Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI,nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng Chevalier, 1925.. Hầu hết các doanh nghiệp xu
Trang 1CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU
1.1 Giá trị và tác dụng của hồ tiêu
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vàocác cây khác bằng rễ Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách Lá như lá trầukhông, nhưng dài và thuôn hơn Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí cònnhiều hơn cả cà chua Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tớihơn 230% nhu cầucanxi 1 ngày/1 người
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin.Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay.Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro Thường dùng hạt tiêu
đã rang chín, thơm cay làm gia vị Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá,
có tác dụng chữa một số bệnh
Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như betacarotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào,gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch Do đó, nó rất được ưa chuộng Hiệntại thị trường tại ĐắkLắk - Gia Lai giá thu mua hạt tiêu của các đại lý (thườngthu mua hàng tấn hạt tiêu) vào khoảng 140.000 vnđ/kg cho loại tiêu đen xô(tiêu chưa qua chế biến, sàng lọc) Nếu tiêu đã được qua sàng lọc và loại bỏnhững tạp chất thì giá tăng thêm từ 15.000 – 20.000 vnđ/kg
1.2 Đặc điểm sinh học của cây tiêu
Trang 2Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom), mỗi hom có từ 3 – 6
rễ cái, nhiệm vụ chính là hút nước, chống hạn cho tiêu trong mùa nắng, sau 1năm trồng rễ cái có thể ăn sâu tới 2m
c Rễ phụ (rễ con):
Rễ phụ mọc ra từ các rễ cái và mọc thành từng chùm mang nhiều lông
hút, tập trung nhiều ở độ sâu 15 – 40 cm Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡngchất để nuôi cả nọc tiêu, đây là loại rễ quan trọng nhất của tiêu trong sinh trưởng
và phát triển
d Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn):
Rễ này mọc từ các đốt của thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám vàonọc, vách đá Nhiệm vụ giữ cây tiêu vững chắc và việc hấp thụ thì chủ yếu làthẩm thấu (hấp thụ yếu)
Tóm lại đối với cây tiêu rễ ở dưới đất quan trọng hơn rễ ở trên không Trong đất hệ thống rễ quan trọng ở độ sâu tối đa là 60 cm, tập trung ởtầng đất mặt 0 -30 cm, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ tiêu pháttriển
1.2.2 Thân
Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5 – 7cm/ngày
Trang 3Cấu tạo thân gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên cókhả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ đất lên thân rất mạnh Do vậy, khithiếu nước hoặc bị vấn đề gì khác thì dây tiêu héo rất nhanh.
Cây tiêu phản ứng rất nhanh với nước, phân bón nên khả năng hồi phụchoặc chết cũng rất nhanh
Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm(lúc lá lớn) Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm Nếu không bấm ngọn thì cóthể mọc dài 10 m
1.2.3 Cành: Có 3 loại cành
a Cành vượt (cành tượt):
Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi và mọc thẳng hợpvới
thân chính 1 góc nhỏ hơn 450 Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm hom
để giâm cành thì cho cây tiêu chậm ra hoa hơn cành mang trái nhưng tuổi thọkéo dài hơn (20 – 30 năm)
Trong trồng trọt ứng dụng cành tượt như sau:
- Đối với cây nhỏ hơn 1 tuổi: bấm ngọn thân chính để kích thích cànhtượt nhằm tạo tán tiêu
- Khi cây lớn (cho trái): tỉa bỏ những cành tượt để hạn chế cạnh tranhdinh dưỡng với cành trái
Trang 4cây không leo, không bò bám Trong sản xuất người ta thường trồng khoảng10% số choái loại này để có sản phẩm bán sớm.
c Dây lươn:
Mọc ở phần gần mặt đất từ những mầm nách lá, xu hướng bò trên mặtđất, nó mọc dài ra, nhỏ hơn, lóng rất dài làm tiêu hao chất dinh dưỡng của thânchính và nhánh ác Trong sản xuất thường người ta cắt bỏ nó đi và được dùnglàm hom giâm cành, cành giâm của nó có tỉ lệ sống thấp, chậm ra hoa (4 nămsau mới có hoa), tuổi thọ cao, năng suất cao Nếu không có thân chính và cànhvượt thì không nên dùng nhánh ác mà nên dùng dây lươn để làm cành giâm
1.2.5 Hoa, trái, hột
a Hoa
Hoa mọc thành từng gié treo lủng lẳng trên cành quả hoặc nhánh ác Một
gié dài khoảng 7 – 12 cm, trung bình có từ 20 – 60 hoa trên gié, sắp xếp theohình xoắn ốc, dưới mỗi hoa có 1 lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy Hoatiêu có thể lưỡng hoặc đơn tính và có thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa
Hoa tiêu không có bao hoa, không có đài và có màu vàng hoặc xanh nhạtgồm có 3 nhánh hoa, 2 – 4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rấtnhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2 – 3 ngày Bộ nhụy cái gồm: bầu noãn có 1 ngăn
và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt)
Trang 5Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29 – 30 ngày Sự thụphấn của hoa không phụ thuộc vào gió, mưa hoặc côn trùng mà phấn của hoatrên thụ hoa dưới của một gié (geotonogamy).
Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi ẩm độ không khí, ẩm độ đất.Đây là điều cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam
bộ (chú ý: ngoài việc tưới gốc còn tưới phun để tăng ẩm độ không khí)
b Trái
Trái tiêu chỉ mang 1 hột có dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm; thayđổi tùy giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc Thời gian từ lúc hoa nở đến tráichín kéo dài 7 – 10 tháng, chia ra các giai đoạn:
- Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1 – 1,5 tháng
- Thụ phấn đến trái phát triển tối đa: là 3 – 4,5 tháng, là giai đoạn cầnnhiều nước nhất
- Trái phát triển tối đa đến trái chín: 2 – 3 tháng
Ở miền nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1 – 2 trong năm có thểkéo dài tháng 4 – 5 (do xuất hiện hoa trễ)
c Hột tiêu
Cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm có vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ
và các phôi (đây là bộ phận tiêu dùng)
1.3 Phân bố của cây tiêu
Nguồn gốc: Tây Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoangtrong rừng (đây là vùng nhiệt đới ẩm) được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầutiên và cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá vì hạt tiêu có thể dùng làm lễvật triều cống hoặc bồi thường chiến tranh
Đến đầu thế kỷ 13 cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa
ăn hàng ngày
Trang 6Từ Ấn Độ sau đó được trồng lan rộng các nước vùng Nam Á, Đông Nam
Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào …)
Các vùng có tiềm năng phát triển tiêu ở Việt Nam:
+ Đông nam bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long(Bình Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh) Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thôngthoáng, dinh dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 - 3 hoặc đến 8 - 10 - 12 kg/nọc Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hoặc chọn nơi có mựcthủy cấp cao
+ Tây nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk lăk, Pleiku,Buôn Ma Thuột Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưnghiện đang tranh chấp với cà phê, cao su
+ Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp vớidâu tằm)…
+ Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), PhúQuốc … nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 - 15 kg/nọc/năm
+ Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 - 1985 trở lại đây,chủ yếu vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắcdiện ở nơi trồng tiêu
1.4 Tình hình trồng hồ tiêu ở Việt Nam hiện nay và tìm thị trường cho cây hồ tiêu
1.4.1 Trên thế giới
Thông thường Việt Nam và Ấn Độ có vai trò ngang nhau, nhưng vài nămgần đây, người dân Ấn Độ không còn mặn mà với cây tiêu bởi cho thu nhậpthấp
Trong số các quốc gia trồng tiêu chính trên thế giới thì Indonesia, Trung Quốc
Trang 7và Brazil dành hầu hết cho tiêu thụ nội địa là chính, thế giới trông chờ vàolượng tiêu của 2 nhà xuất khẩu lớn là Ấn Độ và Việt Nam.
Theo dự báo của các nhà phân tích của Reuters, sản lượng hạt tiêuthế giới năm nay sẽ chỉ đạt 257.000 tấn, so với 290.700 năm ngoái Dự trữ gối
vụ còn lại khoảng 40.000 tấn, đưa tổng cung lên mức 297.000 tấn Trong khi đó,tổng tiêu thụ năm nay sẽ tăng khoảng 5% so với mức tiêu thụ 320.000 tấn củanăm 2010, tức thế giới thiếu hụt tới 33.000 – 35.000 tấn hạt tiêu Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) hồi đầu năm cũng dự báo, thếgiới thiếu hạt tiêu, nông dân Việt Nam hưởng lợi Bởi vì sản lượng của ViệtNam không giảm sút, nhất là qui mô trồng có tính công nghiệp cao hơn Và donăm nay các nước sản xuất hạt tiêu chủ chốt bị mất mùa, trong bối cảnh nhu cầutiêu thụ ngày càng gia tăng, nên thế giới chỉ còn trông chờ vào hạt tiêu từ ViệtNam
Số liệu của Reuters còn cho biết, năm 2010 Việt Nam chiếm 47% thị phần xuấtkhẩu hạt tiêu, giữ vị trí số 1 thế giới
Trang 8Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, xuất khẩu hạt tiêu tháng 8 ướcđạt 15 ngàn tấn, kim ngạch đạt 91 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 8tháng lên con số 98 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 545 triệu USD,tăng 6,5% về lượng và tăng tới 78,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.VPA dự kiến, năm 2011 Việt Nam sẽ xuất khẩu số lượng tương đương năm
2010, tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu
1.4.2 Ở Việt Nam
a Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI,nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925) Đến cuối thế
kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng
và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư vàolập nghiệp tại Hà Tiên Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, câytiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát 2 triển lên Bình Phước, BàRịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triểnnhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975
Trang 9Sản lượng hồ tiêu tăng đều từ năm 2000 (36.000 tấn) đến 2006 (105.000 tấn)chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch, trong khi năng suất tăng không đáng kể, từ2,20 tấn/ha lên 2,40 tấn/ha; sau đó sản lượng bắt đầu giao động từ năm 2007 đếnnăm 2011, nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây hại và thời tiết không thuậnlợi (Hình 2) Hệ thống canh tác hồ tiêu
Qui mô diện tích trồng tiêu bình quân ở nông hộ phần lớn trongkhoảng 0,2-0,7ha, trong đó ở Bình Phước diện tích bình quân/hộ là 0,6ha, BàRịa-Vũng Tàu 0,4ha, Phú Quốc 0,4ha, Đăk Lăk khoảng 0,7ha và Quảng Trị0,2ha Hầu hết diện tích hồ tiêu được trồng thuần, chỉ một tỉ lệ nhỏ (1-2%) vườntiêu có trồng xen Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cây trồng xen trong vườntiêu chủ yếu là cà-phê, nhất là những vườn tiêu trồng mới sau năm 1999, khi giácà-phê giảm xuống dưới mức giá thành sản xuất, thực tế đây là vườn tiêu trồngxen vào vườn cà-phê Ở hai vùng này, bên cạnh cây cà-phê, một số vườn tiêu cótrồng xen cây ăn quả như sầu riêng, xoài, một vài vườn tiêu trồng xen điều Trồng xen các cây trồng khác trong vườn tiêu là một hình thức đa dạnghoá sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro khi giá cả hồ tiêu biến động và hạn chếmức độ thiệt hại do sâu bệnh trên cây hồ tiêu
Trang 10Khó khăn chính trong việc đa dạng hoá hệ thống sản xuất ở vùng trồngtiêu là diện tích canh tác của nông hộ nhỏ, khoảng 1-2ha ở những hộ giàu vàkhá, hộ nghèo chỉ khoảng 0,5ha Hộ giàu và khá chiếm khoảng 40-60% ở ĐôngNam Bộ và Tây Nguyên, và chỉ khoảng 20-25% ở Duyên Hải Miền Trung.Nhóm hộ nghèo gặp nhiều khó khăn trong
việc đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp
Kết quả điều tra niên vụ 2008-2009 cho thấy các giống tiêu được trồngnhiều ở Đông Nam Bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, một diện tích nhỏ trồnggiống tiêu Sẻ, tiêu Trung, tiêu Ấn Độ, còn sót lại một vài vườn trồng giống LadaBelangtoeng xen với các giống khác; ở Phú Quốc phần lớn diện tích trồng giốngtiêu Phú Quốc và giống tiêu Hà Tiên; ở khu vực Tây Nguyên phổ biến là giốngtiêu Vĩnh Linh, ở các vườn tiêu già còn một vài vườn trồng các giống Sẻ Mỡ, SẻLộc Ninh, tiêu Trung, tiêu Trâu, tiêu Tiên Sơn, Lada Belangtoeng, giống tiêu Ấn
Độ chỉ mới được đưa vào trồng thử trong vài năm gần đây; ở Quảng Trị chủ yếugiống tiêu Vĩnh Linh và giống tiêu Sẻ (tiêu Cùa)
Năng suất bình quân của các giống tiêu biến động trong khoảng 3,80 tấn/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là giống tiêu Trâu, và giốngcho năng suất cao nhất là giống Vĩnh Linh, bình quân hơn 3 tấn/ha Các giống
2,35-Sẻ Mỡ, 2,35-Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung cho năng suất khá, bình quân 2,5-3,0 tấn/ha.Hầu hết các giống hồ tiêu cho năng suất cao nhất ở năm thứ 4-7, sau đó năngsuất giảm khi vườn tiêu trên 9 năm tuổi Giống Vĩnh Linh và giống Tieu Trung
có chất lượng hạt tiêu đen khá cao, tiêu sô thường đạt dung trọng trên 520 g/L
b Thương mại hồ tiêu
Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm tới 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới.
Số lượng, chất lượng, dạng sản phẩm, giá trị gia tăng, thời giansản phẩm nằm lại tại mỗi khâu tương tự nhau ở hầu hết các vùng sản xuất, tuy
Trang 11có một vài khác biệt tùy theo điều kiện sản xuất và thị trường của từng vùng.Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được 10-50 tấn tiêu, có phương tiện vậnchuyển hoặc hợp đồng phương tiện vận chuyển thường xuyên để chở tiêu đếnbán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh-xuất khẩu hồtiêu Hồ tiêu thu mua từ thương lái hoặc nông hộ, đại lý xử lý theo hai hướng:hoặc bán thẳng cho doanh nghiệp/nhà máy chế biến, hoặc tiến hành sơ chế lạisản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt ẩm độ dưới 14% và làm sạchtạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp
Một ít đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt bằng, thay vì chỉ kinhdoanh tiêu đen còn tổ chức chế biến tiêu sọ/tiêu trắng, số lượng tiêu sọ/tiêu trắngchế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến vàxuất khẩu Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn đề có nhà máy chếbiến riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt(GMP), do đó sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn mặt hànggia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA) và Nhật Bản(JSA)
Xuất khẩu hồ tiêu
Trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và
hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 80 nước và lãnh thổ Việt Nam vẫncòn xuất khẩu một lượng lớn hồ tiêu theo tiêu chuẩn FAQ (Fair AverageQuality) Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tỉ lệ xuất khẩu tiêu trắng và tiêu đentheo tiêu chuẩn ASTA ngày một tăng, trong năm 2011 tiêu trắng chiếm tỉ lệ 16
% (14.488 tấn) và tiêu xay 11% (13.420 tấn) trong tổng lượng tiêu xuất khẩu.Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 là 118.416 tấn, cao hơn
so với dự kiến ban đầu (105.000 tấn) và cao hơn so với năm 2010 là 1.575 tấn(6,9%), đạt kim ngạch xuất khẩu 693 triệu USD Trong đó xuất sang thị trườngchính là châu Âu (39,7%), châu Á (33,5%), châu Mỹ và châu Đại Dương(16,0%), và châu Phi (10,8%), phần còn lại xuất đi nơi khác Cơ cấu thị trường
Trang 12có thay đổi so với năm 2010, tỉ lệ xuất khẩu sang Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phităng, trong khi lượng xuất sang châu Á giảm Giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nambiến động khá nhiều trong năm 2011, tiêu đen 4.340-7122 USD/tấn và tiêu trắng6.936-9.226 SD/tấn, vẫn còn thấp hơn tiêu cùng tiêu chuẩn của Malaysia,Indonesia và Ấn Độ khoảng 200-250 USD/tấn
Xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tại Hội nghịphát triển hồ tiêu bền vững 2013, trong giai đoạn 2011-2013, ngành Hồ tiêu liêntục tăng trưởng xuất khẩu (XK), từ sản lượng 118.416 tấn năm 2011 tăng lênmức 125.000 tấn năm 2013, chiếm 50% sản lượng tiêu XK của toàn thế giới,kim ngạch ước đạt 850 triệu USD Tiêu Việt Nam hiện được XK đến hơn 80quốc gia, vùng lãnh thổ với giá trung bình tiêu đen là 6.471 USD/tấn, tiêu trắng8.911 USD/tấn
Cả nước hiện có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượngcao, tổng công suất trên 60.000 tấn năm, chủng loại bao bì đóng gói đa dạng,thỏa mãn nhu cầu của các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản
và châu Âu
Ngành tiêu Việt Nam hiện giữ vai trò điều tiết lưu thông, bình ổn giá
cả cho toàn thế giới, thu nhập và lợi nhuận chủ yếu thuộc về người trồng tiêu,
DN kinh doanh XK có hiệu quả
“Dự báo năm 2014 tình hình sản xuất XK hồ tiêu tiếp tục ổn định về giá cả vớisản lượng 130.000 tấn và kim ngạch 900 triệu USD Từ năm 2015 trở đi có thểxuất hiện những khó khăn thách thức mới về cung cầu, giá cả Dù trong hoàncảnh nào Việt Nam vẫn là nhà sản xuất XK hồ tiêu hàng đầu thế giới nếu có sựthống nhất trong chuỗi cung ứng từ nông dân đến đại lý, DN cung ứng và cuốicùng là DN XK, trong đó nông dân chi phối lượng bán ra và giá cả”, ông Đỗ HàNam – Chủ tịch VPA cho biết
Trang 13Hướng đến bền vững
Theo VPA, các yếu tố giúp ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bềnvững trong thời gian tới là khả năng bình ổn giá của người nông dân và pháttriển diện tích hồ tiêu theo quy hoạch, hướng đến sản phẩm sạch Theo đó, hiệndiện tích hồ tiêu đã đạt xấp xỉ 60.000 ha, vượt mức quy hoạch 50.000 ha của Bộ
NN & PTNN, vì vậy VPA khuyến cáo nông dân hạn chế mở rộng diện tích nơiđiều kiện tự nhiên không phù hợp Chuyển từ phát triển về số lượng sang chấtlượng, nâng cao thị phần XK tiêu trắng, tiêu bột nhằm tăng giá trị sản phẩm, sảnxuất theo quy trình GAP xu hướng hữu cơ bền vững
Đồng thời các DN XK hồ tiêu thực hiện tốt việc cập nhật thông tin vềgiá cả và thương mại, phân tích tổng hợp dự báo cung cầu, giá cả thị trường, xâydựng thương hiệu, xuất xứ địa lý, sớm đưa vào thực hiện từ sản xuất đến XK tạo
sự cạnh tranh mạnh mẽ
Dưới góc độ DN, ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Công ty CP Giám định
và Chứng nhận hàng hóa Việt Nam cho rằng một vấn đề then chốt nữa là ngành
hồ tiêu cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hạn chế đến mức thấpnhất thuốc bảo vệ thực vật Nguyên nhân là do trong năm 2013, VPA và các DN
XK hồ tiêu đã phải rất khó khăn khi giải quyết một thông tin không tốt cho tiêuViệt Nam về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Do vậy, các cơ quan quản lý vàVPA cần phối hợp tổ chức một chương trình đánh giá toàn diện việc sử dụng và
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên mẫu tiêu Việt Nam Việc này giúp cải tiếnkịp thời và củng cố uy tín cho hồ tiêu Việt Nam
Nhiều nhà vườn và thương lái khẳng định, vụ mùa hạt tiêu vừa qua của ViệtNam không như kỳ vọng, có một số vùng trồng hồ tiêu trọng điểm bị thất thu vìsâu bệnh dịch hại
Trang 14Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Ấn Độ loại MG1 đã chào bán giá7.500 đô la/tấn cho thị trường EU và 7.600 đô la/tấn cho thị trường Mỹ (C&F).Tiêu đen Indonesia loại BG1 chào ở mức 7.600 đô la/tấn ; tiêu đen Brazil loạiBra1 ở mức 7.200 đô la/tấn ; tiêu đen Việt Nam loại 550 Gr/l-FAQ chào bán giá 7.200 đô la/tấn và loại 550 Gr/l-Asta chào bán giá 7.700 đô la/tấn (FOB)
Năm nay, sự tăng giá hạt tiêu trên thế giới chủ yếu do nguồn cung eohẹp từ 2 nước sản xuất và xuất khẩu chính Việt Nam và Ấn Độ, khi kế hoạchxuất khẩu sẽ giảm hơn 10% so với năm trước Thêm vào đó Brazil và Indonesiasản lượng đều giảm, lượng tồn kho gối đầu của năm trước để lại rất ít
Do kinh tế phát triển, một số nông dân đã có của ăn của để Họ đã bán hếttiêu từ khi giá nằm ở giá 115.000 đồng/kg Đến khi giá lên 130.000 đồng/kg vàqua nghe ngóng thông tin, dư luận về tình hình cung cầu hạt tiêu thế giới, họquyết định mua vào, tạo nên cơn sốt mới cho thị trường hạt tiêu khắp nơi
Vì thế, bên ngoài giá xuất khẩu tăng, bên trong chính thương lái vàngười dân địa phương trồng tiêu đẩy giá làm cho giá hạt tiêu tăng vọt, “đua vớigiá vàng” như nhiều bài báo đã nói
1.4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi và thách thức đối với ngành hàng hồ tiêu Việt Nam
a Điểm mạnh
- Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm
2002 và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây làthuận lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giảiquyết những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến độnggiá cả
Trang 15- Trong khoảng năm năm qua, thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam được mởrộng, từ khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ lên trên 90 như hiện nay, từ các thịtrường truyền thống và trung gian như Singapore và khối Đông Âu sang thịtrường nhiều tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và gần đây là Nhậtbản
- Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng vàxuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đốithấp hơn các nước trong khu vực
b Điểm yếu
- Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thếgiới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok củaMalaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là tiêu Hải Nam của TrungQuốc
- Việt Nam vẫn còn xuất một tỉ lệ lớn tiêu cấp thấp (FAQ), chất lượng chưa thật
sự ổn định, chỉ khoảng 16% tiêu trắng và 25% tiêu đạt chuẩn ASTA, sản phâm
hồ tiêu xuất khẩu chưa đa dạng
- Trong những năm gần đây, việc phát triển hồ tiêu do nông dân và địa phương
tự phát là chính, có qui hoạch chung cho cả nước nhưng chưa có qui hoạch cụthể cho từng vùng trồng tiêu
c Cơ hội
- Sau khi Việt Nam gia nhập IPC, vai trò của ngành hàng hồ tiêu Việt Namđược nâng cao; về phần mình ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã tiếp thu nhiềukiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong trồng trọt, chế biến, cải thiện chất lượng
và đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá và tiếp cận thị trường từ các nước khác
- Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quen dần với hồ tiêu Việt Nam khilượng xuất khẩu trực tiếp đến thị trường tiêu thụ tăng thay vì xuất qua trunggian
Trang 16- Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình xúc tiến thương mại củaVPA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; các nhà máy chế biến và doanhnghiệp xuất khẩu tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng và trang thiết bị để có sảnphẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn cao hơn
d Thách thức
- Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn về chấtlượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, trong khi một tỉ lệ lớn hồ tiêu xuất khẩucủa Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định; hồ tiêu được sảnxuất, chế biến và tồn trữ theo qui trình và điều kiện chưa thật dự phù hợp
- Cơ cấu giống hồ tiêu còn nghèo nàn, hầu hết giống đã nhập từ lâu, chỉ có một
số ít giống được trồng rộng rãi trong sản xuất, vì vậy rủi ro do bệnh khá cao, khibệnh phát triển thành dịch, có khả năng làm chết hoặc giảm tuổi thọ vườn tiêu
- Qui trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa đượcphổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn nông dân vẫn canh tác
hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính
Trang 17Nội dung
Kết luận và đề xuất ý kiến
Tìm hiểu kỹ thuật trồng và sản xuất
TIÊU
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Thu hoạch
và bảo quản
Kỹ thuật
sơ chế hạt tiêu.
Kỹ thuật nhân giống.
CHƯƠNG II KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU VÀ VIỆC LỰA CHỌN DỰ ÁN
A KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU
2.1 Sơ đồ khối chu trình sản xuất tiêu
Sơ đồ 4.1 :Sơ đồ nội dung nghiên cứu các bước sản xuất tiêu
2.2 Tìm hiểu kỹ thuật trồng và sản xuất tiêu
2.2.1 Kỹ thuật nhân giống.
Chọn dây đã già cứng cáp có nhiều mắt rễ khí sinh (rễ bám) thì cây sẽ pháttriển tốt hơn
Trang 18Cắt lấy khoảng 3-4 mắt, chiều dài tối ưu là 30-40 cm tùy vào khoảng cách củamắt dây.
