1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Chính trị học Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay

177 582 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Chính những giá trị văn hóa nói chung,những giá trị văn hóa chính trị VHCT truyền thống Lào nói riêng, đã đượchình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào

Trang 1

ALoun Bounmixay

những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào

và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới

ở CộNG HòA dân chủ nhân dân lào hiện nay

luận án tiến sĩ chính trị học

Hà Nội - 2013

Trang 2

ALoun bounmixay

những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào

và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới

ở CộNG HòA dân chủ nhân dân lào hiện nay

Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01

luận án tiến sĩ chính trị học

Người hướng dẫn khoa học: 1 gS.TS Nguyễn Văn Huyên

2 PGS.TS Lê Minh Quân

Hà Nội - 2013

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận án là trung thực Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất

cứ công trình khoa học nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n

ALOUN BOUNMIXAY

Trang 4

Chương 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT

TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

30

2.1 Những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị 302.2 Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thốngLào

3.4 Những giá trị: đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công

103

3.5 Những giá trị: hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển 112

Trang 5

CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1 Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần địnhhướng cho công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân làohiện nay

126

4.2 Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với việc xây dựng

và phát triển đội ngũ cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làohiện nay

Trang 6

CHDCND : cộng hòa dân chủ nhân dânNDCM : nhân dân cách mạng

VHCT : văn hóa chính trị

XHCN : xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc,gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngànđời của nhân dân các bộ tộc Lào Chính những giá trị văn hóa nói chung,những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã đượchình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sựnghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước,

là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưuxâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang Cũng như ở các quốc gia kháctrên thế giới, VHCT Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sốngchính trị, mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dâncác bộ tộc Lào Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng ngày nay, ranh giới giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội,nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càng trở nên "phẳng" hơn thì vănhóa nói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trở nên yếu tốquan trọng trong việc giữ gìn các sắc thái để thể hiện sự khác biệt, tính độcđáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc

Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cáchmạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên,đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Cùng với quá trình dânchủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của cáctầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao Mỗi người dân Lào hiểu rõ hơn

về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựngđất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đảng và Nhà nước Lào

đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát

Trang 8

triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó có nền VHCT nhân dân Lào.Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng đượcnâng cao, các giá trị VHCT truyền thống Lào đã thực sự trở thành nền tảngtinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phầnđịnh hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn làđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Lào đi lên cùng các quốcgia trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủNhân dân (CHDCND) Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong

xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảngkinh tế - xã hội Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiệnnhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèongày càng gay gắt; lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức

xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống dântộc bị coi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thể hiện sựgiảm sút đáng lo ngại Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thờikhắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnhhưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển của đấtnước Lào Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên đểgiữ gìn bản sắc VHCT dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trịVHCT truyền thống của đất nước Lào, xây dựng VHCT Lào tiên tiến, thực

sự là nền tảng tinh thần vững chắc của nền chính trị, phục vụ đắc lực cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng trở nên cấp bách

ở CHDCND Lào hiện nay

VHCT là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở CHDCND Lào,đòi hỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phác hoạ những giá trị của

Trang 9

VHCT Lào, làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển nền VHCT Lào,góp phần tăng cường và phát huy tính tích cực chính trị của mọi người dântrong quá trình tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời củng cố, nângcao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ đảng viên ở CHDCND Lào Mặtkhác, nếu xây dựng được một nền VHCT phù hợp với yêu cầu mới và với điềukiện chính trị mới ở Lào, một nền VHCT vừa tiên tiến, vừa đậm bản sắc dântộc Lào, đặc biệt là một nền VHCT Lào được nâng cao theo yêu cầu và trình

độ quốc tế và khu vực thì nó sẽ có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá trìnhđổi mới để phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay

Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức vềtầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh

chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối

với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài

nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích của luận án:

Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành

và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu củaVHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộcđổi mới ở CHDCND Lào hiện nay

2.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụchủ yếu sau đây:

- Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào

- Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào

- Phân tích ý nghĩa của những giá trị VHCT truyền thống Lào đối vớicông cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay

Trang 10

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào với nhữnggiá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trị VHCTtruyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCTtruyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với côngcuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận:

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghị quyếtcủa Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v về văn hóa và VHCT

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc vàlịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánhv.v trong từng vấn đề đã đặt ra

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án

đã phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thốngLào, từ đó phân tích và làm rõ những ý nghĩa và vai trò to lớn của các giá trịVHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Luân án cung cấp thêm những luận chứng khoa học cho việc làm rõ cơ

sở hình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ýnghĩa của các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay

Trang 11

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thựctiễn trong việc lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước Lào; làm tài liệutham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng

và các cơ sở đào tạo về chuyên đề VHCT

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương, 12 tiết

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Một số nghiên cứu chủ yếu ở phương Đông và ở phương Tây

VHCT được hình thành và phát triển gắn liền với đời sống chính trị, nó

là những dấu hiệu phân biệt, thể hiện tính đặc trưng cho nhận thức chính trị,cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội;trung tâm của VHCT không chỉ là tổng số những tri thức của con người vềchính trị, mà còn là những định hướng cho việc lựa chọn chính trị; do đó thểhiện ý thức hệ, thái độ, cách thức phong cách chính trị của các chủ thể chínhtrị, của các cá nhân; VHCT cũng thể hiện khả năng hoạt động chính trị, kể cảnhững ứng xử theo thói quen của họ Những tư tưởng này được nghiên cứu vàxác định rõ dần trong nhiều tác phẩm của các nhà tư tưởng cả ở phương Đông

và cả ở phương Tây

Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 471 TCN) là một trong những nhà tưtưởng đầu tiên đề cập đến VHCT với cách tiếp cận chính trị - đạo đức Vấn đềcăn bản trong học thuyết của ông là người quân tử (người cầm quyền) vớinhững chuẩn mực cần thiết về ứng xử trong chính trị Niềm tin của ông gắnchặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân Khổng Tử cho rằng, chỉnhững người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử hay làngười có văn hóa mới được cầm quyền, tư cách của những nhân vật đó phảikiên định với địa vị trong xã hội Triều đại tốt cốt ở chỗ: vua làm tròn bổn phậncủa vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận cha và conlàm tròn bổn phận của con Học thuyết chính trị - đạo đức này thể hiện VHCTcủa Khổng Tử qua những nội dung chủ yếu của các phạm trù như "nhân" "lễ"

và "chính danh", tôn trọng người hiền, v.v Học thuyết tư tưởng thể hiện quan

Trang 13

niệm về VHCT của Khổng Tử chứa đựng những giá trị nhân văn và ý nghĩathời đại sâu sắc, gắn liền với VHCT ở Trung Quốc và nhiều nước khác ởphương Đông.

Lão Tử (580 - 500 TCN) cũng là nhà tư tưởng đề cập đến đạo trị nướctheo phương châm "vô vi nhi trị" trên cơ sở nhận thức và hành động theo "đạo"

- theo quy luật vận động và phát triển tự nhiên của xã hội Tuy chưa đề cập đếnkhái niệm VHCT, nhưng điều đó không có nghĩa là Lão Tử không có quanniệm về VHCT Thực ra, khi bàn về chính trị, về kế sách chính trị, về hoạtđộng chính trị, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về VHCT, về các nội dung củachính trị Phương châm "vô vi nhi trị" của Lão Tử, thực chất đã thể hiện mộtquan niệm mới về VHCT, nó thể hiện trong cách thức trị nước của Lão Tửtheo yêu cầu về các chuẩn mực ứng xử của người trị nước ở tầm của VHCT

Ở phương Tây, Platôn (428 - 328 TCN) và Arixtốt (384 - 322 TCN) lànhững người đầu tiên xem chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Mặc dùtriết lý chính trị - xã hội của các ông có những hạn chế lịch sử, nhưng ở đó vẫnchứa đựng hạt nhân hợp lý trong quan niệm về VHCT Platôn, trong tác phẩm

Nền cộng hoà (The Republic) cho rằng, tất cả những chế độ chính trị theo

truyền thống như dân chủ (democracy), quân chủ (monachy), chính thể đầu sỏ(oligarchy), vốn đã đồi bại, tham nhũng và giờ đây, nhà nước nên được điềuhành bởi tầng lớp những người cầm quyền mới, đó là các triết gia được giáodục tốt Các triết gia là những người được đào tạo từ thời trẻ và được lựa chọndựa trên năng lực: "những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã

hội" Aristốt - triết gia Hy Lạp cổ đại trong tác phẩm Chính trị (The Politic)

quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị Ông cho rằng,luân thường và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau và một đời sống thật

sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị

Giống như Platôn, Aristốt thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khácnhau và ông cho rằng hình thức đúng của nhà nước có thể biến thành một hình

Trang 14

thức nhà nước lệch lạc, nơi mà thể chế bị mục nát Theo ông, chế độ quân chủ,

có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhómnhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; xã hội có tổ chức do nhiềungười dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ trị Theo nghĩa này,Aristốt không dùng từ "democracy" hay nghĩa rộng như hiện nay, mà nó mangnghĩa đen là demos, hay thường dân cai trị Một cái nhìn chính xác hơn về dânchủ mà Aristốt đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy)

N.Machiavelli, nhà lý luận chính trị người Ý thời Phục Hưng, trong tác

phẩm Quân vương (The Prince) của mình đã đề nghị cần có một tầm nhìn

thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyênquyền để giành và giữ quyền lực chính trị Ông thường được xem là ngườiphản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền Đối vớiMachiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó, việc phân xử sự khác nhaugiữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp Thuật ngữ đượcMachiavellian sử dụng đó cũng có nghĩa là hành vi chính trị xảo quyệt, nó

đề cập đến một loại người thiếu đạo đức, hay dùng các thủ thuật mánh khoé

để cố thủ quyền hành Học thuyết của ông đã được nhiều nhà lãnh đạo họctập và thực hành, kể cả những nhà lãnh đạo chuyên chế toàn trị, nhữngngười đã biện hộ cho những hành động tàn bạo của mình và coi đó là vì mụcđích an toàn quốc gia

Tuy nhiên, các quan niệm có liên quan với VHCT được biết đến nhiềuhơn đối với người phương Tây trong một số công trình nghiên cứu của cácnhà tư tưởng nổi tiếng như G.Bôđanh, S.L.Môngtécxkiơ, v.v khi việcnghiên cứu VHCT gắn liền với đạo đức và lịch sử Tuy nhiên, khái niệm

VHCT lần đầu tiên được biết đến trong tác phẩm Tư tưởng triết học lịch sử

của loài người (1784 - 1791) của I.G.Gerzer, khi VHCT được nghiên cứu

trong mối quan hệ với tư tưởng, dư luận xã hội, tâm lý cá nhân và tính cáchdân tộc

Trang 15

J.S.Mill, sinh vào thế kỷ XIX, là người đi tiên phong trong việc dùngkhái niệm tự do trong chính trị Ông đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát

triển chính trị chủ chốt trong thời đại của ông Trong tác phẩm Luận về tự do

(On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân

và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số J.S Mill chorằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người Có ý kiến cho rằng cuốn

Luận về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa

tự do Tư tưởng VHCT của Mill là một nền chính trị tự do

Đến những năm 50 của thế kỷ XX, nhà chính trị học Mỹ G.Almond đãđưa khái niệm VHCT vào khoa học chính trị G.Almond đã tập trung nghiêncứu hành vi chính trị của các cá thể, phân tích xem động cơ hành động của họ

là gì, từ đó định nghĩa VHCT là tập hợp các lập trường và các xu hướng cánhân của những người tham gia trong một hệ thống nào đó, là lĩnh vực chủquan làm cơ sở hành động chính trị và làm cho hoạt động chính trị có ý nghĩa

Năm 1956, trong tác phẩm Các hệ thống chính trị so sánh (Comparative

Political Systems) của mình, G.Almond cho rằng VHCT gồm các yếu tố về

nhận thức, tình cảm và giá trị Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm

giá trị và tinh thần đối với chính trị Đáng kể nhất phải nói đến tác phẩm Văn

hóa công dân (The Civic Culture), (1963), của các nhà chính trị học Mỹ

S.Verba và G.Almond - tác phẩm này có ý nghĩa kinh điển cho nghiên cứu vềVHCT ở phương Tây cho đến nay Tác phẩm của D.Kavanagh với nhan đề

Văn hóa chính trị, London, Basinstocke, Macmillan, 1972 và các công trình

nghiên cứu của L.Pye, T.Pason và E.Silzer cũng có những đóng góp đáng kểcho sự hình thành và phát triển các quan niệm, khái niệm và cấu trúc củaVHCT Tuy nhiên, cần nói rằng những nghiên cứu của G.Almond và S.Verba

về VHCT nói chung và văn hóa công dân nói riêng thực sự đặt nền móng chonhững nghiên cứu hiện đại về VHCT trên thế giới

Trang 16

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tuy chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ vềVHCT nhưng đã đề cập tới một số nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cậnkhái niệm này một cách khoa học như vấn đề đấu tranh giành quyền lực, vấn

đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, vấn đề xây dựng con người XHCN,vấn đề dân chủ XHCN Mục đích của VHCT XHCN là hình thành nhữngngười cộng sản chân chính, khâu đầu tiên là hình thành ở con người đó tri thứcchính trị cơ bản, có hệ thống mà cốt lõi của nó là những nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị Đó là trình độ ý thức hệ, tư duy chính trị,phân tích, khái quát hóa kinh nghiệm xã hội, khả năng nhận thức những hiệntượng mới; là tâm lý, tình cảm, niềm tin đối với những tri thức chính trị và khảnăng hoạt động chính trị hàng ngày VHCT ở phương Tây hiện nay được kíchthích bởi nhiều nhân tố khách quan, như sự phát triển của kinh tế, của "văn hóakinh tế", của triết học và sự phát triển của bản thân nền văn hóa đó

Cho đến nay, VHCT và những vấn đề, những chủ đề có liên quan đếnVHCT đặt ra cho giới nghiên cứu vẫn là nguồn gốc của khái niệm VHCT; cónhững cách tiếp cận cơ bản nào đối với khái niệm VHCT; khái niệm VHCT cóliên quan như thế nào đối với các lý thuyết phát triển xã hội hiện đại; tiếp cậnVHCT chỉ ở nhận thức, thái độ, niềm tin hay còn hành vi; VHCT có những đặctrưng nào; v.v Trong hơn ba thập kỷ qua, cuộc tranh luận về VHCT từ góc độcủa các nền dân chủ đa nguyên ở phương Tây diễn ra với những khuynh hướng

lý giải khác nhau Ở các nước thuộc Liên Xô trước đây cũng diễn ra nhữngtrao đổi có tính học thuật về VHCT với tính cách một bộ phận cấu thành củađời sống chính trị ở các nước đang chuyển đổi này Có thể nêu một số nghiên

cứu của các tác giả Nga và Đức như: Batalov E.Ia với Văn hóa chính trị của xã

hội Mỹ hiện đại, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1990; Pivovarov Iu.S với Văn hóa chính trị: phương pháp luận nghiên cứu, Nxb Inhion, Mátxcơva, 1994; Mayer

G Với Nước Đức - một quốc gia hai nền văn hóa chính trị, Tạp chí khoa học

Trường Đại học tổng hợp Mátxcơva, số 4, năm 1994, v.v

Trang 17

Nhìn chung, VHCT trên thế giới được tiếp cận nghiên cứu từ hai cáchchính - tiếp cận từ góc độ vĩ mô (tổng thể luận) và từ góc độ vi mô (hành viluận) Cách tiếp cận tổng thể luận nghiên cứu VHCT của những quốc gia, giaicấp hay cộng đồng đông người nhất định Cách nghiên cứu này nhằm đưa racác triết lý về VHCT và xây dựng các mô hình VHCT mong đợi phục vụ lợiích của các giai cấp cầm quyền trong xã hội Cách nghiên cứu này thườngđược sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu theo trường phái mác xít Trongkhi đó, cách tiếp cận nghiên cứu VHCT từ góc độ vi mô lại hướng vào cáchành vi cá nhân hay hành vi của các nhóm trong đời sống chính trị hiện thực.Cách nghiên cứu này tìm cách giải thích nguyên nhân của sự khác biệt tronghành động của mỗi cá nhân hay nhóm khi tham gia vào đời sống chính trị từgóc độ văn hóa Cách nghiên cứu này thường được sử dụng phổ biến trong giớinghiên cứu chính trị học phương Tây.

Chung quy lại, VHCT, dù được triển khai nghiên cứu từ cách tiếp cậnnào, đều trở thành đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học chính trị, trong

đó có chính trị học Các nghiên cứu về VHCT đều hướng tới lý giải các giá trị

có tính bền vững, ổn định và trở thành nền tảng mang tính định hướng nằm ởtầng sâu của các sự kiện và hoạt động chính trị

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, giảng dạy về VHCT ởViệt Nam ngày càng được quan tâm Từ nhiều góc độ, các nhà khoa học đã

đề xuất nhiều cách tiếp cận, khám phá và chỉ ra những đặc trưng, đặc điểmcủa VHCT Việt Nam truyền thống và hiện đại Trong đó khoảng 10 nămtrước lại đây, việc nghiên cứu về VHCT cũng được nhiều tác giả quan tâm và

đã có nhiều công trình làm rõ bản chất, nội hàm khái niệm của VHCT, nhữngvấn đề và những nội dung xây dựng và phát triển VHCT, đặc biệt là vận dụngVHCT vào phát triển con người chính trị, đào tạo cán bộ đảng viên, nhất là cán

bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước Có thể kể đến một số công trình

Trang 18

đã được công bố như sách, bài viết trên các tạp chí và trong các kỷ yếu đềtài khoa học sau đây:

Một số sách, giáo trình, giáo khoa đã xuất bản:

Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay của PGS, PTS Phạm Ngọc Quang (chủ biên) (1995), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách làm sáng tỏ nội dung khoa học của phạm trùVHCT và vai trò của nó trong hoạt động chính trị, trong quá trình xây dựngCNXH, trong việc nâng cao năng lực và bản lĩnh lãnh đạo của đội ngũ cán bộ;

từ đó, đề ra phương hướng bồi dưỡng VHCT cho cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam.Đây là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa, phục vụ cho việc nghiên cứu,giảng dạy, học tập và là tài liệu tham khảo bổ ích Song, cuốn sách chỉ mới nêulên vấn đề, còn việc giải quyết vấn đề thực sự khoa học đòi hỏi phải dày côngnghiên cứu hơn nữa

Văn hóa chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS Nguyễn

Hồng Phong (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Đây là công trìnhnghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược thuộc Chương trình khoa học côngnghệ cấp Nhà nước KX - 06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xãhội" VHCT truyền thống Việt Nam là một đề tài của công trình, phân tích ảnhhưởng lớn và lâu dài của Khổng giáo nguyên thuỷ tới VHCT truyền thống ởViệt Nam, tác giả nhấn mạnh những truyền thống nhân văn, dân chủ mà những

tư tưởng tiêu biểu là nhân nghĩa; lòng yêu nước; lòng dân là ý trời; dân là quý;dân là gốc nước; vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nhưng nướccũng làm đắm thuyền Tác giả đã nghiên cứu sự biến đổi của tương quan giữaquốc gia - công hữu và tư hữu về ruộng đất trong xã hội Việt Nam suốt thờitrung đại Tác giả khẳng định đặc trưng của văn minh Việt là Làng - Nước(làng - nước chứ không phải là nước - nhà như Trung Hoa)

Văn hóa Việt Nam - truyền thống và hiện đại của Lê Huy Hòa - Hoàng

Đức Nhuận (2000), Nxb Văn hóa, Hà Nội Cuốn sách tập hợp những bài viết

Trang 19

công phu, độc đáo, giàu tính khoa học của các chuyên gia, các giáo sư, học giả,các nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, các nhà văn, nhà báo trong văn hóaViệt Nam đã nghiên cứu về lịch sử dựng nước, giữ nước và trong quá trìnhthực hiện sự nghiệp đổi mới của dân tộc Việt Nam Nội dung cuốn sách nhấnmạnh văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực tinh thần của nhân loại nóichung và dân tộc Việt Nam nói riêng Văn hóa giữ một vai trò quan trọng, nó

là cơ sở, là tiền đề cho những định hướng phát triển xã hội Cùng với quá trìnhthực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh,v.v là quá trình phấn đấu cho một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay do GS,

TS Trần Văn Bính chủ biên (2002), Nxb Lao động, Hà Nội Vai trò văn hóatrong hoạt động chính trị là một trong những đề tài có tính thời sự cao, do mộttập thể tác giả tham gia nghiên cứu và được Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì Đây là một hướng tiếp cậncòn rất mới mẻ và phức tạp, nhưng đã được các tác giả đi sâu phân tích trêntinh thần tư duy mới Công trình đã khái quát được nhiều vấn đề cơ bản về vănhóa trong lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay; tìm hiểuquan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của văn hóatrong lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản; văn hóa với sự nghiệp chính trịcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh; công tác xây dựng Đảng dưới góc độ văn hóa;công tác cán bộ, nhìn từ khía cạnh văn hóa và bồi dưỡng văn hóa cho ngườilãnh đạo, quản lý ở các nước tư bản Qua công trình này đã gợi mở, lý giảiđược nhiều vấn đề bổ ích và kịp thời cung cấp tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, học tập mà bạn đọc hiện nay đang quan tâm

Nâng cao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay của

TS Lâm Quốc Tuấn (2006), Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, HàNội Nội dung cuốn sách cho rằng, đề cập đến văn hóa là đề cập đến vấn đề

Trang 20

con người Trong VHCT, đó là các chủ thể chính trị mà cán bộ lãnh đạo là mộtlớp chủ thể quan trọng Cán bộ luôn được xem là một nhân tố quyết định sựthành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Cuốn sách nêu vấn đề nângcao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay góp phần hệthống hóa và phân tích những quan điểm, luận điểm cơ bản về VHCT, về tínhtất yếu phải nâng cao VHCT, cũng như phương hướng, nội dung và những giảipháp cơ bản nhằm nâng cao VHCT của cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Namhiện nay Về cấu trúc VHCT, theo tác giả có thể được xem xét dưới hai góc độtiếp cận cơ bản: VHCT gắn liền với chủ thể chính trị (văn hóa tổ chức, thiếtchế và văn hóa cá nhân) và VHCT với tư cách là hệ giá trị, là một hệ thốngphản ánh đầy đủ các dấu hiệu chân, thiện, mỹ.

Tập bài giảng Chính trị học, của Viện Chính trị học (2007), do PGS TS.

Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, xác định chính trịhọc là môn khoa học nghiên cứu chính trị như một chỉnh thể nhằm nhận thức

và vận dụng những quy luật và tính quy luật chung nhất vào các hoạt độngchính trị, trong đó có VHCT Cuốn sách cung cấp những kiến thức ở mức cơbản và cần thiết về VHCT nói chung và VHCT Việt Nam nói riêng

Nguồn gốc văn hóa truyền thống Việt Nam của PGS TS Lê Văn Quán

(2007), Nxb Lao động, Hà Nội Cuốn sách là một công trình tập hợp những kếtquả nghiên cứu và khảo sát về văn hóa Việt Nam trải dài trong nhiều thế kỷ

Nó là những tìm tòi và suy ngẫm được tích luỹ trong mấy chục năm của tác giả

về các hiện tượng văn hóa độc đáo mang bản sắc của dân tộc Việt Nam nằmtrong cái nói chung của văn hóa phương Đông Tìm ra mối quan hệ xuyên suốtmang tính lịch sử của các hiện tượng văn hóa nhằm giải thích một cách khoahọc và khách quan các hiện tượng văn hóa Việt Nam ở thời kỳ hiện đại chính

là nội dung cơ bản của cuốn sách Không thể giải thích các hiện tượng văn hóa

ở mỗi giai đoạn cũng như văn hóa hiện đại nếu tách rời chúng khỏi những mốiquan hệ khăng khít với truyền thống Nói một cách khác, sẽ vô cùng phiến diện

Trang 21

và sai lầm nếu xem xét các hiện tượng văn hóa một cách biệt lập Cuốn sách làtài liệu bổ ích cho những ai quan tâm tới cội nguồn văn hóa truyền thống và sựphát triển của văn hóa Việt Nam hiện đại.

Chính trị học - những vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Chính trị

học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do GS TS.Nguyễn Văn Huyên chủ biên và tập thể tác giả (2007), Nxb Lý luận Chínhtrị, Hà Nội Theo cuốn sách, chính trị học là khoa học nghiên cứu toàn bộlĩnh vực hoạt động chính trị nhằm khái quát lên những quy luật chung nhấthay những tính quy luật của đời sống chính trị, tìm ra những mối quan hệ,các cơ chế tác động, phương thức sử dụng, nói chung là khoa học và nghệthuật chính trị, nhằm hiện thực hóa những quy luật chung đó vào hoạt độngthực hiện mục tiêu chính trị Trong số các nội dung của cuốn sách đã đề cậpđến VHCT như là một trong những đối tượng nghiên cứu của chính trị họcnói chung và ở Việt Nam nói riêng

Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh

của PGS TS Lê Minh Quân (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốnsách xem tư tưởng chính trị của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh là nộidung cốt lõi của VHCT, nhất là VHCT XHCN Trong cuốn sách tác giả nêu

lên ba phần, thứ nhất: Tư tưởng chính trị của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh Đây là phần tổng quan tư tưởng chính trị của các ông; thứ hai: Giới

thiệu một số tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị;

thứ ba: Mác, Ăngghen và Lênin với cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển tư

tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác Để làm rõ hơn những quan điểm về chínhtrị của các ông, công trình đã đi sâu phân tích những luận điểm của các ông vềnhiều vấn đề chính trị cụ thể thông qua việc lựa chọn giới thiệu một số tácphẩm chủ yếu về chính trị, trong đó có các tác phẩm luận chiến, chống lạinhững kẻ thù của tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có đềcập đến những vấn đề của VHCT

Trang 22

Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, PGS.TS Phạm Duy

Đức chủ biên (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Công trình nghiên cứunày mang tính chất dự báo, mang tầm chiến lược và được tiếp cận văn hóa từbình diện lý luận chính trị; quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa; kế thừa

và phát huy một cách sáng tạo quan điểm, đường lối, chính sách văn hóa củaĐảng và Nhà nước và tiến hành tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam Cuốn sách đưa ra những dự báo và xác định những tầmnhìn có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 -

2020 Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức cùngvới sự đi sâu vào kinh tế thị trường sẽ tạo nên nhiều biến động trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa Nghiên cứu vấn đề này, đòi hỏikhông phải như một dự báo mang tính lý thuyết mà là một dự báo mang tínhhành động Công trình này nhằm góp phần xác định phương hướng và nêu lênnhững giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020 và đóng góp thực sự vào việc hoạch định chính sách phát triển vănhóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam của GS TS Nguyễn Văn Huyên, PGS TS Nguyễn Văn Vĩnh và TS.

Nguyễn Hoài Văn (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốnsách phân tích nhiều giá trị cốt lõi của VHCT truyền thống Việt Nam Theocác tác giả, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam,lịch sử đấu tranh cho những khát vọng của con người Việt Nam đã hình thànhnên những giá trị VHCT truyền thống Việt Nam Những giá trị VHCT ViệtNam được xây dựng trên cơ cấu xã hội nhà - làng - nước; Một nền chính trịyêu nước, thương dân, dân là gốc; Tư tưởng chính trị đấu tranh cho độc lập, tự

do, tự lực, tự cường; Tinh thần tự hào dân tộc, tự tôn nền văn hiến quốc gia,trọng trí tuệ, quy tụ người hiền; Một nền chính trị đạo lý, tôn trọng chính

Trang 23

nghĩa, bảo vệ công lý; vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị, hình thành tưtưởng về một nền chính trị pháp quyền; tư tưởng và hành vi chính trị khoandung, độ lượng, vị tha; hoà hợp, hữu nghị, hợp tác vì sự phát triển và tiến bộ.Những giá trị, phẩm chất và năng lực đó hợp thành một nền chính trị nhân đạo,nhân văn, tất cả vì con người của VHCT Việt Nam Cuốn sách còn nêu ranhững quan điểm và giải pháp phát triển VHCT Việt Nam trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn VHCT của PGS, TS Phạm

Hồng Tung (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Trong khoa học chính trịhiện nay, VHCT giữ vị trí quan trọng, vừa với tính cách là một đối tượng củakhoa học chính trị, vừa là một hướng tiếp cận liên ngành, có ý nghĩa phươngpháp luận đối với một số ngành khoa học xã hội khác Công trình này là mộttập hợp có hệ thống của 14 chuyên luận, đề cập tới những vấn đề về nghiêncứu VHCT Trên cơ sở của cách tiếp cận VHCT, tác giả làm rõ một số kháiniệm cơ bản được sử dụng phổ biến trong khoa học chính trị phương Tây, giớithiệu một số lý thuyết khoa học, cách tiếp cận và các luận điểm cơ bản của giớihọc giả phương Tây về VHCT Á Đông và chỉ ra những khía cạnh mới, nhậnđịnh mới về những vấn đề liên quan

Một số công trình khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành:

Văn hóa chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng và nội dung nghiên cứu của chính trị học của Hoàng Chí Bảo trong "Một số vấn đề về khoa học chính trị" (1992), Viện Mác - Lênin; Văn hóa chính trị - một cách nhìn trong thời kỳ đổi mới (1998) của Trần Đình Huỳnh, Tạp chí Xây dựng Đảng,

số 10,11; Vai trò của VHCT trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của

người cán bộ lãnh đạo chính trị (2003) của Nguyễn Văn Vĩnh, Thông tin

Chính trị học; Về văn hóa chính trị (2004) của Văn Hải, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5; "Văn hóa Đảng và xây dựng văn hóa trong Đảng", Kết quả Tọa đàm của Ban Tư tưởng - Văn hóa số 12/2004 và số 1, 2/2005; Văn hóa Hồ Chí Minh

Trang 24

và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên (2005), T/C Lịch sử Đảng, số

12 và Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa (2005) của Phạm Hồng Chương, Tạp chí Cộng sản, số 15; Tiếp cận triết học về VHCT và xây dựng

VHCT Việt Nam hiện nay (2005) của Nguyễn Văn Huyên, Thông tin Chính trị

học, số 1; Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (2009) của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Cộng sản số 7/97; Tư tưởng về một nền

chính trị pháp quyền trong VHCT truyền thống Việt Nam (2010), của Nguyễn

Hoài Văn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, v.v

Một số luận văn, luận án khoa học đã bảo vệ:

Văn hóa chính trị Việt Nam và vai trò của nó đối với công cuộc đổi mới

ở nước ta hiện nay (1998), Luận văn thạc sĩ của Lê Tấn Lập, Học viện Chính

trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Quá trình hình thành và phát triển giá

trị của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình văn hóa Việt Nam (1998), Luận văn

thạc sĩ của Phạm Bá Toàn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh; VHCT của đội ngũ giảng viên đại học nước ta hiện nay - thực trạng và

giải pháp (2004), luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ;

Các công trình khoa học trên, tập trung nghiên cứu về sự hình thành,phát triển, cấu trúc, đặc điểm, vai trò của văn hóa, VHCT của Việt Nam từtruyền thống đến hiện đại Có một số công trình khoa học đã đi chuyên sâu vào

sự phát triển văn hóa Việt Nam trong tương lai, đã đưa ra quan điểm, phươngpháp và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài ra, còn có một số

đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về những vấn đề gần gũi với đề tài luận

án này như: Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa, hội nhập

quốc tế (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ

năm 2008, Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HồChí Minh; v.v

Trang 25

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Ở CHDCND Lào trong những năm qua, việc tiếp cận văn hóa nói chung,VHCT nói riêng còn hạn chế, nhưng cũng có một số công trình nghiên cứu vàmột số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu của Đảng và Nhà nước đã

đề cập, tiêu biểu là:

Lịch sử Lào (1998), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác với các nhà

khoa học xã hội Lào đã nghiên cứu thành công đề tài liên quan đến vấn đề lịch

sử, văn hóa Lào từ thời tiền sử đến hiện nay Trong đó các nhà khoa học đãnghiên cứu từ những di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thànhcác mường cổ đại trên đất Lào; Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng

và bảo vệ đất nước; Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893 - 1954); Cuộcđấu tranh của Nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ dưới sựlãnh đạo của Đảng NDCM Lào Thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn, thửnghiệm biện pháp và con đường phát triển của Lào trong 20 năm sau cáchmạng giải phóng dân tộc Lào (1976 - 1995) Do tập hợp được sự đóng góp trítuệ của nhiều nhà khoa học mà cuốn sách có nội dung phong phú, chuẩn xác vềthực tiễn lịch sử, là tài liệu quý giá không chỉ đối với những người dân các bộtộc Lào mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển bộ môn Lào học ởViệt Nam Công trình này là cơ sở lịch sử cho việc làm rõ những giá trị VHCTtruyền thống Lào

Văn hóa nghệ thuật và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước CHDCND Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học của Sỉ Bun Hương

PhanĐaVông (1999) Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Theo đó, trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước CHDCND Lào, vai trò củavăn hóa nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng đang từng bước được khẳngđịnh như là một nhân tố bên trong của quá trình phát triển của các bộ tộc anh

em trên đất nước Lào Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về văn hóanghệ thuật, nhận thức đầy đủ vai trò và tác động của nó đối với sự nghiệp

Trang 26

đổi mới đất nước, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, nhất là các biện pháp

về phương diện lãnh đạo và quản lý để phát huy sức mạnh của văn hóa nghệthuật trong công cuộc đổi mới hiện nay là một vấn đề vừa có ý nghĩa lýluận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, động lực thúc đẩy sự phát triển đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân Lào, tiến lên theo hướng đổi mới đất nước doĐảng NDCM Lào đề ra

Luận án trên đã xác định được nội dung khái niệm văn hóa nghệ thuật một khái niệm xuất hiện trong nền mỹ học Xô - Viết từ những năm 70 thế kỷXX; làm rõ cơ cấu, chức năng xã hội của nó; đồng thời phân tích mối quan hệbiện chứng giữa văn hóa nghệ thuật và các lĩnh vực khác của xã hội Giới thiệukhái quát những nét tiêu biểu trong tiến trình lịch sử văn hóa Lào xem đó là bốicảnh văn hóa - lịch sử của sử nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Lào,theo phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng Trình bày về thực trạng vănhóa nghệ thuật Lào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), trong đó có nêu lênmặt mạnh, mặt yếu và những tồn tại cần vượt qua Giới thiệu các đường lối,quan điểm của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào trên lĩnh vựcvăn hóa nghệ thuật, chủ yếu là từ Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) đến nay Đềxuất được các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác dụng của văn hóanghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Lào giàu mạnh, xã hộicông bằng, văn minh Qua khảo sát, đánh giá, khái quát thực trạng văn hóanghệ thuật hiện đang diễn ra ở nước CHDCDN Lào, luận án đã nêu lên nhữngquy luật nội tại của văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đề xuấtcác giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của văn hóa nghệ thuật,cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý về văn hóa nghệthuật ở CHDCND Lào hiện nay Văn hóa nghệ thuật Lào được hình thành cóliên quan chặt chẽ với VHCT Lào

-Xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước CHDCDN Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ triết học của Xi

Trang 27

Lửa BunKhăm (2001), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ ChíMinh Luận án chứng minh rằng, nền văn hóa thẩm mỹ là một bộ phần tinh tế

và nhạy cảm của văn hóa tinh thần; nó phản ánh sâu sắc đời sống thẩm mỹgắn liền với các giá trị đặc thù độc đáo của các dân tộc; do đó văn hóa thẩm

mỹ là một bộ phận quan trọng và tinh tế của văn hóa dân tộc Nền văn hóadân tộc được hợp thành bởi sự thống nhất của VHCT, văn hóa đạo đức, vănhóa khoa học, văn hóa giáo dục và văn hóa thẩm mỹ, v.v tất cả đều hướngtới cái chân, cái thiện và cái mỹ Công trình đã luận giải, trong quá trình xâydựng nền văn hóa mới ở Lào, vấn đề xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ tiên tiếngiàu bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấp bách, góp phần giữgìn, phát huy truyền thống thẩm mỹ tốt đẹp của các bộ tộc Lào, xây dựng môitrường thẩm mỹ lành mạnh cho sự phát triển thịnh vượng và phồn vinh củađất nước Lào

Ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ và nền văn hóathẩm mỹ chưa được chú ý, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ởnước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế lại càng là vấn

đề mới mẻ Vì vậy, đây là một công trình mới cấp bách, có ý nghĩa lý luận thựctiễn đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở CHDCND Lào hiện nay Côngtrình đã làm sáng t ỏ khái niệm nền văn hóa thẩm mỹ và quy luật vận động,phát triển của nó; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng nền văn hóa thẩm

mỹ ở nước Lào trong thời gian từ năm 1986 đến nay; đề xuất phương hướng,nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ởnước CHDCND Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế

Đây là công trình bước đầu khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuấtphương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước Lào Tuynhiên kết quả đạt được có thể dùng làm tài liệu cho các nhà lãnh đạo và quản

lý văn hóa, cho các công trình nghiên cứu giảng dạy và học tập ở các Học việnchính trị cũng như các trường Đại học khoa học xã hội - nhân văn Đồng thời,

Trang 28

đây cũng là một công trình tham gia góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa nóichung, văn hóa thẩm mỹ nói riêng ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học của Son Tha Nu

ThămMaVông (2004), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.Trong thời đại ngày nay, văn hóa được thừa nhận vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của quá trình phát triển nói chung, của phát triển kinh tế nói riêng; hơnnữa, văn hóa còn được xem là hệ thống điều tiết quá trình đó Thực tiễn đờisống hiện thực của CHDCND Lào trong 30 năm đổi mới cho thấy vai trò củavăn hóa đang được khẳng định như nhân tố bên trong của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội Đảng NDCM Lào đã nhận định, phát triển tách khỏi cội nguồnvăn hóa dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa; đi vào kinh tế nhiềuthành phần, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống

sẽ làm mất bản sắc dân tộc, gây bất bình trong nhân dân, tạo mảnh đất cho sựxâm nhập của văn hóa độc hại, ngoại lai Trên cơ sở làm rõ vai trò của văn hóađối với sự phát triển kinh tế và thực trạng phát huy vai trò của văn hóa đối với

sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào, luận án đã làm rõ vaitrò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế; phân tích thực trạng phát huy vaitrò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCNDLào từ năm 1986 đổi mới đến nay; đề xuất một số nguyên tắc và giải phápnhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của nền kinh

tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào

Kết quả nghiên cứu của công trình làm rõ thêm vai trò của văn hóa đốivới sự phát triển kinh tế trong sự vận dụng cụ thể vào điều kiện của CHDCNDLào, từ đó góp phần khắc phục cả xu hướng tách rời văn hóa với kinh tế lẫn xuhướng xem văn hóa chỉ là sản phẩm thụ động của kinh tế; công trình cũng cóđóng góp về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế

Trang 29

và văn húa, cũng như cụng tỏc giảng dạy trong cỏc trưởng lý luận và trong hệthống cỏc trường đại học ở CHDCND Lào.

Văn húa chớnh trị của đội ngũ đảng viên tỉnh Xa Văn Na Khệt Cộng hoà Dõn chủ Nhõn dõn Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ chớnh trị học của Băng Lớt

KhămLiờngChănThiLạt (2004), và Văn húa chớnh trị của cỏn bộ lónh đạo

tỉnh Khăm Muộn Cộng hoà Dõn chủ Nhõn dõn Lào giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ chớnh trị học của Bun Thắng NiTiPhụng (2009), Học viện Chớnh trị

- Hành chớnh Quốc gia Hồ Chớ Minh Theo đú sự nghiệp đổi mới mà ĐảngNDCM Lào đề ra năm 1986 là một cuộc cỏch mạng sõu sắc, toàn diện và triệt

đề nhất Nú diễn ra khụng chỉ trong lĩnh vực chớnh trị, kinh tế mà cả trong lĩnhvực văn húa và xó hội, nhằm biến đổi cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của xóhội Thực hiện đường lối đổi mới đú trong gần 30 năm qua, CHDCND Lào đóđạt được những thành tớch to lớn trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởngnhanh, văn húa - xó hội phỏt triển, an ninh chớnh trị ổn định và đó đỳc kết đượcnhiều bài học quý bỏu, để vận dụng nhằm nõng cao và hoàn thiện hơn nữađường lối đổi mới của Đảng Bờn cạnh thành cụng cũng đó bộc lộ những hạnchế: sự khụng ngang tầm năng lực lónh đạo, quản lý của đội ngũ cỏn bộ đảngviờn so với thực tiễn đổi mới đặt ra, nổi bật là sự yếu kộm về tư duy lý luận.Trong nghệ thuật lónh đạo, quản lý cỏc quỏ trỡnh chớnh trị, văn húa - xó hội,mỗi giai đoạn cỏch mạng đũi hỏi ở đội ngũ cỏn bộ những phẩm chất và nănglực tương xứng với giai đoạn đú Để tương xứng với sự nghiệp đổi mới, trướchết phải cú đội ngũ cỏn bộ đảng viờn đủ phẩm chất, đạo đức cỏch mạng, nănglực lónh đạo, trực tiếp nhất là trỡnh độ VHCT của họ phải đỏp ứng được nhữngđũi hỏi của thực tiễn cỏch mạng hiện nay

Thực tế ở hai tỉnh Xa Văn Na Khệt và tỉnh Khăm Muộn hiện nay, nhữngtri thức và kỹ năng lónh đạo, quản lý của một số cỏn bộ ở cấp tỉnh đến huyệncũn yếu, cú tỡnh trạng thiếu gương mẫu trong lối sống, phẩm chất đạo đức của

Trang 30

một phần cán bộ, giảm sút tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ của Đảng vàNhà nước giao cho Do vậy, việc nghiên cứu, nhận thức về VHCT của đội ngũcán bộ lãnh đạo của các công trình trên đã góp phần trực tiếp tới sự ổn định vàphát triển của tỉnh Xa Văn Na Khết và tỉnh Khăm Muộn, góp phần đảm bảocho sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN tới thắng lợi với những mụctiêu mà Đảng và Nhà nước Lào đặt ra Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề

lý luận chung về văn hóa, về chính trị và VHCT, các tác giả phân tích thực trạngVHCT của đội ngũ cán bộ và đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếunhằm nâng cao VHCT của đội ngũ cán bộ đảng viên ở tỉnh Xa Văn Na Khệt vàtỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào hiện nay

Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã góp phần xác lậpđược những tiêu chí khoa học trong cấu trúc VHCT của người cán bộ lãnh đạo,

đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao VHCT của chủthể chính trị này, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu và học tậptrong các chuyên ngành khoa học như: Chính trị học, Văn hóa học, Nhà nướcpháp luật ở CHDCND Lào

Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ

(2002), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Theo đó,VHCT là một khái niệm gần đây được giới khoa học chính trị quốc tế vàViệt Nam rất quan tâm Trong quá trình nghiên cứu về tình hình chính trịqua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử khác nhau của các quốc gia, các dântộc, các nhà khoa học đã chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa truyền thống vănhóa và hoạt động chính trị Tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng nhiều nhànghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều nội dung căn bản của VHCT Xu thếchung của các nhà khoa học gần đây cũng rất quan tâm nhấn mạnh vai trò

và tác động của VHCT đối với sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc,

Trang 31

trước hết là tác động đến hoạt động chính trị của hệ thống chính trị ỞCHDCND Lào, vấn đề nhận thức về VHCT còn rất mới, cho đến nay chỉ cómột số công trình bước đầu nghiên cứu về vấn đề này Việc tiếp thu và họctập VHCT của các nước khác, đặc biệt là của Việt Nam, một nước có nhiềuđiểm tương đồng và có mỗi quan hệ hữu nghị đặc biệt với CHDCND Lào làmột vấn đề bức thiết hiện nay.

Nhiều công trình về VHCT ở Lào hiện nay khẳng định rằng, VHCT ởCHDCND Lào mang tính chất XHCN Đó là những công trình nghiên cứu VHCT Lào

từ khi Đảng NDCM Lào ra đời và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và vận dụng trong thực tiễn đất nước Lào Những công trình nàychứng minh rằng, ngay từ khi thành lập, Đảng NDCM Lào đã lấy chủ nghĩaMác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động chính trịcủa mình Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, VHCT ở nước CHDCND Làođang đứng trước thời cơ và thách thức mới do sự tác động của các nhân tố bênngoài và nhân tố bên trong Vì vậy, việc nhận thức toàn diện và sâu sắc về sựtác động của các nhân tố này là cơ sở để đánh giá và đề xuất các phươnghướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của VHCT ở Làotrong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

Một số công trình nghiên cứu, đánh giá về vai trò của VHCT trong đốisống nhân dân Các tác giả cho rằng quá trình, đổi mới, mở cửa, giao lưu hợptác quốc tế đã tạo cho nhân dân Lào tiếp cận với văn hóa, văn minh của nhânloại, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao sự nhạy cảm trong giao tiếp, ứng

xử và đánh giá các mối quan hệ và các sự kiện trong cuộc sống Nhưng đồngthời lại xuất hiện những tiêu cực là coi nhẹ công tác nhà nước, chú trọng vàocông việc liên doanh - liên kết quốc tế, coi nhẹ phẩm chất đạo đức cáchmạng Tinh thần trung với nước, hiếu với dân có chiều hướng suy giảm Chonên trong giai đoạn đổi mới hiện nay, VHCT có vai trò hết sức quan trọng

Trang 32

trong giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ để lãnh đạo và tổ chức thành công

sự nghiệp đổi mới ở nước CHDCND Lào Việc Nâng cao trình độ VHCT vàgiáo dục VHCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ góp phầntrực tiếp tới sự ổn định và phát triển của CHDCND Lào, góp phần đảm bảocho sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN tới thắng lợi với những mụctiêu mà Đảng NDCM Lào đã đặt ra

Nghiên cứu về VHCT ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay là mộtcông trình nghiên cứu rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong đời sống VHCT

Đó là vấn đề lý luận cơ bản về VHCT, phân tích thực trạng và đề xuất các giảipháp nhằm xây dựng và phát triển VHCT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nước Lào, chủ yếu biểu hiện tập trung ở các phương diện cơ bản là ý thứcchính trị, thiết chế, thể chế chính trị, sự tham gia hoạt động chính trị của độingũ nhân sự và vai trò của nhân dân Cụ thể là hệ thống hoá và làm sáng rõkhái niệm VHCT, những biểu hiện và tác động của nó đối với sự nghiệp đổimới đất nước ở nước CHDCND Lào; Khảo sát, phân tích và đánh giá thựctrạng VHCT ở nước CHDCND Lào từ năm 1986 đến năm 2002; Đề xuấtphương hướng và giải pháp nhằm phát triển VHCT ở nước CHDCND Làotrong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Luận án này góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về VHCT vàphương hướng giải pháp xây dựng VHCT ở Lào trong sự nghiệp đổi mới đấtnước hiện nay Qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng NDCMLào, góp phần củng cố hoàn thiện bộ máy nhà nước và phát huy vai trò VHCT

để xây dựng chế độ chính trị xã hội vững mạnh ở CHDCND Lào Kết quảnghiên cứu của công trình đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơquan lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước, làm tài liệu tham khảo chocông tác giảng dạy và nghiên cứu chính trị học và VHCT trong các trườngchính trị và trường đại học ở Lào hiện nay

Trang 33

Nhiều tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến VHCT được công bố trong

các tác phẩm: Tính dân tộc của văn hóa Lào của Bua Ban Vo La Khun (xuất bản năm 1998); Sự hình thành của các dân tộc Lào, tập I (2006), tập II (2009) của Bun Mi Thạp Si Mương; Tài liệu văn hóa và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Ko Ola Bun về vấn đề tư tưởng chính trị và văn hóa (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự

lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1945 - 1975 (2004), Ban

Tuyên huấn Trung ương Lào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010),

Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào Các công trình nêu trên đã phân tích vàkhẳng định về giá trị VHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đốivới công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Lào hiện nay

Có thể nói, những vấn đề về VHCT, từ bản chất đến đặc điểm, cấu trúc,chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nó trong đời sống chính trị ở trên thế giới đãđược nghiên cứu từ khá lâu Ở CHDCND Lào, tình hình nghiên cứu VHCT nóichung, VHCT truyền thống của Lào nói riêng chưa nhiều, thiếu hệ thống, chưacăn bản, chưa đáp ứng được đòi hỏi xây dựng và phát triển nền VHCT Lào nóiriêng, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc Lào nóichung, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Lào hiện nay Đốivới, lĩnh vực nghiên cứu về VHCT truyền thống, việc đi sâu nghiên cứu để rút

ra các giá trị VHCT truyền thống của các dân tộc trên thế giới cũng như ở ViệtNam chưa được quan tâm nhiều Đặc biệt, ở CHDCND Lào, việc nghiên cứuVHCT có thể nói là chưa có mấy công trình; còn nghiên cứu về giá trị VHCTtruyền thống Lào, cho đến nay chưa có công trình khoa học cũng như các luận

án, luận văn nào

Những thành tựu nghiên cứu nêu trên về VHCT với nhiều khía cạnh,nhiều góc độ khác nhau trên thế giới, ở Việt nam và kể cả ở Lào là nguồn tàiliệu quý báu cho nghiên cứu sinh kế thừa thực hiện luận án của mình

Trang 34

Cho dù các vấn đề nêu trên thực tế một số đã được đặt ra từ rất sớm ở cảphương Đông và phương Tây, nhưng ngành khoa học chính trị hiện đại, vớitính cách là một ngành khoa học độc lập, và cùng với nó là môn nghiên cứuVHCT chỉ ra đời ở phương Tây từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II Ở ViệtNam, nhất là ở CHDCND Lào, ngành khoa học chính trị học còn đang trongquá trình hình thành và phát triển Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu, kế thừacác thành tựu của giới nghiên cứu khoa học chính trị ở phương Tây củaCHDCND Lào, là việc làm có ý nghĩa quan trọng.

Những quan niệm, khái niệm và lý thuyết về VHCT, các phương pháp

và cách tiếp cận về VHCT, giá trị của VHCT được các nhà nghiên cứu trênthế giới cũng như ở Việt Nam giới thiệu, kể cả các công trình nghiên cứu vềVHCT và giá trị VHCT ở CHDCND Lào thời gian qua là nguồn tư liệu quýgiá để tác giả kế thừa, phát triển, phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩcủa mình

Trang 35

Chương 2 VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ

2.1.1 Khái niệm văn hóa

VHCT là một loại hình của văn hóa, nghĩa là nó thể hiện khía cạnhchính trị của văn hóa, là sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị

có tính văn hóa Như vậy, để tiếp cận được khái niệm VHCT một cách cơbản nhất, bản chất nhất, chúng ta cần thiết phải tìm hiểu, làm rõ các kháiniệm công cụ, nền tảng cơ bản nhất như văn hóa, chính trị, quan hệ giữa vănhóa và chính trị từ đó mới có thể làm rõ khái niệm VHCT

Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại,xuất phát từ chữ Latinh "cultus", nghĩa gốc là "trồng trọt", được dùng theo hainghĩa cultus và agri là "trồng trọt ngoài đồng" và cultus animi là "trồng trọttinh thần" Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến laođộng, hoạt động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng,bồi dưỡng tâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như HồChí Minh đã nói, đó là "trồng người"

Với nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ sản phẩm có giá trị xã hội do conngười sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống cùng với các phương thứchoạt động sống khác của các cộng đồng người tạo nên văn minh vật chất vàvăn minh tinh thần trong quá trình phát triển xã hội loại người Nói về nghĩahẹp, văn hóa là khái niệm chỉ hình thái ý thức và thượng tầng kiến trúc của xãhội Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh mộtcách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ làAlfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê có tới 164 định nghĩa khácnhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Văn hóa được đề cập

Trang 36

trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học,địa văn hóa học, triết học, xã hội học và bản thân văn hóa học Và trong mỗilĩnh vực nghiên cứu đó, định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau Cách tiếp cận

và định nghĩa về văn hóa khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các địnhnghĩa về văn hóa cũng khác nhau Tuy nhiên, có thề nêu lên một số cách phânloại định nghĩa về văn hóa dưới các dạng chủ yếu như sau:

Định nghĩa miêu tả: Định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao

hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Bumett Tylor (1832 - 1917) đãđịnh nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trongdân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, luậtpháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thunhận được với tư cách là một thành viên của xã hội

Định nghĩa lịch sử: Văn hóa là những gì được truyền từ đời này qua đời

khác Một nền văn hóa được hình thành qua nhiều thế hệ vốn có tính bền vững

và lâu dài Nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quanđiểm về tính ổn định của văn hóa Một trong những định nghĩa đó là của tácgiả người Mỹ Edward Sapir (1884 - 1939): Văn hóa chính là bản thân conngười, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểucho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảotồn theo truyền thống

Định nghĩa nguồn gốc: Ví dụ, định nghĩa của Sorokin (1889 - 1968),

nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga cho rằng, với nghĩa rộng nhất, văn hóa làkhái niệm chỉ một tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạtđộng có ý thức hay vô ý thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau vàtác động đến lối ứng xử của nhau

Dựa vào sự phân tích quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội loài ngườitrong lịch sử, A.I.Acnondov cho rằng, "văn hóa là hiện tượng phức tạp và đadiện Nó bao gồm cả hoạt động sáng tạo, tức là toàn bộ quá trình sản xuất ra tư

Trang 37

tưởng và vật chất hóa các tư tưởng đó; cả những tính cách của con người nhưmột chủ thể hoạt động; và cả bản thân nội dung những giá trị vật chất và tinhthần được tạo ra trong quá trình hoạt động ấy" [1, tr.32] Trên cơ sở đó,A.I.Acnondov đưa ra định nghĩa rằng: "Văn hóa là hoạt động sáng tạo tích cựccủa con người (cá thể, nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung) thựchiện trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần, nhằm nắm bắt và khaithác thế giới, quá trình này sẽ sản xuất, bảo quản, phân phối, trao đổi và tiêuthụ những giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa xã hội Đồng thời nó làmột tổng hợp chính những giá trị đã vật thể hóa hoạt động sáng tạo đó của conngười" [1, tr.33].

Với cái nhìn bao quát các nền văn hóa và các giá trị văn hóa trên thếgiới, năm 2002, UNESCO đã đưa ra quan niệm về văn hóa rằng, văn hóađược đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vậtchất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội

và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thứcchung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin Cũng trong khi đóTổng giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa một cách khái quátnhất: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động trong quá khứ và tronghiện tại Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thốngcác giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêngcủa mỗi dân tộc" [66, tr.109]

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất văn hóa được thểhiện trong mối quan hệ giữa con người với thế giới mà ở đó con người khẳngđịnh mình với tính cách là con người thông qua các hoạt động sống, sáng tạo

và phát minh Về vấn đề này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đề cập đến trong

các tác phẩm "Gia đình thần thánh" và "Hệ tư tưởng Đức", trong đó các ông

cho rằng để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ với tự nhiên thông qualao động Nguồn gốc của văn hóa chính là lao động, lao động đã sáng tạo ra con

Trang 38

người, lao động đã sáng tạo ra văn hóa Văn hóa gắn liền với sức sáng tạo vànăng lực của con người và sự sáng tạo đó bao giờ cũng bắt đầu từ lao động Căn

cứ vào mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét đượctrình độ văn hóa chung của con người

Theo Hồ Chí Minh, "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài ngườimới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,mặc, ở và các phương thức sinh sống, v.v Toàn bộ những sáng tạo và phátminh đó tức là văn hóa" [49, tr.431]

Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh cho rằngvăn hóa là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiếnthiết rồi văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được Văn hóaphải gắn liền với lao động, sản xuất Khi cách mạng mới thành công, trong côngcuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã nâng văn hóa cùng với kinh tế,chính trị, xã hội thành bốn lĩnh vực quan trọng hàng đầu Văn hóa ở đây đượchiểu theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượngtầng "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũngphải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưngvăn hóa là một kiến trúc thường tầng" [48, tr.293] Từ phương diện thực tiễn xâydựng đất nước, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh văn hóa như một lĩnh vực củađời sống xã hội Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước,

có nghĩa là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, từ đó giảiphóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển "Văn hóa với chính trị cóquan hệ chặt chẽ với nhau Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn

áp nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được" [47, tr.10]

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về văn hóacũng có những quan niệm khác nhau về văn hóa Theo đó, văn hóa là nhữngphương thức sản xuất, cách thức sinh hoạt khác nhau của cộng đồng người, hội

Trang 39

tụ tri thức, sáng tạo ra văn minh tinh thần và văn minh vật chất Văn hóa cóđặc điểm của tính lịch sử, tính truyền thống, tính dân tộc, v.v

"Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo, tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt độngsản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống, và sự tương tác giữa con người vớimôi trường tự nhiên và xã hội Văn hóa có ý nghĩa khác nhau đối vớicác dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm những chuẩnmực, giá trị, tập quán, v.v " [58, tr.11]

Nói văn hóa không có nghĩa chỉ nói đời sống tinh thần dân tộc mà đó làđộng lực vật chất - tinh thần của cả hình thức tổ chức xã hội, của các phươngthức hoạt động và phương thức sống của toàn dân tộc, các năng lực hoạt động

và trình độ phát triển người của cả cộng động, quốc gia, dân tộc "Văn hóa làphạm trù người, nó chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa chínhcon người và với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ giá trị, các phươngthức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển người, v.v của một cộngđồng, một dân tộc, một thời đại" [9, tr.256]

Cũng từ các giá trị đã có, văn hóa tạo nên ở mỗi con người những tiềmnăng tinh thần Các tiềm năng đó được huy động trong mỗi hoạt động vật chất

và tinh thần, trong các hoạt động có tính xã hội cũng như hành vi cá nhân củatừng con người Văn hóa là toàn bộ hiểu biết của con người tích lũy được trongquá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử, được đúc kết lại thành các giá trị vàchuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện thông qua vốn disản văn hóa và hệ thống ứng xử văn hóa của cộng đồng người Hệ giá trị xãhội là một thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội,

nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những conngười sống trong cộng đồng xã hội ấy" Văn hóa là một trong bốn lĩnh vựchoạt động sống của xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Và như thế,văn hóa là một bộ phận của đời sống con người - lĩnh vực tinh thần của đời

Trang 40

sống xã hội" [9, tr.305] "Văn hóa là một hệ thống giá trị xã hội, biểu hiện vàphát triển những năng lực bản chất của con người trong quá trình cải tạo tựnhiên - xã hội và làm chủ bản thân Những năng lực ấy được thể hiện tronghoạt động sáng tạo của con người và trong những kết quả của hoạt động đó,nhằm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thành của cá nhân và xã hội theo hướngchân - thiện - mỹ" [33, tr.15].

Với nghĩa rộng, nhiều tác giả đã nêu lên những quan niệm và có nhữngcách diễn đạt riêng, song tựu trung lại có thể khái quát thành 4 nội dung cơbản Theo đó, văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóatinh thần; văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục,văn học nghệ thuật; văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, đạo đức xãhội, văn hóa nghệ thuật; văn hóa xét từ vai trò của nó vừa là kết quả, vừa lànguyên nhân của sự phát triển xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là độnglực của sự nghiệp xây dựng đất nước

Văn hóa còn được hiểu là thiên nhiên thứ hai, được loài người sángtạo ra trong đó chia thành hai hệ thống hoạt động là hoạt động sản xuất vậtchất và hoạt động sản xuất tinh thần, cốt lõi chi phối các hoạt động này là hệgiá trị xã hội của nó "Văn hóa là sự tổng hoà của mọi giá trị tinh thần docon người tạo ra, là nền tảng tinh thần của mỗi con người cũng như của xãhội" [14, tr.37] Văn hóa là môi trường thứ hai, trong đó mỗi người được sinh

ra và lớn lên Môi trường văn hóa tác động trực tiếp tới sự hình thành nhâncách, sự phát huy mọi năng lực sáng tạo, khả năng giao tiếp giữa con người vớicon người, giữa con người với tự nhiên

Trên cơ sở tổng hợp những quan niệm nêu trên, có thể hiểu văn hóa làtoàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ vàhiện tại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

Hệ thống giá trị có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động củanhững con người sống trong cộng động xã hội ấy Các lĩnh vực đặc thù của đời

Ngày đăng: 21/05/2015, 18:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.I.Acnondov (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin
Tác giả: A.I.Acnondov
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1981
3. Hoàng Chí Bảo (1992), Văn hóa chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng và nội dung nghiên cứu của Chính trị học. Sách "Một số vấn đề về khoa học chính trị", Tài liệu của Viện Mác - Lênin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấnđề về khoa học chính trị
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1992
4. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa", Tạp chí Cộng sản , (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2005
5. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cáchvăn hóa của thanh niên
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2005
6. Hoàng Chí Bảo (2009), "Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập", Tạp chí Cộng sản, (797) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trongđổi mới và hội nhập
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2009
7. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hóa trong hoạt độngchính trị của Đảng ta hiện nay
Tác giả: Trần Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2000
8. Phạm Văn Bính (2004), "Văn hóa với tư cách là động lực, mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội", Lý luận chính trị, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với tư cách là động lực, mục tiêu và hệđiều tiết của sự phát triển xã hội
Tác giả: Phạm Văn Bính
Năm: 2004
9. Các chuyên đề bài giảng chính trị học (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chuyên đề bài giảng chính trị học
Tác giả: Các chuyên đề bài giảng chính trị học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
10. Cay Xỏn PhômViHản (1975), Nước Lào đang tiến bước trên con đường vẻ vang của thời đại, Nxb Neo Lào Hắc Xạt (Bản dịch của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Lào đang tiến bước trên con đườngvẻ vang của thời đại
Tác giả: Cay Xỏn PhômViHản
Nhà XB: Nxb Neo Lào Hắc Xạt (Bản dịch của Uỷ banKhoa học xã hội Việt Nam)
Năm: 1975
11.Cay Xỏn PhômViHản (1976), "Lời chào mừng tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ IV", Báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời chào mừng tại Đại hội Đảng lao độngViệt Nam lần thứ IV
Tác giả: Cay Xỏn PhômViHản
Năm: 1976
12. Cay Xỏn PhômViHản (1978), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lậpvà xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Cay Xỏn PhômViHản
Nhà XB: Nxb sự thật
Năm: 1978
13.Cay Xỏn PhômViHản (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào (1990), Nxb Sự thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào
Tác giả: Cay Xỏn PhômViHản (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào
Nhà XB: Nxb Sự thuật
Năm: 1990
14. Chính trị học đại cương (1997), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học đại cương
Tác giả: Chính trị học đại cương
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
15. Chính trị học đại cương (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học đại cương
Tác giả: Chính trị học đại cương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
16. Cù Huy Chừ (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án PTS khoa học triết học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trongviệc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay
Tác giả: Cù Huy Chừ
Năm: 1995
17. Phạm Hồng Chương (2005), "Tác động của văn hóa truyền thống tới sự lựa chọn con đường và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh" , Tạp chí Cộng sản, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của văn hóa truyền thống tới sự lựachọn con đường và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Năm: 2005
18. Trần Kim Cúc (2009), "Giao lưu văn hóa quốc tế nhìn từ góc độ quản lý", Lý luận chính trị, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hóa quốc tế nhìn từ góc độ quản lý
Tác giả: Trần Kim Cúc
Năm: 2009
19. Phạm Đức Dương (1947-1997), Nửa thế kỷ tiếp cận văn hóa Lào từ cảm nhận đến nhận thức, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm ngày chuyên gia kháng chiến ở Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ tiếp cận văn hóa Lào từ cảmnhận đến nhận thức
20. Hà Đăng (2005), "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựngvăn hóa trong Đảng hiện nay
Tác giả: Hà Đăng
Năm: 2005
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w