Lợi thế so sánh, tiềm năng hợp tác của Yên Bái

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 27 - 33)

I. ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA

2.2Lợi thế so sánh, tiềm năng hợp tác của Yên Bái

Vị trí địa lý: Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa thuộc miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 7 huyện và 2 thị xã với 180 xã, phường, thị trấn trong đó có 70 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Thị xã Yên Bái là thị xã tỉnh lỵ trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa tỉnh, năm trên giao điểm các tuyến giao thông chính giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Lào Cai và Hà Nội. Tuy nằm sâu trong nội địa, nhưng Yên Bái có vị trí cửa ngõ của miền Tây Bắc, hội đủ hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không

Tiềm năng về quỹ đất và khả năng phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu có giá trị kinh tế cao:

Đất nông nghiệp 66.692,4 ha chiếm 9,69% diện tích tự nhiên: đất có rừng là: 258.741,7 ha chiếm 37,59% ; đất chuyên dùng 28.491,6 ha chiếm 4,14% ; đất ở 3.696,8 ha chiếm 0,54%; đất chưa sử dụng 330.669,7 ha chiếm 48,04% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên khóang sản: Tài nguyên khóang sản của Yên Bái đa dạng nhưng dều thuộc loại mỏ nhỏ thuộc địa phương quản lý không có khả năng khai thác lớn và phù hợp với công nghiệp địa phương. Hiện đã điều tra 153 điểm mỏ khóang được xếp vào 5 nhóm sau:

+ Nhóm năng lượng: 18 điểm gồm các loại than nâu, than bùn, đá chứa dầu...

+ Nhóm khóang sản vật liệu xây dựng: 42 điểm gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏt, đặc biệt cacbonat can xi trắng có trữ lượng 14 triệu tấn, chất lượng cao được phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

+ Nhóm khóang chất công nghiệp: 39 điểm gồm nguyên liệu phân bón, nguyên liệu kỹ thuật, nguyên liệu hóa chất, đặc biệt là đá quý và bán đá quý.

+ Nhóm khóang sản klim loại: 41 điểm từ kim loại đen (sắt) đến kim laọi màu (đồng,chì, kẽm) và kim laọi quý (vàng..)

+ Nhóm nước khóang: 13 điểm phân bố ở phía Tây của tỉnh hầu hết là các loại nước khóang chữa bệnh.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ:

+ Năng lượng: Trên địa bàn tỉnh có nhà máy thủy điện thác Bà công suất 120 MW, có một trạm biến áp 110/35 KV, dung lượng 40.000 KVA ; 10 trạm 35/10 KV ; 1 trạm 35/6 KV ; 124 trạm 35/0.4 KV.Đường dây tải điện: 90 km đường dây 110 KV, 502 km đường dây 35 KV ; 150 km đường dây 10 KV và 595 km đường dây 0,4 KV ; đã đưa điện lưới đến 9/9 huyện,

thị với 110/180 xã, phường. Những xã chưa có điện lưới đã đầu tư xây dựng khoảng trên 10.000 máy thủy điện nhỏ từ 0.3KW – 0.6KW.

+ Thủy lợi: Toàn tỉnh có 887 công trình thủy lợi lớn, nhỏ bao gồm 13 trạm bơm điện, 154 bể chứa, 720 công trình đập dâng, kênh dẫn nước. Tổng năng lực thiết kế tưới cho 13.130 ha/19.230 ha ruộng nước.

+ Giao thông vận tải: Yên Bái có nhiều loại hình giao thông: Đường bộ có tổng chiều dài 3.981,46 km trong đó đường quốc lộ có 4 tuyến dài 369,5 km qua 46 xã và 6 huyện, thị; đường tỉnh dài 229,5 km qua 160 xã ; đường giao thông nông thôn dài 3.186,96 km chủ yếu là đường đất. Đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai qua Yên Bái 84 km gồm 10 ga chạy qua 20 xã, phường, thị trấn. Đường thủy gồm 2 tuyến giao thông chủ yếu: tuyến sông Hồng dài 115km và tuyến hồ thác Bà dài 80 km.

+ Đường hàng không: Sân bay Yên Bái là sân bay quân sự chưa sử dụng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.

+ Bưu chính viễn thông: Đến nay 100% mạng thông tin nội tỉnh đã được số hóa; 100% huyện, thị có tuyến Viba và tổng đài tự động. Hiện có 104/159 xã có máy điện thoại, bình quân 1,4 máy/100 dân.

Tiềm năng du lịch: Yên Bái có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp, nhiều hang động như Thẩm Lé, Thẩm Khuôi, động Thủy tiên, nhiều sông hồ lớn: hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái Suối Giàng... nhiều di tích lịch sử cách mạng, nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc thiểu số mang đậm nét bản sắc dân tộc riêng. Song do điều kiện kinh tế chạm phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nên chưa có điều kiện khai thác những tiềm năng này. Trong tương lai tỉnh sẽ đầu tư xây dựng một số điểm có khả năng thu hút khách du lịch để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tiềm năng về nhân tố con người: Dân số toàn tỉnh 682.171 nước ; mật độ dân số 99 người/1km2 gồm 30 dân tộc là: Kinh, Tày, Thái, Dao, Mường... Ở Yên Bái hiện nay dân cư thành thị chiếm 20%, nông thôn 80%. Dân số tronmg độ tuổi lao động 327.268 người chiếm 48,một% dân số, trong đó

khu vực thành thị chiếm 22%, nông thôn chiếm 78%. Trình độ lao động trên đại học, đại học, cao đẳng chiếm 14,7%, tổng số lao động kỹ thuật, trung cấp chiếm 24,8%, trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 60,5% tồn số lao động.

2.3.Lợi thế so sánh và tiềm năng hợp tác của tỉnh Lào Cai

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 8.057 km2 phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.

Thị xã Lào Cai nằm ở khu vực sát biên giới Việt – Trung cách thủ đô Hà Nội trên 300 km và cách thành phố Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc khoảng 500 km. Lào Cai nổi lên như một vùng sáng nhờ sự hiện hữu của các cửa khẩu quốc tế và quốc gia trên biên giới thông qua các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ.

Tiềm năng công nghiệp: Là tỉnh có nhiều tiềm năng khóang sản với kết quả nghiên cứu bước đầu hiện có 32 loại khóang sản, 130 điểm mỏ. Một số mỏ có rữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế như Apatit Lào Cai (có trữ lượng hàng tỷ tấn, là một trong bốn khu vực lớn nhất), đồng ở Sinh Quyền – Bát Sát; Sắt ở Quý Sa – Văn Bàn ; Fenspat – Kim Tân, Văn Bàn; Cao Lanh, đôlômit, graphit ở Nậm Thi, các mỏ kim loại hiếm như: vàng, đá quý, chì, kẽm... thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến đa dang các lọai khóang sản ở địa phương.

Là tỉnh có diện tích lớn, trữ lượng gỗ rừng, nông, lâm sản phong phú, có vùng cây ăn quả tập trung đa dạng. Chăn nuôi phát triển sẽ đáp ứng cho công nghiệp chế biến phục vụ cho yêu cầu tiêu dùng, xuất khẩu trong nước, quốc tế

Tiềm năng nông nghiệp:

+ Cây công nghiệp: Cây công nghiệp chủ yếu của Lào Cai là cây chè được phát triển thành sản phẩm lớn của tỉnh Lào Cai. Hiện nay cây chè

được trồng với diện tích 1.800 ha, dự kiến phát triển 10.000ha, trong đó khuyến khích phát triển kinh doanh chè đặc sản trồng trên núi cao.

+ Cây ăn quả: Cây ăn quả có ưu thế lớn về thị trường tiêu thụ đảm bảo là các loại cây có khả năng sinh trưởng trên vùng có dạng khí hậu ôn đới.

Tổng diện tích cây ăn quả hiện có: 6.500 ha. Dự kiến phát triển thành 15.000ha. Trong đó cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới 6.650 ha, cây ăn quả nhiệt đới là 8.850 ha. Ưu thế sản phẩm của Lào Cai hiện có: mận tam hoa, vải, lê, đào.

+ Rau, quả, cây cảnh: Sản phẩm rau, củ, quả và cây cảnh Lào Cai có đặc thù riêng trở thành thế mạnh của Lào Cai

+ Khoai tây giống được sản xuất theo quá trình phục tráng ở vùng cao – nhân giống củ nhỏ, sạch bệnh và cung ứng giống cho châu thổ sông Hồng gieo trồng khoai Tây vụ Đông. Số lượng 5000 đến 6000 tấn hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoa cây cảnh Lào Cai có ưu thế về giống phong phú, đặc sắc như: hoa lan, đỗ quyên, bất tử, cẩm chướng. Với khí hậu mát mẻ quanh năm sẽ tạo khả năng sản xuất hoa với số lượng lớn, và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ ở các thành phố, thị xã và tham gia xuất khẩu.

