Vợ chồng A Phủ cùng là một kiệt tác của Tô Hoài - Vì vậy đã có rất nhiều cây bút hướng vào tác phẩm như một điểm sáng thẩm mỹ, một nguồn sống không hề vơi cạn
Trang 1Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Bộ môn : Phương pháp dạy học Văn
khoá học : 2003-2004
Hà Nội, 12-2003
Trang 2PHẦN I : MỞ ĐẦULỊCH SỬ VẤN ĐỀVăn học ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử loàingười Đã từ lâu, chúng ta xem văn học là món ăn tinh thần không thểthiếu ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu Văn học là gì? Chất văn làgì? Văn học để làm gì? Sẽ còn làm đau đầu chúng ta một cách dịu ngọtmỗi khi ta đọc và đọc những hiện tượng văn học nối tiếp nhau xuất hiệntrên phạm vi toàn nhân loại và mỗi khi cái phản ứng tự nhiên của độc giảhiện đại cứ ngày càng đa dạng và tỏ ra khó tính trong tiếp nhận văn học.PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương trong cuốn “Dạy học văn ở trường phổthông” (GT 159), đã cho rằng việc đọc văn là “một lao động tinh thần cực
kỳ căng thẳng” Đọc là biến chữ viết thành âm thanh, biến dòng chữ khôcứng thành lời nói sinh động, có hồn Đọc tác phẩm giúp người đọc đi sâuvào thế giới hình tượng, thế giới cảm xúc của nhà văn Đọc còn là hìnhthức bồi dưỡng năng lực văn cho học sinh, năng lực tiếp nhận và khámphá, cắt nghĩa ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm” Ý kiếntrên đây đã giúp mỗi chúng ta có được những hình dung ban đầu về việcđọc hiểu văn chương Như vậy, việc đọc hiểu văn chương đã trở thành yêucầu cấp thiết đối với học sinh ở nhà trường phổ thông Có lẽ hiểu đượcyêu cầu bức bách đó mà SGK Ngữ văn 6, 7 hiện hành đã thay thuật ngữGiảng văn bằng Đọc hiểu
Có thể thấy, đọc hiểu văn là một hoạt động được xác định thông quađối tượng và hướng vào đối tượng tác phẩm Đọc hiểu văn gắn liền hữu
cơ với tiếp nhận, vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học không cócon đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau, dướinhững bình diện khác nhau, mục đích khác nhau để đạt tới sự hiểu biết vàxúc cảm thật sự nhằm từ khám phá bản thân và hướng thiện
Đề cập tới vấn đề đọc hiểu, các nhà khoa học đã tiếp nhận ở nhiềugóc độ khác nhau và đưa ra những kiến giải riêng của mình Lịch sử vănhọc đã ghi nhận rất nhiều cây bút với những công trình nghiên cứu sáng
Trang 3tạo nhắc tới vấn đề đọc hiểu ở các mức độ nông sâu khác nhau Năm
1969, xuất hiện công trình nghiên cứu quan trọng của Hanđơke nhan đề :Văn xuôi, huyền thoại, khoa học - những vấn đề thi pháp của nó đề cậpđến bản chất của người đọc và vị trí tương lai của nó đối với thế giới hiệntại Hanđơke đã góp phần phân biệt chính xác hơn các loại người tiếpnhận đồng thời nêu lên những nhận định ban đầu về việc đọc văn
Năm 1971, Slavinxki với bài báo được dư luận chú ý “Mối quan hệbên trong cá nhân của giao tiếp văn học” đã trình bày tương quan xảy ratrong nội tại văn bản bao gồm những vấn đề bạn đọc có năng lực đọc vàhiểu văn, hình tượng tiếp nhận thế giới được mô tả…
Cuối cùng phải nhắc tới một vấn đề còn tồn tại cực kỳ quan trọng có
ý nghĩa thời sự trong “Phương thức tư duy văn học mới” được các nhàtriết học trẻ Vácsava khởi luận Đó là Thi pháp ứng dụng Thi pháp ứngdụng chỉ ra phạm vi nghiên cứu trạng thái giao tiếp giữa người truyền tin,người nhận tin trong một tổng thể và trong nội tại của nó, mặt khác nócòn có nghĩa là sự nhận thức văn học, tiếp nhận văn học, và đọc hiểu vănhọc
Ở Việt Nam cũng đã có một số học giả đã nghiên cứu đi sâu vào vấn
đề đọc hiểu văn chương Tác giả đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến làGS.TS Nguyễn Thanh Hùng với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như :Hiểu văn dạy văn, đọc và tiếp nhận văn chương, văn học và nhân cách,văn học tầm nhìn biến đổi… Hầu hết các công trình trên của tác giả đã đềcập sâu sắc tới việc đọc hiểu văn chương và coi đó là một khâu không thểthiếu trong việc dạy học văn Tiếp đó, có thể nhận thấy công trình củaGS.TS Phan Trọng Luận : Văn học nhà trường, thiết kế bài dạy tác phẩmvăn chương… ở đó ta cũng bắt gặp những ý kiến đóng góp của tác giả vàocông việc đọc hiểu văn chương và những hướng giải khi đi vào các tácphẩm cụ thể
Giới nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đây, cuốn sách Dạy học văn ởnhà trường phổ thông của PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã đem lại
Trang 4cho ta những ý kiến sáng tạo và mới mẻ về lý luân dạy văn, vai trò chủthể tiếp nhận của học sinh, tầm quan trọng của việc đọc trong giờ phântích tác phẩm văn chương…
Những kiến giải của một số tác giả trên đem lại cách nhìn toàn diện
về việc đọc văn hiểu văn Với mỗi một loại hình văn học ta cần có nhữngphương pháp đọc hiểu khác nhau Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập tớiviệc đọc hiểu truyện ngắn, cụ thể hơn nữa là truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của nhà văn Tô Hoài
Gới nghiên cứu và phê bình văn học khi viết về Tô Hoài đã nhậnđịnh : Truyện Tây Bắc, trong đó Vợ chồng A Phủ cùng là một kệt tác của
Tô Hoài - Vì vậy đã có rất nhiều cây bút hướng vào tác phẩm như mộtđiểm sáng thẩm mỹ, một nguồn sống không hề vơi cạn Tác giả NguyễnVăn Long với bài viết “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài Sách Giảng vănT.III, Đỗ Kim Hồi với ”Vợ Chồng A Phủ” sách Giảng văn văn học ViệtNam, Huỳnh Lý với “Truyện Tây Bắc” của Tổ Hoài - Sách Lịch sử Vănhọc Việt Nam tập IV, Vũ Quần Phương với “Tô Hoài, văn và đời” - Tạpchí Văn học 8.1994 Hoàng Trung Thông với Tô Hoài và “Truyện TâyBắc” - Sách chặng đường mới của Văn học chúng ta… Tất cả những bàiviết, cuốn sách đều hướng tới tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như một niềmmong muốn là đi sâu vào khám phá vẻ đẹp của văn chương, giúp cho việchình thành những đặc điểm phong cách truyện ngắn Tô Hoài, đồng thờiphục vụ cho quá trình đọc hiểu truyện ngắn diễn ra thuận lợi và đạt đượckết quả tốt
Công việc đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sẽ giúp ích rấtnhiều cho học sinh để các em có thể nắm bắt tác phẩm sâu sắc hơn đồngthời phát huy tính chủ động sáng tạo trong tư duy Quá trình đọc hiểu làmột khâu không phải có thể tiến hành trong chốc lát mà điều đó còn phụthuộc vào khả năng hướng giải của giáo viên và năng lực tiếp thu, sángtạo của học sinh
Trang 5Bài viết không có tham vọng đi hết triệt để tìm hiểu về truyện “Vợchồng A Phủ” mà chỉ muốn đánh giá, đóng góp một cách nhìn về quátrình đọc hiểu văn và cụ thể hơn đó là Đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của nhà văn Tô Hoài.
Bài viết gồm 3 phần
Phần I : Mở đầu - Lịch sử vấn đề
Phần II : Nội dung
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về truyện ngắn
1 Truyện ngắn và đặc điểm của truyện ngắn
1 Tầm quan trọng của việc đọc hiểu
2 Ý nghĩa của việc đọc hiểu
Trang 6sử có rất nhiều loại truyện ngắn như : Cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại…
Thế kỷ XIX mới hình thành khái niệm “truyện kể” Đây là một kháiniệm thể hiện những loại câu chuyện nói về khát vọng vĩnh hằng một nềnvăn hoá trước việc định danh và khái niệm hoà chỗ đứng của nó trong vũtrụ Ở loại hình này, các nhân vật, môtíp, hình ảnh tượng trưng bắt đầuđược chú ý Những truyện kể này thường kể lại tỉ mỉ câu chuyện gần như
là sự sáng tạo quá khứ Cuối thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nhà vănN.Gôgol, Hoppman, H.V Klaixơ… thì truyện ngắn hiện đại xuất hiện Nóđược coi là thể loại độc lập, có những đặc điểm riêng
1.1.2 Thế nào là truyện ngắn ?
A.Haxen (A Hasen) khẳn định : “Cho dù có ai đó hiểu truyện ngắnhiện đại như là hỗn hợp của phác thảo và truyện kể hay không thì khó cóthể phủ nhận rằng truyện ngắn là thể loại riêng biệt và tự trị Mặc dù vẫnđang phát triển”
Các nhà lý luận quan niệm : Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự
sự, khuôn khổ ngắn đôi khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần với các truyệndân gian mà nó gần với tiểu thuyết hơn ở hình thức tự sự, nó cũng tái hiệncuộc
Trang 7sống đương thời Tuy nhiên, truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạmột hiện tượng, phát hiện ra một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hayđời sống tâm hồn con người.
Tổng hợp quan niệm của “150 thuật ngữ văn học” và “Từ điển thuậtngữ văn học” ta có thể thấy :
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại truyệnngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống : đời tư, thế sự hay
sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếpthu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phânbiệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khá Trong văn học hiện đại
có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là những truyện dài viếtngắn lại Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyệnvừa Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyệncười, giai thoại… lại càng không phải là truyện ngắn
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộcđời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Cho nêntruyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học.Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc,lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởngkịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạttới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyệnngắn xuất sắc của mình
1.2 Một số đặc điểm của truyện ngắn
1.2.1 Truyện ngắn trước hết phải là ngắn, yêu cầu :
1.2.1.1- Truyện phải hướng tới một ấn tượng nhất định :
Theo X.Antônốp : “Truyện ngắn trước hết phải là ngắn”, khuôn khổtác phẩm trước tiên do nội dung của nó đòi hỏi Nhưng thực tiễn sáng tácchỉ rõ, cảm hứng của tác giả nhiều khi phụ thuộc vào những chuyện rất
Trang 8“tầm thường”… Chính việc Truyện ngắn phải ngắn khiến cho nó tự phânbiệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết -(trích “Sổ tay Truyện ngắn” Nxb Hội Nhà Văn - 1998 tr168).
1.2.1.2- Truyện ngắn cần phải loại trừ những gì không có liên quanđến hiệu quả đã định trước đó Truyện cần phải có một sự thống nhất triệtđể
1.2.1.3- Truyện ngắn không thể ngắn hơn cái mức người ta có thểhiểu ý đồ của tác giả Do đó, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủyếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác
1.2.2 Cốt truyện là hạt nhân nghệ thuật cơ bản của truyện ngắn.1.2.2.1- Định nghĩa cốt truyện :
Cố truyện là hệ thống sự kiện chia thành nhiều lớp sự kiện kế tiếpnhau từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Sự phân chia thành lớp này căn cứvào mối quan hệ thời gian, vào tính tổng hợp về giá trị của một nhóm sựkiện trong việc tự lập, phát triển và giải quyết mâu thuẫn xung đột truyện
Sự chuyển đổi từ lớp sự kiện a tới lớp sự kiện b có tác dụng đánhdấu sự biến chuyển của câu chuyện từ giai đoạn này tới giai đoạn khác.Điều này tạo cho cốt truyện có một quá trình diễn biến trọn vẹn
Bản chất sự kiện là sự tương tác giữa các nhân vật với nhau, giữanhân vật với hoàn cảnh thông qua hoạt động của nhân vật, chẳng hạn nhưhoạt động tâm lý, nói năng, đi lại… do đó sự kiện một mặt phản ánh cácmối xung đột xã hội, gia đình của các nhân vật, mặt khác nó góp phần bộc
lộ tính cách nhân vật
Soi chiếu vào truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” ta có thể thấynhân vật tôi hiện lên là sự thức tỉnh nhận thức lại của người nghệ sĩ trướccuộc sống Cuộc sống không phải là sự sao chép mà phải nhìn vào bề sâu,nhìn thấy bản chất của nó
Có thể nói, cốt truyện của truyện gnắn thường diễn ra trong mộtthời gian, một không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ramột điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Truyện ngắn không thể
Trang 9thiếu cốt truyện, bởi nếu thiếu cốt truyện thì không thể thành truyện ngắn.Tuy nhiên cũng có loại truyện ngắn không có cốt truyện và đây là đặcđiểm riêng của loại truyện ngắn này Truyện ngắn có thể kể về cả mộtcuộc đời, đoạn đời, sự kiện hoặc một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vậtnhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cáinhìn tự sự đối với cuộc đời.
