1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

54 1,9K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải đặc biệt là rác công nghiệp nguy hại bằng công nghệtiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quychuẩn môi trườ

Trang 1

-   

-THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Địa điểm : Phân khu K4, trại giam Z30A, Trà Tân, Đức Linh, Bình Thuận Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Cơ Bản (First)

Bình Thuận - Tháng 4 năm

2014

Trang 2

-   

-THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

Trang 3

-Số: 01 /ĐĐD - 2012/TTr-DA

V/v xin cấp đất đầu tư “Nhà máy xử lý

rác thải công nghiệp nguy hại”tại phân

khu K4, trại giam Z30A, xã Trà Tân,

huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận, ngày tháng 4 năm 2014

TỜ TRÌNH

Kính gửi:

- Bộ Công An

- Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII)

 Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 củaChính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 củaChính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hànhLuật Đất đai;

 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của ChínhPhủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ bản kính đề nghị Bộ Công An, Tổng cục Thi hành

án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII) chấp thuận địa điểm thực hiện dự án “Nhà máy xử lýrác công nghiệp nguy hại tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnhBình Thuận” theo các nội dung sau:

I Thông tin về nhà đầu tư:

1 Tổ chức, cá nhân: Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Bản (First Company Limited)

- Giấy phép kinh doanh số: 0305895958

2 Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga

3 Địa chỉ trụ sở: 6B HaTa, 103 Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

5 Ngành nghề kinh doanh chính: Thu gom và xử lý, tiêu hủy rác thải không độc hại và độchại; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác (không hoạt động tại trụ sở)

6 Năng lực:

- Vốn điều lệ: 20,000,000,000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)

II- Nội dung đề nghị chấp thuận:

Tên dự án : Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Địa điểm xây dựng : Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnhBình Thuận

Diện tích đất : 10 ha (100,000 m2)

Nội dung đầu tư : Xây dựng nhà máy xử lý rác thải gồm rác công nghiệp, y tế, sinhhoạt nhưng rác công nghiệp nguy hại là chủ yếu

Trang 4

Công suất thiết kế Sản lượng ĐVT

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 17,520 tấn/năm

Sản phẩm tái chế

Kim loại màu, hợp kim tái chế… 0.48 tấn/ngày

Tỷ lệ sản phẩm thu được

Kim loại màu, hợp kim tái chế… 70%

Bóng đèn huỳnh quang 30%

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 48 tấn/ngày, tương đương 2 tấn/giờ.Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ mang đi đóng kén vàchôn lấp

+ Với rác sinh hoạt

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 0.5 tấn/giờ

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 12 tấn/ngày

Sau khi quan phân loại

Phế liệu kim loại, nhựa, cao su 2 tấn/ngày

Thương phẩm

Công suất của phân xưởng xử lý rác sinh hoạt là 12 tấn/ngày Theo đó, tỷ lệ rác đemđốt, rác chôn lấp, rác ủ làm phân hữu cơ và phân loại làm phế liệu lần lượt là 20%, 10%, 50%

và 20%

Ngoài ra nhà máy còn xử lý rác thải y tế với công suất 50 kg/giờ

Trang 5

và các tỉnh trong khu vực với công suất 2 tấn/giờ.

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp phầngiảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏe nhân dân vìmục tiêu phát triển bền vững

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải đặc biệt là rác công nghiệp nguy hại bằng công nghệtiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quychuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và giảm gánh nặng cho trại giamZ30A một lượng lớn tù nhân đang cải tạo tại Phân khu K4, trại giam Z30A, Trà Tân, ĐứcLinh, Bình Thuận nhằm tăng ngân sách cho Bộ Công an và chính người lao động

- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong côngtác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 48,600,000,000 VNĐ (Bốn mươi tám tỷ, sáu trăm triệu đồng),

chủ đầu bỏ 100% tổng đầu tư

 Tiến độ dự án : Dự án bắt đầu thực hiện từ quý III năm 2014 và đi vào hoạt động

có doanh thu từ năm 2016

Công ty TNHH Một thành viên Cơ Bản đề nghị Tổng Cục VIII, Bộ Công An xem xét chấpthuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung nêu trên./

Trang 6

TỜ TRÌNH 2

MỤC LỤC 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 7

I.1 Giới thiệu chủ đầu tư 7

I.2 Mô tả sơ bộ dự án 7

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 8

II.1 Tình hình môi trường và công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 8

II.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường 8

II.1.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn (CTR) 9

II.2 Căn cứ pháp lý 11

II.3 Năng lực của công ty 13

II.4 Địa điểm thực hiện dự án 14

II.4.1 Vị trí địa lý 14

II.4.2 Khí hậu –Thủy văn 15

II.4.3 Nguồn nhân lực 15

II.4.4 Hiện trạng sử dụng đất 15

II.4.5 Cơ sở hạ tầng 15

II.4.6 Nhận xét chung 16

II.5 Kết luận sự cần thiết phải đầu tư 16

CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN 17

IV.1 Diện tích nhà máy 17

IV.2 Công suất xử lý rác thải 17

IV.3.1 Hạng mục xây dựng 18

IV.3.2 Hạng mục máy móc thiết bị 19

CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH NHÀ MÁY SƠ BỘ 20

IV.1 Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan 20

IV.2 Quy hoạch xây dựng hạ tầng 20

IV.2.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 20

IV.2.2 Quy hoạch giao thông 21

IV.2.3 Hệ thống cung cấp điện 21

IV.2.4 Hệ thống cấp nước 21

IV.2.5 Thoát nước mưa 21

IV.2.6 Thoát nước bẩn 22

IV.2.7 Quy hoạch thông tin liên lạc 22

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 23

V.1 Nguyên liệu, nhiên liệu 23

V.1.1 Nguyên liệu 23

V.1.2 Nhiên liệu 23

V.2 Phân loại rác thải 23

V.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 24

V.4 Cách thức xử lý rác thải 25

V.4.1 Nhóm 1- chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt 25

V.4.2 Nhóm 2- chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được 26

V.4.3 Nhóm 3- chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế 27

V.4.4 Nhóm 4- chất thải công nghiệp nguy hại 28

V.4.5 Nhóm 5- chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải, pin 29

Trang 7

V.4.8 Xử lý nước thải 30

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 31

VI.1 Đánh giá tác động môi trường 31

VI.1.1 Môi trường đất và sạt lở 31

VI.1.2 Môi trường nước 31

VI.1.3 Chất lượng không khí 31

VI.1.4 Tiếng ồn và rung 31

VI.1.5 Chất thải rắn 32

VI.1.6 Rủi ro 32

VI.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 32

VI.2.1 Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí 32

VI.2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 32

VI.2.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và sạt lở 33

VI.2.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 33

VI.2.5 Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn 33

VI.2.6 Biện pháp giảm thiểu rủi ro 34

VI.3 Kế hoạch quan trắc và giám sát môi trường 34

VI.3.1 Đối tượng kiểm tra giám sát 34

VI.3.2 Nội dung kiểm tra giám sát 34

VI.4 Kết luận 35

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 36

VII.1 Căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tư 36

VII.2 Tổng mức vốn đầu tư ban đầu 37

VII.2.1 Nội dung 37

VII.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư của dự án 40

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 41

VIII.1 Tiến độ phân bổ vốn 41

VIII.2 Tiến độ thực hiện và sử dụng vốn của dự án 41

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 43

IX.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 43

IX.2 Tính toán chi phí 43

IX.2.1 Chi phí hoạt động 43

IX.2.2 Chi phí khấu hao 44

IX.3 Phân tích doanh thu của dự án 45

IX.3.1 Công suất và sản lượng xử lý rác công nghiệp nguy hại 45

IX.3.2 Công suất và sản lượng xử lý rác sinh hoạt 46

IX.3.3 Tính toán doanh thu sản phẩm tái chế 46

IX.4 Hiệu quả kinh tế tài chính của dự án 48

IX.4.1 Hiệu quả kinh tế 48

IX.4.2 Hiệu quả tài chính 48

IX.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 50

CHƯƠNG X: ÍCH LỢI CỦA TRẠI GIAM KHI XÂY DỰNG DỰ ÁN 51

X.1 Nhận được tiền thuê đất 51

X.2 Giải quyết một lực lượng lớn số tù nhân 51

X.3 Nhận lợi nhuận từ dự án 52

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

Trang 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu chủ đầu tư

Tên tiếng Anh : First Company Limited

Địa chỉ trụ sở : 103 Phạm Viết Chánh, P.19, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Ngày đăng ký lần 9 : 7 tháng 2 năm 2013

Vốn điều lệ : 20,000,000,000 đồng (Hai mươi tỷ đồng)

Đại diện pháp luật : Bà Nguyễn Thị Mỹ Nga

I.2 Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án : Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Địa điểm xây dựng : Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức tỉnh Bình Thuận

- Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải gópphần giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và sức khỏenhân dân vì mục tiêu phát triển bền vững

- Xây dựng nhà máy xử lý rác thải đặc biệt là rác công nghiệp nguy hại bằng côngnghệ tiên tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêuchuẩn/quy chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

- Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và giảm gánh nặng cho trạigiam Z30a một lượng lớn tù nhân đang cải tạo tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã TràTân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận nhằm tăng ngân sách cho Bộ Công an và chínhngười lao động

- Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trongcông tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự

án do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : Với tổng mức đầu tư là 48,600,000,000 VNĐ (Bốn mươi

tám tỷ, sáu trăm triệu đồng), chủ đầu bỏ 100% tổng đầu tư

 Tiến độ dự án : Dự án bắt đầu thực hiện từ quý III năm 2014 và đi vào hoạtđộng có doanh thu từ năm 2016

