6.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thành công của truyện trước hết là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật :
Hai nhân vật Mỵ và A Phủ đã phần nào là những tính cách điển hình. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp của họ, đồng thời cũng có nét cá tính rõ rệt. A Phủ thì gan góc mà bộc trực cả tin, chất phác. Ở Mỵ, sức sống mãnh liệt nhưng thể hiện trầm lắng hơn nên cô Mỵ có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ. Nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài trong truyện ngắn này là miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật, nhất là Mỵ. Những đoạn tả sự thức tỉnh của niềm khát vọng cuộc sống của Mỵ trong một đêm xuân, cảnh Mỵ suy nghĩ đi tới hành động cắt dây trói cho A Phủ là những thành công nổi rõ của tác giả trong cách miêu tả “từ bên trong” nhân vật. Tác giả đã diễn tả được những biến chuyển tinh thế trong nội tâm nhân vật, nhưng vẫn giữ được tính chất tự nhiên, phác thực của con người miền núi trong các nhân vật của mình, tránh được cái nhìn giản đơn cũng như cách tô vẽ giả tạo khi viết về những con người miền núi.
Tính cách của hai nhân vật chính cũng đã được miêu tả trong sự biến đổi, phát triển theo quá trình đi tới cách mạng của họ.
6.2. Lựa chọn chi tiết :
đối lập nên càng nổi rõ (cô Mỵ cúi mặt ; lặng lẽ như một cái bóng giữa cảnh giàu có tấp nập của nhà Pá Tra, căn phòng âm u của Mỵ và khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống và ánh sáng ở bên ngoài ; tiếng sáo và tiếng chân ngựa đạp vào vách…).
6.3. Chất thơ :
Cũng như trong tập “Truyện Tây Bắc”, truyện “Vợ chồng A Phủ” còn lôi cuốn người đọc bởi chất thơ đậm đà trong sáng. “phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút Tô Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ”. Chất thơ ấy toát lên từ nội dung tác phẩm; vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân dân lao động miền núi và con đường giải phóng của họ. Nó cũng toát lên từ tâm hồn trong sáng, hồn hậu, trung thực của các nhân vật tích cực. Chất thơ ấy cũng thắm đượm trong bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc, làm nền cho những cảnh sinh hoạt giàu chất trưc tình của con người (Những đêm mùa xuân, cảnh đi chơi Tết, tiếng sáo gọi bạn ngoài đầu núi, những đám chơi Pao, thổi khèn, uống rượu bên bếp lửa của trai gái H.Mông…) Tô Hoài cũng nói về những ý thơ trong truyện của minh : “ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn nữa, rồi bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật và nhỏ bé vấn đề đi”.
PHẦN III KẾT LUẬN
Kinh Thánh viết : “Chúa tạo ra những dòng sông nhưng con người phải tự bắc những chiếc cầu”. Cái được cho và cái tự làm lấy là ngang nhau về giá trị. Dân quân nói : “Cho cá không bằng nhận được bộ cần câu”. Để tồn tại, con người thích nhận cá, để phát triển, con người muốn có cần câu. Trong học văn cũng vậy, người giáo viên cần cung cấp cho học sinh cách thức tiếp cận tác phẩm hơn là tiếp cận hộ học sinh. Công việc đọc hiểu chính là bộ cần câu tốt nhất dành cho học sinh khi muốn tìm hiểu tác phẩm văn chương. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một tác phẩm văn chương nào bởi đọc hiểu sẽ giúp cho mỗi chúng ta nắm bắt được phẩm, rèn luyện được khả năng làm việc khoa học của mình, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của bản thân, làm phong phú hơn cho tâm hồn đối với việc học văn.
Đọc, hiểu văn chương được xem như là năng lực văn hoá có ý nghĩa cơ bản đối với sự phát triển nhân cách bời vì phần lớn những tri thức hiện đại chuyên ngành được truyền thụ qua hoạt động này trên cơ sở đó tạo sự phát triển năng lực và kỹ năng đọc các tác phẩm văn chương cho mọi người là trách nhiệm của toàn xã hội, của ngành văn hoá nghệ thuật và nhất là của nhà trường. Đọc văn cũng là phương tiện thu nhập thông tin nhiều loại khác nhau về quan điểm, thái độ, kinh nghiệm, tri thức. Khoa học dù có hiện đại đến đâu đi chăng nữa, máy móc dù có thể thay thế con người trong vô vàn lĩnh vực thì hoạt động được hiểu văn chương sẽ mãi mãi là yêu cầu chính đúng và không thể thiếu đối với mọi thế hệ học sinh.