Tiếp tục đi vào cốt truyện của truyện gnắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
ta thấy ở đây các nhân vật, sự kiện hiện lên : Ông chồng là sản phẩm củacuộc sống quá cực khổ; đại diện cho sự xuống cấp về nhân cách, dẫn tớitha hoá Người vợ hiện lên là đại diện cho một mô hình phụ nữ rất cũ :yêu chồng, yêu con, người phụ nữ mẫu mực của sự nhẫn nhục, sự chịuđựng Hình ảnh người con gái là hiện thân cho vẻ đẹp thánh thiện Chi tiết
cô gái đuổi bắt người em trai (Phác) và rút con dao của thằng em đem lạicho người đọc những trăn trở, day dứt, đó là sự đấu tranh giữa cái thiện
và cái ác, một điều phù hợp với đạo lí con người Việt Nam : đề cao chữhiếu, cô gái đại diện cho một thế hệ khác, không phải chịu bi kịch như bốmẹ; dường như qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi niềm tinvào thế hệ trẻ : họ không chấp nhận cái ác họ dám chiến đấu với cái ác,giữ trọn đạo hiếu và cuộc sống của họ sẽ thay đổi
Trong tác phẩm, có một chi tiết mang ý nghĩa luận đề sâu sắc, câunói của người vợ “Các chú không hiểu” Đây vừa là lời trách, vừa là lờioán giận (các ông tưởng rằng cuộc sống đẹp nhưng cuộc sống thực chất
vô cùng phức tạp, bỏ chồng là điều quái dị đối với đàn bà vì “Nhữngngười đàn bà miền biển đều coi chống như cột trụ lớn nhất” của cuộc đời.Câu nói trên đồng thời cũng là lời phê phán : Nghệ thuật phải là cái gì đóthật nhất, gần gũi với con người chứ không chỉ đi tìm cái đẹp, nghệ thuậtphải đi đến tận cùng cuộc sống để phản ánh chân thực cuộc sống
Từ sự kết hợp của cái chi tiết, từ việc soi vào cốt truyện có thể nânglên chủ đề câu chuyện : nghệ thuật phải đi đến tận cùng cuộc sống, phảnánh chân thực cuộc sống và cuộc sống dù nghiệt ngã đến đâu con người
Trang 10vẫn tìm cho mình một niềm tin mãnh liệt, niềm tin đó gửi gắm vào thế hệtương lai.
1.2.2.2- Chức năng của cốt truyện
Cốt truyện bộc lộ tính cách và số phận nhân vật, cốt truyện tạo chocâu chuyện có kịch tính để hấp dẫn người đọc Cốt truyện là phạm trù nộidung của tác phẩm Ở bình diện nghĩa cụ thể, cốt truyện góp phần tạo nênthế giới diễn ngôn của truyện, tạo nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Cốt truyện còn là một đặc trưng thi pháp của truyện ngắn vì nó làkết quả của sự sáng tạo của nhà văn, cốt truyện là một phương thức khắchoạ tính cách nhân vật cũng như số phận nhân vật trong truyện Qua đócốt truyện phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực
Có nhiều tác phẩm truyện không có cốt truyện, đây là một đặc điểmrất khác biệt của truyện ngắn so với truyện vừa hay tiểu thuyết Truyệnkhông có cốt truyện có đặc điểm : Truyện chỉ diễn đạt một trạng thái tâmhồn, dù không có cốt truyện nhưng vẫn duy trì mạch truyện và người đọc
có thể xác định được đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm Truyện không
có cốt truyện có thể coi là sự nới lỏng cao độ của cốt truyện, tác phẩm hầunhư không có đầu có đuôi, không có công việc, không có thời gian cụ thể.Tác phẩm chỉ có ý tưởng của nhà văn, nhân vật thường bị ý tưởng hoátheo ý đồ của nhà văn Nhà văn chỉ chú trọng vào xây dựng tâm trạng vànội dung nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh Những tác phẩm tiêubiểu cho loại truyện không có cốt truyện như : Hai đứa trẻ, Toả Nhị Kiều,Bến Quê”
1.2.3 : Đề tài của truyên ngắn :
Đề tài là mang hiện thực đời sống, là khái niệm chỉ loại các hiệntượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học
Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm Có bao nhiêuphạm vi cuộc sống có bấy nhiêu đề tài
Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theomối liên hệ bề ngoài giữa chúng Cho nên, có thể xác định đề tài văn học
Trang 11theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tácphẩm : đề tài thiên nhiên, đề tài loài vật, đề tài cải cách ruộng đất, đề tàisản xuất, đề tài chiến đấu, đề tài kháng chiến chống Mỹ, đề tài bộ độiTrường Sơn…
Cần phân biệt đề tài với tư cách là phương diện khách quan của nộidung tác phẩm với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyênmẫu thực tế của sáng tác văn học Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn tới tìnhtrạng biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu
tả Đối tượng nhận thức, miêu tả của sáng tác văn học là cái còn nằmngoài tác phẩm, đối diện với tác phẩm Đề tài của tác phẩm là một phươngdiện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắnliền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm, thẩm mĩcủa nhà văn
Đề tài hết sức phong phú và đa dạng, có thể trong cùng một đề tài,nhưng mỗi nhà văn khai thác ở một khía cạnh khác nhau Cùng miêu tả vềngười nông dân, Nguyễn Công Hoan đi sâu vào miêu tả cảnh tranh ruộng,cướp đất, kiện tụng của người nông dân ở nông thôn, Nam Cao đi vàotừng ngõ ngách cuộc sống, ghi lấy từng chi tiết, bắt lấy từng hơi thở vàhiện thực trong tác phẩm của ông giống như cuộc sống đa dạng phức tạpbên ngoài
1.2.4 Kết cấu truyện ngắn :
1.2.4.1- Khái niệm :
Kết cấu là sự tổ chức tác phẩm từ những đoạn, những phần khácnhau nối kết thành một văn bản chặt chẽ lôgic hợp lý có giá trị nghệ thuật
Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp Tổ chứctác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quanbên ngoài giữa các bộ phận, chường đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bêntrong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm Bố ục là mộtphương diện của kết cấu Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm : tổ chức hệthống tính cách; tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác
Trang 12phẩm ; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần củacốt truyện; nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… saocho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chính thể nghệ thuật.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu
là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảmnhiệm các chức năng rất đa dạng : bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tácphẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện ; cấu trúc hợp lí hệ thốngtính cách ; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹncủa tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ
Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vôhạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên hết cấutác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụthể của tác phẩm Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách củanhà văn
1.2.4.2- Chức năng :
Từ những nhân vật khác nhau thông qua kết cấu; nhà văn tạo ranhững mối quan hệ cùng tồn tại, tác động vào nhau để phát hiện ra phẩmchất cá tính của nhau, từ những chi tiết, sự kiện đặt bên cạnh nhau đan kếtlại thành một câu chuyện hấp dẫn
Từ những biến cố rời rạc qua kết cấu có thể kết hợp tạo thành cốttruyện kể cho nhau nghe
Từ những khoảng không gian, thời gian khác nhau được lựa chọn,tác động với nhau để tạo thành một thế giới riêng mang rõ ý nghĩa nhiềutầng bậc thể hiện khả năng tổ chức kết cấu của tác giả Kết cấu là conđường để khám phá, phân tích tác phẩm
1.2.4.3- Các kết cấu :
Kết cấu chương hồi : Tác dụng : mỗi chương hồi là một câu chuyện.Kết cấu vòng tròn : hay còn gọi là đầu cuối tương ứng : đây là kiểukết cấu gây ấn tượng cho người đọc - Mở đầu là một chi tiết nghệ thuật,kết thúc cũng bằng chi tiết ấy để tạo ra độ khép - mở cho tác phẩm và
Trang 13thường gợi một số phận không bình thường để tạo thành một vòng xoáykhép kín làm nổi bật bi kịch hoặc số phận nhân vật hoặc gợi cho ngườiđọc nghĩ tới một sự luẩn quẩn, không lối thoát.
Kết cấu đồng hiện : Là kiểu kết cấu trong đó nhà văn miêu tả những
sự kiện, những tình huống, những nhân vật, những thời điểm khác nhautrong cùng một thời điểm
Kết cấu trùng phức: hay còn gọi là truyện lồng trong truyện : ở đâytác giả đứng ngoài câu chuyện đóng vai trò là người chỉ huy đạo diễn chocâu chuyện diễn biến với nhiều lời kể đan xen để hoàn thiện chân dungnhân vật Kiểu kết cấu này có tác dụng tạo hứng thú cho người đọc vànuôi hứng thú ấy từ đầu tới cuối tác phẩm Có thể thấy trong truyện ngắn
“Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có ba mạchtruyện diễn ra trong mười năm được chọn kể vào một ngày Ba mạchtruyện lồng vào nhau và một mối tình Nguyệt và Lãm được kể thành haicuộc tình, câu chuyện trở nên rắc rối phức tạp và gây nên sự lầm tưởngcủa các nhân vật khiến cho tác phẩm có sức hấp dẫn lớn và gây được ấntượng mạnh
Kết cấu mở : là loại kết cấu mà ở cuối tác phẩm vẫn còn hé mởnhững suy đoán, ý tưởng tác giả dành cho người đọc tự đánh giá
Kết cấu theo dòng tâm lý : Nhà văn thiên về phân tích những biểuhiện nội tâm của tính cách nhân vật, hoặc kết hợp phản ánh những thực tếkhách quan Loại kết cấu này thường không đi theo trật tự thời gian, cókhi nhà văn đưa kết thúc lên trước rồi mới tiếp tục nội dung Kiểu kết cấunày không gò bó công thức mà người đọc vẫn theo dõi nắm bắt được tínhcách nhân vật kết hợp việc miêu tả hành động tâm lý giúp việc soi rọimiêu tả tính cách nhân vật Nhà văn vừa tháo dỡ câu chuyện vừa khuôn nóvào trật tự đầu đuôi Thể loại thích hợp với kiểu kết cấu này thường làđiếu văn, viết thư, hồi ký…
1.2.5 Nhân vật truyện ngắn
Trang 14Nhân vật là xương sống của tác phẩm tự sự, là linh hồn của tácphẩm, nhân vật cũng là phát ngôn cho tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người miêu tả Truyện ngắnthường không nhắm tới khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn,nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện gnắnthường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặctrạng thái tồn tại của con người Khi xây dựng nhân vật cần chú ý tới haiphương thức, đó là điển hình hoá và xây dựng nhân vật tư tưởng Ở tácphẩm hiện thực, người ta chú trọng tới việc tái hiện chân thực tính cáchđiển hình trong hoàn cảnh điển hình, ở tác phẩm lãng mạn, nhân vậtthường được lý tướng hoà và trở nên đẹp hoàn thiện vượt lên mọi hoàncảnh Nếu như nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật củatruyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Nhân vật là khái quát củahoàn cảnh và môi trường cụ thể.
1.2.6 Cách tạo tình huống truyện ngắn
Tình huống truyện là một khoảnh khắc nhất định trong tác phẩm,nơi tập trung điểm nút cảm xúc chủ đạo của nhà văn, là khoảnh khắc sángtạo của người nghệ sĩ trên nhiều phương diện tạo nên sự vận động củatính cách nhân vật và kết cấu tác phẩm Tình huống cũng là đỉnh điểmtrong sáng tạo của nhà văn, nó cũng hiện diện và bộc lộ sâu sắc mọi giátrị của truyện ngắn
Cách tạo tình huống trong truyện ngắn là một đặc điểm quan trọng,
có nhiều cách tạo tình huống, có nhà văn tạo ra tình huống nhận thức lựachọn, nhưng tình huống này thường gắn chặt với tình huống tâm lý và trên
cơ sở miêu tả lý giải mọi khía cạnh phong phú, phứ tạp của quá trình này
mà nhà văn đi sâu vào tâm lý con người
Có thể thấy, trong tác phẩm của Nam Cao, việc xây dựng tình huốnglựa chọn có ý nghĩa quan trọng bởi nhân vật bắt buộc ý thức lựa chọncách xử lý tình huống, phủ nhận nó rồi tiếp tục lựa chọn quá trình nàydiễn ra dai dẳng và quyết liệt Sự lựa chọn của nhân vật Hộ trong truyện
Trang 15ngắn “Đời Thừa” diễn ra dai dẳng quyết liệt để nhân vật chiến thắng bảnthân, tạo tiền đề cho những đối thoại tư tưởng Một khía cạnh quan trọngcủa chất triết lý trong truyện ngắn Nam Cao là tạo ra loại tình huống này.
1.2.7 Ngôn ngữ truyện ngắn :
Ngôn ngữ trước hết là ngôn ngữ đời sống được nhà văn chắt lọcthông qua tài năng để có những cách diễn đạt khác nhau Ngôn ngữ cónhững đặc điểm sau :
1.2.7.3- Tính hình tượng - gián tiếp :
Văn học bao giờ cũng là một cuộc tranh luận đối thoại công khaihoặc ngấm ngầm về tư tưởng do đó văn học giàu tính khuynh hướng tưtưởng hơn các loại hình nghệ thuật khác Văn học có thể bộc lộ trực tiếp
tư tưởng, tình cảm của nhà văn hoặc của nhân vật thông qua ngôn ngữ làchất liệu Đọc văn ta có thể thấy vô vàn con người đang suy nghĩ trướccuộc đời
1.2.7.5- Tính vô cực hai chiều về không gian và thời gian :
Ngôn từ có thể cô kết lại trong văn bản cực kỳ gọn nhẹ Ngôn từ cóthể hình dung bất cứ sự vật nào trong thế giới vĩ mô vi mô hữu hình cũngnhư vô hình từ trạng thái triền miên đến chớp nhoáng
Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học mang tính cực đại, cực tiểu vềkhông gian và cực lâu, cực nhanh về thời gian
1.2.8 Phong cách :
Trang 161.2.8.1- Định nghĩa :
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách Sách “Từ điểnthuật ngữ văn học” cho rằng : “Phong cách nghệ thuật là một phạm trùthẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình thượng,của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trongsáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn họchay văn hoá dân tộc”, “Một trăm năm mươi thuật ngữ văn học” lại quanniệm “Phong cách là những nét chung, tương đối bền vững của hệ thốnghình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bảnsắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học,một nền văn học dân tộc độc đáo” Ta có thể đúc kết lại khái niệm phongcách được tổng kết ở Giáo trình “Lí luận văn học” tập 3 như sau : “Phongcách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm
mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú
1.2.8.2- Đặc điểm phong cách :
Phong cách đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại một tiếng nóimới cho văn học Nếu không có tiếng nói ấy, thì dù vấn đề lập trường,vốn sống, tự cho là đã giải quyết đến đâu chăng nữa, thì tác phẩm của nhàvăn vẫn cứ bị rơi vào quên lãng
Nghệ thuật tối kỵ sự chung chung lập lại Đương nhiên cái gọi làđộc đáo; vẻ riêng, là phải ít thấy ở người khác, nhưng ở riêng nhà văn đóthì phải xuất hiện thường xuyên có tính chất bền vững, nhất quán Nhưngbền vững nhất quán là từ cốt lõi, chứ sự triển khai lại phải đa dạng và đổimới L.Tônxtôi nói : “Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc, thìcâu hỏi không phải anh ấy là người như thế nào? mà là : Nào, anh có thểnói cho tôi thêm một điều gì mới”
Phong cách cần sự độc đáo, nhưng đồng thời phải hay nữa Phongcách, do đó phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại chongười đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào Phong cách không những là
Trang 17dấu hiệu trưởng thành của nhà văn mà hơn thế nữa, khi nó đã được nở rộ,thì đó là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành.
Phong cách tuy là chỗ độc đáo của từng nhà văn, nhưng nó vẫnmang dấu ấn của dân tộc và thời đại Tính dân tộc là thuộc tính tất yếucủa văn học, trên ý nghĩa đó, phong cách của nhà văn không thể thoát lithuộc tính này của văn học Nhưng tính dân tộc còn là phẩm chất của vănhọc, phẩm chất này không phải là tất yếu cho mọi nhà văn, mà chỉ có ởnhững nhà văn nào biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của những lựclượng xã hội tiêu biểu cho dân tộc, phản ánh được bản chất hoặc một vàikhía cạnh bản chất cuộc sống và chiến đấu của dân tộc, sử dụng một cáchnghệ thuật những phương tiện hình thức, ngôn ngữ và có thể loại của vănhọc dân tộc Phong cách dĩ nhiên cũng có tính thời đại, bởi vì không nhàvăn nào thoát li được thời đại của mình Tính dân tộc và tính thời đại làđặc điểm không thể thiếu của phong cách
2 Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
2.1 Khái quát về chủ đề tác phẩm :Con đường đi và số phận của hai người thanh niên HMông - Mỵ và
A Phủ khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu
số miền núi trỏng cách mạng Đấy là con đường từ tự phát đến tự giác đấutranh chống đế quốc và phong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánhsáng, dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng Trong quá trình ấy, những ngườinông dân lao động nghèo khổ ở miền núi đã bộc lộ những phẩm chất tốtđẹp và trở thành những quần chúng cách mạng , những con người mới
Có thể xem nhận định trên đây là chủ đề truyện gnắn “Vợ chồng APhủ” Cùng với hai truyện nữa trong tập “Truyện Tây Bắc” - Vợ chồng APhủ là tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về đề tài miền núi trong nềnvăn xuôi cách mạng hiện đại Có thể nói Tô Hoài đã góp phần đổi mới đềtài miền núi trong văn học ta từ trước cho đến lúc đó Với Truyện TâyBắc, hình ảnh chân thực của các dân tộc miền núi trong quá trình phát
Trang 18triển cách mạng đã được phản ánh vào văn học, với hai vấn đề cơ bản làđấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
Ở truyện “Vợ chồng A Phủ”, trong khi tập trung diễn tả quá trìnhđến với cách mạng của nhân vật, tác giả cũng đồng thời đề cập đến nhữngvấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống của nhân dân miền núi: Vấn đề giảiphóng phụ nữ - vấn đề tình yêu và hạnh phúc của thanh niên… Những vấn
đề ấy làm sâu sắc và phong phú thêm ý trung tâm của tác phẩm
2.2 Cốt truyện :Dựa vào câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện “Vợ chồng APhủ” Truyện ngắn này kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người H.Mông -
Mỵ và A Phủ - từ chỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà tên thống lý Pá Tra,rồi giúp nhau thoát được, đến khi gặp cán bộ cách mạng trở thành nhữngquần chúng trung kiên, những đội viên du kích đích thực
Cốt truyện khá đơn giản, bám sát theo diễn biến cuộc đời của hainhân vật chính và được trình bày theo trình tự thời gian Có hể thấy haichặng của câu chuyện diễn ra ở hai địa điểm : ở Hồng Ngài và ở Phiềng
Sa Đoạn một là thời gian Mỵ và A Phủ ở Hồng Ngài Đoạn này có thểxem là một tình tiết khá trọn vẹn, có giới thiệu, mở mối, phát triển, thắtnút và giải quyết Hai nhân vật chính được giới thiệu lai lịch, dung mạo,rồi cùng sống trong một hoàn cảnh và dẫn tới sự thông cảm gặp gỡ giữa
họ Mâu thuẫn giữa A Phủ và Mỵ với bố con Pá Tra - đại diện cho thế lựcphong kiến ở miền núi - đã phát triển đến gay gắt, đưa tới hành động đấutranh tự phát để giải phóng của Mỵ và A Phủ : cắt dây trói, trốn đi Đoạnđầu là quãng đường đấu tranh tự phát của họ
Đoạn thứ hai là quãng thời gian Mỵ và A Phủ ở Phiềng Sa ĐếnPhiềng Sa, Mỵ và A Phủ đã thành vợ chồng Họ mong muốn và bắt tayvào xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đơn sơ, nhưng lại bị bọn Tây ởđồn Bản Pe cướp phá Từ đây bắt đầu một quá trình giác ngộ của vợchồng A Phủ, qua hai bước : gặp Tây đồn và gặp cán bộ A Châu Nhữngngộ nhận được giải quyết và hình thành ở họ nhận thức đúng đắn về bạn
Trang 19và thù Họ còn được thử thách và trưởng thành trong cuộc chiến đấuchống giặc lên càn quét khu du kích Phiềng Sa Đoạn thứ hai là quá trìnhgiác ngộ và trưởng thành của Mỵ và A Phủ dưới ánh sáng của Đảng, tronghoàn cảnh khu du kích Phiềng Sa.
