Đối với nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa rất đúng như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng …” Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay xã hội có nhiều tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hòa cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm. Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng thế giới quan nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho học sinh...
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Đối với nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thì hoạt động giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa rất đúng như Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức thì là người vô dụng …” Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay xã hội có nhiều tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh nếu người thầy giáo không xác định rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức học sinh thì sẽ có những định hướng sai lệch về mục tiêu đào tạo con người mới đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và cân đối hài hòa cả 5 yếu tố nhân cách: Đức, trí, thể, mỹ, nghề, trong đó coi trọng việc xây dựng phẩm chất trí tuệ và năng lực nhận thức, đồng thời phải coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm. Đạo đức có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường XHCN nhằm hình thành và bồi dưỡng thế giới quan nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho học sinh. Công tác giáo dục đạo đức ở trường TH cũng như các hoạt động khác cũng tuân theo những quy luật tâm lý, sinh lý của người học sinh phải quán triệt mục đích giáo dục, phải có chương trình hóa, có nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức có tính đa dạng và tính phức tạp do đó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng phải công phu có kế hoạch giáo dục đạo đức tỷ mỷ nhất là đối với những học sinh chậm tiến. Mặt khác lực lượng và môi trường giáo dục đạo đức học sinh rất rộng rãi so với các hoạt động giáo dục khác, trên cơ sở đó bản thân tôi đã chọn đề tài này vì đây là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nói chung đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiểu học nói riêng. Trên cơ sở thực trạng đạo đức học sinh trường TH Mường Chanh trong những năm gần đây có những biểu hiện như: Học sinh thiếu lễ phép với người trên, thiếu sự đoàn kết giúp đỡ bạn bè, hay đánh chửi nhau, thiếu trách nhiệm với gia đình, hàng xóm…Bên cạnh đó các em còn bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tiêu cực của xã hội, tệ nạn xã hội ngày càng chiều hướng gia tăng, len lỏi, xâm nhập vào các trường học, một số ít phụ huynh học sinh còn chưa nhận 1 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH thức đúng vai trò của công tác giáo dục đào tạo nên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức con em mình, còn phó thác trách nhiệm cho nhà trường nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng. Đó cũng là một trong những lý do để tôi nghiên cứu “ Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La" II. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, vai trò, ý nghĩa của công tác rèn luyện đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học, qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường trong những năm gần đây. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này tôi đặt ra ba nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đạo đức- Giáo dục đạo đức ở trường tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La trong nhưng năm vừa qua. - Đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La. IV. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào nội dung và các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La. V. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu. 2 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH 1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Mường Chanh từ năm học 2011 – 2012 đến nay. 2. Giới hạn nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học. VI. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến giáo dục đạo đức cho trẻ. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý quá trình giáo dục đạo đức của bản thân cũng như của đồng nghiệp. 1. Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh trong nhà trường và ở các trường bạn. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, bổ sung kinh nghiệm cho bản thân. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát các hành vi đạo đức của học sinh và sự giáo dục đạo đức của giáo viên để đánh giá đúng thực trạng việc giáo dục đạo đức. 3. Phương pháp trò chuyện với giáo viên, với học sinh: Nắm thực trạng công tác giáo dục đạo đức. 4. Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu điều tra, phân tích số liệu thu được 3 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. 