Phân tích thực trạng liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 36 - 41)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LIÊN KẾTKINH TẾ GIỮA BA

2.Phân tích thực trạng liên kết kinh tế

2.1.Liên kết phát triển sản xuất.

Do quá trình phát triển kinh tế chung của vùng còn ở mức thấp hơn so với vùng khác trên cả nước đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp nên việc thực hiện liên kết trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Trong sản xuất công nghiệp và xây dựng: cả ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai tỷ trọng công nghiệp đều tăng lên. Đối với tỉnh Phú Thọ, việc chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như ngành sản xuất giấy, phân bón, hoá chất…đã có ý nghĩa quan trọng không những đối với tỉnh mà còn có ý nghĩa với cả nước.Hàng năm, nhà máy supephotphat và hoá chất Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ đã

cung cấp trên thị trường một khối lượng lớn sản lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó,cả ba tỉnh đều có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn như Apatit (ở Lào Cai trữ lượng hàng tỷ tấn, ở Thanh Sơn- Phú Thọ) nhưng chưa có hình thức liên kết khai thác giữa các địa phương. Ngành sản xuất chè của tỉnh Yên Bái, ngành nông nghiệp trồng trọt của tỉnh Lào Cai đã trở thành một thị trường cho ngành này. Sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp Việt Trì –Phú Thọ đã tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng cung cấp cho các tỉnh lân cận như công nghiệp sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, gạch lát nền, gạch men kính…Mặc dù ở Yên Bái, Lào Cai cũng có những ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng như năm 2005, Yên Bái sản xuất xi măng đạt 150 nghìn tấn, gạch nung đạt 95 triệu viên, …nhưng giữa các tỉnh chưa có sự liên kết phát triển mà sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của địa phương và vùng là chủ yếu.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp: cả ba tỉnh không ngừng đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, thực phẩm theo hướng thâm canh cao và mở rộng diện tích ở những nơi có điều kiện thuận lợi.Tập trung phát triển toàn diện cả lúa, ngô, và cây mầu để đảm bảo an ninh lương thực.Cây công nghiệp chủ yếu ở vùng là cây chè, tuy cả ba tỉnh nhất là Phú Thọ và Yên Bái đều có diện tích trồng chè lớn và có các nhà máy sản xuất chè như công ty chè Phú Đa ở Thanh Sơn (Phú Thọ), sản lượng chè búp tươi ở Yên Bái năm 2005 đạt 60 nghìn tấn, Lào Cai đạt 6 nghìn tấn. Do đó, việc liên kết trong sản xuất chè là một phướng hướng phát triển ngành chè trong tương lai của ba địa phương nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Ngoài ra, do đặc điểm địa hình,khí hậu ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai xuất hiện nhiều giống cây ăn quả truyền thống đang chiếm ưu thế trên thị trường như cam, quýt, mận, bưởi Đoan Hùng. Nhận thấy được đặc điểm của hoa quả nên các tỉnh đều có nhà may chế biến và bảo quản hoa quả như nhà máy chế biến hoa qủa ở huyện Lâm Thao- Phú Thọ, ở Yên Bình- Yên Bái,..Tuy nhiên các địa phương vẫn chỉ dừng lại ở các nhà máy bảo quản

và chế biến rau quả trên địa bàn địa phương mình, chưa có sự liên kết giữa các địa phương để hình thành một cơ cấu sản xuất mang tính tập trung hóa cao.

Trong sản xuất lâm nghiệp: tỷ trọng khai thác có xu hướng tăng lên, trồng rừng có xu hướng giảm xuống. Ở Phú Thọ,tài nguyên rừng được phát triển và bảo vệ tốt hơn, hình thành được vùng nguyên liệu giấy trên 30 nghìn ha phân bố ở 10 huyện, mỗi năm cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng từ 5- 6 nghìn tấn nguyên liệu.Còn về chăn nuôi gia súc gia cầm ở các tỉnh cũng có sự liên kết nhưng mới chỉ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh với nhau như ở Phú Thọ đã hình thành vùng nuôi lợn xuất khẩu tập trung ở Việt Trì, Phù Ninh và Lâm Thao, ở Yên Bái dự tính cuối năm nay sẽ hình thành hợp tác xã chăn nuôi bò thịt ở Trạm Tấu và Văn Chấn.

2.2.Liên kết trong ngành dịch vụ

Hiện nay, giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã có sự liên kết trong qúa trình phát triển ngành du lịch như tuyến du lịch hướng về cội nguồn đã được phát động.

Phú Thọ với khu du lịch Đền Hùng, Khu du lịch nước khoáng nóng La Phù- Thanh Thủy, khu du lịch đầm Ao Châu (Hạ Hòa), khu du lịch rừng quốc gia Xuân Sơn... đã giúp Phú Thọ trong những năm tới du lịch sẽ trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch Yên Bái có nhiều tiềm năng nhưng chưa được đầu tư khai thác để phát triển. Tuy nhiên, năm 2004 nhà nước bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch hồ Thác Bà. Ở Lào Cai thì khu du lịch Sapa đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.

