thúc

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh cho HS quan sát

và trả lời đi vào bài học

+ Cậu bé và ông lão đang làm gì?

Và nói gì?

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: cả lớp

+ Mong đợi: HS đọc đúng (phát

âm, vần, ngắt nghỉ hơi dài) thể hiện

được tâm trạng

+ Mô tả: GV (HS) đọc mẫu rồi

cho HS đọc nối tiếp bài

- GV quan sát sửa sai (nếu cần)

• Hoạt động 2:

+ Mong đợi: Hiểu một số từ

ngoài phần chú giải để tìm hiểu bài

+ Mô tả: GV đưa ra một số từ

HS giải nghĩa và trả lời câu hỏi theo

nhóm

+VD: tài sản, lẩy bẩy, khản đặc…

- Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc

từng đọan và trả lời câu hỏi:

- Đọan1(từ đầu…….cứu giúp)

+ Hình ảnh của ông lão đáng

thương như thế nào?

- Đọan2(từTôi lục tìm….ông cả)

Trang 14

+ Hành động và lời nói ân cần của

cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu

bé đối với ông lão ăn xin ntn?

- Đọan3(phần còn lại)

+Cậu bé không có gì cho ông lão,

nhưng sao ông lão lại nói “Như vậy là

cháu đã cho lão rồi” Em hiểu cậu bé

đã cho ông lão cái gì?

+Sau câu nói của ông lão, cậu bé

cũng cảm thấy được nhận chút gì từ

ông Theo em, cậu bé đã nhận được gì

ởø ông lão ăn xin?

• Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

+ Mong đợi: Sau khi hiểu nội

dung bài HS có cách đọc với giọng đọc

hay, lưu loát

+ Mô tả: GV hướng dẫn các

đoạn cần thiết sau đó cho HS đọc (thi

nhau đọc giữa các nhóm

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Câu chuyện giúp em hiểu điều

- Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm

- HS đọc đoạn(tôi chẳng biết…chút gì của ông lão) theo cách phân vai Các nhóm thi nhau đọc

- Nhận xét + bổ sung

- Con người phải biết yêu thương nhau, thông cảm với người nghèo

- Về nhà tập kể chuyện cho người khác nghe và xem trước bài “Một người chính trực” trong chủ điểm

“Măng mọc thẳng”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Trang 15

Tuần 4

Tiết 7: Bài: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài Biết đọc truyện với giọng kể thông cảm, rõ ràng Đọc phân biệt lời của các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành

- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng

vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc SGK

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

GV gọi HS đọc bài và trả lời câu

hỏi:

+ Hành động và lời nói của cậu

bé nói lên điều gì?…

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Giới thiệu truyện đọc mở đầu

chủ điểm “Một người chính trực”

- Ghi tên bài

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Luyện đọc

+ Mong đợi: Đọc đúng âm, vần,

nghỉ hơi, nhấn giọng, dứt khoát thể

hiện thái độ kiên định

+ Mô tả: GV đọc mẫu, luyện

đọc theo cặp, nhóm, cá nhân của từng

đoạn Nêu – phân tích từ khó

- Cả lớp

- HS đọc – trả lời

+ Chân thành, thương xót, tôn trọng

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

- GV đọc mẫu (HS lắng nghe)

- HS đọc nối tiếp từng đoạn, nêu từ khó đọc- phân tích và giải nghĩa từ

Trang 16

• Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

+ Mong đợi: Trả lời các câu hỏi

ở tìm hiểu bài từ đó hiểu được nội

dung bài

+ Mô tả: HS đọc lướt, thầm theo

đoạn để trả lời câu hỏi SGK

- Đoạn1(từ đầu…Lý Cao Tông)

+ Đoạn này kể chuyện gì?

+Trong việc lập ngôi vua sự

chính trực của Tô Hiến Thành thể

hiện như thế nào?

- Đọan 2(tiếp theo… THT được)

+ Khi Tô Hiến Thành bệnh, ai

thướng xuyên chăm sóc ông

- Đọan3(phần còn lại)

+ Tô Hiến Thành tiến cử ai

thay ông đứng đầu triều đình?

+ Vì sao Thái hậu ngạc nhiên

khi ông tiến cử Trần Trung Tá?

+Trong việc tìm người giúp

nước, sự chính trực của ông được thể

hiện như thế nào?

+Vì sao nhân dân ca ngợi

những người chính trực như ông Tô

Hiến Thành?

• Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

+ Mong đợi:Thể hiện đúng giọng

đọc phù hợp với nội dung từng đoạn

+ Mô tả: GV hướng dẫn HS

luyện đọc và thi đọc diễn cảm

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- HS nêu nội dung bài

- Nhận xét - Dặn dò

- Nhóm tiến hành đọc trả lời câu hỏi

+ Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua

+ Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu…

+ Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông

- Quan gián nghị đạo phu Trần Trung Tá

- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng

ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử…

- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình

- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng…

- Nhóm đọc theo hướng dẫn của GV( Một hôm…xin cử Trần Trung Tá)ùtheo cách phân vai giữa các nhóm

Trang 17

- Về nhà cùng các bạn luyện đọc tiếp theo phân vai và xem bài trước

“Cây tre Việt Nam”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 4

Tiết 8: Bài: TRE VIỆT NAM

I/- Mục tiêu:

- Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc(ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp của các câu thơ, đoạn thơ

- Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực

- Học thuộc lòng những câu thơ em yêu thích

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa cho baig học

- Ảnh về tre (nếu có)

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi

SGK

+ Vì sao nhân dân ca ngợi những

người chính trực như Tô Hiến Thành?

- Cả lớp

- HS đọc và trả lời

+ Vì người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của người khác(đất nước) lên trên lợi ích riêng…

Trang 18

GV nhận xét – ghi điểm.

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV cho HS quan sát tranh, trả

lời:

+ Tre dùng để làm gì?

 Gv kết luận ghi bài học “Tre Việt

Nam”

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Luyện đọc

+ Mong đợi: HS đọc đúng(phát

âm, giọng đọc), hiểu được nghĩa trong

bài

+ Mô tả: GV đọc mẫu, HS quan

sát, sau đó đọc nối tiếp theo dãy bàn

(theo cặp), nêu từ khó đọc – phân

tích

GV quan sát, lắng nghe và bổ

sung, sửa sai

• Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: Đọc bài lướt để trả

lời câu hỏi SGK

+ Mô tả: Nhóm đọc và trả lời

câu hỏi (đọc thầm, lướt) GV quan sát –

hỗ trợ

+ Tìm những câu thơ nói lên sự

gắn bó lâu đời của cây tre với người

Việt Nam

+ Hỉnh ảnh nào gợi lên những

phẩm chất tốt đẹp của người Việt

Nam?…

GV nhận xét

• Hoạt động 3:

+ Mong đợi: Sau khi hiểu nội

dung bài HS tìm đúng giọng đọc của

- HS quan sát + trả lời

- Làm nhà, đan rỗ,…

- HS nhắc lại

- HS lắng nghe quan sát SGK

- HS đọc nt còn lại lắng nghe

- Nêu từ khó – giải nghĩa

- Nhóm trưởng điều động nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

+ Tre xanh xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

+ Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng…

- Nhóm khác nhận xét – bổ sung

- HS lắng nghe

Trang 19

baøi thô, theơ hieôn tình cạm phuø hôïp –

hóc thuoôc loøng baøi thô

+ Mođ tạ: GV ñóc maêu HS ñóc

dieên cạm theo caịp thi ñóc

 GV nhaôn xeùt

c/- Toơng keât – nhaôn xeùt – daịn doø:

- Gói HS neđu noôi dung baøi

- Tuyeđn döông – khen ngôïi

- Daịn doø

- 2 HS ñóc, coøn lái laĩng nghe, thi ñóc bình chón ra nhoùm ñóc hay nhaât.Ñóan( Noøi tre ñađu chòu móc cong ………

Ñaẫt xanh tre maõi xanh maøu tre xanh

- Qua hình töôïng cađy tre taùc giạ

ca ngôïi, taùc giạ ca ngôïi nhöõng phaơm chaât cao ñép cụa con ngöôøi Vieôt Nam: giaøu loøng thöông yeđu, ngay thaúng chính tröïc

- Hóc thuoôc loøng baøi thô

KEÂ HOÁCH LEĐN LÔÙP

Tuaăn 5

Tieât 9: Baøi: NHÖÕNG HÁT THOÙC GIOÂNG

I/- Múc tieđu:

- Ñóc trôn toaøn baøi Bieât ñóc baøi vôùi gióng ñóc chaôm raõi, cạm höùng ca ngôïi ñöùc tính trung thöïc cụa chuù beù moă cođi Ñóc phađn bieôt lôøi nhađn vaôt (chuù beù moă cođi, nhaø vua) vôùi lôøi keơ chuyeôn Ñóc ñuùng ngöõ ñieôu cađu keơ vaø cađu hoûi

- Hieơu nghóa caùc töø ngöõ trong baøi Naĩm ñöôïc nhöõng yù chính cụa cađu chuyeôn:

Ca ngôïi chuù beù chađn thöïc, duõng cạm, daùm noùi leđn söï thaôt

II/- Chuaơn bò:

- Tranh minh hóa baøi ñóc SGK

III/- Hoát ñoông dáy vaø hóc:

1/- Khôûi ñoông: Haùt vui

Trang 20

Gọi HS đọc thuộc bài thơ và trả

lời:

+ Bài thơ ca ngợi những phẩm

chất gì? Của ai?

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV yêu cầu HS quan sát

tranh…

Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Luyện đọc

+ Mong đợi: Đọc đúng( âm,

vần, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc), hiểu

nghĩa một số từ

+ Mô tả: Gọi HS đọc mẫu còn

lại lắng nghe, đọc nt tìm từ khó đọc –

phân tích, giải nghĩa một số từ Sau đó

cho đọc nt theo đoạn GV quan sát sửa

sai (nếu có)

• Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: Biết cách đọc thầm,

đọc lướt để trả lời câu hỏi SGK

+ Mô tả: Nhóm đọc và trả lời

câu hỏi – GV quan sát hỗ trợ

Đoạn1:(từ Ngày xưa…sẽ bị trừng

- Theo lệnh vua chú bé Chôm

đã làm gì? Kết quả ra sao?

- Đến kì phải nộp thóc cho vua,

- HS đọc thuộc và trả lời

+ Bài thơ ca ngợi cây tre, tượng trưng cho con người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết…

- HS quan sát

- Một HS đọc mẫu

- HS đọc nt bài còn lại lắng nghe, quan sát bằng mắt và nêu từ khó đọc

 giải nghĩa HS nhận xét

- Nhóm đọc trả lời

+ Chọn người trung thực…

+ Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ…

- Nhóm khác nhận xét

- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy

Trang 21

mọi người làm gì? Chôm đã làm gì?

Hành động của chú bé Chôm có gì

khác với mọi người?

- Đọan 3:(Mọi người….thóc

giống của ta)

- Thái độ của mọi người thế nào

khi nghe lời nói thật của Chôm?

- Đọan4:(Phần còn lại)

- Theo em, vì sao người trung

thực là người đáng quý?

• Hoạt động 3:

+ Mong đợi: HS đọc diễn cảm

theo cách phân vai

+ Mô tả: GV đọc mẫu sau đó 3

em đọc theo cách phân vai

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Câu chuyện muốn nói với em

điều gì? Nêu nội dung chính của bài

- Tuyên dương –Giáo dục

- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hải…

- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích riêng của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung

- HS đọc diễn cảm đoạn(Chôm lo lắng…thóc giống của ta)

- Trung thực là đúc tính quý nhất của con người…

- Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật

- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài

“Gà trống và cáo”

- HS đọc theo phân vai

- HS khác nhận xét

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 5

Tiết 10: Bài: GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I/- Mục tiêu:

Trang 22

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ Biết đọc bài thơ với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống

- Hiếu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu

xa như Cáo

- Học thuộc lòng bài thơ

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài thơ trong SGK (nếu có)

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài và trả lời câu hỏi

SGK

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Dùng tranh giới thiệu:

+ Tranh vẽ gì?

+ Cáo và Gà Trống đang làm gì?

- GV ghi tên bài

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: Đọc đúng âm, ngắt

nghỉ hơi, giọng đọc và hiểu nghĩa một

số từ

+ Mô tả: Một HS đọc mẫu còn

lại lắng nghe Đọc nối tiếp tìm từ khó

– phân tích – giải nghĩa từ – đọc nt

theo đoạn GV quan sát

- 1-2 HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS khác nhận xét

- HS quan sát + Vẽ Gà Trống và Cáo

+ Gà đang nhảy lên cây, Cáo nhìn Gà Trống

- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe

- HS đọc nối tiếp nêu từ khó +

Trang 23

 GV hướng dẫn đọc ngắt nhịp.

• Hoạt động 2: tìm hiẻu bài

+ Mong đợi: Biết cách đọc thầm,

đọc lướt để trả lời câu hỏi SGK

+ Mô tả: Nhóm đọc và trả lời

câu hỏi GV quan sát + hỗ trợ

- Đọan1: Mười dòng thơ đầu

+ Cáo đã làm gì để Trống

xuống đất? Tin tức Cáo thông báo là

sự thật hay bịa đặt?