 Doanh thu của dự án : Từ việc thu gom và xử lý rác thải Công nghiệp, rác Sinhhoạt, các phế liệu kim loại, nhựa, cao su, tái chế pin, ắcquy, dung môi tái chế, thùng phuy

và các sản phẩm định hướng tái chế từ dự án như : Phân vi sinh

Trang 9

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT

ĐẦU TƯ

II.1 Tình hình môi trường và công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

II.1.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tìnhtrạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngườigây ra Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hộibền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai

+ Hiện trạng môi trường đô thị, khu công nghiệp

Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị ở Việt Nam là ô nhiễm nguồn nướcmặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sunfua, cacbonic, nitric, ô nhiễm chì (pb), chất thải rắn(trong bệnh viện, sinh hoạt)

Ở Việt Nam, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là cácchất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hoá, nitorit, nitorat… gấp từ 2 – 5 lần, thậm chí tới 10- 20lần trị số tiêu chuẩn đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số ecoli vượt tiêu chuẩn cho phéphàng trăm lần Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một sốnơi còn bị ô nhiếm các kim loại nặng và các chất độc hại như chì, thuỷ ngân, Asen, clo,phenol,…

Ở hầu hết các đô thị ô nhiễm bụi, nhiều nơi ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, các nơi

ô nhiễm nhất là khu dân cư gần khu vực các nhà máy xi măng, khu công nghiệp, nhà máysản xuất vật liệu, nhà máy than,… Ở khu dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ sunfuavượt chỉ số cho phép nhiều lần Ở Việt Nam tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn rất thấp sovới yêu cầu đặt ra, tại nhiều nơi tỷ lệ thu gom chất thải rắn khoảng 20% – 40% Biệnpháp thu gom chất thải rắn hiện nay là chôn lấp (hiện nay chưa có bãi chôn lấp nào đạttiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường)

Theo thống kê, Việt Nam đã có trên 800 cơ sở sản xuất công nghiệp với khoảng

70 khu chế xuất (khu công nghiệp tập trung) Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rấtlớn Tuy nhiên chúng ta lại phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực côngnghiệp gây ra

+ Hiện trạng môi trường nông thôn.

Ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêmtrọng Gần 75% số dân nước ta sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng lạc hậu, phầnlớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửatrôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về hữu cơ và sinh vật không ngừng tăng cao.Nhiều nơi do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹthuật đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Lượng nước thải của các xínghiệp chế biển thuỷ hải sản đông lạnh cũng rất lớn, vượt ngưỡng cho phép khoảng vàichục đến hàng trăm lần Môi trường nước ở nông thôn cũng đang bị ô nhiễm do dùngkhông đúng cách và không hợp lý các hoá chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,

….) thiếu các phương tiện vệ sinh cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ gia đìnhdùng nước hợp vệ sinh chỉ đạt khoảng 30% – 40%, và chỉ có khoảng 20% - 305 số hộ sử

Trang 10

II.1.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn (CTR)

CTR thông thường phát sinh trong cả nước: 28 triệu tấn/năm, trong đó:

+ CTR công nghiệp thông thường: 6.88 triệu tấn/năm

+ CTR sinh hoạt ≈ 19 triệu tấn/năm

+ CTR y tế thông thường ≈ 2.12 triệu tấn/năm

+ CTR nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm:

+ CTR phát sinh ngày càng gia tăng với tốc độ ≈10%/năm, trong đó:

- CTR phát sinh từ các đô thị ≈ 46%;

- CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 17%

- CTR nông nghiệp, nông thôn và Y tế ≈ 34%

+ Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng:

- CTR phát sinh từ các đô thị ≈ 51%;

- CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 22%

- CTR phát sinh từ nông nghiệp, nông thôn, y tế ≈ 27%

Trang 11

Tỷ lệ tái chế chất thải: 10÷12%

Khu vực nông thôn:

- Tỷ lệ thu gom CTR: 40 – 50%;

- Không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng;

- Khoảng 60% thôn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tựquản;

- Chất thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phâncompost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản;

- Khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môitrường xung quanh

Trang 12

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình;

Quyết định 13/2007/QĐ-BXD ban hành ngày 23/4/2007 ban hành “Định mức dựtoán thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải đô thị” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựngban hành

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

ngày 26 tháng 12 năm 2006 v/v ban hành Danh mục chất thải nguy hại;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dựtoán công trình, xử lý rác thải công nghiệp nguy hại

Các tiêu chuẩn Việt Nam

Dự án "Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại" tại Phân khu K4 Trại giamZ30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận

được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:

 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuậtQuốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theoTCVN 2737 -1995;

TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

Trang 13

 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và

sử dụng;

 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

 TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;

 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thốngchữa cháy;

 TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

 TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêuchuẩn thiết kế;

 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

 TCXD 51-1984 : Thoát nước mạng lưới bên trong và ngoài công trình Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;

 TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

 TCVN 4473-1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

 TCVN 5673-1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

 TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;

 TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

 TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

 TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;

 TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;

 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

 TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuậtchung;

 TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài côngtrình dân dụng;

 TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và côngtrình công cộng;

 TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trìnhcông cộng;

 TCVN 46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

 EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam)

Trang 14

Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

 TCVN 5949-1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư(theo mức âm tương đương);

 TCVN 3985-1999: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực lao động (theo mức

âm tương đương);

 Quyết định 3733-2002/QĐ-BYT: quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệsinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

 TCVS 1329/QĐ- BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp và sinh hoạt của Bộ Ytế;

 QCVN 30:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thảirắn công nghiệp;

 QCVN 02:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thảirắn y tế;

 QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh;

 QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hạitrong không khí xung quanh;

 QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguyhại;

 QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

 QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

 QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

 QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ;

 QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đốivới một số chất hữu cơ;

 QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

 QCVN 25: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chônlấp chất thải rắn

 Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại: bao gồm hoạt động kiểm soátchất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vậnchuyển, tiêu hủy và lưu giữ chất thải nguy hại

II.3 Năng lực của công ty

Công ty TNHH MTV Cơ Bản (First) được thành lập vào ngày 01/08/2008, dướihình thức công ty tư nhân thuộc vốn chủ sở hữu của 01 thành viên

Ban đầu, hoạt động chính của First là tư vấn thương mại, môi giới thương mại,hoạt động tư vấn quản lý, điều tra thị trường và bán buôn các sản phẩm đồ dùng khác.Thời gian sau, do nắm bắt được nhu cầu thị trường kết hợp với mối quan hệ tốt đến năm

2010 First đã dần chuyển qua một lĩnh vực kinh doanh khác đó là kinh doanh phế liệu công nghiệp, dịch vụ thu gom vận chuyển và chuyển giao xử lý chất thải công nghiệp.

Nhờ vào mối quan hệ giao tiếp tốt của người quản lý First mà First đã dần phát triển vàđứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt cho đến bây giờ Trong tương lai First có

Trang 15

thể sẽ là một doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về lĩnh vực kinh doanh củamình.

 Ngành kinh doanh chính : Mua bán phế liệu công nghiệp, thu gom vận chuyển và

xử lý chất thải nguy hại…

 Những thành tựu của doanh nghiệp: Được thành lập vào năm 2008 với lĩnh vực tưvấn, môi giới và khảo sát thị trường, First chỉ đạt được doanh thu ở mức khoảng vài trămtriệu đồng /năm

Đến năm 2010 First dần chuyển qua lĩnh vực kinh doanh mới (doanh phế liệu công nghiệp, dịch vụ thu gom vận chuyển và chuyển giao xử lý chất thải công nghiệp),

mặc dù số lượng khách hàng trong lĩnh vực này chỉ đạt trên dưới 10 khách hàng nhưngnhờ vào khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt thì đến năm 2012 số lượng kháchhàng của First tăng lên đáng kể, đưa doanh thu từ vài trăm triệu lên vài tỷ Hiện naydoanh thu hằng năm đã tăng trưởng đến vài chục tỷ, dự kiến doanh thu sẽ tăng cao nếuFirst có thể hoàn thành sớm dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệpnguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh BìnhThuận và đưa vào hoạt động

II.4 Địa điểm thực hiện dự án

II.4.1 Vị trí địa lý

Khu đất quy hoạch xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguyhại” dự kiến đặt tại phần đất của Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện ĐứcLinh- tỉnh Bình Thuận, do Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp (Tổng cục VIII)thuộc Bộ Công An quản lý

Hình: Vị trí xây dựng dự án

Trang 16

II.4.2 Khí hậu –Thủy văn

Nơi xây dựng dự án có cùng khí hậu với huyện Đức Linh, nằm trong vùng ký hậunhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với những đặc trưng như sau:

+ Năng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt cao và ổn định, trung bình 154

-158 Kcal/cm2-năm Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 - 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao và cao đềutrong năm (trung bình 25,40C); tổng tích ôn lớn trung bình 9.2710C/năm Đức Linh hầunhư không bị ảnh hưởng của thiên tai như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế -

ẩm không khí cao Lượng mưa trung bình hàng năm 1.956 mm, cao nhất 2.139 mm vàthấp nhất 1.150 mm Số ngày mưa trung bình trong năm 98 ngày Lượng mưa lớn nhấttrong ngày 138 mm

+ Chế độ nắng: thông thường từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, thời giannắng trung bình một ngày 5,7 - 7,4 giờ Số giờ nắng cao nhất trong ngày 13,8 giờ và thấpnhất 0,5 giờ Cường độ chiếu sáng cao nhất 100.000Lux Mùa khô thường bắt đầu từtháng 12 đến tháng 4

+ Chế độ gió: hướng gió chủ đạo hướng đông nam (tháng 2, tháng 5) tốc độ giótrung bình 3 - 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 10,9m/s hướng bắc - đông bắc (tháng 12, tháng 1)tốc độ gió trung bình 3,4 - 4,7m/s, lớn nhất 6m/s

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của khu vực này có nhiều thuận lợi cho việc xâydựng nhà máy xử lý rác thải, ít có thiên tai như: bão lụt, sương muối

II.4.3 Nguồn nhân lực

Tổng lực lượng lao động cần dùng cho dự án là 237 người Trong đó, dự án sẽ sửdụng tù nhân của trại giam để phục vụ cho các công đoạn sản xuất của nhà máy như sau:Vận hành hệ thống phân loại rác thải sinh hoạt, vận hành hệ thống phân loại chất thảinguy hại, vận hành lò đốt, vận hành hệ thống xử lý nước thải Với tổng số tù nhân cầnhoạt động cho các công đoạn trên 200 người Tù nhân được tuyển chọn làm trong nhàmáy là những người có thành tích học tập, cải tạo tốt

II.4.4 Hiện trạng sử dụng đất

Dự án “Nhà máy xử lý Rác sinh hoạt và công nghiệp” được xây dựng tại khu đấtthuộc Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận vớidiện tích 10 ha Đây là khu đất bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng dự án

II.4.5 Cơ sở hạ tầng

Dự án có giao thông tương đối thuận lợi, nguồn điện và cấp thoát nước đầy đủ

Trang 17

II.4.6 Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng “Nhà máy

xử lý rác công nghiệp ” rất thuận lợi về các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồnlao động dồi dào Đây là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một dự án

II.5 Kết luận sự cần thiết phải đầu tư

Đi đôi với sự phát triển là những sức ép xung quanh vấn đề môi trường, nhất làvấn đề chất thải rắn Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, hiện nay, tổng lượngchất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là 61,500 tấn/ngày (thành thị là 31,000tấn/ngày, nông thôn 30.500 tấn/ngày Có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng phươngpháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, khối lượngCTR trên địa bàn tăng trung bình 15%/năm Lượng CTR đô thị phát sinh đã tới hơn 6,500tấn/ngày Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%,các huyện ngoại thành chỉ đạt khoảng 65% Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạtkhoảng 85-90% và chất thải nguy hại (CTNH) được thu gom mới chỉ đạt 60-70% Cáchoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh khoảng 8,600 tấn các chất tồn dư thuốc bảo vệthực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu Ước tính đến năm 2015,tổng lượng chất thải phát sinh lên đến 35 triệu tấn, một con số cần một hệ thống thu gom

và xử lý lớn, triệt để nhằm bảo vệ môi trường sống của con người

Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện nay chưađáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý chấtthải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quả nặng nề về môitrường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như các điểm tồn lưu hóa chất,thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi đổ chất thải của các nhàmáy sản xuất Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải, đặc biệt là CTNH nhằm giảmthiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người làmột trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rấtnhiều tài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xuthế tất yếu Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công nghệ hợp lý

Với năng lực hiện có của Công ty, cộng với niềm tự hào góp phần đem lại mộtmôi trường xanh sạch cho đất nước Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ Bảnchúng tôi tin rằng việc đầu tư vào dự án “Nhà máy xử lý rác thải công nghiệp nguy hại”tại Phân khu K4 Trại giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận là một

sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Trang 18

CHƯƠNG III: QUY MÔ DỰ ÁN

IV.1 Diện tích nhà máy

Dự án “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại giam

Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận dự kiến được xây dựng trên khuđất rộng 10 ha

IV.2 Công suất xử lý rác thải

+ Với rác công nghiệp :

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 17,520 tấn/năm

Sản phẩm tái chế

Kim loại màu, hợp kim tái chế… 0.48 tấn/ngày

Tỷ lệ sản phẩm thu được

Kim loại màu, hợp kim tái chế… 70%

Bóng đèn huỳnh quang 30%

Công suất thiết kế của dây chuyền xử lý rác là 48 tấn/ngày, tương đương 2 tấn/giờ.Sau đó đem đi phân loại, tái chế và rác còn lại bỏ vào lò đốt, tro xỉ mang đi đóngkén và chôn lấp

+ Với rác sinh hoạt

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 0.5 tấn/giờ

Khối lượng rác thực tế thu nhận để xử lý 12 tấn/ngày

Sau khi quan phân loại

Phế liệu kim loại, nhựa, cao su 2 tấn/ngày

Thương phẩm

Trang 19

Công suất của phân xưởng xử lý rác sinh hoạt là 12 tấn/ngày Theo đó, tỷ lệ rácđem đốt, rác chôn lấp, rác ủ làm phân hữu cơ và phân loại làm phế liệu lần lượt là 20%,10%, 50% và 20%.

Ngoài ra nhà máy còn xử lý rác thải y tế với công suất 50 kg/giờ

10 Cây xanh, mặt nước, đường giao thông, vùng bao quanh cách li m2 1,000

I.2 Khu xử lý rác thải công nghiệp

1 Nhà xưởng tiếp nhận và lưu chứa tạm thời và phân loại tạm thời m² 2,000

I.3 Khu xử lý rác sinh hoạt

Trang 20

IV.3.2 Hạng mục máy móc thiết bị

Trang 21

CHƯƠNG IV: QUY HOẠCH NHÀ MÁY SƠ BỘ

IV.1 Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan

- Khu đất xây dựng dự án phải đảm bảo việc xử lý nước thải tập trung đạt tiêuchuẩn nhà nước quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

- Khu hành chính, dịch vụ công cộng được bố trí tại góc đường chính dẫn vào,nhằm thể hiện nơi tiếp đón và quản lý hoạt động từ ngoài vào trong Tầng cao được xâydựng 1 trệt 2 lầu, mái lợp ngói, kết cấu bằng bêtông cốt thép

- Khu nhà máy sản xuất chính, xây dựng trệt, thể hiện theo dây chuyền sản xuất từbãi đổ đến khu nhà điều hành và dịch vụ, nhà kho đóng gói, hoặc các khâu tạo ra sảnphẩm gần văn phòng để tiện việc giao dịch, ký hợp đồng, giao nhận sản phẩm, tạo điềukiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại Nhà xưởng lợp mái tole, móng, đà, cột bêtông cốt thép, kèo thép, có thông gió mái

- Khu bãi đổ, sân phơi bố trí nằm cuối hướng gió, có sân, đường thuận tiện choviệc vận chuyển rác, từ các khâu phơi, ủ đến khâu thành phẩm, đóng gói

- Xung quanh khu đất trồng cây xanh cách ly (dừa nước, hoặc giống cây thích hợpđất phèn) có bề dày 20m, nhằm góp phần cảnh quan cho khu vực nhà máy

- Luồng xe rác ra vào cặp theo đường vành đai phía bắc khu đất, kết hợp trạm cân,

và bãi đổ xe vận chuyển và thu gom rác

- Luồng giao thông nội bộ, từ nhà xưởng chính ra sân phơi và vào khu vực đónggói đều thuận lợi, riêng biệt

- Nơi nghỉ ngơi cho chuyên gia, cạnh sân tennis, nhà ăn bố trí đầu hướng gió chính(Đông Nam và Tây Nam) nên phục vụ thích hợp

- Khu xử lý nước thải tập trung, nằm tại khu vực cây xanh cách ly, cạnh bãi vậtliệu lớn, nặng cồng kềnh lấy ra từ bãi đổ rác

Nhìn chung, mặt bằng tổng thể được thể hiện mặt đứng chính của nhà máy, cóđường nét kiến trúc công nghiệp Về mặt thông thoáng công trình được thể hiện bởi hệthống giao thông nội bộ, bãi đổ và sân phơi rác sau khi băm nhuyễn được tách biệt phíasau nhưng không làm ảnh hưởng dây chuyền hoặc tổ chức không gian trong khu vực Sửdụng diện tích đất phù hợp, đường dây 110KV dẫn vào các lộ an toàn và thực hiện đúngquy định về hành lang bảo vệ

IV.2 Quy hoạch xây dựng hạ tầng

IV.2.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- Cao độ hiện trạng bình quân : + 0.45 m

- Cao độ nền xây dựng : + 1.80 m (so với cốt quốc gia)

- Chiều cao san lắp bình quân : + 1.35 m

- Khối lượng đất san nền : 30,389.6 m3

(12,506 m2 x 1.35 m x 1.80 =30,389.6 m3)

Trang 22

IV.2.2 Quy hoạch giao thông

+ Đường chính là đường đôi vào trước nhà điều hành nhà máy có lộ giới 32m,trong đó mặt đường đôi rộng 2 x 10m, dãy cây xanh phân cách mềm 3m, lề 2 bên, mỗibên rộng 4m

+ Đường phía trước nhà văn phòng và một bên đường có trạm cân 60 tấn có mặtđường rộng 10m

+ Đường nội bộ xung quanh khu vực, đường vào bãi đỗ, sân phơi có lộ giới từ14m - 20m

IV.2.3 Hệ thống cung cấp điện

- Nguồn điện: lấy từ trạm biến thế 110/22KV - 2 x 40MVA qua đường dây 22KV

- Tiêu chuẩn tính toán:

+ Cấp điện cho sản xuất và kho tàng : 250 KW/ha

250 KW x 12,506 m2 = 3,126.5 KW

=> 3,126.5 KW/0.7 = 4,466.43 KVA Trong đó, hệ số công suất Cosφ=0.7

Toàn bộ đường dây đi ngầm dưới lòng đường và vỉa hè hạ tầng khu quy hoạchđược thiết kế như sau:

- Các tuyến trung thế và hạ thế được đi ngầm dọc theo vỉa hè các trục đường quyhoạch

- Cáp mắc điện từ tủ phân phối vào công trình được thiết kế đi ngầm trong cácmương cáp nổi có nắp đậy, xây dựng kết hợp mương cáp phân phối đi dọc theo các vỉa hèbao quanh công trình

- Đèn đường là loại đèn cao áp Sodium 220V – 250W đặt cách mặt đường 9m,cách khoảng trung bình là 30m dọc theo đường Đối với mặt đường rộng trên 12m đènđược bố trí 2 bên đường Mặt đường rộng từ 12 mét trở xuống, đèn được bố trí một bênđường hoặc 2 bên theo vị trí lệch nhau (xen kẽ vị trí cột) Các đèn được đóng tắt tự độngbằng công tắc định thời hay công tắc quang điện đặt tại các trạm hạ thế khu vực

IV.2.4 Hệ thống cấp nước

- Sử dụng nguồn nước cấp từ nhà máy cấp nước có công suất lớn của Nhà máynước của tỉnh, xây dựng phục vụ các khu công nghiệp, khu dân cư và khu vực lân cận

- Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp: 50m3/ha/ngày đêm

- Nước cho người lao động sản xuất và phụ trợ : 1,233 m3/ngày đêm

- Nước cho công trình hành chính và sinh hoạt : 1,233 m3 x 25% = 308 m3

- Nước tưới cây, tưới đường : 1,233 m3 x 10% = 123 m3

- Cho bản thân hệ thống cấp nước : 10% x 1,233m3 = 123m3/ngày đêm

- Nước dự phòng rò rỉ : 20% x 1,233 m3 = 247 m3/ngày đêm

- Trên mạng lưới có bố trí các trụ cứu hỏa 100, với khoảng cách từ 120m - 150m/trụ Tổng số trụ cứu hỏa gồm 04 trụ

IV.2.5 Thoát nước mưa

- Thoát nước từ sân đường, vỉa hè, mặt đường được thu gom tại vị trí đặt hố ga thunước xuống các tuyến ống dọc vỉa hè về các tuyến cống chính, thoát ra cống thoát chungkhu vực

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt tách riêng

Trang 23

IV.2.6 Thoát nước bẩn

- Lưu lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất : 1,800 m3/ngày đêm

- Tiêu chuẩn thoát nước thải bằng 80% nước cấp

- Xây dựng trạm xử lý nước thải Q = 1.800 m3/ngày đêm, đặt tại vị trí cuối khuđất, nằm hướng Đông Bắc khu quy hoạch, cuối hướng gió nên không ảnh hưởng đến sảnxuất và sinh hoạt trong khu vực

- Hệ thống thoát nước thải:

+ Bố trí ống 300, thu gom nước thải về trạm xử lý, ống hoàn toàn tự chảy vớitổng chiều dài: 2,950m

- Xử lý nước thải: Nước thải được thu gom về trạm xử lý tập trung khu vực theotiêu chuẩn TCVN 6772 - 2000 (giới hạn 1) trước khi xả ra nơi tiếp nhận

IV.2.7 Quy hoạch thông tin liên lạc

Xây dựng các tủ cáp gần giao lộ trục chính và lắp đặt tuyến cáp ngầm từ tủ cáp vànối đến công trình

+ Tuyến cáp thông tin liên lạc từ trung tâm viễn thông của tỉnh dẫn về

+ Nhà điều hành và dịch vụ : 6 - 10 thuê bao/ nhà máy

Trang 24

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

V.1 Nguyên liệu, nhiên liệu

V.1.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu của “Nhà máy xử lý rác công nghiệp nguy hại” tại Phân khu K4 Trại

giam Z30A, xã Trà Tân- huyện Đức Linh- tỉnh Bình Thuận là các loại chất thải từ cáckhu dân cư trên địa bàn tỉnh, các nhà máy/cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tạitỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận Những loại rác thải này bao gồm chất hầu hết cácchất thải công nghiệp và một số ít rác sinh hoạt đã được quy định trong danh mục tạiquyết định 23/2006/QĐ-BTNMT Riêng đối với chất thải có chứa thành phần gốcHalogen cao, gốc halogen liên kết với mạch vòng (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tồnlưu,…) và dầu có chứa hợp chất PCB sẽ không tiếp nhận xử lý

V.1.2 Nhiên liệu

Các loại nhiên liệu được sử dụng bao gồm:

+ Xăng, dầu, gas cho lò đốt;

+ Điện năng cung cấp cho hoạt động của toàn khu xử lý rác

V.2 Phân loại rác thải

Chất thải được thu gom từ các điểm phát sinh được tập kết về nhà máy Sau khiqua trạm cân, các xe trung chuyển sẽ đổ chất thải vào phểu nạp liệu, sau đó chất thảiđươc đưa lên băng truyền dẫn về máy tách từ, máy có nhiệm vụ loại bỏ kim loại có trongchất thải Chất thải tiếp tục được phân loại bằng tay bởi công nhân của nhà máy (10người/ca làm việc) Chất thải sau khi được phân loại sẽ được vận chuyển bằng cơ giới vềcác khu xử lý chức năng

Các nhóm chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển sẽ được phân theo cácnhóm như sau, để tiến hành xử lý – tái chế:

- Nhóm 1: chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và táichế làm phân vi sinh hữu cơ và bán sản phẩm ra thị trường

- Nhóm 2: chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được: Công ty sẽthu gom, phân loại và xử lý sơ bộ (tẩy rửa) rồi cung cấp như hàng hoá thông thườngnhằm tận dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác (như: Kim loại đen; kimloại mầu và hợp kim của chúng; giấy; nhựa; thủy tinh…);

- Nhóm 3: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế: Công ty thugom các chất thải nguy hại rồi xử lý triệt để bằng: phương pháp đốt; xử lý nước thải tạitrạm xử lý nước thải tập trung; Cô lập CTNH bằng phương pháp đóng kén trong các bể

bê tông; Lưu giữ bền vững trong hầm chôn lấp

- Nhóm 4: chất thải công nghiệp nguy hại là bao bì chứa hoá chất, các phôi kimloại, kim loại hoặc nhựa bị nhiễm hóa chất, chất thải nguy hại Đây là nhóm chất thải cókhả năng tái chế đem lại lợi nhuận kinh tế: bao bì đựng hóa chất, phôi kim loại, kim loại,nhựa, thủy tinh thu gom về sẽ được súc rửa, tái chế, tái sử dụng hoặc cung cấp cho cácđơn vị khác;

- Nhóm 5: chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải Công ty tiến hành phá dỡ,xúc rửa để thu hồi phần phế liệu thu được có khả năng tái chế bán cho các đơn vị có nhu

Trang 25

cầu, phần còn lại loại nào đốt được sẽ được đưa vào lò đốt, loại không đốt được sẽ đượcnghiền và hóa rắn làm vật liệu xây dựng hoặc lưu giữ trong hầm lưu giữ bền vững.

- Nhóm 6: chất thải công nghiệp nguy hại là các loại bóng đèn thải như: đèn huỳnhquang, compact, halozen sẽ được xử lý;

- Nhóm 7: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng đốt, tái chế và tro xỉsau quá trình đốt sẽ được thu gom và hóa rắn làm vật liệu xây dựng

- Nhóm 8: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của nhà máy và của các cơ sởkhác được xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồntiếp nhận

Riêng dung môi thải sẽ đưa vào máy tái chế dung môi A200EX (200 lít); rác y tếđược đốt trong Lò đốt rác thải y tế (50kg/giờ)

Các phương pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ hình dưới

Thu gom chất thải

Trang 26

V.4 Cách thức xử lý rác thải

V.4.1 Nhóm 1- chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt

+ Phương pháp ủ sinh học làm phân compost: Phương pháp này thích hợp với

loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbon hyđrat như đường,xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước.Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy khôngkhí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men) Hai quátrình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí màdạng này hay dạng kia chiếm ưu thế Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thểhiện ở hình dưới đây

Nhặt thủ

công

Trang 27

V.4.2 Nhóm 2- chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được

Quy trình chế biến hạt nhựa

Công nghệ cắt tạo hạt trong nước (underwater palletizing): Nhựa đùn ra khỏi khuôntạo hạt gắn sau máy đùn sẽ được cắt ngay trên bề mặt khuôn tạo hạt được ngâm trongkhoan kín chứa đầu nước

Hình: Sơ đồ chế biến hạt nhựa

Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn bố trí xếp thànhhàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn Những sợi này được kéo liêntục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng lại Khi ra khỏi máng nướclàm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đi bằng cách dùng khí thổi mạnh vàosợi nhựa hay sử dụng máy hút chân không để tránh nước văng ra khu vực xung quanhmáy Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục gọi là máy cắt sợi, nhựađược cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi vào máytách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao

Một hệ thống tạo hạt kéo sợi thông thường gồm những thiết bị như sau:

1) Khuôn tạo sợi gắn với thiết bị đùn

2) Máng hay thùng nước làm nguội đủ dài (có thể dài tới 7,3m) để sợi nhựa được làmnguội và đông cứng, sử dụng vòi phun hay luồng khí thổi trực tíêp lên sợi nhựa để lấy điphần nước còn bám vào sợi nhựa khi chúng được kéo ra khỏi thùng nước làm nguội 3) Bộ dao cắt gồm một rôto gắn những lưỡi dao có thể thay thế và một dao cố định

Vỏ chai, nylon…

RửaSấy khôCắt nhỏĐùn ép, tạo sợiLàm nguộiCắt tạo hạtĐóng góiThành phẩm

Ngày đăng: 29/05/2015, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w