Tổng số lượt khách du lịch đến các tỉnh Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số khách đến Năm 2000 Năm 2005 Phú Thọ 103 người 1069,5 1500,0

Yên Bái lượt 50.200 130.000

Lào Cai lượt 200.000 716.000

Nguồn: Viện PTDL- TCDL Viêt Nam

Với sự phát triển du lịch ở các địa phương như vậy, sự phối hợp liên kết du lịch giữa ba tỉnh với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh.Hiện nay, có nhiều tuyến du lịch xuất phát từ Hà Nội đi các tỉnh trong cả nước. Như: Tuyến du lịch Hà Nội- Yên Bái- Sapa- Điên Biên – Sơn La- Hòa Bình đi 7 ngày 6 đêm bằng ô tô.

Tuyến du lịch Hà Nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Sapa Tuyến Hà Nội- Sapa- Lào Cai- Hà Khẩu – Yên Bái Tuyến Hà Nội- Sapa- Yên Bái- Đền Hùng

Ngoài ra còn các tuyến du lịch đường sông như: Tuyến sông Đà, tuyến sông Lô, sông Thao (sông Hồng) và du lịch đường sắt như tuyến Hà Nội - Việt Trì- thị xã Phú Thọ- Hạ Hòa- Yên Bái- Lào Cai.Do đó liên kết trong ngành du lịch bước đầu đã thành công và đem lại lợi ích thiết thực đối với các địa phương khi tham gia vào liên kết. Từ các tuyến du lịch đó mà ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai số lượt khách đến ngày càng tăng, ở Lào Cai kể từ khi thành lập công ty du lịch đứng ra tổ chức các tuyến du lịch liên tỉnh đã mở rộng hoạt động du lịch làm doanh thu năm 2000 tăng 3,2 lần so với năm 1995, bình quân tăng 26,85 %/ năm, du lịch Yên Bái năm 2004 đạt doanh thu 16,172 tỷ đồng tăng 62,5% so với năm 2000.

Liên kết phát triển hạ tầng giao thông:Dù trong điều kiện kinh tế- xã hội nào thì liên kết phát triển giao thông đều được thực hiện ở các địa phương, bởi do đặc điểm của ngành giao thông vận tải là nối các địa phương, các vùng trong cả nước lại thành một thể thống nhất. Hiện nay, các địa phương đều tiếp tục củng cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, không ngừng đầu tư chiều sâu một số công trình giao thông quan trọng và xây dựng mới một số công trình cấp thiết để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông.

Đối với giao thông đường bộ: Phú Thọ có tổng chiều dài hệ thống đường bộ gần 10.000 km, trong đó có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km.Hiện Phú Thọ đang tăng cường năng lực cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể: đoạn quốc lộ số 2 (Việt Trì- Đoan Hùng), quốc lộ 32A (Trung Hà- Cổ Tiết), quốc lộ 32C (Việt Trì- Tam Nông), quốc lộ 70(Đoan Hùng- Yên Bái) đạt tiêu chuẩn đường cấp III.Các đoạn tuyến còn lại đạt cấp IV.Cùng với Phú Thọ, Yên Bái đang nâng cấp quốc lộ 70, mở rộng tuyến đường xuyên Á trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội- Hải Phòng.

Đường sắt: Hiện nay, nhu cầu vận tải đường sắt ngày càng tăng, chiếm 17% nhu cầu vận tải hàng hóa của vùng.Các địa phương trong vùng đang củng cố, cải tạo tuyến đường hiện có là Yên Viên- Lạng Sơn, Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, đang nâng cấp một số đoạn từ ga Văn Phú (Yên Bái) đến ga Phố Lu (Lào Cai) để rút ngắn hành trình chạy tàu.

Đường thủy: Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130km, đoạn đường sông Hồng từ Lào Cai- Yên Bái khả năng vận tải vẫn ở quy mô nhỏ, hiện đang xây dựng một cảng trên sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai.Yên Bái đang duyệt dự án khả thi đầu tư nâng cấp toàn tuyến sông Hồng (Việt Trì- Yên Bái- Lào Cai), xây dựng các bến cảng Hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú...

Đối với hệ thống cung cấp điện: Yên Bái đã hoàn thành việc xây dựng các công trình đường dây tải điện có sự liên kết với các địa phương trong vùng như: đường dây tải điện 220KV Việt Trì- Yên Bái, đường dây 220 KV Yên Bái- Lào Cai; Khu vực Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang được tăng cường cung cấp điện bằng đường dây220 KV Hòa Bình- Lâm Thao và trạm Lâm Thao 220 KVcông suất 125MVA... Đó là một số nội dung liên kết giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai vùng trung du miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 36 - 41)