III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2. Nguyên nhân chủ yếu
+Về chất lượng của quy hoạch phát triển và những vấn đề triển khai thực hiện.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội, các quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển vùng chính là khung vĩ mô cần thiết để thực hiện phối hợp phát triển ngành và vùng thống nhất trong tổng thể kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy hoạch tổng thể chưa được coi trọng, quy hoạch của những ngành chưa được thông qua, tính khả thi kém. Việc đánh gia và xác định mục tiêu phát triển không phù hợp với khả năng của từng địa phương, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng thường xâydựng tách rời nhau, chưa hỗ trợ nhau. Các quy hoạch phát triển ngành, địa phương, vùng chưa được triển khai, tổ chức thực hiện đặc biệt là sự phối hợp trong quy hoạch và kế hoạch còn yếu.
Đối với vùng trung du miền núi phía Bắc mới chỉ có quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch một số ngành chủ yếu chưa có được quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu thực hiện trên phạm vi ngành (các Bộ, ngành) và cấp độ địa phương (từng tỉnh, thành phố). Việc phối hợp giữa các tỉnh thành phố trong việc xử lý những vấn đề có tính chất liên vùng còn rất hạn chế. Thêm vào đó quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, vùng, quy hoạch các ngành chưa có tính khoa học cao, thiếu tính thống nhất, chưa gắn kết kinh tế trung ương với kinh tế địa phương. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện lại chưa đồng bộ thiếu sự chỉ đạo chung chưa có cơ chế quản lý, kiểm tra, xử lý việc thực hiện quy hoạch của mỗi địa phương. + Chưa có bộ máy tổ chức, quản lý vùng và thiếu một số cơ chế phối hợp các địa phương và các ngành trên vùng.
Phạm vi vùng là phạm vi thuận lợi nhất đảm bảo sự phát triển của các ngành, các địa phương. Cho đến nay,chúng ta chưa có một bộ máy quản lý nào, cũng chưa có một bộ ngành hay cơ quan cụ thể nào được giao trách nhiệm thực hiện công tác phối hợp đối với cả vùng kinh tế trọng điểm này. Các ngành, các địa phương trong vùng thực hiện sự phối hợp chủ yếu mang tính tự phát, gặp gì làm lấy, chưa có sự chỉ đạo chung tổ chức và thực hiện một cách thống nhất và lâu dài.
Chính phủ mới chủ yếu khuyến cáo các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của toàn vùng chứ chưa có văn bản hướng dãn cụ thể và thiếu những quy định chặt chẽ về mặt pháp lý. Mặt khác, Chính phủ vẫn chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi, áp dụng cho phát triển kinh tế -xã hội vùng.
+ Chưa có kế hoạch phát triển vùng cụ thể: Hiện nay, để thực hiện chức năng quản lý phối hợp phát triển ngành và vùng. Chính phủ có các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch ngành, địa phương và vùng lãnh thổ, có các kế hoạch dài hạn, trung hạn cho cả nước, cho các ngành, tỉnh, thành phố. Tuy vậy, hiện tại chưa có quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng thể hiện trong kế hoạch dài hạn của ngành và của từng tỉnh. Việc không có kế hoạch ở cấp vùng đã thực sự gây khó khăn cho quá trình đầu tư phát triển của các địa phương trong vùng. Tuy vậy, việc xây dựng các kế hoạch phát triển vùng lại không có sự tham gia tích cực của các tỉnh có liên quan. Vì vậy, kết quả là kế hoạch phát triển vùng là không được triển khai. Mặt khác, hiện nay chúng ta còn thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện điều phối và giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung đối với vùng và việc thực hiện kế hoạch phát triển vùng.
+ Sự tồn tại khá nặng nề chế độ cấp chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước và cấu trúc kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trên vùng.
Trong cơ chế kế hoạch cũ (tập trung, bao cấp) mỗi doanh nghiệp nhà nước đều đặt dưới sự quản lý trực tiếp của một số cơ quan quản lý nhà nước và được coi là cơ quan chủ quản. Như vậy chỉ trến cùng một địa bàn vùng và lân cận đã bao gồm nhiều cơ quan chủ quản khác nhau, và hình thành nên cấu trúc kinh tế trung ương (bao gồm các doanh nghiệp do các bộ ngành trung ương là chủ quản) và kinh tế địa phương (bao gồm các doanh nghiệp do địa phương là chủ quản). Đứng trên góc độ phát triển ngành và vùng thì sự tồn tại chế độ nêu trên địa bàn là tạo ra các hàng rào ngăn cản khả năng hội nhập và liên kết giữa các ngành với nhau, các đơn vị kinh tế thuộc các cấp chủ quản khác nhau. Việc tồn tại cấu trúuc kinh tế trung ương và địa phương gây khó khăn cho việc lập và triển khai các kế hoạch phát triển ngành, địa phương và kế hoạch phát triển vùng vì khả năng tiếp cận và “xâm nhập” theo tuyến ngang cực kỳ khó. Việc phân định các cấp chủ quản khác nhau, các cấp kinh tế khác nhau trên cùng một vùng sẽ tạo ra sân chơi, các luật chơi, và người điều khiển các luật chơi khác nhau trên cùng một địa bàn. Điều này gây ra những lực cản cho chính quá trình phát triển không giống nhau giữa các doanh nghiệp, hạn chế khả năng hợp tác, phối hợp và kìm hãm sự phát triển của thị trường.