Tác giả đã dùng một lối kể chuyện mạch lạc, khá đơn giản, nhân vậtcũng đã phân ra hai tuyến đối lập rõ rệt, do đó mà truyện ít nhiều gần gũivới những truyện dân gian Chính cách kể chuyện này đã phù hợp với nộidung và nhân vật trong truyện, góp phần tạo nên sự thống nhất thẩm mỹcủa hình thức với nội dung tác phẩm
Cốt truyện có hai phần như vậy được diễn biến khá tự nhiên Nhưng
nó cũng bộc lộ nhược điểm : chưa làm rõ sự cấu kết giữa hai thế lực đếquốc và phong kiến, nêu hai vấn đề chống đế quốc và phong kiến chưathật gắn bó nhuần nhuyễn, hai chặng đường của các nhân vật chính cũngcòn tách rời Chưa kể một nhược điểm nữa ở đoạn hai, là đời sống tâmhồn của nhân vật, nhất là Mỵ, ít được soi sáng, diễn tả, nên nhân vật cũnggiảm sức thu hút với người đọc
2.3 Đề tài :
“Vợ chồng A Phủ” là sáng văn xuôi viết về dân tộc Mèo (nay gọi làdân tộc H.Mông), những con người chuyên sống cheo leo mãi trên đỉnhnúi cao Nghĩa là thành công lớn nhất của một tác phẩm viết về một miềnđất xa xôi lại thuộc về cái phần nói đến nơi xa xôi nhất Thêm một điềuthú vị nữa khi nghĩa về Truyện Tây Bắc và nói rộng ra về sự nghiệp khaiphá đề tài miền núi của văn xuôi cách mạng nước ta
Trang 20phát triển quen thuộc, giản đơn, gồm hai nửa được ghép nối với nhauchưa mấy khéo Nửa đầu là chuyện ở Hồng Ngài, nơi thế lực miền núi -những thống lý, thống quán… - Ngự trị độc tôn Tới nửa sau địa điểmđược chuyển tới Phiềng Sa; ở đó, thực dân là kẻ thống trị cao nhất và hầunhư duy nhất Sự cấu kết giữa thực dân và phong kiến chỉ được vớt váttrong một chi tiết đặt mãi nơi cuối truyện, qua lời Mỵ kể về bố con Pá Trađược Tây đánh tháo về đồn ở Bản Pe Một sự tách bạch giữa hai nửatruyện cũng rất dễ nhận ra ở Hồng Ngài những người dân cực khổ có đấutranh, nhưng là đấu tranh tự giác để tự giải phóng đời mình, dưới sự giácngộ và lãnh đạo của Đảng, mà tiêu biểu là cán bộ A Châu.
2.5 Nhân vật :Thành công của truyện trước hết là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.Hai nhân vật Mỵ và A Phủ đã phần nào là những tính cách điển hình.Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp của họ, đồngthời cũng có nét cá tính rõ rệt A Phủ thì gan góc mà bộc trực cả tin, chấtphác Ở Mỵ, sức sống mãnh liệt nhưng thể hiện trầm lắng hơn nên cô Mỵ
có đời sống nội tâm sôi nổi dưới bề ngoài lặng lẽ
Nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài trong truyện ngắnnày là miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật, nhất là Mỵ Nhữngđoạn tả sự thức tỉnh của niềm khát vọng cuộc sống ở Mỵ trong một đêmxuân, cảnh Mỵ suy nghĩ đi tới hành động cắt dây trói cho A Phủ là nhữngthành công nổi rõ của tác giả trong cách miêu tả “từ bên trong” nhân vật.Tác giả diễn tả được những biến chuyển tinh tế trong nội tâm nhân vật,nhưng vẫn giữ được tính chất tự nhiên, phác thực của con người miền núitrong các nhân vật của mình, tránh được cái nhìn giản đơn cũng như các
tô vẽ giả tạo khi viết về những con người miền núi
Tính cách của hai nhân vật chính cũng đã được miêu tả trong sựbiến đổi, phát triển theo quá trình đi tới cách mạng của họ (chú ý sự thayđổi từ ngoại hình đến nội tâm và hành động của Mỵ và A Phủ khi ởPhiềng Sa, so với thời kỳ ở Hồng Ngài ; cũng cần chú ý sự biến đổi của A
Trang 21Phủ trong cái nhìn đồn Tây ở Bản Pe lúc chưa giác ngộ đến khi đã thànhtiểu đội trưởng du kích).
2.6 Cách tạo tình huống Tình huống duy nhất của tác phẩm chính là Mỵ cởi trói cho A Phủ
Tô Hoài đã rất thành công khi tạo ra tình huống này, nó chứng minh cho
“phép biện chứng tâm hồn của tác giả” trong phân tích tâm lý nhân vật
Theo cách sắp đặt của nhà văn thì Mỵ đã thấy A Phủ bị trói từ mấyhôm trước Cặp mắt A Phủ cứ mở trừng trừng mỗi khi ngọn lửa sưởi cháybùng lên Nhưng Mỵ vẫn thản niên hơ tay, sưởi lửa Với một người “chỉcòn biết còn ở với ngọn lửa”, A Phủ cũng xa lạ như mọi thứ ở trên đời
“Nếu A Phủ là cái xác chết đứng dậy cũng thế thối” Câu văn thật hay, bởiphải nói thế mới thấu hết sự lạnh lẽo, tê dại của tâm hồn Mỵ Nhưng vớimột nhà văn, một câu văn viết thế cũng cực kỳ táo bạo, vì tác giả đã dámđặt nó kề ngay trước đoạn tả Mỵ thương xót A Phủ và hành động cứu anh
Vậy đêm mùa đông ấy có gì khiến Mỵ đổi thay, khác hoàn toàn với
cô Mỵ của đêm qua như thế nào ? Không có gì, ngoài một tiểu tiết tưởngnhư không đáng kể Đêm ấy, A Phủ khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bòxuống hai hõm má đá xạm đen” Nhưng chỗ đáng kể của Tô Hoài lạichính là ở đây Nhà văn luôn biết tìm ra cái quyết định tất cả từ cái dườngnhư không là gì hết cả Dòng nước mắt lấp lánh kia chính là giọt nướccuối cùng làm tràn đầy cốc nước Nó đưa Mỵ ra khỏi cõi quên để về vớicõi nhớ
Và phải biết nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng, cũng đangkhổ nỗi khổ của con người, mới có thể thấy có con người nào đó cũng khổgiống mình Sự thương người không thể sinh ra khi sự thương mình cònchưa có Đúng là từ lúc biết thường mình, Mỵ mới dần có với A Phủ tìnhthương đối với một người cùng cảnh ngộ
Nhưng sự thương người, một khi đã xuất hiện thì cũng sẽ lớn mãilên, và sẽ đi đến chỗ lớn hơn cả sự thương mình Đấy cũng là quy luật tấtyếu của những tình cảm chân chính, nó sẽ sinh ra cái hạnh phúc được hy
Trang 22sinh ở đây cũng thế Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ Mỵ dần dầnphảng phất nghĩ : “ta là thân đàn bà… chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ởđây thôi” nhưng còn “người kia việc gì phải chết thế” Và hai tiếng “APhủ” lần đầu tiên rung động trong lòng Mỵ, nhè nhẹ, nghe như hơi thởcủa tình thương Song phải đến khi cho Mỵ nghĩ : giá như có phải trói vàocục thay cho A Phủ - giả như A Phủ đã trốn đi - thì “làm sao Mỵ cũngkhông thấy sợ” Phải đến lúc đó, Tô Hoài mới thực có cơ sở để Mỵ cầmdao cắt đứt nút dây mây.
Thế mà chỉ một thoáng sau, khi gỡ hết dây trói ở người A Phủ rồithì cơn hốt hoảng tưởng đã biến tan đi từ nãy, đột nhiên ập trở lại trongngười Mỵ Mỵ mâu thuẫn, Mỵ không nhất quán với mình ? Đúng thế,nhưng phải đúng thế mới là quy luật Bởi khi sự thương người đã đượcgiải quyết rồi, người ta đã thoát khổ rồi, thì sự sợ cho tai hoạ của mình, sựthương mình - vốn chưa hề mất đi - tất yếu sẽ quay trở lại Tuy nhiên, sự
lo lắng cho mình ấy không phải là hèn yếu Trái lại, nó tiếp cho Mỵ mộtsức mạnh để vùng thoát, để tự thay đổi số phận mình
2.7 Đặc điểm ngôn ngữ :
Có thể nói, ở “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài rất ít sử dụng ngôn ngữdân tộc nhưng bù lại, thứ ngôn ngữ tinh chất của ông khi miêu tả tâm lýnhân vật và ngôn ngữ đa dạng, mượt mà khi miêu tả khung cảnh thiênnhiên, phong tục Tây Bắc lại là thành công đặc sắc Tô Hoài quả là sành
tả thiên nhiên Nhà văn chỉ chấm phá vài nét mà làm hiện lên một đoạnvăn đầy màu sắc hội hoạ, như một mảnh hồn không thể thiếu của núi rừngTây Bắc Giữa không khí oi ngột của đau khổ, người đọc như được thưgiãn trước những trang văn thoáng đãng, bảng lảng một màn sương thơmộng như thế Nó như dấu lặng êm lắng trong một bản nhạc đầy những
âm thanh sôi réo tuôn trào Cạnh hình ảnh con người, đây là phần “đấtnước” của miền Tây từng đọng bao thương nhớ trong tâm hồn tác giả
Trang 232.8 Phong cách :
Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn của miền núi, nhà văn của câuchuyện đời thường - không phải ngẫu nhiên khi “Vợ chồng A Phủ” đượccoi là kiệt tác của ông Thành công đặc sắc của Tô Hoài đó là việc nhàvăn xây dựng tính cách nhân vật và phân tích tâm lý, bên cạnh đó, TôHoài cũng rất thành công khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc -Bức tranh phong cảnh Tây Bắc với chỉ vài nét chấm phá mà làm hiện lênmảnh hồn không thể thiếu của núi rừng Tây Bắc
Trang 24và câu được thể hiện trong hiện tượng ngôn ngữ được tiếp nhận Đọc văn
là một hoạt động được xác định thông qua đối tượng và hướng vào đốitượng tác phẩm Đọc văn gắn liền hữu cơ với tiếp nhận, vì muốn lĩnh hộitrọn vẹn tác phẩm văn học không có con đường nào khác là đọc và sửdụng các hình thức khác nhau, dưới những bình diện khác nhau, mục đíchkhác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự nhằm tự khám phábản thân và hướng thiện
Hoạt động đọc diễn ra thông ra sự tiếp thu và nắm vững ý nghĩa đãđược sắp xếp tổ chức trong ký hiệu ngôn ngữ và những mối quan hệ khácnhau Đọc văn là thực hiện năng lực tái tạo âmthanh, năng lực nhận thứcnhững đơn vị thống nhất về cú pháp và năng lực tạo nên âm điệu thíchhợp với tác phẩm Ý nghĩa quan trọng trong việc nắm vững tri thức và kỹthuật đọc thể hiện một trình độ văn hoá nhất định
Đọc văn là sự giao tiếp thẩm mỹ giữa người đọc với tác giả thôngqua âm thanh giọng đọc Sự giao tiếp này có thể được xem là “Kênh”thẩm mỹ : khi đọc, âm thanh của giọng đọc làm nổi bật cái đẹp, cái thẩm
mỹ mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm đến với từng người học, tạo rađược sự hoà đồng thẩm mỹ giữa tácgiả với người đọc, làm cho khoảngcách giữa tác phẩm với bạn đọc, tác giả với người học được rút ngắn lại.Đọc là một lao động hoàn toàn sáng tạo, nó phụ thuộc và tâm lý, thể chất,thị hiếu, tâm thế của người đọc, đòi hỏi người đọc phải huy động tất cảnăng lực, hứng thú, cảm xúc, nhu cầu, khát vọng, niềm tin để phân tích,
Trang 25đánh giá, cảm nhận một cách tinh tế, sâu sắc nội dung, nghệ thuật còntiềm ẩn trong những con chữ của nhà văn.
Đọc văn là một lao động tổng hợp của quá trình tâm lý, tiếp nhậngiao tiếp ngôn ngữ… Khi đọc, người đọc phải huyđộng toàn bộ hệ hiểubiết để phát hiện các quy tắc ngữ âm, chính tả, cú pháp , để phát hiện chỗdừng, chỗ nghỉ, xuống dòng : thể hiện cao độ, trường độ của giọng đọc
1.2 Đọc - hiểu văn :
Dạy văn thực chất là bồi dưỡng năng lực, là phát triển năng lực trítuệ của chủ thể học sinh, thể hiện ở việc nắm bắt, tiếp nhận và xử lý thôngtin thẩm mỹ ở mỗi văn bản văn chương khác nhau Xuất phát từ đặc trưngcủa văn chương lầphnr ánh đời sống qua hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật,ngôn ngữ văn chương có tính đa thanh và phức điệu nên đọc văn là tự đọclấy ngôn ngữ, hình tượng, tự dấy lên cảm xúc, đọc văn phải nắm đúng ýnghĩa của câu văn, đoạn văn và bài văn Đọc hiểu là khâu cơ bản nhất củacon người để chiếm lĩnh văn hoá Đọc để tìm ra ý nghĩa trong một thôngđiệp được tổ chức bằng ký hiệu phải bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểuđoạn, hiểu liên kết để dẫn tới hiểu toàn bài Trên cơ sở đó hiểu đúng mới
có thể hiểu sáng tạo Muốn hiểu đúng, đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnhthể, toàn vẹn, tính liên kết và mục đích của văn bản Mọi sự cắt xén, suydiễn, áp đặt đều không thể chấp nhận được Đối với việc đọc hiểu, yêucầu phá vỡ lớp vỏ ngôn ngữ, yêu cầu hạn chế được tính đa thanh, đa nghĩacủa ngôn ngữ nghệ thuật để tìm ra giá trị đích thực, nắm bắt chiều sâu củatác phẩm
1.3 Bản chất của việc đọc hiểu.
Đọc hiểu là quá trình tiếp nhận văn bản văn chương Để nắm vữngnội dung cũng như phương thức trình bày nghệ thuật trong mỗi văn bản,việc đọc văn có ba giai đoạn : Giai đoạn tiếp thu trực tiếp văn bản, đây làgiai đoạn phá vỡ lớp vỏ ngôn từ tác phẩm, giai đoạn khám phá, phát hiệnthế giới bên trong của các câu chữ, giai đoạn nắm bắt bản chất thẩm mỹ
và biết đánh giá thẩm mỹ, cụ thể trong văn bản
Trang 261.3.1 Đọc văn là quá trình lao động sáng tạo.
Valentin Asmút cho rằng : “Việc đọc làm cho người ta xúc động.Người đọc phải lao động cật lực và độc lập Không có bất kỳ sự kỳ diệunào có thể giải thoát độc giả ra khỏi cường độ làm việc như thế Lao động
để nắm vững từ và câu, để tái hiện thế giới hình tượng trong tác phẩm.Người đọc cần phải biết lao động và sáng tạo chân chính”
Mỗi tác phẩm ra đời là bắt đầu đánh mất hơi ấm nồng nhiệt và cảmgiác thiêng liêng của tác giả Bây giờ tác phẩm cắt rời tạm thời những liên
hệ máu thịt với nhà văn và trở thành sản phẩm tinh thần chưa có tinh thần.Tác phẩm lúc này cần đến những người đọc nó Mỗi một văn bản vănchương là một đề án tiếp nhận những ý đồ nghệ thuật mà nhà văn hoặcnhà thơ gửi gắm trong văn bản văn chương của họ Do đó, văn bản vănchương có nhiều khả năng tác động đến người đọc như khả năng thanhlọc, hình thành nhân cách, cải biến cảm hoá xã hội… Trước một văn bảnvăn chương thường có những khuynh hướng tiếp nhận khác nhau, đó làcác khuynh hướng nghiên cứu tìm hiểu tác phẩm văn học trong quá trìnhtâm lý (nghiên cứu quá trình sản sinh văn bản, nghiên cứu tìm hiểu tácphẩm văn học như một đối tượng khép kín, nghiên cứu tìm hiểu tác phẩmvăn học như một tổ chức ký hiệu Những khuynh hướng này đưa ra nhữngcách tiếp cận khác nhau trước một văn bản tác phẩm văn chương, nhưng
dù nghiên cứu theo khuynh hướng nào vẫn có thể khẳng định : một vănbản văn chương luôn hàm chứa trong nó, không chỉ hiện thự cuộc sống
mà còn cả một thế giới tư tưởng thông qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật.Văn bản văn chương không phải là một sự tổng hợp ngẫu nhiên của câu,của từ rời rạc được viết lại mà nó có thể được coi là chỉnh thể ngôn ngữcấu thành Viết và nói đều là hình thức hợp lý thể hiện lời nói nhưng lờinói thể hiện qua viết có một đặc điểm làm văn bản khác lời nói khác :Trong lời nói, ý của người nói và ý nghĩa của lời nói trùng lặp, trong lờinói người nghe trước tiên được quyết định bởi quan hệ đối thoại, văn bảnvăn chương hướng tới mọi độc giả Văn bản không bị hạn chế bởi lời
Trang 27xưng hô trực tiếp vì cùng một văn bản có thể vừa xuất hiện ý nghĩa kháchquan vừa xuất hiện ý kiến chủ quan Một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng
là sự kết hợp chặt chẽ để tạo nên cấu trúc ý nghĩa Do đó, đề án tiếp nhận
mà tác giả đưa ra chính là sự tổ hợp của một cái gì đưa ra trước, là sựchuyển giao có tính chất nhượng bộ cho người tiếp nhận, phát huy tínhchủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp nhận
Tóm lại, việc đọc là sáng tạo đã được tác giả định hướng và dẫn dắt.Dẫn dắt một cách im lặng Như vậy đối với người đọc, mọi cái đều phảilàm lấy và mọi sự đều đã có đấy rồi Tác phẩm chỉ tồn tại đích thực nhờvào trình độ các năng lực hiện có và sẽ có của người đọc Đó là năng lựctưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo bắt nguồn từ tưởng tượnghồn nhiên, tưởng tượng thi ca, tưởng tượng vật liệu trong mối quan hệnăng động, mãnh liệt nhất ở người đọc… Bằng cách đó trí tưởng tượngcủa người đọc không chỉ có chức năng điều tiết mà còn là sự cấu thành,
nó phải tái tạo lại thế giới thẩm mỹ rõ ràng từ những dấu ân do ngườinghệ sỹ để lại Thế giới nghệ thuậtcủa tác phẩm chỉ được bộc lộ ra trongtất cả chiều sâu của nó dưới sự quan sát, chú ý một cách khâm phục haybất bình của người đọc về giá trị thẩm mỹ của sự toàn vẹn về nội dung vàhình thức Ở tận cùng của đòi hỏi thẩm mỹ, người đọc vẫn nhận ra đòi hỏiđạo đức của con người như một chất sống để liên kết toàn xã hội trong tácphẩm như một sản phẩm nhân văn
1.3.2- Đọc văn chương - một con người mới ra đời
Tác phẩm văn chương là một vũ trụ tình cảm mà nhà văn nhận thức,đánh giá hiện thực cuộc sống trên cơ sở sự tỉnh táo của trái tim để thưởngthức thẩm mỹ và phản ánh nó thông qua ngôn ngữ nghệ thuật và hìnhtượng nghệ thuật Mỗi tác phẩm bao giờ cũng hướng tới chuẩn mực đạođức, tư tưởng của từng thời đại nhưng mối nhà văn nhà thơ bao giờ cũngsáng tạo ra một cái gì mà trước đó chưa từng có Mỗi một văn bản vănchương là một đề án tiếp nhận, đề án ấy là một phương thức sáng tạo nghệthuật bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nó là quá trình làm sáng tỏ từng bước ý