- Đọan2: Sáu dòng tiếp

+Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

+Gà tung tin có cặp chó săn đang

chạy đến để làm gì?

- Đọan3: Bốn dòng cuối

+Thái độ của Cáo ntn khi nghe

lời Gà nói? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ

của Gà ra sao? Theo em, Gà thông

minh ở điểm nào?

• Hoạt động 3: Đọc diễn cảm

+ Mong đợi: Đọc với giọng vui,

dí dỏm thể hiện đúng tâm trạng và tính

cách nhân vật

+ Mô tả: Cho HS đọcnối tiếp

theo cách phân vai

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- HS n xét về Cáo và Gà Trống

- Gọi HS nêu nội dung bài

- Giáo dục –Khen ngợi

- Dặn dò

giải nghĩa

Nhác trông/ vắt vẻo trên cànhAnh chàng Gà Trống/ tinh ranh lõi đời

- Nhóm trưởng HD thảo luận và trả lời

+ Đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới.+ Đó là những tin do Cáo bịa ra

+ Gà biết sau những lời ngon ngọt là ý định xấu.Gà tung tin có cặp chó săn đã làm cho Cáo khiếp sợ bỏ chạy, lộ mưu gian

+Cáo khiếp sợ hồn lạc phách bay…Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gí được mình…Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời…

- HS đọc diển cảm bài thơ

- Cáo gian trá, xảo quyệt…Gà Trống thông minh, mưu trí…

- Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh …

- Về học thuộc bài thơ và chuẩn

bị bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”

Trang 24

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 6

Tiết 11: Bài: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I/- Mục tiêu:

- Đọc trơn bài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân

II/- Chuẩn bị:

- Tranh SGK

- Phiếu bài tập

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống

và Cáo

Nếu ý nghĩa của chuyện

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh đặt câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

 Rút ra tựa bài

- GV chia đoạn – ghi bảng

- Đọan1(từ đầu….mang về nhà)

- Đọan2(Còn lại)

- Luyện đọc đọan 2

- HS đọc thuộc lòng bài thơ

+ Cảnh bạn nhỏ ngồi bên gốc cây…

- HS đọc tiếp sức đoạn phân tích từ khó

- HS đọc tiếp sức đoạn 2

Trang 25

- GV đọc diễn cảm

Nhận xét – tuyên dương

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: HS thấy được nỗi

hối hận của An-đrây-ca

+ Mô tả: Yêu cầu HS thảo luận

nhóm & trả lời câu hỏi:

+ An-đrây-ca đã làm gì trên

đường đi mua thuốc cho ông?

+ Chuyện gì đã xảy ra khi

An-đrấy-ca mang thuốc về nhà?

+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình

ntn?

+ Câu chuyện cho thấy

An-đrây-ca là người ntn?

- GV nhận xét – tuyên dương

• Hoạt động 2: Thi đọc

+ Mong đợi: HS đọc lưu loát của

bài Nêu ý nghĩa của bài & lời khuyên

của mình

+ Mô tả: Yêu cầu HS thi đọc

diễn cảm cả bài

- GV nhận xét – tuyên dương –

sửa sai

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Đặt tên khác cho truyện

- Nêu nội dung bài

- Nhận xét & tuyên dương

- Dặn dò

- Vài HS đọc diễn cảm

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

+ An-đrây-ca nhập cuộc chới đá bóng với các bạn

+ Ông đã qua đời, mẹ ngồi khóc bên cạnh ông

+ Khóc khi biết ông qua đời, kể lại cho mẹ nghe chuyện mình ham chơi + An-đrây-ca rrất thương ông, có ý thức trách nhiệm trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của mình

HS tham gia ý kiến

- HS thi đọc giữa các nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện thi đọc

- HS theo dõi nêu nhận xét

- Cậu bé trung thực, Tự trách mình

- Thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân…

Trang 26

- Chuẩn bị bài “Chị em tôi”.

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 6

Tiết 12: Bài: CHỊ EM TÔI

I/- Mục tiêu:

- HS đọc trơn cả bài Chú ý đọc đúng những từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em Câu chuyện là lời khuyên HS không được nói dối Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm lòng tôn trọng của mọi người với mình

II/- Chuẩn bị:

- Tranh SGK

- Phiếu bài tập

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc và TLCH: Nỗi dằn vặt

của An-đrây-ca

Nêu ý nghĩa

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh

+ Tranh vẽ cảnh gì?