Cắt bỏ hết lá và tay phía dưới bầu đất ươm Chừa 2/3 lá phần phía trên, cây sẽphát triển mạnh nhất Thường ít khi nhân giống bằng lươn thòng, vì không cómắt rễ khí sinh nên cây sẽ phát triển chậm hơn Có khi cây con trồng leo lên tớingang ngực mà nhổ lên chỉ có vài cái rễ
Dựa theo cách chọn hom giống mà ta phân ra làm hai loại là trồng bằng lươnhay trồng bằng ác
Trồng bằng lươn có nhược điểm là cây lâu ra trái hơn nhưng ưu điểm là câymạnh hơn và tuổi thọ sẽ cao hơn, cây hồ tiêu kinh doanh sẽ lâu suy hơn trồngbằng ác
Trồng bằng ác lại mau cho ra trái nhưng cây nhanh già cỗi và sớm suy thoái.Với phương pháp chăm sóc tốt, cho dù trồng lươn hay ác, hồ tiêu có thể kéo dàituổi thọ trên 35 năm
Chuẩn bị bầu ươm kỹ càng bằng cách trộn xơ dừa, tro trấu và đất Tỉ lệ50% đất 25% xơ dừa và 25% tro trấu trộn đều với nhau Dây hom được ngâmvào dung dịch ra rễ cực mạnh trong 5 phút Vườn ươm phải có sự chuẩn bị, cóche chắn cho cây phát triển mạnh Khi cây đã phát triển mạnh rồi mới được đưa
đi trồng Trước khi đem trồng phải tháo bỏ dàn che chắn, cho cây ra ánh sáng đểcây cứng cáp với chế độ ánh sáng tăng dần Khi trồng, quan trọng nhất là hố đã
xử lý tốt để ngăn ngừa dịch bệnh Phải bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục đã
xử lý với lượng 10kg/ hố Thông thường hố có kích thước 40x40x40cm với đất
có tầng canh tác dày, rút nước tốt Và hố có kích thước 50x50x50cm với đất khórút nước Lượng phân chuồng thì cứ ngập 2/3 hố là tốt Sau đó đảo trộn đều, đểtối thiểu 20 ngày sau mới xuống giống, hoặc để 1 tháng hay 1 tháng rưỡi chochắc ăn hơn Khi xuống giống tiêu không còn sợ cháy rễ vì rễ non của tiêu rất dễ
bị tổn thương Có thể bón lót thêm một tí lân cộng phân gà đã xử lý chuyên
Trang 19dùng bón lót tiêu con Tuy đào hố sâu vậy nhưng chỉ trồng cạn thôi, với độnghiêng chừng 700 so với mặt đất Không nên dằn chặt đất quá, rễ sẽ kém pháttriển Chỉ dằn gốc và gần mặt cho cây giống khỏi lay Nếu dây tiêu dài thì nêncột vào một cây giả (nọc phụ) cho tiêu leo lên cây giả trước Khoảng cách giữacây tiêu và gốc cây (hoặc nọc) cho tiêu leo là 25 cm và trồng theo 1 hướng nhấtđịnh, trồng như vậy sẽ dễ đôn tiêu.
Khi đôn tiêu thì nên khoanh 1 chỗ và 1 hướng cho ta dễ chăm sóc saunày Tuyệt đối không đôn vòng quanh gốc cây tiêu leo Vì đôn như vậy sau này
rễ tiêu rất dể bị tổn thương khi ta phát cỏ, bón phân… Lưu ý hướng gió bão Vídụ: Hướng gió thổi mạnh là từ tây sang đông thì trồng hướng đông đôn sanghướng tây (ngược lại) để cây dễ leo, và khi leo sẽ ít bị tuột Trồng 1 hướng thôi.Chỉ nên đôn tiêu khi cây đã ra vài cặp tay cứng cáp Nếu đôn quá non cây sẽ ralươn lại, phải mất công bấm đọt Còn đôn quá già cây sẽ khó ra rễ và hay bị rầytrắng tấn công Phải xử lý sạch hết rầy trắng trước khi đôn
2.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu.
a Yêu cầu đất đai – khí hậu:
Đất đai: cây tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để sinh
trưởng phát triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố:
- Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập
- Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1 m trở lên
- Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm
- Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, khôngchua
Khí hậu: cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng.