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Hùng - Đọc và tiếp nhận văn chương- NXBGD 2002.
2. Nguyễn Thanh Hùng - Hiểu văn dạy văn - NXBGD 2003 3. Nguyễn Thanh Hùng - Văn học và nhân cách.
4. Phan Trọng Luận - Văn học nhà trường - NXBĐHQG.
5. Phan Trọng Luận - Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông - NXBGD, 1999.
6. Nguyễn Thị Thanh Hương - Dạy học văn ở trường phổ thông - NXB Đại học quốcgia Hà Nội - 2001.
7. Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học - NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999.
8. Lại Nguyên Ân - Đọc văn phải khác với đọc sử - Báo cáo văn nghệ số 29 và 30 năm 1998.
9. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục 1992.
10. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình - Lý luận văn học. Tập III - NXBGD 1988.
11. Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Văn Long - Lịch sử văn học Việt Nam , Tập III - NXB Đại học Sư phạm 2002.
12. Hoàng Trung Thông - “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài- Văn nghệ số 55 tháng 9 năm 1954.
13. Tô Hoài - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi - Sđd, trang 78. 14. Nguyễn Văn Long - Truyện Tây Bắc - Từ điển văn học. Tâp III - NXB Khoa học xã hội, H, 1984.
15. Nguyễn Văn Long - “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài - Sách giảng văn, T III. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H, 1982.
16. Đỗ Kim Hồi - “Vợ chồng A Phủ” - Sách Giảng văn văn học Việt Nam - NXBGD - 1977.
17. Huỳnh lý - “Truyện Tây Bắc” - của Tô Hoài - Sách Lịch sử văn học Việt Nam T3 - NXBGD Hà Nội 1980.
18. Phong Lê giới thiệu - Vân Thanh tuyển chọn - Tô Hoài, tác giả và tác phẩm - NXBGD 2001.
Mục Lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ...1
KHOA NGỮ VĂN... 1
ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ...1
PHẦN I : MỞ ĐẦU... 2
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ... 2
PHẦN II : NỘI DUNG... 6
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...6
VỀ TRUYỆN NGẮN... 6
1. TRUYỆN NGẮN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN NGẮN...6
1.1. Lịch sử hình hành và phát triển Truyện ngắn...6
1.2. Một số đặc điểm của truyện ngắn...7
2. TRUYỆN NGẮN “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI...18
2.1. Khái quát về chủ đề tác phẩm :...18 2.2. Cốt truyện :...18 2.3. Đề tài : ...20 2.4. Kết cấu :...20 2.5. Nhân vật :...21 2.6. Cách tạo tình huống ...21 2.7. Đặc điểm ngôn ngữ :...23 2.8. Phong cách :...23 CHƯƠNG II... 24 ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN... 24 1. LÝ LUẬN VỀ ĐỌC HIỂU ...24 1.1. Đọc văn :...24 1.2. Đọc - hiểu văn :...25
1.3. Bản chất của việc đọc hiểu...25
2. ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “VỢ CHỒNG A PHỦ”...34
2.1. Thông qua việc đọc để ta có thể hiểu tác phẩm:...34
2.2. Qua việc đọc ta có thể thấy được những điểm sáng thẩm mỹ và trung tâm thẩm mỹ trong tác phẩm. ...34
2.3. Qua việc đọc hiểu ta có thể tìm ra phương thức trình bày nghệ thuật. ...34
2.4. Qua việc đọc hiểu ta thấy được tính thống nhất độc đáo trong hình tượng nghệ thuật...35
2.5. Qua việc đọc hiểu ta nắm được chiều sâu của tác phẩm...35
CHƯƠNG III... 37
THIẾT KẾ BÀI SOẠN - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỪNG BƯỚC ĐỌC HIỂU...37
1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM RA Ý ĐỒ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC GIẢ...37
2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM RA CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM ...37
3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT HIỆN RA KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM...39
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN DIỆN NHÂN VẬT, ĐẶC ĐIỂM TỪNG NHÂN VẬT...39
5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT HIỆN NHỮNG CHI TIẾT QUAN TRỌNG...43
6. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM RA NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM ...47
PHẦN III... 49