Dự kiến phát triển với số lượng sản phẩm: 4 triệu cành hoa lan ôn đới, một triệu giỏ hoa lan nhiệt đới, các loại hoa đơn 2 triệu bông và cây sinh thái.

Tiềm năng du lịch:

Tài nguyên và sản phẩm du lịch Lào Cai (cả tự nhiên và nhăn văn) rất phong phú, đa dạng với nhiều điểm du lịch tập trung ở thị xã Lào Cai, SaPa, Bắc Hà, Bát Xát...

Sa Pa: Nằm ở phía Tây BẮc của tỉnh Lào Cai, thị trấn Sa Phản ánh có độ cao trung bình 1500 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đến đây du khách có thể du ngọan và ngắm nhìn dãy Hòang Liên Sơn

hùng vĩ, với đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, tham quan thác Bạc, Cầu Mây, Bãi Đá cổ, leo núi Hàm Rồng để ngắm đủ loại phong lan. Sa Pa là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái, du lịch thể thao leo núi và du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong làng bản. Sa Pa là nơi du lịch nghỉ mát cách đây hàng trăm năm.

Bắc Hà: Bắc Hà là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc cách thị xã Lào Cai hơn 60 km đường bộ. Cũng giống như ở Sa Pa, Bắc Hà quanh năm mát mẻ và là một vùng mận tam hoa khổng lồ, mỗi độ xuân về hoa nở trắng rừng, nhiều người đã ví Bắc Hà như một “ cao nguyên của sương và hoa mận”. Ở đây có nhiều thắng cảnh đẹp có thể kể đến như: dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng cách đây gần một thế kỷ, tuyến du lịch sông Chảy, Hang Tiên, động Tà Lùng Phình... nhưng điểm nổi bật của Bắc Hà là phiên chợ văn hóa vùng cao diễn ra vào chủ nhật hàng tuần, rất đông vui nhộn nhịp và có sức hấp dẫn với khách du lịch từ phương xa tới, du khách được thưởng thức văn hóa ẩm thực rất đặc trưng của vùng cao là rượu Bắc Hà và thắng cố.

Động Mường Vi: Động Mường Vi hay còn gọi là động Thủy Tiên là một quần thể hang động lớn (thuộc xã Mường Vi - huyện Bát Xát – cách thị xã Lào Cai hơn 30 km) bao gồm 4 động chính: Nà Rin, động thấp, động gió và động trên.Quần thể hang động Mường Vi không chỉ đẹp mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian, đã và đang thu hút khách tham quan du lịch tới chiêm ngưỡng và tìm hiểu. Qua khảo sát được biết động Mường Vi là một trong những động có quy mô lớn nhất miền Bắc, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.

Đền Thượng: Đền Thượng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử từ năm 1997, thuộc phường Lào Cai, thị xã Lào Cai. Đây là nơi thờ vị tướng quân Trần Hưng Đạo. Di tích Đền Thượng ngày nay đã và đang được bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp phục vụ bà con ở các nơi trong cả nước và ngoài nước biết và tới thăm.

Tiềm năng thương mại: Lào Cai có hệ thống giao thông liên tỉnh tương đối hòan chỉnh, bao gồm cả đường bộ và đươngdf sắt nối với Hà Nội, cảng Hải Phòng, các tỉnh láng giềng và cả với Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là một lợi thế quan trọng giúp Lào Cai phát triển thương mại và kinh tế dịch vụ khác với vùng Tây nam – Trung Quốc. Đây là khu vực có trên 200 triệu dân, rất nhiều nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế. Do vậy, Lào Cai thực là đầu cầu trong “ mối quan hệ kinh tế - văn hóa đối ngoại với Trung Quốc ở cửa ngõ Tây Bắc của Tổ Quốc. Dù khiêm tốn nhưng hiện giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đã đạt được gần 100 triệu USD/năm”. Đó là một trong những lợi thế giúp Lào Cai giao lưu kinh tế với các miền của đất nước cũng như phát triển kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 27 - 33)