QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 47 - 52)

1. Tư tưởng chỉ đạo.

Liên kết phát triển kinh tế giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai trong vùng trung du miền núi phía Bắc là một yêu cầu thực tế khách quan, xuất phát từ sự đòi hỏi của phát triển kinh tế của từng tỉnh trong toàn vùng chứ không thể tùy tiện, chủ quan, duy ý chí. Do đó cần nghiên cứu thật kỹ những đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của từng tỉnh, thành phố trong toàn vùng để xây dựng nội dung – mức độ - hình thức cho phù hợp và có hiệu quả.

Mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhà nước (với vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của mình) chỉ có thể làm tốt chức năng định hướng, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự hợp tác, liên kết kinh tế giữa các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp là chính chứ không thể áp đặt hoặc làm thay họ.

Mục tiêu tổng quát của liên kết kinh tế giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai là phát huy thế mạnh, khai thác và phát huy thế mạnh của từng tỉnh trong vùng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển của các địa phương trong thì kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương trong vùng và cả nước.

Liên kết phát triển toàn diện, tích cực nhưng có những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, có hiệu quả. Trong thời gian đầu cần có sự lựa chọn một số lĩnh vực kinh tế cụ thể, có tính khả thi, có thể triển khai và phát huy hiệu quả ngay để thực hiện nhằm tạo đà cho các bước liên kết phát triển cao hơn.

2. Quan điểm liên kết phát triển.

Quan điểm 1: Quan hệ hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai trong vùng phải nhằm phát huy và kết hợp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mình phải đặt trong mối liên hệ với toàn vùng và cả nước.Do đang ở điểm xuất phát thấp nên phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước. Quán triệt quan điểm này, mỗi địa phương khi xác định tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mình phải đặt trong mối liên hệ với toàn vùng và cả nước. Mỗi địa phương phải dựa vào tiềm năng của toàn vùng để phát huy và kết hợp hiệu quả thế mạnh của mình.

Liên kết kinh tế với các địa phương trong vùng trung du miền núi phía Bắc, các địa phương phải khai thác, kết hợp tốt các tiềm năng của mình với tiềm năng của các địa phương và toàn vùng và tìm ra, phát huy những lợi thế so sánh nhằm phát triển nhanh và bền vững tạo điều kiện phát triển cho toàn vùng và cả nước.

Quan điểm 2: Quan hệ hợp tác giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai trong vùng kinh tế trung du miền núi phía Bắc phải phù hợp với nhu cầu, khả năng của mỗi địa phương, gắn với định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, cảu vùng và cả nước.

Chính phủ đã xây dựng chiến lược, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của vùng trung du miền núi phía Bắc, của các địa phương (Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) đã được chính phủ phê duyệt; một số quy hoạch trung gian, chi tiết, quy hoạch ngành... cũng đã được các địa phương xây dựng. Vì vậy những nội dung phát triển kinh tế giữa các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai vần được xây dựng, triển khai thống nhất với

chiến lược, định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, của cả vùng và cả nước.

Trên cơ sở các quy hoạch chung của cả nước, của vùng cà mỗi địa phương, những nội dung hợp tác giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi trong những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

Quan điểm 3: Hợp tác, liên kết phát triển giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhưng có trọng tâm, trọng điểm; hình thức thích hợp, bước đi vững chắc, giải pháp năng động, sáng tạo; bảo đảm phân bổ và khai thác có nguồn lực cân bằng, hiệu quả tạo nên sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp nền kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng.

Tăng cường liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng cho phép khai thác tiềm năng, lợi thế, khắc phục những hạn chế, vấn đề bức xúc phát sinh của từng địa phương và cả vùng; cho phép tập trung nguồn lực vùng cần thiết để xây dựng và phát triển những ngành, lĩnh vực thích hợp nhất với điều kiện cụ thể của địa phương, của vùng làm động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Liên kết phát triển kinh tế không thể dem lại hiệu quả mong muốn nếu chỉ tiến hành riêng rẽ ở một vài lĩnh vực nào đó. Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cần chủ động, sáng tạo khi tiến hành liên kết trên các lĩnh vực này cũng cần lựa chọn một số nội dung liên kết cụ thể có tính khả thi để triển khai nhanh.

Quan điểm 4: Liên kết phát triển kinh tế giữa Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai pahỉ xử lý hài hòa giữa các lợi ích ngắn hạn và dài hạn, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, bảo đảm kết hợp giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu xã hội, môi trường. Phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng...

3. Nguyên tắc liên kết phát triển

Quán triệt những quan điểm liên kết trên, trong liên kết phát triển 3 tỉnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất:Phải có sự đồng thuận và tự nguyên, bảo đảm bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa các địa phương tham gia liên kết. Mỗi một địa phương trong vùng là một thể chế bình đẳng, dù vị thế và trình độ phát triển có khác nhau, những nội dung liên kết phải là những vấn đề được 2 bên tham gia liên kết cùng quan tâm. Yêu cầu về sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi phải tuân thủ ngay trong quá trình bàn bạc, trong xác định nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trong xử lý các vấn đề lợi ích của các bên.

Có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ của các tỉnh trong vùng. Mặt khác, liên kết là một quá trình tự nguyện nên sự liên kết phát triển trong vùng không thể tiến hành có hiệu quả đơn phương từ một phía, hoặc từ sự kiên cưỡng thụ động và thiếu tích cực của các bên. Vì vậy các bên tham gia liên kết cần chủ động, tích cực và phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả cao.

Thứ hai: Vừa liên kết vừa cạnh tranh lành mạnh. Liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương phải phù hợp quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy quá trình liên kết, các nội dung vừa phải mang tính hợp tác với tư cách là các tỉnh anh em, vừa bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh với tư cách là các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để thúc đẩy nhau cùng phát triển, trong hợp tác không hề thủ tiêu cạnh tranh.Cạnh tranh đồng thời vẫn mang tính hỗ trợ nhau cùng phát triển để bảo đảm lợi ích chung của toàn vùng.

4. Mục tiêu liên kết phát triển.

Phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của các tỉnh liên kết trong vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, bền vững, cơ cấu hợp lý,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Bảo đảm khai thác, phân bổ các tiềm năng nguồn lực hợp lý giữa các địa phương: xây dựng đồng bộ và thống nhất hệ thống kết cấu hạ tầng, hạn chế sự đầu tư trùng lặp, lãng phí, bảo đảm sự phát triển và hiệu quả trong sử dụng các tiềm năng nguồn lực của mỗi địa phương và toàn vùng thông qua cung cấp thông tin, trao đổi kế hoạch và phối hợp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng nguyên liệu; liên kết trong tiêu thụ và cung cấp sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi các nhà đầu tư của các địa phương đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn của nhau (ví dụ đầu tư phát triển trang trại, làng nghề, khu du lịch, nhà nghỉ, các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ...)

Bảo đảm thống nhất phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, của vùng và cả nước theo chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đã được duyệt. Phát huy các tiềm năng, thế mạnh, tăng cường hợp tác, xác định các ngành kinh tế mũi nhọn, những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh của vùng và mội địa phương trong vùng.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp, tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước trong điều hành, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thông qua thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm, phối hợp xây dựng và đề xuất các cơ chế chính sách.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi địa phương thông qua khai thác và sử dụng các thông tin nói chung và phối hợp hành động trong quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phối hợp quản lý chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm sóat vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh, trao đổi các thông tin về thị trường, xuất nhập khẩu, các thông tin về khoa học công nghệ mới và khả năng ứng dụng, chuyển giao, quảng bá các sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch...

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w