1. Các khái niệm về công cụ. Khái niệm về đạo đức: Có hai khái niệm. * Góc độ xã hội: Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội mà dựa vào nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội, trong mối quan hệ con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội; với tự nhiên và với bản thân mình. * Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên con người với con người, con người với cộng đồng xã hội và với bản thân mình. 2. Khái niệm về quản lý quá trình giáo dục đạo đức. a. Quá trình giáo dục đạo đức: Quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những giá trị phẩm chất giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. b. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức: 4 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Quản lý quá trình giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc thực hiện những quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội. 3. Vị trí, vai trò của quá trình giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học a. Vị trí: Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục. Chúng ta thấy được quá trình giáo dục được chia ra thành nhiều bộ phận: + Giáo dục đạo đức + Giáo dục trí tuệ + Giáo dục thể chất + Giáo dục thẩm mỹ… Ngoài ra quá trình giáo dục đạo đức còn tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã hội, con người với cuộc sống. b. Vai trò: Đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đát nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người. Giáo dục đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ ( cụ thể về mặt đạo đức) tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ cá nhân với bản thân, với người khác ( gia đình, bạn bè, thầy giáo, người lớn tuổi và it tuổi) với xã hội làm cho họ nắm được ( thể hiện trong nhận thức và hành động) các mối quan hệ đạo đức mới là các mối quan hệ thể hiện sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của xã hội. 5 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Giáo dục đạo đức sẽ giúp học sinh có phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ. Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, hành vi và thói quen đạo đức, những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đạo đức là cái gốc của con người mới, là mặt giáo dục rất quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện, là cơ sở để nâng cao các mặt giáo dục khác. Giáo dục đạo đức giữ vai trò là yếu tố hàng đầu toàn bộ giáo dục trong nhà trường. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Cấp tiểu học – cấp học có vị trí nền móng ( luật giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học là nơi đặt viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm “ phải chăm lo giáo dục đạo đức” cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. Như Bác Hồ nói: “ Có tài mà không có đức là con người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” 4. Nội dung của giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học. Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kỳ quan trọng của quá trình sư phạm. Đặc biệt ở bậc tiểu học, giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành 6 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học sinh có ý thức về chuẩn mực hành vi về công việc mình làm, có thái độ đúng đắn và hành vi thói quen đạo đức tương ứng. Muốn vậy giáo dục đạo đức ở trường tiểu học phải đảm bảo các nội dung sau: a. Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản về các chuẩn mực hành vi trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức. Các chuẩn mực hành vi này được xác định từ các phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: Quan hệ cá nhân với xã hội , tôn kính quốc kỳ, quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước và con người Việt Nam, biết ơn những thương binh, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương, làng xóm, yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá do ông cha để lại. Quan hệ cá nhân với công việc lao động: Trước hết là chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, học tập có phương pháp tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau ( lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động ích lợi xã hội…) Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. Tôn trọng và giúp đỡ bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật… theo khả năng của mình. Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác, tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường ( trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, đồ thí nghiệm…) của nhà nước ( nhà cửa, máy móc, hàng hoá…)các di tích lịch sử, văn hoá, những nơi công cộng, của người khác ( thư tư, đồ đạc…) Quan hệ cá nhân với thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh ở nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại ( chuột, ruồi, muỗi…) làm công tác vệ sinh. 7 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Quan hệ cá nhân với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn. Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức cần giúp học sinh hiểu yêu cầu của chuẩn mực ( chuẩn mực yêu cầu học sinh phải thực hiện điều gì, làm gì?) Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện hành vi đạo đức ( việc thực hiệnchuẩn mực mang lại lợi ích tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái thì có tác hại gì? Cách thực hiện chuẩn mực đó ( Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì, thực hiện như thế nào?) Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện. cái ác… Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện đấu tranh phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác, ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. b. Giáo dục thái độ, tình cảm Vì vậy giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cũng như rất khó khăn tinh tế bởi vì phải tác động đến thế giới nội tâm, thế giới của những cảm xúc của trẻ em. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh ( những người xung quanh, công việc, tập thể…) làm cho chúng biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể… thái độ thờ ơ, lãnh đạm là “ sản phẩm” xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm. Những thái độ tình cảm cần giáo dục cho học sinh tiểu học là: - Kính yêu biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng lễ phép, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè… - Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm… - Chăm học, chăm làm, yêu lao động. - Yêu thiên nhiên và có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. - Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực. 8 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH - Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, ngược lại có thái độ lên án phê phán những ai có hành động sai trái, có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố khẳng định qua hành vi, ngược lại nó có tác dụng thúc đẩy tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức. c. Giáo dục hành vi thói quen: Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh nhiều lần những thao tác hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt…nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, và từ đó có thói quen đạo đức bền vững. Các hành vi thói quen đạo đức cần hình thành cho học sinh là: - Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. - Lễ phép với người lớn ( ông bà, cha me, anh chị em, thầy cô giáo…) - Có những việc làm giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cụ già, em nhỏ, người tàn tật. - Có những việc làm nhân đạo đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ người gặp thiên tai khó khăn. - Có những hành độngviệc làm bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, đồ đạc người khác. Cần giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh tức là hành vi không những “ đúng” về mặt đạo đức, mà còn đẹp về thẩm mỹ. Ba nội dung giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thể hiện đồng bộ. Cũng được thể hiện thông qua dạy học các môn học, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, điều lệ, tấm gương của giáo viên, phối hợp với các lực lượng giáo dục. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra quản lí quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường cần phải thực hiện một số biện pháp sau: 5. Biện pháp giáo dục đạo đức 5.1. Lập kế hoạch quản lí. a, Những yêu cầu cơ bản của việc lập kế hoạch. 9 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Hoạt động giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản lý trường học, vì vậy khi lập kế hoạch người quản lí cần chú ý: - Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với các mục tiêu khác. - Cần phối hợp chặt chẽ hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp - Lựa chọn hình thức hoạt động đa dạng, thết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của học sinh để có hiệu quả giáo dục cao. - Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá. b, Xây dựng kế hoạch quản lý quá trình giáo dục - Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm - Kế hoạch hoạt động theo các môn học. - Kế hoạch hoạt đông theo các mặt hoạt động xã hội. 5.2. Tổ chức hoạt động giáo dục. a- Thành lập ban chỉ đạo gồm: - HT hoặc PHT - Bí thư Đoàn, Đội thiếu niên. - Chủ nhiệm phụ trách mặt giáo dục. - Đại diện hội cha mẹ học sinh. b- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo: - Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình, và chỉ đạo chương trình. -Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng tham gia. - Giúp HT kiểm tra, đánh giá các hoạt động. - Củng cố xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thành một lực lượng giáo dục nòng cốt. 5.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức a, Giáo dục đạo đức thông qua các môn học. - Giáo dục đạo đức thông qua các môn khoa học xã hội như thông qua môn Tiếng Việt giáo dục cho các em biét yêu, biết ghét, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm, 10 [...]... 16 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH * Cụng tỏc phi hp ba mụi trng giỏo dc: Nõng cao nhn thc cho cỏc lc lng giỏo dc trong nh trng nm vng yờu cu, ni dung, ch tiờu giỏo dc o c cho hc sinh cho tng hc k ca nm hc - Cng tỏc vi on thanh niờn, chi hi ch thp nh trng, hi cha m hc sinh cựng giỏo dc o c hc sinh - Kin ton cỏc t chc on, i phi hp giỏo dc v rốn luyn hc sinh - Phi kt hp... cỏn b qun lý - Cao ng SP: 01 ng chớ - Trung cp SP: 9 ng chớ * V t chc ng: Nh trng cú 01 chi b ng vi 07 ng viờn * V quy mụ trng lp: Hin nay nh trng cú 12 lp vi tng s 340 em hc sinh 13 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH - 1/3 i tng hc sinh n trng hc cũn cú hon cnh khú khn, nhn thc chm v trong ú cú 9 em hc sinh khuyt tt 2.2 Thc trng cụng tỏc giỏo dc o c cho hc sinh a Thc... tuyờn truyn giỏo dc o c cho hc sinh ngoi gi hc - Viờc giỏm sỏt nm bt din bin tõm lý, suy ngh, hnh ng ca hc sinh thiu thng xuyờn 19 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH - Do c s vt cht, phng tin chm súc giỏo dc cho tr cũn thiu thn rt nhiu - Do cụng tỏc xó hi húa giỏo dc ca a phng cha tt v cũn nhiu yu t khỏc nh hng n quỏ trỡnh giỏo dc nhng hnh vi o c cho tr * Túm li: Qua vic... iu tra tỡnh hỡnh t tng o c hc sinh - iu tra hon cnh sng: Gia ỡnh, cha m, kinh t, mụi trng giỏo dc ca hc sinh Trao i, tỡm hiu vi giỏo viờn ch nhim nm trc b sung thờm + Hỡnh thc, phng phỏp iu tra - Cho hc sinh vit s yu lý lch - Xem bỏo cỏo cht lng nm trc - Thm gia ỡnh hc sinh thc t tỡnh hỡnh - Nm thờm giỏo viờn b mụn 22 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH iu tra thng c tin... cỏc em hc sinh b, Cỏch thc hin: * V phớa nh trng: Ngay u nm hc cn nhanh chúng kin ton cỏc t chc on, i sinh hot u n theo ch y mnh cỏc hot ng tp th giỏo dc v rốn luyn hc sinh - T chc tuyờn truyn nõng cao nhn thc cho cỏc lc lng giỏo dc: Lm cho cỏc lc lng giỏo dc nm vng cỏc yờu cu, ni dung, ch tiờu giỏo dc o c cho hc sinh tng hc k ca nm hc Nhng yờu cu, ni dung ch tiờu c 23 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng... cỏc em Nõng cao cht lng giỏo dc o c b, Cỏch thc hin: - Dy hc mụn o c cn i t quyn tr em, t li ớch ca tr em n trỏch nhim, bn phn ca hc sinh Cỏch tip cn ú s giỳp cho vic dy hc o c tr nờn nh nhng, sinh ng hn, giỳp hc sinh lnh hi v thc hin hnh vi t giỏc hn, trỏnh c tớnh cht nng n, ỏp t trc õy 26 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH Dy hc mụn o c s ch t hiu qu khi hc sinh hng thỳ... hc sinh trng tiu hc l: 32 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH 1 Trc ht giỳp cho cỏc lc lng xó hi, mi thnh viờn trong hi ng s phm, c bit l t ch nhim hiu rừ, hiu ỳng v trớ, ý ngha vai trũ tỏc dng v c s phỏp lý ca hot ng giỏo dc o c hc sinh 2 Kin ton cỏc t chc trong nh trng: T ch nhim, on thanh niờn, ban hot ng giỏo dc ngoi gi, hi ph huynh hc sinhPhõn cụng trỏch nhim cho. .. Nguyờn nhõn thc trng qun lý giỏo dc o c ca hc sinh trng tiờu hc Mng Chanh iu tra nguyờn nhõn dn n thc trng giỏo dc a c nh trng trong nhng nm qua: Mc Lm cha Lm tt Tuyờn truyn cho ph huynh nhn thc ỳng x tt x n, y v ni dung giỏo dc 17 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH Cú k hoch giỏo dc c th ngay t u nm T chc tt cỏc hot ng ng h xõy dng x x x cho hc sinh tinh thn tng thõn,... cn cn c vo ni dung, tớnh cht tng bi, cn c vo trỡnh ca hc sinh v nng lc, s trng ca bn thõn, cn c vo iu kin, hon cnh c th ca trng mỡnh, lp mỡnh m la chn s dng kt hp cỏc phng phỏp v hỡnh thc dy hc hp lý, ỳng mc giỏo dc o c cho hc sinh qua cỏc bi o c 27 Bin phỏp qun lý nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng TH Trong cỏc tit hc cn giỏo dc cho cỏc em ý thc nghiờm tỳc nghe ging, xõy dng bi v ghi chộp... cm ca hc sinh S tỡm hiu ny khụng ch dng li vic c s yu lý lch ca hc sinh, vỡ nu ch dựng li ú thỡ s khú lý gii c hoc lý gii khụng ỳng nhiu biu hin ca hc sinh, giỏo viờn s m h, s sai lm hoc khụng bit nhng iu kin c th ca hc sinh mỡnh cú bin phỏp giỏo dc cỏc em cú hiu qu nht - Giỏo viờn phi luụn gng mu trong li núi, vic lm, phi luụn l tm gng sỏng to lũng tin cho cỏc em, cú khen chờ kp thi v x lý nghiờm . hội. 5 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH Giáo dục đạo đức sẽ giúp học sinh có phẩm chất đạo đức tốt đẹp và bền vững, có được bản lĩnh đạo đức để ứng. tiểu học, giáo dục đạo đức tiếp tục hình thành các chuẩn mực hành 6 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường TH vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, giúp học. biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học Mường Chanh- Mai Sơn- Sơn La. V. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu. 2 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường