III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3. Những vấn đề đặt ra
Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ rõ ràng, thống nhất giữa quan hệ của các địa phương với quy hoạch chung của của vùng và quy hoạch của ngành, giữa các Bộ ngành và địa phương trong vùng. Chấm dứt triệt để việc thực hiện không theo quy hoạch. Các địa phương trong vùng phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển khai chủ trương của Nhà nước, trong đó phải hết sức chú ý phát huy nội lực tận dụng cho được đội ngũ cán bộ và lao động có năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân làm ăn, sản xuất được nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Quán triệt chủ trương phát triển vùng kinh tế đầy đủ thống nhất. Cần có sự thống nhất từ các cơ quan trung ương đến địa phương, các tổ chức doanh nghiệp về chủ trương phát triển vùng và hướng liên kết phát triển kinh tế cho các địa phương trong vùng, khẩn trương rà soát, chỉnh sửa bổ sung các quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương trong vùng, xây dựng cơ chế phối hợp triển khai các nội dung hợp tác phát triển thống nhất.
Để thúc đẩy phát triển vùng, một vấn đề quan trọng là địa phương phải xuất phát từ điều kiện và lợi thế của mình để chủ động xây dựng kế hoạch liên kết với các tỉnh trong vùng, khai thác tối đa ưu lợi thế của nhau trong quá trình phát triển. Đồng thời tăng cường đầu tư cho khu vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA BA TỈNH PHÚ THỌ, YÊN BÁI, LÀO CAI