Phương hướng liên kết trong thu hút vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 57 - 59)

II. PHƯƠNG HƯỚNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN KINHTẾ GIỮA

4. Phương hướng liên kết trong thu hút vốn đầu tư trong nước

ra nâng cấp các tuyến đường sắt liên tỉnh từ Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai. + Đối với đường thuỷ: Duyệt dự án khả thi đầu tư nâng cấp toàn tuyến sông Hồng (Việt Trì- Yên Bái – Lào Cai). Xây dựng các bến cảng: Hồ Thác Bà, Mậu A, Văn Phú. Ở Lào Cai đoạn đường sông Hồng từ Lào Cai – Yên Bái khả năng vận tải vẫn ở quy mô nhỏ, dự kiến giai đoạn 2006-2010 sẽ nghiên cứu xây dựng một cảng trên sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai.

c)Liên kết trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp các thiết bị và phương tiện giao thông vận tải.

Hướng hợp tác chủ yếu bao gồm các lĩnh vực:

Sản xuất, lắp ráp các loại thiết bị trong đó rất chú ý các loại cọc tiêu, biển báo, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, các loại thi công…

Sản xuất lắp ráp các loại phương tiện giao thông nhất là: các loại xe vận tải nhẹ, các xe chuyên dùng(xe chở nông sản, thực phẩm, xe gom- chở rác) và các phương tiện vận tải khác

d)Liên kết trong lĩnh vực đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành giao thông vận tải của các tỉnh bao gồm:

Đào tạo lái xe, điều khiển phương tiện vận tải. Đào tạo lao động cho việc sưả chữa, lắp ráp các thiết bị và phương tiện vận tải khác. Đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo lao động thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải khác. Khuyến khích và mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, quy mô đào tạo sát với yêu cầu thực tế của cơ sở.

4. Phương hướng liên kết trong thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ngoài

- Vùng Đông Bắc có vị trí tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên đồng thời với việc phát triển liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng cần đặt ra phương hướng liên kết trong việc thu hút vốn

đầu tư trong nước và nước ngoài. Do đó, các dự án trong danh mục cần chú trọng trong phân bổ theo hướng:

- Các dự án có quy mô lớn, hàm lượng kỹ thuật cao tập trung vào các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp có điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực khá. Các dự án công nghiệp quy mô nhỏ gắn với sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm.

- Các dự án khai khoáng, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng, chế biến cây công nghiệp cần bố trí ở những nơi có vùng nguyên liệu, điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất thuận tiện, vừa bảo đảm cơ cấu vùng, lãnh thổ, vừa có tính khả thi,vừa hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Trong lĩnh vực nông, lâm, sản, hướng tập trung vào các dự án chăn nuôi, trồng trọt gắn với chế biến, đặc biệt phục vụ xuất khẩu.

- Các dự án thuộc ngành xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng gồm giao thông vận tải, xây dựng nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp cần áp dụng các hình thức như BOT,BT, BOO.

- Các dự án về hạ tầng xã hội tập trung vào các lĩnh vực sản xuất thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, đào tạo công nhân kỹ thuật, trường học quốc tế,nghìên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới.

- Các dự án về lĩnh vực du lịch nên tập trung vào các dự án phát triển các hoạt động cụ thể.

- Các tỉnh cần phối hợp với nhau trong việc để xuất với Chính Phủ cho mở rộng một số chính sách đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vùng như: Ưu đãi thuê đất, cho phép mở rộng các hình thức đầu tư.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá trong nước và quốc tế trên các loại hình thông tin. Do vậy, cần thiết lập một trang Web chung để giới thiệu, tuyên truyền vận động đầu tư. Ngoài ra cần phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức xúc tiến đầu tư- thương mại trong nước và quốc tế, các công tác tư vấn để tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư cho vùng.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC TỈNH

Một phần của tài liệu Liên kết một số ngành kinh tế giữa ba tỉnh trung du miền núi phía Bắc Phú Thọ Yên Bái Lào Cai (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w