1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật rối nước

40 546 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Múa rối là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của vùng ruộng nước, là một sản phẩm văn hoá kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh, tài khéo léo của người nông dân trồng lúa nước vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Lịch sử ------ Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình Niên luận Ngành: Lịch sử Chuyên ngành: Dân tộc học Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sĩ Giáo Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Múa rối là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của vùng ruộng nước, là một sản phẩm văn hoá kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh, tài khéo léo của người nông dân trồng lúa nước vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật rối nước vốn bình dị như hạt lúa, củ khoai. Nó đã ăn sâu bám chắc vào mảnh đất dân gian, gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, với hội hè, đình đám. Nó nằm bí truyền, phân tán trong các phường hội và đã cùng dân tộc ta lớn lên trong chiến thắng thiên tai từ hàng nghìn năm nay. Sân khấu rối nước là nơi trình bày tổng hợp hài hoà các nghệ thuật điêu khắc, sơn thếp, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, văn học, sân khấu truyền thống. Nó đã mang lại cho người xem sự động viên khích lệ một nhận thức tư tưởng, quan niệm sống về cái chân, thiện mỹ… Qua những con người, những cảnh vật, nhân vật, những sự việc gần bũi thân quen. Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam được giới thiệu trên sách báo, phim ảnh, triển lãm, vô tuyến tuyền hình, ở các hội nghị, liên hoan múa rối thế giới, ở các nước Ấn Độ. Nhật Bản, Đức… đến các cơ sở ở Thái Bình: Ở Nguyễn, Đống… Gìn giữ và phát triển những gì mà Thái Bình đã có được về nghệ thuật rối nước là một đóng góp rất đáng kể vào kho tàng văn hoá của dân tộc ta. Việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước cổ truyền dân tộc không thể không lấy vốn của cha ông để lại làm cơ sở. Và Thái Bình cũng sẽ là một nòng cốt của việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước truyền thống. Hiện nay vấn đề khôi phục và phát triển nghệ thuật rối nước đã và đang được đông đảo các ngành, các cấp, bộ Văn hoá thông tin, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện. Nó là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của người dân vùng ruộng nước, chúng ta cần phải có cái nhìn, nhận xét đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc khôi phục và phát triển bộ môn nghệ thuật Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 múa rối nước nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thái Bình được xem là một trong những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Do vậy nó cũng cần phải được nghiên cứu để thấy rõ được vài trò là nòng cốt của việc khôi phục và phát triển này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I THÁI BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 1. Điều kiện tự nhiên Thái Bình là một tỉnh nằm lọt trong lòng châu thổ Bắc Bộ, phía Bắc và đông bắc tiếp giáp với Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, phía Tây và Nam tiếp giáp với Nam Định, được giới hạn bởi các con sông: Sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, và vịnh Bắc Bộ. Vị trí này được xác định từ ngày 21- 3- 1890, khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, trên cơ sở cắt phần đất các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thuỵ Anh, Thanh Quan, Tiền Hải, Trực Định, Vũ Thư, Thư Trì của tỉnh Nam Định, và huyện Thần Khê của tỉnh Hưng Yên hợp thành năm 1894. Hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà của tỉnh Hưng Yên được cắt về Thái Bình, và tên gọi địa dư diên cách của Thái Bình từ đó đến nay về cơ bản không thay đổi. Là một vùng đất vốn là bãi biển, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Trà Lý… Cho đến ngày nay vùng ven biển của Thái Bình vẫn không ngừng được bồi đắp, mỗi năm thêm chừng từ 1 - 1,2 km 2 . Nằm trong hệ thống sông ngòi chằng chịt ở nội địa, sông Trà Lý chiếm một địa vị quan trọng. Nó chia tỉnh Thái Bình ra làm hai khu vực: Phía Bắc gồm các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Thái Thuỵ. Phía Nam gồm các tỉnh Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình. Thái Bình là tỉnh Đồng Bằng khá thấp, phía tây bắc có mặt bằng hơi cao so với phía Nam. Qua kết quả khảo sát sơ bộ về những di chỉ, di tích lịch sử, những hiện vật và tài liệu hiện có của phòng Bảo tồn, Bảo tàng Thái Bình, bước đầu chúng ta thấy được vùng đất thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, bắc Đông Hưng, bắc Vũ Thư ngày nay thuộc hương Đa Cương và hương Thái Bình có cấch ngày nay khoảng trên hai nghìn năm. Các vùng đất còn lại của tỉnh được lần lượt hình thành ở các thời kỳ sau đó cho đến cuối thế kỷ XIX. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nằm trong địa vực Đồng bằng sông Hồng nhưng cảnh quan Thái Bình mang nét độc đáo là tỉnh Đồng bằng duy nhất của cả nước không có đồi núi. Ngày nay, nếu nhìn trên đại thể thì cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hoá ở các cùng trong tỉnh không khác nhau nhiều lắm. Lịch sử hình thành, những đặc điểm về cảnh quan tự nhiên là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát sinh phát triển của văn hoá truyền thống và hiện đại. Nó quy định sự phát triển đa dạng của văn hoá. Bên cạnh đó, cảnh quan tự nhiên do tác động của bàn tay con người đã trở thành cảnh quan văn hoá, và mối quan hệ, tương tác giữa cảnh quan tự nhiên và văn hoá cũng vận động, biến đổi không ngừng theo tiến trình phát triển của lịch sử. 2. Về xã hội Hàng vạn năm về trước, Đồng bằng sông Hồng vốn là một vùng đất đai màu mỡ, địa hình và khí hậu thuận lợi. Các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh được rằng con người đã sinh sống ở đây từ rất sớm. Nền văn hoá đồng bằng sông Hồng được hình thành từ hơn 4000 năm về trước, mà thổ dân có gốc Việt - Mường đã sinh sống trên các thềm phù sa cổ thuộc Vĩnh Phú - Mường đã sinh sống trên các thềm phù sa cổ thuộc Vĩnh Phú, Hà Bắc. Từ đó họ tiến dần về hướng Đông Nam đồng bằng ven biển. Nét đặc trưng tiêu biểu nhất của cư dân đồng bằng sông Hồng là sinh sống bằng nông nghiệp với việc trồng lúa nước là chủ đạo. Lịch sử phát triển dân số và hình thái quần cư của cư dân đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung cho thấy: Cứ ở nơi náôc điều kiện thuận lợi cho việc canh tác lúa nước thì ở đó dân cư tập trung đông đúc. Vì vậy với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi mật độ dân cư của đồng bằng sông Hồng rất cao. Cao hơn so với tất cả các vùng khác trong cả nước, và ngay cả Đồng bằng sông Cửu Long. Sức hút mạnh mẽ đối với cư dân Đồng bằng sông Hồng là những vùng thuận tiện trồng lúa nước. Và như vậy quá trình hình thành, khai phá vùng đất Thái Bình đã tạo ra sự hội tụ đa cực của các luồn cư dân về đây sinh sống. Và nếu mật độ dân số cao là một tỏng những nét đặc trưng tiêu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 biểu của cư dân Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình luôn là điển hình tiêu biểu của nét tiêu biểu này. Từ cổ xưa cho đến ngày nay văn hoá của cư dân Đồng bằng sông Hồng vẫn được xác định là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước. Thái Bình, cho đến nay vẫn khoảng 90% dân số sống trong nông thôn nông nghiệp, bởi quá trình độ thị hoá diễn ra chậm chạp, và chưa xuất hiện những đô thị lớn. Văn hoá, văn minh nông nghiệp được xác định là đã đến sớm, ở lâu, đi muộn với Thái Bình. Bằng chứng là hiện nay Thái Bình vẫn còn lưu giữ được nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, dân gian và hội làng với nghi thức lễ nông nghiệp cũng phục hồi nhiều hơn với nội dung phong phú hớn các địa phương khác. Sự hội tụ đa cực của các luồng cư dân về khai phá, chinh phục và cải tạo vùng đất Thái Bình để nơi đây trở thành một vùng điển hình, và phát triển trong điều kiện trống vắng những đô thị trung tâm, yếu tố thị dân mờ nhạt đáng được coi là một trong những nét đặc trưng quan trọng, gợi mở cho hướng tìm tòi, khẳng định sắc thái văn hoá làng là phong phú, bền vững, và tương đối ổn định ở Thái Bình. Cũng chính đặc trưng nàycho thấy tính cách tiêu biểu nhất của người Thái Bình, từ truyền thống đến hiện đại vẫn mang đậm tính cách người nông dân, điển hình về cả hai phương diện: Tích cực và hạn chế vốn có của nó. Mặt khác, sự hội tụ của các luồng cư dân mang tính đa cực tới mức điển hình trong truyền thống ở Thái Bình cũng chi phối các mối quan hệ trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của cư dân Thái Bình làm cho văn hoá làng ở Thái Bình không chỉ phong phú, đa dạng mà còn cởi mở, thông thoáng hơn ở nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và tính dân chủ trong cộng đồng làng xã. Đặc điểm này gợi cho hướng tìm tòi, và lý giải tính phong phú của văn hoá truyền thống ở Thái Bình với một loại văn hoá làng được hình thành, tồn tại và phát triển theo một hệ thống mở chứ không hoàn toàn đóng kín. Về phương diện nào đó tính cởi mở, dễ thích ứng với các tiếp thu văn hoá từ các cùng, miền khác của cư dân Thái Bình còn phải tìm đến những yếu tố biến động cơ học về dân số với việc người Thái Bình ra tỉnh ngoài, nước ngoài làm ăn, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sinh sống, đã tạo ra sự giao thoa văn hoá, góp phần làm cho văn hoá làng ở Thái Bình thêm phong phú. Một điểm rất đáng chú ý nữa về cư dân Thái Bình là trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em khác nhau sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam, thì ở Thái Bình hầu như trong mọi thời kỳ lịch sử, người kinh đều chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Đây là một trong những cơ sở để tìm hiểu vốn văn hoá truyền thống của người kinh thuộc đồng bằng sông Hồng - Chủ thể của nền văn minh sông Hồng còn lưu truyền đậm nét ở Thái Bình. Qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau trong tiến trình lịch sử, nhân dân Thái Bình đã có một truyền thống đấu tranh kiên quyết chống lại tất cả các trở lực hung bạo. Dù đó là những trở lực thuộc về thiên nhiên hay xã hội con người. Cũng giống như cư dân ở các vùng khác trong cả nước, Người Thái Bình rất yêu múa hát, nhiều điệu múa dân gian được lưu truyền trong tỉnh như: Múa đội đèn, múa cung, múa quạt, ở thành phố Thái Bình, múa ông Đùng bà Đà, múa lải lê ở Thái Thuỵ, múa xếp chữ ở Quỳnh Phụ, múa đò ở Vũ Thư, múa cờ ở Đông Hưng… Hát có hát Đúm, hát Ru, hát Văn, hát Trống Quân, Cò lả,… Ngoài tình cảm lành mạnh, yêu cuộc sống biểu hiện qua các làn điệu dân ca, người Thái Bình còn có tinh thần lạc quan đượm tính chất trào lộng, họ trào lộng trong lao động, trong sông Hồng hàng ngày, rồi từ tính chất trào lộng ấy, họ phê phán những thói hư, tật xấu của những người xung quanh họ để tiến lên chấm biếm, đả kích không thương tiếc tham nhhũng. Họ mê xem chèo, những nhân vật chèo trong các vở diễn được công chúng Thái Bình cảm thông và đồng tình hơn cả vẫn là vai anh hề, vai hề của chèo và vai chú Tễu của múa rối nước ở Nguyễn, Đống, Tuộc, được người Thái Bình xem như những biểu tượng của người nông dân vùng lúa đồng bằng hiền hậu, thông minh, đầy tính trào lộng. Sẵn sàng châm biếm đả kích những đối tượng bóc lột, áp bức họ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG II VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH VỚI NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC 1. Vài nét về nghệ thuật múa rối nước trên thế giới Múa rối là một nghệ thuật của nhiều dân tộc trên thế giới, xuất hiện sớm trong lịch sử văn hoá của nhân loại. Qua công tác sự tầm và nghiên cứu chúng ta đã biết được rằng ở thời cổ đại có múa rối. Tuy vậy con rối đầu tiên trên thế giới ra đời vào lúc nào và ở đâu vẫn đang là câu hỏi lớn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục sưu tầm và nghiên cứu. Có tài liệu khảo sát cổ cho biết con rối đã xuất hiện trong nền văn hoá Ha Rap Pa ở ấn Độ. Như vậy có thể nói rằng ít nhất nghệ thuật múa rối đã có vài nghìn năm lịch sử. Múa rối là một nghệ thuật dùng con búp bê, con rối biểu diễn các trò và tích trò. Nền nghệ thuật múa rối trên thế giới có đặc tính chung là mang đậm truyền thống dân gian về tổ chức, về hoạt động và đặc biệt về một nhân vật tiêu biểu thường thấy xuất hiện trên sân khấu múa rối của các nước. Vi-đu-sa-ka ở ấn Độ Pen-Ju hay két-chen pê-li-van ở Ba Tư Kvô ở Trung Quốc Mắc-Cung ở Cổ La Mã Ka-ra-goa ở Thổ Nhĩ Kỳ Pôn ở Anh Pê-trút-ca ở Liên Xô (trước đây) Hans - vớc ở Đức Tễu ở Việt Nam . Quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối truyền thống của các nước trên thế giới thường được truyền tụng qua những tiết mục vui, trữ tình ngày càng phát triển bên cạnh những tiết mục tôn giáo ngày càng giảm đi và hầu như ngừng hẳn vào đầu thế kỷ XX. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nghệ thuật múa rối đã phát triển không ngừng qua nhiều thế kỷ nên rất phong phú về thể loại. Những thể loại này phân biệt nhau bởi cách tạo hình con rối, và cách điều khiển con rối. Các thể loại múa rối thường thấy trên sân khấu thế giới: - Loại điều khiển từ dưới lên. - Loại điều khiển từ trên xuống. - Loại diều khiển ngang - Loại rối nước. - Rốt bóng. Ngày nay việc áp dụng các phương pháp và phương tiện nghệ thuật sân khấu hiện đại vào múa rối, cùng với sự phát minh ra các chất liệu mới dùng trong nghệ thuật tạo hình con rối, đã làm cho nghệ thuật múa rối có những bước tiến nhảy vọt không những nghệ thuật tạo hình đã tạo ra những con rối đẹp, tốt mà về kịch bản cũng có nhiều kịch bản hay, và nghệ thuật biểu diễn cũng đã dàn dựng trên sân khấu nhiều tiết mục múa rối dài, có chất lượng cao. Có thể nói rằng sân khấu múa rối có khả năng tạo nên những tác phẩm sân khấu đạt mức tác phẩm nghệ thuật điển hình, toàn diện bằng kịch bản văn học, con người - diễn viên - và diễn xuất sân khấu. Các nghệ thuật tạo hình, trang trí, âm nhạc, biểu diễn, đạo diễn, ánh sáng . đang cùng nghệ thuật biên kịch đưa nghệ thuật múa rối tiến nhanh, mạnh và vững chắc . Nghệ thuật múa rối đang cùng với các nghệ thuật sân khấu người phục vụ đắc lực cho công cuộc sản xuất, chiến đấu và xây dựng cuộc sống của nhân dân. Múa rối là một nghệ thuật dùng con rối làm trò, đóng kịch trên sân khấu, còn người điều khiển được che giấu kín. Đặc điểm này làm cho nghệ thuật múa rối khác biệt so với các ngành nghệ thuật sân khấu dùng người, làm diễn viên. Sân khấu múa rối không phải là sân khấu người thu nhỏ lại. Sự nhỏ hẹp của nó phù hợp với tầm vóc, kích thước, người làm chủ nó; con rối. Nó cũng thay đổi cách cấu tạo theo loại con rối, theo lối diễn xuất trong từng tiết mục thậm chí trong từng màn, từng lớp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Do chỗ dùng con rối làm diễn viên, nghệ thuật múa rối được xếp vào loại hình nghệ thuật sân khấu biên cách. Nếu chỉ xem qua một tiết mục múa rối trên sân khâu ta thấy nghệ thuật này cũng gần đủ cả ba yếu tố cơ bản của một nghệ thuật sân khấu; Kịch biểu, diễn viên, người xem. 2. Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước Dân tộc ta có một nền văn hoá lâu đời. Từ hàng bao đời nay, tổ tiên ta đã tìm tòi, suy nghĩ và cố gắng biểu hiện nếp sống tâm hồn và cuộc đấu tranh gian khổ, bền bỉ trong quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội để sinh tồn. Bên cạnh các hoạt động lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống vật chất, và các chiến công lẫy lừng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ngoại bang bảo vệ đất nước. Ông cha chúng ta còn để lại cho con cháu đời sau một di sản quý báu về lao động nghệ thuật, cấu tạo bằng âm thanh, màu sắc, đường nét, động tác, hình khối, . trong một thế giới hình tượng. Thế giới hình tượng này với những phong cách độc đáo nhưng rất quen thuộc, thân thiết, gắn bó khăng khít với thói quen, tình cảm, mỹ cảm của mọi người, thể hiện trong hình thức hoạt động nghệ thuật nhằm thoả mãn yêu cầu của cuộc sống tinh thần. Múa rối là một nghệ thuật dân gian truyền thống của nhân dân ta. Từ bao đời nay trò “leo dây múa rối” đã là nguồn vui chơi giải trí thích thú của đông đảo bà con xa gần kéo về tham dự các ngày hội hè đình đám ở các làng thôn. Múa rối là một nghệ thuật dùng quân rối làm trò diễn kịch trên sân khấu, còn người điều khiển được che giấu kín. Quân rối là những con nộm làm bằng gỗ, giấy bồi, nan đan, bông vải, chất dẻo . hoặc có khi chỉ là quả bóng bàn, củ khai, vỏ trứng . hoá trang phục trang. Ngày nay múa rối chia ra nhiều thể loại như múa rối tay, múa rối que, múa rôi dây, múa rối sân khấu đèn, múa rối dẹt, múa rối máy . Nhưng nhân dân ta xưa nay lấy sân khấu làm căn cứ phân loại, chia nghệ thuật múa rối làm hai loại hình. a. Nghệ thuật múa rối nước: Dùng sân khấu mặt nước. b. Nghệ thuật múa rối cạn: Dùng sân khấu dựng trên mặt đất. [...]... : 0918.775.368 Nghệ thuật múa rối nước chuyên dùng quân rối máy, điều khiển từ xa Nghệ thuật múa rối cạn dùng quân rối tay, quân rối dây, quân rối máy, quân rối que Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của tổ tiên ta dựa trên hoàn cảnh tự nhiên của một vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa cao, và diện tích nước rộng Các nghệ thuật múa rối nước đã lợi dụng sức cản đẩy và thể lỏng của nước vào việc điều... nền nghệ thuật múa rối nước nói chung, cũng như ở Thái Bình nói riêng Nhưng qua một số tư liệu thu thập được bước đầu - nghệ thuật múa rối nước Thái Bình chưa có dấu hiệu gì tỏ ra có sự cách biệt với nghệ thuật múa rối ở các tỉnh thành khác, trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật Tìm hiểu lịch sử múa rối nói chung và múa rối nước Thái Bình nói riêng ta không thể chỉ dựa vào trí nhớ của các nghệ. .. là nước trong bốn tai hoạ lớn nhất của loài người (thuỷ, hoả, đạo, tặc) trở nên cái nhu cầu số một cho nguồn sống, sản xuất nông nghiệp là nước trong bốn yếu tố: Nước, phân, cần, giống Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG III NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC I Nghệ thuật múa rối nước Trong nền nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là một bộ môn độc đáo, dùng mặt nước. .. Âm Thị Kính c Múa rối thùng ở Đống (Đông Các - Đông Hưng) Múa rối thùng là một sáng kiến độc đáo của hội Rối nước Đống, đóng góp vào nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Hội Rối nước Đống do ba cụ Phạm Viết Tạo (thợ sơn) Phạm Việt cư (thợ tượng) và Phạm Viết Nghinh lập ra năm 1931 Tuy trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, hội Rối nước Đống có thể coi là cái gạch nối giữa nghệ thuật Rối nước truyền thống và... Do đó sự hiểu biết về nghệ thuật của Nghệ nhân trong các phường hội Rối nước đã phát hiện được thường phiến diện Qua bước đầu khai thác, chưa thấy một Nghệ nhân Rối nước nào nắm được về căn bản và toàn diện về nghệ thuật của mình Thường trong một phường hội “người giỏi trò này, người hay trò khác” với trình độ và ở mức độ nhất định Nghệ thuật múa Rối nước xưa hoàn toàn không có Nghệ nhân nữ Các việc... nước làm nơi hoạt động cho các nhân vật Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng hiếm thấy ở trên thế giới, nó là một “đặc sản văn hoá” của đất nước chúng ta, một đất nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều Nghệ thuật múa rối nước có những nét chung của nghệ thuật sân khấu, của nghệ thuật múa rối, nhưng nó có cái khác biệt căn bản là dùng mặt nước làm sân khâu, do vậy nó cũng có những đặc điểm riêng... Tel : 0918.775.368 Quân rối là cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghệ thuật múa rối Không có quân rối thì cũng sẽ không có nghệ thuật múa rối Sự phát triển của nghệ thuật múa rối không thể tách rời khỏi việc sáng chế và các tiến quân rối Quân rối càng hoàn hảo thì càng giúp cho kỹ xảo của người điều khiển được nâng cao, khả năng diễn đạt phong phú quân rối là một loại “diễn viên” khả năng của nó có hạn... thể: 1 Sân khấu và quân rối a Sân khấu Dùng nước làm nơi quân rối diễn trò, đóng kịch là đặc điểm độc đáo của nghệ thuật rối nước Nước là yếu tố vừa cản trở, vừa hỗ trợ, vừa phối hợp, vừa công minh với quân rối Nước còn là một nhân vật, một nhân vật chính yếu nữa chứ không phải chỉ là môi trường, chỉ là khung cảnh Sân khấu rối nước là loại sân khấu ngoài trời, là khoảng mặt nước giữa buồng trò và nơi... động Về cơ bản quân rối nước là loại rối máy, rối bàn trên sân khấu rối cạn Kỹ thuật chế tạo máy rối nước gồm hai phần: Phần nằm trong cấu tạo bản thân quân rối và phần nằm trong bàn máy sào, dây như đã nói trên Hai phần này gắn vào nhau ở đế quân rối Do vậy đế vừa mang quân rối, mang máy điều khiển,vừa là điểm tựa cho các dây khi kéo giật Mặt phao đế không được nổi lên trên mặt nước, nhưng cũng không... Một số phường hội dùng bằng dây thép b Nghệ nhân Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian của người nông dân làm ruộng nước Nghệ nhân Rối nước có thể nói là người quan với nước từ trong “bụng mẹ” Nghệ nhân Rối nước không phải học nghề theo trường lớp, mà theo lối truyền nghề, nhờ ở sự tinh ý trong các bậc đàn anh để trước mà bắt . 0918.775.368 Nghệ thuật múa rối nước chuyên dùng quân rối máy, điều khiển từ xa. Nghệ thuật múa rối cạn dùng quân rối tay, quân rối dây, quân rối máy, quân rối. căn cứ phân loại, chia nghệ thuật múa rối làm hai loại hình. a. Nghệ thuật múa rối nước: Dùng sân khấu mặt nước. b. Nghệ thuật múa rối cạn: Dùng sân khấu

Ngày đăng: 08/04/2013, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w