 Rút ra tựa bài

- Vài HS

+ Cảnh gia đình: bố, mẹ, chị, em + HS nhắc lại

Trang 27

- GV chia đoạn (3đoạn).

1.(Từ đầu……tặc lưỡi cho qua)

2.(Cho đến… cho nên người)

3.(Còn lại)

- HS đọc tiếp sức câu 1 giải

nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn 3

- GV đọc diễn cảm cả bài

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: HS thấy được sự

tỉnh ngộ của người chị

+ Mô tả: Yêu cầu HS thảo luận

trả lời câu hỏi

+ Cô chị nói dối ba để đi đâu?

+ Vì sao mỗi lần nói dối cô chị

lại thấy ân hận vì mình đã phụ lòng

tin

+ Cô em đã làm gì để chị mình

thôi nói dối?

+ Vì sao cách làm của cô em

giúp chị tỉnh ngộ?

GV quan sát, gợi ý

 GV nhận xét – tuyên dương

• Hoạt động 2: Thi đọc

+ Mong đợi: HS đọc diễn cảm -

giọng kể nhẹ nhàng hóm hỉnh

+ Mô tả: Thi đọc giữa các nhóm

 GV nhận xét – tuyên dương

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- HS đọc tiếp sức đoạn nêu – phân tích từ khó

- HS nối tiếp nhau đọc câu

- HS đọc tiếp sức đoạn 3

- HS theo dõi đọc lướt theo

- Thi đọc diễn cảm

- HS thấy được sự tỉnh ngộ của người chị

+ Nói dối ba để đi xem phim, đi chơi với bạn bè…

+ Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba

+ Cô em cũng bắt chước chị nói dối để đi chơi, nhưng vờ như không thấy chị, chị thấy thế tức giận bỏ về + Vì em nói dối giống như chị làm chị thấy được thói xấu của mình, thấy

ba buồn nên chị đã ân hận

- HS nêu nhận xét – bổ sung

- Các nhóm cử đại diện thi đọc với nhau

- HS nhận xét: chọn bạn đọc hay nhất

+ Biết tỉnh ngộ, biết được thói xấu

Trang 28

- Qua câu chuyện em thấy cô chị

là người ntn?

- Truyện khuyên em điều gì?

- Gọi HS nêu nội dung bài

- Nhận xét & tuyên dương

- Dặn dò

của mình & chịu sửa chữa

- Không nên nói dối

- Cô chị hay nói dối đã tĩnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em

- Chuẩn bị bài “Trung thu độc lập”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 7

Tiết 13: Bài: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I/- Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ & hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, thiếu nhi

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa của bài: tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước

II/- Chuẩn bị:

- Tranh SGK

- Tranh ảnh 1 số thành tựu kính tế xã hội của đất nước ta những năm gần đây

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Đọc bài :Chị em tôi” và trả lời

câu hỏi

- Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba…

Trang 29

+ Vì sao mỗi lần nói dối cô chị

lại thấy ân hận?

+ Câu chuyện khuyên em điều

 Rút ra tựa bài

- HS đọc tiếp sức bài

- GV chia đoạn(3 đoạn)

- Đọan1: Năm dòng đầu

- Đọan2: Anh nhìn …vui tươi

- Đọan3: Còn lại

- Yêu cầu HS đọc,– luyện đọc

 giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn 1

- GV đọc diễn cảm & hướng dẫn

HS

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: Tìm hiểu bài

+ Mong đợi: HS đọc lướt &

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất

nước trong những đêm trăng tương lai

ra sao?

- Câu chuyện khuyên ta không nên nói dối

- HS quan sát trả lời

+ Chú bộ đội cầm súng, trăng, núi

- HS đọc tiếp sức từng đoạn

- Nêu từ khó,phân tích từ

- Giải nghĩa từ

- HS nghe & cảm nhận

- Thi đọc diễn cảm

- HS thảo luận

+ Trăng ngàn, gió núi, bao la trăng soi xuống đất nước Việt Nam, …+ Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy nhà máy phát điện…

+ Những ước mơ đó đã trở thành sự thật, nhiều điều còn vượt xa mơ ước của anh

Trang 30

+ Cuộc sống hiện nay có gì

giống với mong ước của anh chiến sĩ?

+ Em ước mơ đất nước ta mai

sau sẽ phát triển ntn?

- GV nhận xét – tuyên dương

• Hoạt động 2: Thi đọc

+ Mong đợi: HS đọc lưu loát và

e\nêu ý nghĩa của bài

+ Mô tả: HS thi đọc

GV nhận xét – kết luận

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Bài văn cho thấy tình cảm của

anh chiến sĩ với các em nhỏ ntn?

- Nhận xét chung – Tuyên dương

- Dặn dò.

+ HS phát biểu ý kiến

- Chốt ý lại những ý hay của các em

- HS thi đọc giữa các nhóm – nhóm chia sẻ – nhận xét

+ Thể hiện tình cảm yêu thương các em nhỏ…

- HS nêu nội dung bài…

- Chuẩn bị bài “Ở Vương quốc Tương Lai”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 7

Tiết 14: Bài: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I/- Mục tiêu:

1 Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với 1 văn bản kịch, cụ thể:

- Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật

- Đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm

- Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin Tin, Mi Tin; thái độ tự tin, tự hào của những em be vương quốc Tương lai Biết hợp tác phân vai đọc vở kịch

Trang 31

2 Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ở đó trẻ em là những phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

II/- Chuẩn bị:

- Tranh SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu hướng dẫn HS đọc

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu HS đọc bài “Trung thu

độc lập” và trả lời câu hỏi

+ Cuộc sống hiện nay có những

gì giống với mong ước của anh chiến sĩ

năm xưa?

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Giới thiệu những nét chính của

vở kịch

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1: màn 1 “Trong

công xưởng xanh”

+ Mong đợi: HS đọc tốt và tìm

hiểu màn 1

+ Mô tả: Yêu cầu HS khá giỏi

đọc tiếp sức màn 1

- GV chia đoạn (3 đoạn)

- GV đọc diễn cảm (hướng dẫn

HS đọc diễn cảm)

• Hoạt động 2:

+ Mong đợi: HS đọc lướt tốt để

trả lời câu hỏi

- Những ước mơ của anh chiến sĩ đã thành hiện thực Nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả mơ ước của anh…

- HS đọc 4 dòng đầu giới thiệu vở kịch

- Yêu cầu HS đọc đoạn + nêu từ cần luyện đọc

- Giải nghĩa một số từ

- HS đọc diễn cảm theo cách phân vai: 7 HS đọc theo các vai

- Các nhóm nhóm thi đọc

- Lớp nhận xét

- Nhóm thảo luận

Trang 32

+ Mô tả: Yêu cầu HS thảo luận

nhóm để trả lời câu hỏi

1.Tin-Tin và Mi-Tin đến đâu và

gặp những ai? Vì sao nơi đó có tên là

Vương quốc Tương Lai?

2.Các bạn nhỏ ở công xưởng

xanh sáng chế ra những gì?

3.Các phát minh ấy thể hiện

ước mơ gì của con người?

- GV nhận xét + tuyên dương

• Hoạt động 3:

+ Mong đợi: HS đọc tốt và tìm

hiểu màn 2

+ Mô tả: Yêu cầu HS khá đọc

nối tiếp màn 2

- GV đọc diễn cảm (nếu có)

hướng dẫn học sinh đọc

• Hoạt động 4:

+ Mong đợi: HS đọc lướt tốt để

trả lời câu hỏi

+ Mô tả: Yêu cầu HS thảo luận

trả lời câu hỏi:

1.Những trái cây Mi-Tin và

Tin-Tin thấy trong khu vườn kì lạ có gì

khác thường?

+Em thích gì ở vương quốc

tương lai?

- GV nhận xét, tuyên dương

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn

- Hỏi đáp nhau

1….Đến vương quốc Tương lai để trò chuyện với các bạn nhỏ… Vì bạn nhỏ chưa ra đời, đang sống trong vương quốc Tương lai

2 Vật làm cho con người hạnh phúc

- Ba mươi vị thuốc trường sinh

- Một loại ánh sáng kì lạ

- Một cái máy biết bay

- 1 cái máy biết dò tìm kho báu

3 Ước mơ: được hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ

- HS đọc tiếp sức

- HS đọc & nêu từ khó đọc – luyện đọc – cá nhân – nhóm – lớp

- HS đọc giải nghĩa từ

- Đọc diễn cảm theo cách phân vai

- Các nhóm thi đọc

- Nhóm thảo luận

- Hỏi đáp lẫn nhau

1 Chùm nho to như chùm lê, quả tao to như quả dưa đỏ, dưa to như bí đỏ

+ HS nêu ý kiến

Trang 33

- Vở kịch nói lên điền gì?

- Nhận xét chung , tuyên dương

- Dặn dò

- HS nhận xét – bổ sung

- Thể hiện các ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc

- Chuẩn bị bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 8

Tiết 15: Bài: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I/- Mục tiêu:

- Đoc diễn cảm cả bài Đọc đúng nhịp thơ

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Hai nhóm HS phân vai đọc (hoặc

dựng cảnh) 2 màn của vở kịch ở

- Nhóm1 : 8 HS – đọc màn1, trả lời câu hỏi 2SGK

Trang 34

Vương quốc Tương Lai và trả lời câu

hỏi 2,3 SGK

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- Giới thiệu và khai thác tranh

- Tranh vẽ cảnh gì?

 Rút ra tựa bài

- HS đọc tiếp sức bài

- HS đọc theo yêu cầu của GV

- GV hướng dẫn HS ngắt nhịp

thơ

- GV đọc diễn cảm (HD HS

cách đọc)  GV nhận xét – tuyên

dương

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: HS đọc lướt tốt và

trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

+ Mô tả: GV yêu cầu thảo luận

nhóm trả lời câu hỏi

+ Câu thơ nào đượclặp đi lặp lại

nhiều lần? Việc lặp lại như thế nói lên

điều gì?

+ Mỗi khổ thơ nói 1 điều ước

của các bạn nhỏ Những điều ước ấy là

gì?

+ Giải thích ý nghĩa

- Ước “không còn mùa đông”

- Ước “hóa trái bom thành trái

- HS đọc và nêu từ khó

- HS đọc + giải nghĩa một số từ.Chớp mắt/ thành cây đầy quảTha hồ/ hái chén ngọt lành

- HS nghe – cảm nhận

- Thi đọc giữa các nhóm

- Hỏi đáp lẫn nhau

+ “Nếu chúng mình có phép lạ” Nói lên ước mơ của các bạn nhỏ rất thiết tha

+ K1: ước cây mau lớn – quả K2: trẻ em thành người lớn ngay để làm việc K3: trái đất không còn mùa đông K4: trái đất không còn bom đạn

+ Ước thời tiết luôn luôn dễ chịu để không có thiên tai

+ Ước mơ thế giới hòa bình không có bom đạn, chiến tranh

+ HS nêu ý kiến

Trang 35

+ Em thích ước mơ nào trong

bài? Vì sao?

- GV nhận xét – tuyên dương

• Hoạt động 2: Thi đọc

+ Mong đợi: HS đọc lưu loát,

diễn cảm

+ Mô tả: GV tổ chức cho HS thi

đọc

GV nhận xét – tuyên dương

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Nêu ý nghĩa của bài

- Nhận xét – tuyên dương

- Dặn dò

- HS nhận xét – bổ sung

- HS thi đọc giữa các nhóm

- Nhận xét – bình chọn

 Nói về ước mơ của bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp

- Chuẩn bị bài “Đôi giày ba ta màu xanh”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 8

Tiết 16: Bài: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH

I/- Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể và giọng tả chậm rãi niềm ao ước ngày nhỏ của chị phụ trách khi nhìn thấy đôi giàu ba ta màu xanh; vui, nhanh hơn khi thể hiện niềm vui, xúc độïng vui sướng khôn tả của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi giày

- Hiểu ý nghĩa của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đẽ quan tâm đến ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì thưởng được đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên

II/- Chuẩn bị:

- Tranh minh họa SGK

III/- Hoạt động dạy và học:

Trang 36

Giáo viên Học sinh 1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng

bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”

& trả lời câu hỏi

+ Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước

của các bạn nhỏ Những điều ước ấy là

- HS quan sát & nêu những gì

em biết qua tranh  Rút ra tựa bài

- HS đọc tiếp sức cả bài

- GV chia đoạn

- Đoạn1: Từ đầu….các bạn tôi

- Đoạn 2: Còn lại

- Gv đọc diễn cảm (HD HS cách

đọc)

- GV nhận xét – tuyên dương

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: HS đọc lướt đoạn

và trả lời câu hỏi

+ Mô tả: GV yêu cầu HS thảo

luận & trả lời câu hỏi

+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp

của đôi giày ba ta?

+ Chị phát hiện ra Lái thèm

muốn cái gì?

- Gọi 1-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi

- HS đọc tiếp sức

- HS đọc đoạn và nêu từ khó

- HS nghe & cảm nhận

- HS thi đọc giữa các nhóm, nhóm khác nhận xét

- HS thảo luận nhóm

- Hỏi đáp lẫn nhau

+ Cổ giày ôm sát chân, thân giày bằng vải cứng,dáng thon thả,…

+ Lái ngẩn ngơ nhìn thao đôi giày ba

ta màu xanh của một cậu bé đang dạo

Trang 37

+ Chị đã làm gì để động viên

cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp

+ Tìm những chi tiết nói lên sự

cảm động & niềm vui của Lái khi

nhận đôi giày

GV nhận xét – tuyên dương

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- HD HS nêu ý câu chuyện

- Nhận xét chung – tuyên dương

- Dặn dò

chơi

+ Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh ngay trong buổi đầu đến lớp

+ Tay Lái run run, mối cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống…

- HS nhận xét – bổ sung

- Chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học…

- Chuẩn bị bài “ Thưa chuyện với mẹ”

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 9

Tiết 17: Bài: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I/- Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài Biết đọc diễn cảm phân biệt lời nói của các nhân vật trong đoạn đối thoại

- Hiểu những từ ngữõ trong bài

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quí

II/- Chuẩn bị:

- Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ “đốt cây bông”

III/- Hoạt động dạy và học:

Trang 38

Giáo viên Học sinh 1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi

GV nhận xét – ghi điểm

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh hỏi:

Tranh vẽ những gì?

 Rút ra tựa bài

- HS đọc tiếp sức cả bài

- GV chia đoạn (2 đoạn)

- HS đọc theo yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm (hd

HS đọc)

- GV nhận xét

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: HS đọc lướt và trả

lời câu hỏi tìm hiểu bài

+ Mô tả: Yêu cầu nhóm thảo

luận và trả lời câu hỏi

+ Cương xin học nghề rèn để

+ Nhận xét cách trò chuyện của

- 1 cậu bé, 1 người phụ nữ, những người thợ rèn

- HS nhắc lại

- HS đọc

- HS đọc đoạn + giải nghĩa từ

- HS lắng nghe – cảm nhận

- HS đọc diễn cảm

- HS thảo luận

- Hỏi đáp nhau

+ Cương thương mẹ vất vả muốn học nghề kiếm sống đỡ đần cho mẹ

+ Mẹ cho là Cương bị ai xui Mẹ bảo Cương là dòng dõi quan sang Bố Cương sẽ không chịu vì sợ mất thể diện gia đình

+ Cương nắm tay & nói những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng khinh thường

+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gđ, lễ phép kính trọng Mẹ

Trang 39

hai mẹ con.

• Hoạt động 2: Thi đọc

+ Mong đợi: HS đọc lưu loát

diễn cảm &

+ Mô tả: GV tổ chức cho HS thi

đọc

- GV nhận xét

c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:

- Gọi HS nêu ý nghĩa của bài

- HS thi đọc giữa các nhóm

- Lớp nhận xét bình chọn

+ Cương thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình

- Chuẩn bị bài “Điều ước của vua

Mi – đát

KẾ HOẠCH LÊN LỚP

Tuần 9

Tiết 18: Bài: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT

I/- Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát Đọc phân biệt lời các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ mới

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người

II/- Chuẩn bị:

Trang 40

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III/- Hoạt động dạy và học:

1/- Khởi động: Hát vui

2/- Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS đọc nội dung bài và trả

lời câu hỏi

3/- Bài mới:

a/- Giới thiệu:

- GV đính tranh

- Tranh vẽ gì?

 Liên hệ tựa bài

HS đọc tiếp sức bài

GV đọc diễn cảm (HD HS đọc)

GV nhận xét – tuyên dương

- Chia nhóm, phân vai trò

b/- Phát triển bài:

• Hoạt động 1:

+ Mong đợi: HS biết vua Mi-đát

nhận ra sự khủng khiếp của điều ước

+ Mô tả: Yêu cầu đọc từng

đọan luận và trả lời câu hỏi

- Đọan1: Từ đầu….hơn thế nữa!

+ Vua Mi-đát xin thần

Đi-ô-ni-dốt điều gì?

+ Thoạt đầu điều ước được thực

hiện tốt đẹp ntn?

- Đoạn 2: Tiếp theo….được sống!

+ Tại sao vua Mi-đát phải xin

thần lấy lại điều ước?

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi

- HS quan sát trả lời

+ Ông vua, những cô gái, mâm thức ăn sáng như vàng…

+ HS đọc tiếp sức, nêu từ khó

+ HS đọc giải nghĩa từ

- HS đọc diễn cảm

- HS đọc, thảo luận nhóm

- Hỏi đáp lẫn nhau

+ Xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử quả táo, chúng đều biến thành vàng Nhà vua cảm thấy mình sung sướng nhất thế gian

+ Vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì? Tất cả các thức ăn đều biến thành vàng

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w