- Nhiệt độ thích hợp 22 – 28 0C, sinh trưởng bình thường từ 18 - 350C
Trang 20- Lượng mưa hằng năm từ 1250 – 2500 mm/năm trở lên, tốt nhất được phân
bố đều trong năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạnkéo dài Cần có 1 khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20 – 30ngày)
- Ánh sáng: ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồngcần che bóng cẩn thận Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn,
có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóngcho nhau
- Gió: cây tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió
b Giống
Giống tiêu: có nhiều giống tiêu như tiêu sẻ đất đỏ của vùng miền Đông Nam
bộ, tiêu Di Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Campuchia, tiêu Ấn Độ,
… Hiện nay giống tiêu lá to Vĩnh Linh (Lada belangtoeng) và tiêu Ấn Độđang được khuyến cáo trồng do sự sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh chếtnhanh khá, năng suất cao
Chọn giống: chọn những bụi tiêu không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh,
dưới 18 tháng tuổi để làm giống
c Nọc tiêu
Tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc nọc chết như gỗ, nọc gạch, nọc bê tông
- Nọc cây sống: các loại cây đa niên tiêu đều leo bám được Tuy nhiên để xâydựng vườn tiêu, cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễngang, ít tàn lá, dễ nhân giống, không thay vỏ như cây vong nem , cây lồngmức, cây anh đào giả, cây keo dậu,…
- Nọc chết: nọc cây gỗ, có đường kính từ 8 cm trở lên, cao 3 – 5 m Hiện nay,
vì cạn kiệt, người ta đúc nọc bằng bê tông cốt thép và dùng gạch để xây nọc Do
dó giá thành của nọc bê tông và gạch lớn nên có thể chia làm 2 giai đoạn để đầu
Trang 21tư: ban đầu nên đúc nọc bê tông hoặc nọc gạch ở độ cao 1,5 – 2 m, sau đó tiếptục đốt hoặc xây thêm cho đến độ cao 3,5 – 5 m tuỳ khả năng.
Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 –
600 hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút Nénchặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa vàánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây Nọc có đường kính nhỏ (<
20 cm) có thể trồng 3 – 4 hom Nọc xây gạch, cứ 30 cm trồng 1 hom
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chốngchịu được hạn vào đầu mùa khô
e Chăm sóc
Che bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,…
che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng Có thể che bằngtấm liếp hoặc dàn che
Trang 22 Trồng dặm: sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và
trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồngtrước
Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu Không xới
xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm Mùa mưa cần tránh xới xáo
vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,,
Xén tỉa tạo hình:
- Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào câynọc Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làmcho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công
- Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hànhbấm ngọn hoặc đôn dây
- Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh nọc
- Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tậptrung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh
Tủ gốc: Vào mùa khô dùng rơm rạ hoặc cỏ
khô tủ quanh gốc tiêu giúp giữ ẩm, giãn chu kỳ và giảm lượng nước tưới
Đề phòng mối và cháy Tủ cách gốc 10 – 20 cm
Tưới nước và chống úng cho tiêu:
Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợpvới các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu Trong thời kỳ kinh doanh,việc tưới nước cho tiêu có khác hơn Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch,chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùakhô hạn để bước vào mùa mưa Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinhtrưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảmsản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch
Trang 23- Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng Đây làcông việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.
Xén tỉa cây nọc sống:
- Cần xén tỉa cây nọc sống 2 – 3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánhsáng
- Trong mùa khô không nên xén tỉa, kết hợp với biện pháp tủ gốc tích cực
có thể tiết kiệm được lượng nước tưới quan trọng
f Bón phân:
Nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu khá cao từ năm thứ 3 sau trồng, cây cầnnhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, ma nhê và các chấtkhoáng khác.Từ 1 năm đến 3 năm bón phân như sau:
250 – 300
15 – 30
Cách bón:
- Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (urê + lân + kali)
- Giữa mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali)
- Cuối mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali)
Trang 24Từ năm thứ 4 trở đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, bón phân cho một nọc (kg)như sau:
Giai
đoạn
Loại phân
Phân đầu trâu Nhu cầu
Phân chuồng
Sau thu
hoạch 0,2 -0,25 0,3 -0,35 0,05 -0,1 0,5 15 - 30
0,5 - 0,6CT1 P, N caoTrước ra
N, K cao;
P thấpNuôi
trái 0,15 -0,2 0,15 0,15
0,4 - 0,5CT3
