Ở tác phẩm này, có hai chi tiết cần phải chú ý và phân tích sâu sắc đó là đêm tình mùa xuân và Mỵ cởi trói cho APhủ.
5.1. Đêm tình mùa xuân :
Đoạn văn này thực sự là một thử thách đối với ngòi bút Tô Hoài. Làm sao cắt nghĩa được - dĩ nhiên là bằng nghệ thuật - điều có vẻ ngịch lý này : vì duyên cớ gì mà cô Mỵ của ngày xưa, cái cô Mỵ đầy xuân tình, xuân sắc lại bỗng dưng thức dậy trong người đàn bà an thân, mòn mỏi đúng vào và chỉ đúng vào cái đêm hôm ấy ? Tại sao cái con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong căn buồng chỉ có một lỗ cửa vuông mờ mờ trăng trắng kia suốt chừng ấy năm trời vào đúng đêm hôm ấy lại sinh ra ý muốn chơi xuân.
Duyên do là bởi đắt trời ? Quả thực, bức tranh xuân năm ấy có sức say người lắm : “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội”.
Nhưng trong cái làng H.Mông đó, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xoè như con bứơm sặc sỡ”.
Song gió rét, sắc vàng ửng của cô giành, hay sự biến màu áo kỳ của loài hoa đẹp chắc chắn chưa thể đủ để làm nên sự nổi loạn của một tâm hồn đã tê dại suốt bao năm (vì trong hoàn cảnh của Mỵ lúc bấy giờ, ý muốn đi chơi đúng là một sự nổi loạn - nổi loạn với nhà thống lý và nổi loạn với chính mình). Còn cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ
Tác nhân ấy, theo Tô Hoài, trước hết phải là hơi rượu. Nhà văn đã cho nhân vật của mình, ngày tết năm đó cũng bén uống rượu “uống ực từng bát”, rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây lãng quên, vừa đem về nỗi nhớ - láng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng, người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng chẳng hề hay), nhưng lại nhớ về ngày trước (“ngày trước, Mỵ thổi sáo giởi”…) và quan trọng hơn là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cùng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.
Nhưng có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mỵ bềnh bồng về với nỗi khát khao hạnh phúc, yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sao. Tô Hoài quả đã dụng công để mỗi lần tiếng sáo trởlại truyện là mỗi lần nó được biến đổi từ âm thanh của hiện tại dần dần thành tiếng của những mùa xuân trước. Thoạt tiên, tiếng sao, lúc ấy đã có tình lắm, nhưng còn vọng lại từ xa, mãi “ngoài đầu núi”, và Mỵ còn đủ tỉnh táo để nhận ra lời hát mình đang thầm theo là của người đang thổi. Ít lâu sau, tai Mỵ lại văng vẳng nghe tiếng sáo, nhưng lúc này đã không còn là tiếng sáo ngoài đầu núi mà là “tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi đến lúc tiếng sáo đã không chỉ là gọi bạn. Nó “gọi bạn yêu”. Và nó “lơ lửng bay ngoài đường”, như tình ai không thể tan, như lòng ai đợi chờ hờn trách. Để rồi cuối cùng, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mỵ, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ.
Thế nhưng sự vượt khỏi hoàn cảnh hiện tại của Mỵ diễn ra không thề đơn điệu dễ dàng. Tô Hoài đã rất tinh khi đặt nhân vật Mỵ trong cái đêm đáng nhớ ấy vào giữa một sự tương giao, một sự tương tranh giữa một bên là sức sống tiềm tàng và một bên là cảm thứ về thân phận. Cho nên, trong thời khắc ấy, ta mới thấy Mỵ đầy mâu thuẫn - mà phải đầy mâu thuẫn thì hình tượng mới thực, mới sống, mới tuyệt vời thú vị. Dòng phơi phới mà Mỵ vẫn theo quán tính vào buồng ngồi xuống giường, trông ra
cái cửa sổ lỗ vuông mờ trắng. Và khi lòng ham sống trào dậy thì ý nghĩ mãnh liệtđầu tiên của Mỵ là được chết ngay đi. Nhưng rồi ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó dường như chiếm trọn tâm hồn Mỵ, cho tới khi dường như Mỵ đắm vào trong ảo giác : “Mỵ muốn đi chơi, Mỵ cũng sắp đi chơi”. Phải đến thời điểm đó, Mỵ mới có hành động y như người bị mộng du : quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mỵ đã làm như trong một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thây A Sử hỏi.
Rồi A Sử trói đứng Mỵ vào cột nhà. Thằng con trai nhà thống lý ấy trói người cũng dễ dàng, bình thản, chẳng khác gì lúc trước đó hắn khoác vòng bạc, và sau đó “thắt nốt chiếc thắt lưng xanh”. Tô Hoài đã để cho Mỵ không hề phản ứng. Và như thế mới là chân thật. Bởi Mỵ đang còn sống trong ảnh ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mỵ chỉ cảm thấy khi vùng bước đi theo tiếng sáo mà chân tay không cựa được. Nhưng nếu cái mơ không đến một lần thì sự tỉnh ra cũng vậy. Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa mê và tỉnh, giữa hơi rượu, tiếng sáo với cái đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ, gãi chân. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn dần lên, tê tái dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa câm lặng, còn câm lặng hơn cả trước. Nhưng đọc được tinh thần nhân đạo của Tô Hoài, ta hiểu rằng đời Mỵ tất không thể dừng ở xự câm lặng đó.
5.2. Mỵ cởi trói cho A Phủ :
Vào những đêm đau khổ nhất của đời A Phủ, thì Mỵ lại sống gần như trong trạng thái vô tri. Niềm an ủi duy nhất, bạn bầu duy nhất của cô may chăng chỉ còn ngọn lửa, Cô bị A Sử đánh ngã ngay xuống của bếp, thì cô vẫn lặng lẽ như cái bóng và dai dẳng như cái bóng, đêm sau lại thổi lửa hơ tay. Tưởng khó ai có thể vượt hơn Tô Hoài trong việc diễn tả cái
dằng dặc của những đêm mùa đông ở núi cao. Vậy mà trong một đêm đông như thế, Mỵ đã khong hề liệu tính từ trước, đột nhiên cắt dây trói cho A Phủ rồi theo anh trốn đến Phiềng Sa - Tô Hoài đã tự đặt cho mình một bài toán khó. Ta hãy xem ông giải nó như thế nào.
Mỵ thấy A Phủ bị trói từ mấy đêm trước. Cặp mắt A Phủ cứ trừng trừng mỗi khi ngọn lửa sưởi cháy bùng lên. Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên hơ tay, sưởi lửa. Vậy đêm mùa đông ấy có gì khiến Mỵ đổi thay, khác hoàn toàn với cô Mỵ của đêm qua như thế ? Không có gì ngoài một tiểu tiết : Đêm ấy A Phủ khóc, “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xạm đen”. Nhưng chỗ đáng kể lại chính là ở đây ; nhà văn luôn biết tìm ra cái quyết định tất cả từ cái dường như không là gì hết cả. Dòng nước mắt lấp lánh kia chính là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đã Mỵ từ cõi quên trở về cõi nhớ. Mỵ đã nhớ ra mình, xót cho mình. Và phải biết nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng, cũng đang khổ nỗi khổ của con người, mới có thể thấy có con người nào đó cũng khổ giống mình. Sự thương người không thể sinh ra khi sự thương mình còn chưa có. Đúng là từ lúc biết thương mình, Mỵ với dần có với A Phủ tình thương đối với một người cùng cảnh ngộ.
Sự thương người, một khi đã xuất hiện thì cũng sẽ lớn lên và sẽ đi đến chỗ lớn hơn cả sự thương mình. Đấy cũng là quy luật tất yếu của những tình cảm chân chính, nó sẽ sinh ra cái hạnh phúc được hy sinh ở đây cũng thế. Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ, Mỵ dần dần phảng phất nghĩ : “Ta là thân đàn bà… chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” nhưng còn “người kia việc gì phải thế”. Và hai tiếng “A Phủ” lần đầu tiên rung động trong lòng Mỵ, nhè nhẹ, nghe như hơi thở của tình thương… Song phải đến khi cho Mỵ nghĩ : giá như phải trói vào cọc thay cho A Phủ thì “làm sao Mỵ cũng không thấy sợ”. Phải đến lúc đó, Mỵ mới cầm dao cắt đứt dây mây. Thế mà chỉ một thoáng sau, khi gỡ hết dây trói ở người A Phủ rồi thì cơn hốt hoảng tưởng đã tan đi từ nãy, đột nhiên ập trở về
trong người Mỵ. Mỵ mâu thuẫn, Mỵ không nhất quán với mình ? Đúng vậy nhưng phải như thế mới hợp quy luật của tâm lý. Bởi khi sự thương người được giải quyết rồi, người đã thoát khổ rồi, thì sự sợ cho tai hoạ của mình, sự thương mình tất yếu sẽ quay trở lại. Tuy nhiên sự lo lắng cho mình ấy không phải là hèn yếu. Trái lại, nó tiếp cho Mỵ một sức mạnh để vùng thoát, để tự thay đổi số phận mình.