Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO SỬ DỤNG TRONG MINDMAP

25 817 1
Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO SỬ DỤNG TRONG MINDMAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GVHD: GS. TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Vũ Phát Lộc MSHV: CH1301097 TP.HCM, 05/2014 NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO SỬ DỤNG TRONG MINDMAP Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn GS. TSKH Hoàng Kiếm về những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu mà thầy đã truyền đạt lại cho lớp trong phạm vi môn học “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” thuộc chương trình đào tạo cao học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Với những kiến thức đã tiếp thu được từ những bài giảng trên lớp cùng với những kiến thức tham khảo từ tài liệu em đã hệ thống lại thành bài tiểu luận “Những nguyên lý sáng tạo sử dụng trong MindMap”. Em cũng xin cám ơn các anh, chị và các bạn trong lớp cao học Công nghệ thông tin khóa 8 về những ý kiến đóng góp trong quá trình học tập và trao đổi trên lớp, trên diễn đàn. Với khả năng và thời gian có hạn, bài tiểu luận chắc chắn còn có những thiếu sót nhất định, kính mong thầy góp ý để em có điều kiện hoàn thiện hơn. MỤC LỤC HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 2 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm LỜI MỞ ĐẦU Một phương pháp được đưa ra để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề dựa trên các ký hiệu, hình ảnh… một cách đơn giản và dễ hiểu nhất đã được ra đời từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ 20. Đó chính là MindMap, một công cụ vạn năng thay cho khả năng của bộ não chúng ta, là một phương pháp đầy sáng tạo đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, chính vì lý do đó mà bài tiểu luận này em xin trình bày về MindMap và những nguyên lý sáng tạo đã được sử dụng trong MindMap. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 3 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm PHẦN 1. MINDMAP 1. MindMap MindMap là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của một câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não. Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 4 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm Hình 1: Một MindMap đơn giản về vấn đề “Hard Work”. 2. Lịch sử phát triển MindMap Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan, như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. 3. Bất lợi của phương pháp ghi chú truyền thống Chúng ta đọc 2 đoạn văn dưới đây: 1. “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …” 2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 5 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …” Sau khi đọc xong 2 đoạn văn, mặc dù đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng chúng ta vẫn nắm được toàn bộ thông tin, còn đoạn văn ở dưới chứa hầu hết các từ ngữ trong đoạn văn gốc thì lại chẳng mang đến cho chúng ta một thông tin bổ ích nào. Mặc dù ghi chú kiểu truyền thống giúp chúng ta chắt lọc thông tin từ trong sách, kiểu ghi chú này vẫn chứa đựng những từ thứ yếu giúp tạo thành câu văn hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết cho việc học của chúng ta (chiếm 60-80% tổng số từ). Vậy thì 60-80% thời gian học và cả trí nhớ của chúng ta vẫn bị lãng phí khi chúng ta ghi chú kiểu truyền thống. Ghi chú kiểu truyền thống không hề có hình vẽ cho chúng ta hình dung. Ghi chú kiểu truyền thống không thể hiện sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài mà chỉ đơn thuần là liệt kê các điểm đó. Ghi chú kiểu truyền thống không làm nổi bật thông tin. Ngược lại, ghi chú này thể hiện thông tin một cách nhàm chán đơn điệu. Ghi chú kiểu truyền thống sử dụng rất ít màu sắc. Hầu hết các ghi chú đều được viết bằng mực đen hoặc xanh. Ghi chú kiểu truyền thống không mang tính suy luận. Chúng ta không thể nắm được thông tin tổng quát ngay từ phút đầu tiên chúng ta đọc phần ghi chú. Ghi chú kiểu truyền thống không tận dụng được trí tưởng tượng của chúng ta chút nào Các thiên tài có khả năng đạt những thành tích xuất chúng là vì họ tận dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc. Đáng tiếc, phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là một cách thức học tập dành cho não trái. Nó không tận dụng được các chức năng của não phải và do đó không tối ưu hóa sức mạnh não bộ của chúng ta. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 6 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm 4. Ưu điểm sử dụng phương pháp MindMap 4.1. MindMap giúp chúng ta tiết kiệm thời gian Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức như thế được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ lỡ bất kỳ một thông tin quan trọng nào. 4.2. MindMap tận dụng các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng 4.2.1.Sự hình dung MindMap có rất nhiều hình ảnh để chúng ta hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Đối với não bộ, MindMap giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 7 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm Hình 2: Một MindMap về vấn đề “Time management” đầy hình vẽ và màu sắc. 4.2.2.Sự liên tưởng MindMap hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. Chúng ta có thể nhìn thấy hình 3 ở dưới “Tác động thời tiết” bao gồm 3 loại tác động “Tác động xói mòn”, “Tác động cơ học”, “Tác động hóa học” và “Mức độ tác động”. Chúng ta cũng có thể thấy ngay lập tức “Tác động cơ học” của thời tiết có hai ý chính. Đó là “Định nghĩa tác động cơ học” và “Các loại tác động cơ học”. Hình 3: MindMap về vấn đề “Tthời tiết”. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 8 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm 4.2.3.Làm nổi bật sự việc Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, MindMap cho phép chúng ta làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc MindMap dùng rất nhiều màu sắc khiến chúng ta phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, MindMap giúp chúng ta tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì chúng ta được học. Hình 4: Một MindMap về vấn đề “Health”. 4.2.4.MindMap sử dụng cả hai bán cầu não cùng lúc MindMap thật sự giúp chúng ta tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 9 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn, đưa chúng ta lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài. 5. Thực hiện vẽ MindMap BƯỚC 1: VẼ CHỦ ĐỀ Ở TRUNG TÂM Bước đầu tiên trong việc tạo ra một MindMap là vẽ chủ đề (vấn đề) ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang). Quy tắc vẽ chủ đề: 1. Cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. 2. Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà chúng ta thích. 3. Chúng ta không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ. 4. Chúng ta có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. BƯỚC 2: VẼ THÊM CÁC TIÊU ĐỀ PHỤ Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Quy tắc vẽ tiêu đề phụ: 1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. 2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm. 3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 10 [...]... trình trong chân không 40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới PHẦN 3 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO SỬ DỤNG TRONG MINDMAP MindMap là một phương pháp mang tính sáng tạo trong việc ghi chép, ghi nhận để ghi nhớ, phân tích và tổng hợp một vấn đề Là một phương pháp đầy tính sáng tạo thì... Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm Thay đổi độ dẻo Thay đổi nhiệt độ, thể tích 36 Sử dụng chuyển pha Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng 37 Sử dụng sự nở nhiệt Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau 38 Sử dụng. .. vận dụng sáng tạo được phát triển tối đa Bài học không chỉ được gói gọn trong một khuôn khổ mà có thể luôn luôn mở rộng và người mở rộng chính là người học Bài tiểu luận nêu lên được các vấn đề khái quát của MindMap, từ định nghĩa đơn thuần đến xây dựng một MindMap hoàn chỉnh, vận dụng các nguyên lý đã sử dụng trong MindMap nổi bật lên luận điểm trong MindMap HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 24 Tiểu. .. tính sáng tạo thì dù ít dù nhiều MindMap cũng đã sử dụng các nguyên lý sáng tạo trong việc vận dụng và hoàn thiện HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 18 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm 1 Nguyên tắc phân nhỏ Một vấn đề lớn được phân chia thành các vấn đề nhỏ hơn hay còn gọi là một chủ đề được phân chia thành các chủ đề phụ Hình 7: MindMap về vấn đề “Shapes” Chúng... này rất có tác dụng trong việc khắc phục tính ì tâm lý, cho rằng các đối tượng phải có hình dạng đối xứng, giúp chúng ta tạo nên các MindMap một cách đa dạng không phải là các hình dạng hình học đối xứng mà có thể tạo thành MindMap bằng các nét vẽ các đường nét phong phú HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 20 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm Hình 9: MindMap về năm 2014... 9 Nguyên tắc đồng nhất Trong MindMap chúng ta có thể sử dụng một màu bút, một màu sắc cho một nhánh vấn đề trung tâm, thể hiện sự đồng nhất của một vấn đề phụ Cho phép các vấn đề được HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 23 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm rõ ràng hơn, tương thích trong việc mở rộng vấn đề Hình 11: MindMap về vấn đề “Plan the holiday” PHẦN 4 KẾT LUẬN... tâm tạo thành một vấn đề mới 2 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Từ một chủ đề ban đầu chúng ta đã hoàn thành xây dựng được MindMap thông qua nguyên tắc này, dần mở rộng chủ đề chính từ đơn điệu sang đa dạng HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 19 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm Hình 8: MindMap về vấn đề “The Novel” 3 Nguyên tắc phản đối xứng Nguyên tắc này rất có tác dụng. .. nổi bật lên luận điểm trong MindMap HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 24 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng môn học Phương pháp ngiên cứu khoa học Giảng viên: GS.TSKH Hoàng Kiếm [2] http://en.wikipedia.org/ [3] http://trandangkhoa.vn/ttgbcy-c7-so-do-tu-duy -mindmap/ [4] http://thuyuyen.info/cac-buoc-thuc-hien-mind-map-so-do-tu-duy/ HVTH:... nhánh này hoặc “thiếu” trong nhánh khác HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 21 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm Hình 10: MindMap về vấn đề “Bran fitness” với vấn đề phụ Eat healthily phát triển “thừa” 7 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Tránh ì ạch xây dựng MindMap trong một khuôn khổ nhất định Chuyển chiều thể hiện rõ trong quá trình phát triển một MindMap, rèn luyện... hoặc mùi vị Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 16 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học 29 GVHD: GS TSKH Hoàng Kiếm Sử dụng các kết . vì lý do đó mà bài tiểu luận này em xin trình bày về MindMap và những nguyên lý sáng tạo đã được sử dụng trong MindMap. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 3 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu. sáng tạo thì dù ít dù nhiều MindMap cũng đã sử dụng các nguyên lý sáng tạo trong việc vận dụng và hoàn thiện. HVTH: Vũ Phát Lộc – CH1301097 Trang 18 Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học. 05/2014 NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO SỬ DỤNG TRONG MINDMAP Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn GS. TSKH Hoàng Kiếm về những kiến

Ngày đăng: 22/05/2015, 00:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CÁM ƠN

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN 1. MINDMAP

    • 4. Ưu điểm sử dụng phương pháp MindMap

    • 4.1. MindMap giúp chúng ta tiết kiệm thời gian

    • 4.2. MindMap tận dụng các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng

    • 4.2.1. Sự hình dung

    • 4.2.2. Sự liên tưởng

    • 4.2.3. Làm nổi bật sự việc

    • 4.2.4. MindMap sử dụng cả hai bán cầu não cùng lúc

    • PHẦN 2. 40 NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO

      • 1. Nguyên tắc phân nhỏ

      • 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng

      • 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ

      • 4. Nguyên tắc phản đối xứng

      • 5. Nguyên tắc kết hợp

      • 6. Nguyên lý vạn năng

      • 7. Nguyên tắc “chứa trong”

      • 8. Nguyên tắc phản trọng lượng

      • 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ

      • 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ

      • 11. Nguyên tắc dự phòng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan