Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
245 KB
Nội dung
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 3 LỜI MỞ ĐẦU Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống thị trường, trong đó có thị trường lao động, tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế. Cải cách kinh tế nhiều năm qua đã đem lại những thay đổi toàn diện sâu sắc, có tính đột phá liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và không ngừng nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động. Thị trường lao động được công nhận về mặt hợp pháp và đang trong quá trình hình thành, phát triển, sức lao động trở thành một loại hàng hóa. Người lao động được tự do tìm việc làm và người sức dụng lao động được quyền thuê mướn lao động. Thị trường lao động nước ta đang từng bước có mối quan hệ hội nhập với thị trường lao động khu vực, quốc tế, tạo them khả năng tăng cầu lao động và năng cao thu nhập của người lao động. Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng phát triển theo các quy luật mới của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, hội nhập khu vực và quốc tế: Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều biến động về chênh lệch cung - cầu, số lao động không ổn định việc làm, mất việc làm, tái bố trí lại việc làm hàng năm cũng rất lớn. Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước ta nói chung là phải phân tích tận dụng cơ hội để phát triển thị trường lao động và nghiên cứu, đề ra những giải pháp để vượt qua những khó khăn, thách thức trong vấn đề thị trường lao động, tiến tới cân bằng cung cầu lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho chúng ta phát về mọi mặt, đặc biệt là giúp chúng ta phát triển đạt đến một nền kinh tế hiện đại làm cho đại bộ phận cuộc sống của người dân trong xã hội trở nên tươi đẹp hơn vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 4 PHẦN: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thị trường lao động là một trong những thị trường đầu vào cơ bản mà các doanh nghiệp là người mua, khác với thị trường sản phẩm trong đó họ là người bán. Việc nghiêm cứu thị trường lao động bắt đầu và kết thúc bằng sự phân tích cung cầu lao động và các mối quan hệ của chúng. Những kết quả của thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động và mức độ làm việc. Với kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề cung cầu lao động đang là một vấn đề bức xúc cấp thiết cần phải có những biện pháp giải quyết một cách triệt để. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, cộng với tiến trình phát triển tất yếu của đất nước, điều này sẽ kích sự di chuyển lao động giữa các vùng miền, địa phương, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thậm chí là giữa các khu vực. Đó chính là một trong những lý do gây ra việc cung – cầu lao động giữa những vùng miền, khu vực mất cân bằng. Đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực để giải quyết. Và thực trạng ấy cũng chính là thực trạng mà thành phố Hồ Chi Minh hiện đang mắc phải. Do đó, việc nắm vững và điều tiết thị trường cung – cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới một cách hiệu quả là hết sức khó khăn. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải quyết của những cơ quan, đơn vị chuyên trách và những bộ phận có liên quan. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế. Vì thế mà em quyết định chọn đề tài: “Phân tích cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh” để phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề cung cầu lao động thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được quy luật cung - cầu lao động và những cơ hội thách thức về vấn đề lao động tại thành phố, biết được sự tham gia và hoạt động của các đơn vị liên quan góp phần vào việc giải quyết vấn đề này tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010. 4. Số liệu Số liệu từ sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh Giáo trình thị trường lao động, giáo trình quản trị nhân lực, giáo trình quản trị doanh nghiệp, giáo trình thị trường lao động. Các trang thông tin liên quan tới thị trường trên các trang báo điện tử. 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào giáo trình, tìm kiếm và thu thập thông tin từ các website, báo chí; Dựa vào sự hỗ trợ của các đơn vị cơ quan trong xã hội; Được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu và đưa ra nhận định. 6. Kết cấu CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5 PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG 1. Một số khái niệm 1.1. Thị trường lao động Thị trường là phạm trù thuộc kinh tế học, ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khi chưa có nền sản xuất hàng hóa thì chưa có các loại thị trường. Kinh tế hàng hóa là hình thái tổ chức kinh tế, trong đó diễn ra quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi đó, theo nghĩa thông thường thì “ thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành mua bán giữa người bán và người mua”. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 9) Trong hệ thống thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai ) thì thị trường lao động là bật nhất, bởi vì: Lao động là nhu cầu của con người; là nguồn gốc tạo ra phần lớn của cải vật chất trong xã hội; là nhân tố quyết định tới sự hoạt động và phát triển của các loại thị trường. Theo Adam Smith “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên sử dụng lao động và một bên là người lao động ”. Theo tiến sỹ Leo Maglen “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc làm hoặc người đang tìm việc làm với những người đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)” Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền cộng” Từ đó có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trường lao động như sau: “Thị trường lao động là nơi ngưới có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác”.(Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 14) 1.2. Cung lao động Cung lao động là số lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định. Cung lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biến động về cầu lao động, trình độ đào tạo hướng nghiệp – dạy nghề và tiền lương (tiền công) trên thị trường lao động. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 53) Có thể hiểu rõ hơn cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân lực không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội. Xét về mặt số lượng, khi nói đến cung trên thị trường lao động, người ta thường phân biệt rõ thành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng. Cung tiềm năng về lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc, những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc. Cung thực tế về lao động bao THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 6 gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp, hoặc thiếu việc làm. Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng lao động, tức là các phẩm chất cá nhân của người lao động. Trong đó, trình độ học vấn, trình độ đào tạo, các kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động…là những yếu tố chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này. Từ đó có thể thấy rằng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động là: quy mô và tốc độ tăng dân số; quy định pháp lý về độ tuổi lao động; tỷ trọng cư dân trong độ tuổi lao động và tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động; tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động; tình trạng tự nhiên của người lao động; các phẩm chất cá nhân về học vấn, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động, và một số các chỉ số khác. 1.3. Cầu lao động Cầu về lao động là số lượng lao động được thuê mướn trên thị trường lao động. Hay nói cách khác, cầu lao động là toàn bộ cầu về sức lao động của một nền kinh tế (hoặc của một ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kỳ nhất đinh, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 76) Nhu cầu về cầu lao động thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức…của doanh nghiệp càng ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động. Trong đó, các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là: trình độ tinh thông nghề nghiệp, mức độ phù hợp của nghề nghiệp được đào tạo với công việc được giao, kỷ luật lao động… 1.4. Quan hệ cung cầu lao động Việc nghiên cứu thị trường lao động bắt đầu và kêt thúc bằng sự phân tích cung cầu lao động và mối quan hệ giữa chúng. Những kết quả của hoạt động thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động (suất lương, tổng mức lương, điều kiện làm việc) và mức độ làm việc. Bất cứ kết quả hoạt động nào của thị trường lao động cũng là kết quả hoạt động, tương tác của hai lực lượng cung và cầu lao động. (Giáo trình thị trường lao động, 2008, tr 141) Cung cầu lao động có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của hai chủ thề này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hoa này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ mọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường này. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực Trạng Cung Cầu Lao Động Cả Nước 2.1.1. Cung lao động - Lực lượng lao động cả nước năm 2008 có 48,34 triệu người (chiếm 70% dân số), trong đó trong độ tuổi lao động là 44,17 triệu người (chiếm 91,4%); lực lượng lao động Việt Nam có cơ cấu trẻ, nhóm tuổi 15-34 là 20,97 triệu người (chiếm 43,4%). Tốc độ tăng lực lượng lao động hàng năm giảm dần (năm 2005: 2,26%, năm 2007: 2%, năm 2008: 1,65%), mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 1 triệu người. - Cả nước hiện có 47,25 triệu lao động có việc làm; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ lần lượt là 47,7%; 21,5% và 30,8%. Người lao động làm việc trong kinh tế gia đình không hưởng lương (người làm việc trong các nông trại, hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mà không được trả lương) chiếm tỉ lệ cao nhất (42%), những người làm công ăn lương chiếm gần 23% tổng số người có việc làm. 2.1.2. Cầu lao động - Hiện nay, cả nước có trên 4,145 triệu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, thu hút gần 17 triệu lao động vào làm việc, trong đó có gần 3,935 triệu cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng 94,9%. Số doanh nghiệp hiện đăng ký kinh doanh có 300 nghìn (trong đó có trên 200 nghìn doanh nghiệp hiện đang hoạt động). So với năm 2002, số lượng cơ sở tăng nhanh ở tất cả các loại hình, ngành kinh tế, trong đó tăng nhiều nhất là ở các ngành, lĩnh vực như: kinh doanh bất động sản tăng 426,2%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 343%, thông tin truyền thông tăng 318,6%; hoạt động tài chính và ngân hàng, bảo hiểm tăng 248,9%. Hàng năm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thêm lao động vào làm việc từ 1,2 đến 1,5 triệu người. - Cả nước có khoảng 219 khu công nghiệp được thành lập, phân bố trên 54 tỉnh/thành phố, trong đó có 118 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (chủ yếu ở các thành phố lớn), 101 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động. - Từ năm 2001 đến nay, bình quân hàng năm chúng ta đã đưa được khoảng trên 70.000 lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng ở nước ngoài. Từ năm 2003, bình quân mỗi năm đưa được khoảng gần 75.000 lao động, chiếm gần 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Cho đến nay, có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,7-2 tỉ đôla Mỹ. - Tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng, khoảng 10% - 20%/năm, đời sống của người lao động được cải thiện. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, năm 2006, thu nhập bình quân một lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 2.633 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp dân doanh là 1.488 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 2.175 nghìn đồng/tháng; năm 2007 thu nhập bình quân tăng lên tương ứng ở các loại hình doanh nghiệp là 3.050 nghìn, 1.660 nghìn và 2.450 nghìn đồng/tháng; năm 2008 thu nhập bình quân tăng lên tương ứng ở các loại hình doanh nghiệp là 3.530 nghìn, 1.860 nghìn và 2.750 nghìn đồng/tháng. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 8 2.2. Khái Quát Về Thành Phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm ở miền Nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á.Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9 Tuy vậy, nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. 2.3. Thực Trạng Cung Cầu Lao Động Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Từ kết quả quá trình khảo sát liên tục về cung – cầu tại 18 lần tham gia sàn giao dịch, ngày hội việc làm trên địa bàn thành phố, các nguồn thông tin của các trung tâm giới thiệu việc làm, trường dạy nghề và các kênh thông tin của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động trong năm 2010. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp cơ sở dữ liệu của 18.036 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng 231.764 lượt tuyển dụng, 84.151 lượt người tìm việc làm và khảo sát tại các sàn giao dịch việc làm 12.717 người tìm việc. Có thể nhận định, phân tích tổng quan về thị trường lao động thành phố năm 2010 như sau: 2.3.1. Đặc Điểm Cung – Cầu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2010: Tình hình chung thị trường lao động thành phố năm 2010 diễn ra nhiều biến động về chênh lệch cung – cầu và với xu hướng phát triển tốt hơn năm 2009. Quý I năm 2010, thị trường lao động diễn ra mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề, trong những tháng này nhu cầu lao động phổ thông rất lớn; chiếm 71,16% so với tổng nhu cầu chỗ làm việc trống, trong khi đó nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng – đại học trở lên chỉ chiếm 30%. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong quý này chủ yếu là những ngành nghề thâm dụng lao động như Nhựa - Bao bì, Dệt may – Giày da, Chế biến, Dịch vụ - Phục vụ, Vệ sinh công nghiệp, Mộc - Mỹ nghệ Thời điểm quý II năm 2010, từ những tác động chính sách quản lý nhà nước và chính sách sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt việc cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất – kinh doanh; nâng cao tiền lương – thu nhập; chăm lo đời sống cho lao động được cải thiện tích cực; thị trường lao động phát triển xu hướng tương đối cân bằng cung – cầu lao động, hạn chế sự mất cân bằng cụ thể nhu cầu về lao động phổ thông chiếm ( nhu cầu từ 71,76% còn 56,42% so với tổng nhu cầu). Thị trường lao động quý III/2010 có sự ổn định hơn so với 2 quý đầu năm, nguồn cung và nguồn cầu đáp ứng được 80%; nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông đã giảm hẳn so với các quý trước (40% so với tổng nhu cầu). Các doanh nghiệp tăng cường việc tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cao, lao động có tay nghề và nhu cầu việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian trong lĩnh vực gia công sản xuất, chế biến và dịch vụ - phục vụ. Đồng thời năm 2010 các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động phát triển đa dạng với nhiều hoạt động trực tiếp và truyền thông như sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực, tư vấn hướng nghiệp; các trường dạy nghề tăng cường hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội tạo gắn kết nghề nghiệp – việc làm. Hình thức tuyển dụng lao động trên hệ thống điện tử, trực tuyến phát triển mạnh cùng với các chính sách của doanh nghiệp về tuyển dụng linh hoạt, cụ thể thông tin chính sách sử dụng lao động đã hỗ trợ sinh viên – học sinh, người lao động tìm việc thuận lợi hơn THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 10 2.3.2. Phân Tích Cầu Lao Động Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2010 là Dệt may, Marketing - Nhân viên Kinh doanh (11,07%), Giày da (10,53%), Nhựa – Bao bì (10,52%), Dịch vụ và phục vụ (9,04%), Điện tử - Viễn thông (5,96%), Bán hàng (5,24%), Cơ khí - Luyện kim (5,00%), Giao thông – Vận tải (3,83%), Kế toán - Kiểm toán (3,28%), Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất (2,67%), Công nghệ thông tin (2,44%)… Những ngành này đa số là những ngành thâm dụng lao động đặc biệt tập trung tại các KCX - KCN. Thực hiện chương trình việc làm thành phố, trong 11 tháng đã tổ chức giới thiệu và giải quyết việc làm được 271.061 lao động 100,39% kế hoạch, trong đó 120.641 chỗ làm việc mới. Ước năm 2010 giải quyết việc làm được trên 275.000 lao động. Hình 2.1. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất năm 2010 Trong tổng số người được giải quyết việc làm, tại các khu chế xuất – công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút lao động trong năm 2010 trên 30.000 lao động, trong đó Dệt may 71.827 lao động (28%), Da giày 47.126 lao động (18,66%) , Điện – điện tử 44.200 lao động (10%), Cơ khí 20.535 lao động (9%), Dịch vụ 6.088 lao động (9%), Bao bì 6.126 lao động (8.5%), Chế biến thực phẩm 8.856 lao động (8%), Nhựa 12.847 lao động (8%), Hóa chất 5.820 lao động (5%), Thủ công mỹ nghệ 12.513 lao động (1.5%), Khác 16.630 lao động (9%). Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng lao động về trình độ tại KCX-KCN Trình độ học vấn Năm 2010 (%) Tiểu học 4,97% THCS 44,15% THPT 35,24% Trung học CN 8,9% Cao đẳng 2,84% Đại học 3,87% Trên đại học 0,03% THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 11 Cộng 100% Diễn biến nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong 06 tháng đầu năm 2010 là thời điểm kinh tế phục hồi phát triển sau thời gian doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động trong năm 2009, cũng là thời điểm vào dịp Lễ, Tết do đó sau Tết nhu cầu của các doanh nghiệp tập trung nhiều vào nguồn lao động phổ thông cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ thời vụ rất lớn đặc biệt những ngành nghề như Dệt may – Giày da (12,08%), Nhựa – Bao bì (19,49%) và đa số là tuyển lao động phổ thông. Đồng thời các nhóm ngành nghề Marketing - Nhân viên Kinh doanh (7,81%), Điện tử - viễn thông (7,90%), Dịch vụ - Phục vụ (7,74%), Cơ khí – Luyện kim (4,45%), Bán hàng (4,69%), Giao thông – Vận tải – Thủy lợi (3,82%) là các nhóm ngành nghề cần nhiều lao động có trình độ và tay nghề. Vì vậy sự thiếu hụt lao động phổ thông đã diễn ra ở quý I. Mặt khác, nguồn lao động phổ thông phần lớn từ các địa phương khác đến, nguồn lao động phổ thông của thành phố phụ thuộc lớn vào lực lượng lao động này, sau những ngày lễ tết họ thường ở lại quê rất lâu và một số ở lại luôn cho nên tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục diễn ra ở tháng đầu của quý II. Cùng với thực tế chung thị trường lao động 06 tháng đầu năm, vấn đề tiền lương, thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực gia công, sản xuất thấp hơn nhiều so với nhu cầu cuộc sống của người lao động; dẫn đến sự thiếu hụt lao động khá căng thẳng, tạo ra sự dịch chuyển lao động; thiếu hụt cao hơn các năm trước Trong 06 tháng cuối năm thị trường lao động thay đổi với chiều hướng tích cực, các doanh nghiệp thiếu lao động phổ thông đã cải thiện chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh, tiền lương và nhiều chính sách phúc lợi vì vậy nhu cầu lao động phổ thông giảm dần thay vào đó là nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề và có trình độ cao. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao vẫn là những ngành nghề của 06 tháng đầu năm nhưng với yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn cao hơn. Hình 2.2 So sánh nhu cầu tuyển dụng năm 2010 Về cơ cấu trình độ chuyên môn, năm 2010 nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (56,41%) trong tổng nhu cầu tuyển dụng, một số ngành nghề như Dệt may, Nhựa, Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất, Điện tử - viễn thông, Điện tử - viễn thông, Cơ khí – Luyện Kim, Dịch vụ - phục vụ, Bán hàng, Marketing - Nhân viên Kinh doanh… Lao động có trình độ cao đẳng - đại học chiếm (19,08%) chủ yếu là những ngành nghề Công nghệ thông tin, Xây dựng – Kiến trúc, Quản lý kinh THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 12 doanh, Quản lý nhân sự, Kiểm toán, Kế toán, Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng. Còn lại lao động từ Sơ cấp nghề đến Trung cấp chiếm (24,51%) bao gồm những ngành nghề Cơ khí - Luyện kim, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh, Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ và phục vụ, Tư vấn - Bảo hiểm, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi, Dệt - May - Giày da… Hình 2.3 Chỉ số nhu cầu theo trình độ chuyên môn năm 2010: 2.3.3. Phân Tích Nguồn Cung Nhân Lực Năm 2010, nguồn cung nhân lực cũng diễn biến những nghịch lý, khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề lại chưa đáp ứng số lượng, chất lượng so với nguồn cầu như: Quản lý điều hành, Tin học, Kế toán, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Tài chính - Ngân hàng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu. Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp (chưa toàn diện về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ). Mặt khác những ngành nghề thường xuyên thiếu lao động kể cả lao động phổ thông như Điện tử - Viễn thông, Cơ khí - Luyện kim, Giao thông - Vận tải - Thủy lợi, Dệt - May - Giày da, Nhựa - Bao bì, Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất. Những vấn đề trên cho thấy thị trường lao động vẫn tiếp tục mất cân đối giữa đào tạo và việc làm đặc biệt là kỹ năng nghề. Năm 2010 là thời điểm diễn ra sự dịch chuyển lao động khá lớn (trên 30%), phần lớn lao động có nhu cầu tìm việc tại các sàn giao dịch việc làm, các phương tiện truyền thông, mạng việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề,trên 50% người tìm việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên và mức lương mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng, vì vậy tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những người tìm việc làm có trình độ chuyên môn. Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề nhu cầu tìm việc làm cũng mong muốn mức lương trên 02 triệu/tháng – 03 triệu/tháng trở lên, trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, sơ cấp tuy có tăng hơn so với quý I ở mức bình quân chung 1,5 triệu – 1,8 triệu và đa số vẫn ở mức lương dưới 02 triệu/tháng. Vấn đề nổi bật của thị [...]