Cách bón : Đào rãnh quanh nọc, cách nọc 0,5 –0,6 m, rộng 20 – 30 cm, sâu
10 – 15 cm, rải phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại Cố gắng hạn chế làm đứt rễ
g Sâu bệnh hại:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến người trồngtiêu Bệnh chết nhanh cây tiêu do nấm Phythopthora palmivora gây hại là mộtđiểm hình Chúng có thể hủy diệt một nọc tiêu, một vườn tiêu hay cả một vùngtrồng tiêu trong thời gian ngắn, gây thiệt hại to lớn đối với sản xuất
Trang 25 Sâu hại:
Quan trọng nhất là loại rệp, gồm:
- Rệp muội: thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút
- Rệp xáp, rệp bông: bám vào đốt, thân, cành lá, đặc biệt là phần gốc rễ nằmdưới mặt đất, chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, đồng thời tạo vếtthương mở đường cho các loại nấm xâm nhập gây hại
Phòng trừ:
- Nếu ít, bắt diệt bằng tay
- Dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường đối với các loại rệp mụi
- Đối với rệp sáp : dùng các loại thuốc đặc trị Supracide 40 EC, Bi 58, Confidor,…)
Tuyến trùng hại rễ:
Là đối tượng nguy hiểm đối với cây tiêu Loài Meloidogyne incognita chui
vào trong rễ làm cho rễ nổi lên các nốt sần Chúng sống trong đó, làm cho rễ bịhuỷ hoại mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng Bệnh càng nặng, rễ tiêucàng có nhiều nốt sần Cây tiêu bị hại sẽ sinh trưởng chậm, lá biến dần thànhmàu vàng, rụng dần Cây tiêu tàn lụi, xơ xác Vết thương trên rễ tạo điều kiệncho nấm bệnh xâm nhập gây chết tiêu
* Phòng trừ:
- Dùng giống kháng
- Tăng cường bón phân hữu cơ có thể làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùngtrong gốc tiêu
- Trồng cây vạn thọ, và dùng thân xác cây vạn thọ bón vào gốc tiêu
- Dùng các loại thuốc đặc trị (Mocap 10G, Vinoca 20ND, Sincosin 0,56 SL,Marshall 5G)
Trang 26 Bệnh hại
Bệnh mạng trắng do nấm Marasmius scandensmassee gây hại, chủ yếu trên
chùm hom mới trồng Mạng sợi nấm mọc tua tủa trên hom làm cho hom bị chết
* Phòng trị:
- Chọn hom giống tốt, không bị bệnh
- Xử lý hom giống bằng dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,2 -0,3%
- Phun thuốc Topsin M, Carbendazim 500FL
Bệnh thán thư: do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây hại trên lá, thân,
cành và chùm quả làm cho lá bị cháy có vân; làm cho lá non nhăn, dày, có chấmvàng; gây rụng gié hoa; gây vàng lá, rụng lóng
* Phòng trị:
- Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ những cành nhánh sát gốc, cànhlươn, cành bị che khuất
- Bón phân đầy đủ, cân đối
- Dùng các loại thuốc Carbendazim 500FL, Topsin M, Benlate C
Bệnh khô vằn: do nấm Rhizoctonia solani gây hại, chủ yếu trong mùa
mưa, trên các vườn tiêu rậm rạp Trong điều kiệm ẩm ướt, các bào tử nấmxâm nhập vào thân, cành hút dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu làm héo
lá, chết thân, rụng gié Đây là loại nấm đa thực, hại trên nhiều loại cây và
cỏ dại
* Phòng trị:
- Làm thông thoáng vườn tiêu trong mùa mưa
- Diệt các cây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh
- Dùng thuốc Anvil hay Validacin
Trang 27 Bệnh vàng lá virus: còn gọi là bệnh “tiêu điên” Khi bị bệnh, lá tiêu bị nhỏ
lại, biến vàng, phiến lá nhăn, dị dạng Cây bệnh cằn cổi, không lớn lênđược
Bệnh do virus gây hại Hiện nay không có thuốc trị được Bệnh do côn trùngmôi giới, chích hút từ cây bị bệnh truyền sang (rệp, rầy xanh,…)
* Phòng trị:
- Diệt rầy, rệp các loại
- Không dùng tiêu bị bệnh để nhân giống
- Nhổ bỏ, gom đốt các cây tiêu bị bệnh nặng
- Các dao kéo cắt tỉa cành cần khử trùng bằng cồn 900 trước khi cắt sang nọctiêu khác
Bệnh héo chết nhanh: do nấm Phythopthora palmivora gây hại Nấm xâm
nhập và tấn công vào cổ rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả Nấm huỷ hoạimạch dẫn nước và dưỡng chất trong thân làm cho thân bị thối nhũn Quả,cành, lá bị héo và rụng Diễn biến của bệnh khá nhanh chóng, nhiều khi câychết trong vòng 7 – 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trênthân lá
Nấm Phythopthora palmivora ưa môi trường đất có ẩm độ cao và chua do đó
dễ lây lan nhanh chống trong điều kiện đất ngập úng, ẩm ướt Ngoài ra, các loại
nấm khác nhưFusarium sp và Pythium sp cũng tấn công cây tiêu làm cho cây bị
chết nhưng chậm hơn
* Phòng trị:
- Chống úng một cách triệt để, nhanh chóng và kịp thời
- Trị tuyến trùng và rệp sáp hại ở vùng rễ tiêu
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục; bón đúng, đủ, cân đối các loạiphân hóa học để cây có đủ dưỡng chất
Trang 28- Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ các cành nhánh, cách gốc 40 cm.
- Không xới xáo trong vùng rễ trong mùa mưa
- Định kỳ dùng các loại thuốc gốc đồng quét và tưới gốc Dùng Aliette80WP, Mexyl MZ 80WP phun đẫm lên cây với 2 – 3lần trong mùa mưa
- Khi trong vườn có những dây bị chết, cần nhổ bỏ, tiêu huỷ, rắc vôi bột,phun thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,3%
- Các nọc tiêu còn lại cần tưới dung dịch gốc đồng các loại và phun đẫmdung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,3% hay Metalaxyl nồng độ 0,2%, cứ
10 – 15
ngày/lần cho đến khi thấy diễn tiến của bệnh ngưng hẳn
2.3 Thu hoạch và bảo quản.