1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG

11 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Các chuyên gia giáo dục, giáo viên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở trong và ngoài ngành giáo dục đều nhận thấy và đang muốn thay đổi cách giáo dục truyền thống này để thích ứn

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN MÔN HÈ BẬC TIỂU HỌC 2013

TÊN NỘI DUNG BÁO CÁO :

” GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN TRONG NHÀ TRƯỜNG “ Người thực hiện: HUỲNH HỮU NGHĨA

Đơn vị: Trường tiểu học Kim Đồng

Ngày báo cáo : 3-8-2013 và 4-8-2013

A MỤC TIÊU:

- Giúp giáo viên nắm quan niệm mới về giáo dục học sinh trải nghiệm di sản

- Giúp giáo viên nắm kiến thức và phương pháp để giáo dục học sinh trải

nghiệm di sản

- Giới thiệu cho giáo viên tìm hiểu một số di sản trong nước và địa phương

- Giới thiệu cho giáo viên một số mô hình tổ chức giáo dục học sinh trải

nghiệm di sản

B NỘI DUNG:

KHUYẾN KHÍCH GIÁO DỤC DI SẢN CHO HỌC SINH

(GD&TĐ) - Ai cũng thấy giáo dục truyền thống trong nhà trường là cần thiết nhưng cách tiếp cận giáo dục truyền thống hiện nay còn nhiều khiếm khuyết, một chiều, khô cứng, thiếu sinh động Nó ít hấp dẫn nên làm cho học sinh không hứng thú, không hào hứng tham gia hoặc có thì chỉ lấy lệ, hình thức Tình trạng này diễn ra nhiều năm và phổ biến ở khắp các vùng miền,

cả ở nông thôn và thành phố Các chuyên gia giáo dục, giáo viên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở trong và ngoài ngành giáo dục đều nhận thấy và đang muốn thay đổi cách giáo dục truyền thống này để thích ứng với tâm lý và nhu cầu của học sinh

I/- Văn hóa là gì?

tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật

lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là

Trang 2

động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học (Edward B.

Tylor, 1871.)

" Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn“ (HCM, 1943)

“Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (F Mayor)

Văn hóa là tập hợp tất cả các giá trị mà con người sáng tạo ra được trong quá trình lao động và sinh hoạt

Văn hóa là một tập hợp các yếu tố đặc trưng về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội

II/- GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁO DỤC DI SẢN:

Khái niệm “giáo dục truyền thống” quá chật hẹp, dễ/quá thiên về giáo dục lịch sử, giáo dục chính trị

Khái niệm “giáo dục truyền thống” có thể mở rộng thêm nội hàm của nó

là giáo dục di sản Nói cách khác phù hợp với cách nói theo thông lệ quốc

tế hiện nay, khái niệm giáo dục di sản có hàm nghĩa rộng hơn, gồm giáo dục di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên; giáo dục di sản văn hóa trong đó bao hàm cả di sản lịch sử, giáo dục truyền thống

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia

Đó là những di sản bình thường và gần gũi:

- Các di tích lịch sử đã xếp hạng và chưa xếp hạng

- Đình, chùa, miếu, nhà thờ các tôn giáo ở địa phương

- Các nhà thờ Tổ, nhà thờ dòng họ

- Không gian và cảnh quan thiên nhiên của làng: lũy tre, ao, hồ, sông núi, rừng

- Nghĩa trang làng, các ngôi mộ cổ, nghĩa trang liệt sĩ

cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo

và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

Đó là những con người cụ thể:

- Nắm giữ các tri thức, kỹ năng ở các lĩnh vực khác nhau như sản xuất nông, lâm nghiệp, thủ công

Trang 3

- Nắm giữ nghệ thuật dân gian;

- Những người trải nghiệm trong cuộc sống, trong chiến tranh, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau

2 QUAN NIỆM VỀ “DI SẢN, CUỘC SỐNG Ở XUNG QUANH CHÚNG TA”:

Các trường thường kêu thiếu di tích lịch sử để học sinh tiếp cận và đề nghị ngành văn hóa chuyển giao danh mục và nội dung các di tích ấy

Ngành văn hóa khó có thể kiểm kê được hết các di tích lịch sử văn hóa

Nếu chỉ phụ thuộc vào các danh sách này thì chẳng bao giờ đủ và luôn luôn thiếu Bởi các huyện ở miền núi, miền biển, vùng sâu vùng xa thì có bao nhiêu di tích được xếp hạng? Chắc rất ít, có nhiều huyện còn không

có di tích đã xếp hạng

3 TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC DI SẢN XUNG

QUANH NHÀ TRƯỜNG ? MỘT CÁI NHÌN MỚI ?

Nếu tiếp cận theo quan niệm di sản thì di sản văn hóa, di sản vật thể, di sản phi vật thể, di sản thiên nhiên ở đâu cũng có

Di sản không chỉ là những di tích đã được xếp hạng; những di sản được UNESCO công nhận

Di sản không xa lạ, không phải là cái gì ở quá xa, phải đi xa mới thấy, khó có thể tìm tới mà chúng ở ngay xung quanh ta/gần gũi ta/ gần gũi nhà trường, học sinh

Sử dụng di sản, di tích, bảo tàng, di sản sống như một đối tượng thực hành khai thác, như phòng thí nghiệm để học sinh rèn luyện toàn diện

Làm học sinh dễ tiếp cận, dễ hiểu với những khái niệm/nội dung khó khi chúng hiểu rõ những gì xung quanh chúng, những gì có ở bảo tàng, di tích, ở các di sản

Cách thức tìm và khai thác di sản văn hóa: Di sản vật thể và di sản phi

vật thể ?

- Nhận diện và kiểm kê di sản xung quanh nhà trường là sự mở rộng, vươn khỏi 4 bức tường của nhà trường/ của bảo tàng, di tích Kéo nhà trường gần gũi với di sản Kéo bảo tàng gần gũi cộng đồng

- Lựa chọn 1 hoặc 2 di sản phù hợp với điều kiện của trường, lớp: vị trí địa

lý, khả năng tích hợp…để làm thử

- Xác định các nội dung đa dạng/nhiều khía cạnh của di sản để có thể giúp nhà trường khai thác nhiều lần; có thể gắn kết, tích hợp di sản phù hợp với chương trình học của trường, lớp

4 HỌC SINH SỐNG NGAY CẠNH CÁC DI SẢN:

Các di sản ở ngay xung quanh trường, bất kỳ trường nào, dù ở nơi xa xôi, hẻo lánh nhất Chỗ nào có làng bản, có cộng đồng dân cư thì ở đó có di

Trang 4

sản, có cuộc sống và văn hóa Học sinh và giáo viên sống ngay trong môi trường của các di sản, ngay cạnh/cùng các di sản

Đó là xóm làng, miếu thờ hay chính ngôi nhà mình

Với học sinh miền núi: thửa ruộng bậc thang, ruộng thổ canh, hốc đá

Những người nắm giữ các tri thức dân gian về thời tiết, ẩm thực, sản xuất, nghề thủ công, phong tục tập quán

Các nhân chứng lịch sử và ký ức của họ: cựu chiến binh chống Pháp, Mỹ; cựu thanh niên xung phong…

Vấn đề là làm sao giúp cho giáo viên, từ đó giúp cho học sinh nhận diện được di sản xung quanh mình để chúng tự khám phá và trình bày về các

di sản ấy ?

III/- SỰ CẦN THIẾT CỦA TIẾP CẬN VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN Ở NHÀ TRƯỜNG:

1 NHỮNG NHU CẦU:

a Nhu cầu của nhà trường:

Giáo dục toàn diện

Giáo dục nhân cách, giáo dục truyền thống

Phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực phối hợp với ngành văn hóa về các di tích cách mạng, lịch sử văn hóa

b Nhu cầu của học sinh:

Nâng cao kiến thức

Tình yêu di sản, tình yêu đất nước

c Nhu cầu của bảo tàng, di tích:

Thiết chế dành cho thế hệ trẻ

Chức năng giáo dục

• Ngành giáo dục và nhà trường cho rằng:

- Không đủ di tích để cung cấp cho các trường khai thác

- Thiếu thông tin về các di tích và bảo tàng

ĐÓ CÓ PHẢI LÀ SỰ THỰC KHÔNG ?

CHÚNG TA GÓP PHẦN KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

2 HIỆN NAY NHÀ TRƯỜNG KHAI THÁC DI SẢN THẾ NÀO?

Những điểm yếu cơ bản?

• Có xu hướng đi tìm những bảo tàng, di tích nổi tiếng, ở xa nhà trường

• Không chú ý gắn kết di sản/các chuyến thăm bảo tàng với mục tiêu đào tạo của cấp học, phù hợp yêu cầu của từng môn học

• Không có chương trình khai thác cụ thể/tùy tiện/ngẫu hứng

• Tổ chức đi thăm bảo tàng, di tích quá đông, không phù hợp với tính sư phạm

• Khoán cho các công ty du lịch, trung tâm giáo dục truyền thống

Trang 5

3 CHÚNG TA PHẢI KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?

Thay đổi nhận thức về bảo tàng và di tích, tìm hiểu bảo tàng, các di sản,

di tích xung quanh mình để dạy và học một cách hiệu quả nhất

Xây dựng bộ công cụ hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy và học ở nhà trường

Mục đích để làm gì?

Giáo dục những giá trị của di sản xung quanh chúng ta: kiến thức,

tình yêu di sản

Qua các di sản củng cố và mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng của các môn học khác

Trau dồi, làm giầu kiến thức di sản, kỹ năng sống cho học sinh

Xây dựng cách thức khai thác, tìm hiểu di sản, di tích, bảo tàng

IV/-PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM DI SẢN:

Khuyến khích các hoạt động trải nghiệm di sản của học sinh là đặc điểm nổi bật của phương pháp giáo dục trải nghiệm di sản

 Phương pháp này chủ yếu tạo ra nhiều hoạt động liên tiếp cho học sinh khám phá từng bước di sản

Học sinh không phải học thuộc lòng ý nghĩa hay giá trị của mỗi di sản mà các em được rèn luyện óc quan sát, cách miêu tả hay cách phỏng vấn các chủ thể văn hóa về di sản các em đang quan tâm;

Sự đam mê, chủ động khám phá sẽ dẫn các em đến sự sáng tạo

Hướng ưu tiên: Gắn kết các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể với di sản qua việc tổ chức các chuyến thăm bảo tàng, di tích, gắn với mục tiêu đào tạo của cấp học, phù hợp yêu cầu của từng môn học

Gắn kết các môn học và di sản

Đây là một môi trường rèn luyện kỹ năng sống một cách bổ ích, thiết thực, hấp dẫn và sinh động nhất

Tích hợp nhiều kỹ năng Thông qua hoạt động trải nghiệm di sản, học sinh sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng sống

- Làm quen với phương pháp nghiên cứu, từ hình thành ý tưởng đến triển khai nghiên cứu, điều tra; phỏng vấn, tự thu thập tư liệu, xử lý thông tin, thống

kê, quan sát, chia sẻ thông tin, thảo luận nhóm,

- Trình bày bằng phương thức đa dạng như kể chuyện, tự thuyết trình, trình bày nhóm, tổ chức trưng bày, triển lãm, báo tường, hoạt cảnh, kịch nói… các kết quả tìm hiểu của mình hay nhóm mình

V/- QUY TRÌNH KHÁM PHÁ DI SẢN, DI TÍCH:

Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị trước việc tổ chức các hoạt động: xây dựng nhiều chủ đề khai thác/tiếp cận khác nhau đối với di sản hay di tích

Trang 6

Xác định thời gian cho hoạt động khám phá kéo dài một số tiết học trong tuần hay trong tháng

Tổ chức các nhóm hoạt động trong lớp Mỗi nhóm từ 7-10 thành viên

Quy trình thực hiện một bài học trải nghiệm khám phá di sản, di tích cho học sinh ngoài phần chuẩn bị của giáo viên gồm 3 bước

* CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

Xác định di sản sẽ đưa học sinh đến học tập, trải nghiệm

Nghiên cứu, khảo sát di sản để xây dựng và lựa chọn các chủ đề, nội dung tích hợp/gắn kết vào bài học

Chuẩn bị các thông tin cần thiết để xây dựng phiếu khám phá cho học sinh

Liên hệ với Ban quản lý di sản để xây dựng kế hoạch học tập, khám phá tại di sản Kế hoạch gồm:

Nội dung học tập khám phá tại di sản với các hoạt động cụ thể

Thời gian cụ thể

Những vấn đề cần cán bộ di sản hỗ trợ

Những vấn đề học sinh và giáo viên phải tuân thủ khi đến học tập tại di sản

BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH

Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác định được:

- Mục tiêu cần hướng tới

- Nhiệm vụ phải làm

- Sản phẩm dự kiến

- Cách triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm vụ

- Thời gian thực hiện và hoàn thành

- Lựa chọn chủ đề

Chủ đề khởi đầu bằng một ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập, gắn với một di sản cụ thể

Ví dụ:

Di tích: đình, đền, chùa, di tích cách mạng, kháng chiến…

Văn hóa vật thể: nhà cửa, làng xóm, nông cụ, phương tiện đi lại, ruộng bậc thang…

Văn hoá phi vật thể: một lễ hội, phong tục, nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn,

Di sản thiên nhiên: sông ngòi, sông hồ, rừng…

Các vấn đề thời sự của cuộc sống (phá rừng, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, )

BƯỚC 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

2.1 THU THẬP THÔNG TIN

Trang 7

* Qua:

 Internet,

 Báo chí, thư viện…

Qua cha mẹ, người quen

Thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn

Hình thức thu thập:

+ Thông tin: số liệu, ý kiến, truyện kể, kinh nghiệm

+ Hiện vật: văn bản, tài liệu, vật thể khối

+ Ảnh, video

2.2 XỬ LÝ THÔNG TIN

Tổng hợp và phân tích tư liệu, dữ liệu

Xây dựng biểu đồ, thống kê

Lập bản đồ

Lựa chọn ảnh chụp phù hợp nội dung

2.3 THẢO LUẬN THƯỜNG XUYÊN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG NHÓM

Để chia sẻ dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết

vấn đề, kiểm tra tiến độ

2.4 TRAO ĐỔI VÀ XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thường kỳ trao đổi, gặp gỡ với giáo viên nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ và hướng đi của chủ đề đã xác định

BƯỚC 3: TẠO SẢN PHẨM VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

3.1 XÂY DỰNG SẢN PHẨM

Tổng hợp tất cả các kết quả đã thu thập, phân tích thành sản phẩm cuối cùng

Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (kịch, hát, múa, thơ, …), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…), powerpoint…

3.2 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SẢN PHẨM

Trình bày tại lớp hay khối lớp tùy quy mô và tổ chức của nhà trường

VI/- QUY TRÌNH KHÁM PHÁ BẢO TÀNG/DI TÍCH:

Quy trình xây dựng bài học ở bảo tàng/di tích gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định căn cứ xây dựng bài học

Căn cứ vào chuẩn kiến thức của đối tượng học sinh

Căn cứ vào giá trị di sản tại bảo tàng/di tích

Bước 2: Xác định các nội dung giáo dục

Bước 3: Phân chia các nội dung giáo dục theo bài học

Số bài học phụ thuộc vào khối lượng kiến thức cần truyền đạt

Bước 4: Thiết kế bài học theo nội dung đã chọn

CẤU TRÚC CỦA BÀI HỌC

Không tính phần chuẩn bị của mỗi giáo viên thì mỗi bài học được triển khai trong 5 tiết chia thành 3 hoạt động của thầy và trò Trong đó hoạt

Trang 8

động 1 (tiết đầu tiên) và hoạt động 3 (tiết 5) được tổ chức tại trường, hoạt động 2 (các tiết 2-3-4) được tổ chức tại bảo tàng/di tích

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

Nghiên cứu, khảo sát bảo tàng nhằm:

Lựa chọn các nội dung/chủ đề phù hợp cho bài học

Thiết kế bài học phù hợp với chương trình và đối tượng học sinh của mình

Yêu cầu:

Nội dung lựa chọn cần liên quan đến bài học, trực tiếp phục vụ cho bài học

Nội dung phù hợp/gắn kết với bài học của học sinh và thông điệp di sản muốn chuyển tải (không được thoát ly khỏi di sản)

Không chọn quá nhiều nội dung cho một bài học vì sẽ làm cho học sinh bị phân tán, khó nhớ, khó nhập tâm

Chuẩn bị học liệu bao gồm :

Hình ảnh, tư liệu về các hiện vật đã được lựa chọn để giới thiệu với học sinh (Ảnh, Video kèm nội dung).

hỏi-đáp Nội dung các loại phiếu này cần sát với nội dung bài học,

gắn với di sản Các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu Hình thức phiếu đẹp, hấp dẫn với học sinh Mỗi phiếu một chủ đề phù hợp cho một nhóm

học sinh …

Thống nhất với Bảo tàng về kế hoạch đưa học sinh đến học tập

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG TRƯỚC THĂM QUAN (1 tiết)

Được tổ chức với thời lượng 1 tiết tại lớp học Nhiệm vụ chính của hoạt động này là thầy và trò cùng nhau chuẩn bị và lên kế hoạch chi tiết cho buổi học thực

tế (tiết 2,3 và 4) tại bảo tàng/di sản Công tác chuẩn bị bao gồm :

Giới thiệu và cung cấp cho học sinh những thông tin ban đầu: Thông tin cung cấp vừa đủ để gây sự tò mò, hứng thú

Tổ chức để học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho buổi học tại bảo tàng/di sản: cách đi lại, xưng hô, chào hỏi, điều tra, khảo sát, thống

kê, …

Các vấn đề về tổ chức : Chia nhóm Thời gian Học liệu Trang phục,…

Giáo viên:

+ Tìm hiểu và nghiên cứu trước tài liệu về bảo tàng, di sản + Soát xét các kiến thức học sinh đã có liên quan đến bài học (thông qua việc học sinh chia sẻ các thông tin, tài liệu thu thập được trước khi đi thăm bảo tàng)

+ Xem học sinh mong muốn gì ở chuyến đi tới

Học sinh ở nhà:

Trang 9

+ Tự sưu tầm các tư liệu thông tin liên quan đến chuyên đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên: hiện vật, ảnh, bài báo, các đoạn văn trong sách;

+ Sưu tầm trên mạng Internet;

+ Hỏi chuyện cha mẹ, anh chị về các thông tin liên quan + Hỏi người quen, láng giềng

H0ẠT ĐỘNG 2: HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG (3 tiết)

Phần này trình bày hoạt động học tập của học sinh tại bảo tàng, di sản dưới sự tổ chức của giáo viên

Hoạt động được chia thành các nhiệm vụ liên tiếp nhau như khảo sát, điều tra, và sáng tác …

Bài học được thiết kế theo hệ thống việc làm Không dùng phương pháp giảng giải Học sinh tự mình làm các nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG TRONG THAM QUAN

1 Hướng dẫn học sinh đi thăm phần nội dung đã lựa chọn: trải nghiệm và hưởng thụ

2 Giao nhiệm vụ/bài tập thông qua các hoạt động cho từng học sinh hoặc theo nhóm: quan sát, ghi chép, miêu tả, vẽ… về từng hiện vật, từng nội dung liên quan đến chủ đề (các kỹ năng quan sát, điều tra)

3 Giao nhiệm vụ cho học sinh xem, khảo sát, tìm hiểu, hiểu đúng ý nghĩa, giá trị của di sản, tìm kiếm đúng các thông tin để điền vào các phiếu học tập theo chủ đề đã được soạn sẵn

4 Học sinh có thể ghi lại cảm nhận riêng của mình trong quá trình xem với từng hiện vật hoặc từng nhóm hiện vật một cách ngắn gọn vào sổ cảm tưởng hoặc vở của mình (kỹ năng viết)

5 Các nhóm học sinh có thể thảo luận và chia sẻ với nhau các thông tin, kiến thức mới và cảm xúc của mình theo những vấn đề mà giáo viên hướng dẫn (kỹ năng thuyết trình) (Hoạt động này có thể dành cho hoạt động tại lớp sau khi thăm quan)

HOẠT ĐỘNG 3: SAU THAM QUAN (1 tiết)

Cần gợi nhớ, củng cố ngay bằng nhiều hình thức khác nhau

Cho học sinh tự trình bày thu hoạch của mình bằng nhiều hình thức khác nhau

Khuyến khích làm việc theo nhóm

1 Các hoạt động cụ thể trước khi trình bày kết quả trước lớp:

Thảo luận, chia sẻ trong nhóm về những thông tin thu được trước và trong quá trình đi thăm di sản để hoàn thành chủ đề/nhiệm vụ được giao cho nhóm

So sánh, liên hệ, đánh giá các nguồn thông tin khác nhau (Kỹ năng thảo luận, tổng hợp, phân tích thông tin; Thái độ chia sẻ với cộng đồng)

Trang 10

Học sinh có thể tự viết thu hoạch, cảm nhận riêng của mình (Kỹ năng viết)

Học sinh có thể chuẩn bị sản phẩm bằng vẽ (Kỹ năng vẽ)

Học sinh chuẩn bị thiết kế, trưng bày các sản phẩm được làm

ra trong cả hai hoạt động trên như: các tư liệu, hiện vật sưu tầm được, các sản phẩm thủ công, các bài thu hoạch (kỹ năng trưng bày)

2 Các hoạt động cụ thể trình bày kết quả trước lớp :

Thảo luận, chia sẻ giữa các nhóm trong lớp về những thông tin thu được trước và trong quá trình đi thăm di sản

Học sinh trình bày trước lớp (kỹ năng thuyết trình)

Các nhóm tự tổ chức trưng bày sản phẩm cuối cùng (kỹ năng trưng bày)

Học sinh tự đánh giá, bình phẩm các sản phẩm

Làm thế nào để có thể khai thác một di sản, một cụm di sản mà kết hợp được với một số môn học và các lớp học khác nhau?

C TỔNG KẾT : (KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, Ý NGHĨA … ) BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Quan niệm về sự vươn rộng ra khỏi khuôn khổ bó hẹp 4 bức tường của nhà trường, của bảo tàng và di tích, gắn mình với cộng đồng nhiều hơn

Ngành giáo dục, nhà trường cần nhận thức sâu sắc hơn về việc khai thác

di sản và cuộc sống xung quanh chúng ta

Chỉ có sự kết hợp/làm việc chặt chẽ giữa hiệu trưởng, giáo viên và cán bộ bảo tàng, di tích/cán bộ di sản mới có thể tạo ra được sự tích hợp trong hoạt động khai thác di sản với nhà trường một cách có hiệu quả

Đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ cả chương trình giáo dục, môn học

và cả di sản

Kết hợp hoạt động với phong trào nhà trường thân thiện, học sinh tích cực một cách chất lượng nhất, hiệu quả nhất

Bạc Liêu, ngày 17 tháng 7 năm 2013

Người biên soạn

HUỲNH HỮU NGHĨA

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w