... Điện – điện tử 44.200 lao động (10%), Cơ khí 20.535 lao động (9%), Dịch vụ 6.088 lao động (9%), Bao bì 6.126 lao động (8.5%), Chế biến thực phẩm 8.856 lao động (8%), Nhựa 12.847 lao động (8%), Hóa chất 5.820 lao động (5%), Thủ công mỹ nghệ 12.513 lao động (1.5%) 2.4.2.3 Cân đối cung – cầu lao động Nhìn tổng thể thị trường lao động TP Hồ Chí Minh vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không... đối cung cầu và giải pháp phát triển thị trường lao động của thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường lao động quốc tế Qua tìm hiểu tình hình dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích thị trường lao động của thành phố Hố Chí Minh cho thấy trong mấy năm gần nhìn chung thực trạng thị trường lao động. .. TRƯỜNG LAO ĐỘNG 14 kế hoạch GDP của thành phố tăng từ 12% trở lên vào năm 2011, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tất nhiên nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáp ứng cho nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh Theo chương trình việc làm của thành phố, năm 2011 thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trên 265.000 lao động kể cả nhu cầu về lao động thay thế và lao động tuyển... thì nhu cầu học tập càng nhiều, tuổi tham gia hoạt động kinh tế càng cao Trong khi đó, tỉ lệ lao động từ độ tuổi trẻ bước vào lực lượng lao động ngày cảng giảm, do vậy tạo ra sự thiếu hụt lao động trẻ, đặc biệt là lao động phổ thông Lực lượng lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh có tuổi trung bình từ 18 - 25 tuổi, lao động ngoại tỉnh chiếm trên 60% - Áp dụng chính sách... người lao động Để khắc phục thực trạng mất cân đối cung – cầu lao động nêu trên là một quá trình và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, tập trung vào thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: 3.1.1 Giải pháp về cung lao động Trong kinh tế thị trường, phát triển cung lao động phải hướng vào đáp ứng cầu của thị trường lao động, của xã hội và nhu cầu việc làm, tăng thu nhập của người lao động. .. truyền thống, nghề phụ để sử dụng hợp lý lao động tại chỗ, lao động nông nhàn, lao động phổ thông - Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung – cầu lao động hiện nay cần phải tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và thống nhất, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp,... doanh nghiệp để giữ chân lao động, chế độ nâng lương, phụ cấp ăn, ở, nhiều doanh nghiệp đã hướng đến cải thiện điều kiện làm việc, đặc biệt là không khí làm việc, để người lao động nhận thấy họ được trọng dụng THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 23 PHẦN: KẾT LUẬN Thị trường lao động là nơi lao động có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình... (2004), Giáo trình quản trị nhân lực - Chủ biên, Nhà xuất bản lao động xã hội – Hà Nội 4 Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực và Thông Tin Thị Trường Lao Động TPHCM, Báo cáo Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh Năm 2010 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2011, ngày 12/12/2010 5 Trang Web: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 25 ... khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác Thị trường lao động được công nhận về mặt pháp luật và đang trong quá trình hình thành, phát triển, sức lao động trở thành một loại hàng hóa Người lao động được tự do tìm việc làm và người sử dụng lao động được quyền thuê mướn lao động Thị trường lao động nước ta đang từng bước có... triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình Đặc biệt cần đầu tư công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động ở các tỉnh, thành phố và thiết lập hệ thống thông tin giữa các tỉnh nhằm cung cấp, điều phối lao động - Đưa các chương trình, ví dụ như “Chương trình thị trường lao động tới gần với người dân, giúp đỡ để người lao động có được những . hình cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2010. 4. Số liệu Số liệu từ sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội thành phố Hồ Chí. ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế. Vì thế mà em quyết định chọn đề tài: Phân tích cung cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh để phân. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5 PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN