Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toán trong việc quản lý vốn, cũng từ đó vốn bằng tiền đóng vai trò và là cơ sở ban đầu, đồng thời theo suốt quá trình sản
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Qua lần thực tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy
đã giúp em vận dụng những lý thuyết đã tiếp thu được ở trường vào thực tiễn nhằm củng cố và nâng cao những kiến thức đã học
Tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần sản xuất
và thương mại Tiến Huy
Đưa ra được những đánh giá nhận xét về thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy Bước đầu
đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang gặp sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn nhận thức, đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp mình trên thị trường để có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, để đạt được điều đó thì Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong việc cấu thành doanh nghiệp Có thể nói Kế toán là một công cụ đắc lực cho nhà quản lý, nó không ngừng phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp mà nó còn phản ánh tình hình chi phí, lợi nhuận hay kết quả của từng công trình cho nhà quản lý nắm bắt được Bên cạnh đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị cân nhắc thận trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về vốn về vốn đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu
Trang 3trong kinh doanh từ đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toán trong việc quản lý vốn, cũng từ đó vốn bằng tiền đóng vai trò và là cơ sở ban đầu, đồng thời theo suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xét về tầm quan trọng và tính cấp thiết của “kế toán vốn bằng tiền”
nên em đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong quá trình thực tập cơ sở
ngành tại “công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiền và các thầy cô trong khoa kế toán kiểm toán trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã dẫn dắt và tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thức tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy.
Là một sinh viên lần đầu tiên thực tập tại một công ty và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, qua 1 tháng thực tập tại quý công ty đã chỉ cho
em nhiều bổ ích Tuy thời gian thực tập không dài nhưng em đã được sự giúp đỡ tận tình của các chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy đã tạo điều kiện và môi trường giúp em rất nhiều trong việc nắm vững, liên hệ thực tế, hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình để thực hiện tốt thực tập cơ sở ngành của mình Cuối cùng Với sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn chị kế toán trưởng “Phạm Thị Huệ” trong Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy, người đã luôn theo sát và hướng dẫn tận tình cho em giúp
Trang 4kế toán vốn bằng tiền.
Bố cục báo cáo trình bày gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về “Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy”.
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của “Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy”.
Phần 3: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán và công tác quản lý tại “Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy”.
Do kiến thức còn hạn hẹp, và nhưng kinh nghiệm thực tế em vẫn chưa được trải nghiệm, lần đầu được thực tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy dù em đã được giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Hiền hướng dẫn tận tình, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty để làm báo cáo này, tuy nhiên bài cáo cáo này của em vẫn còn nhiều thiếu xót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, và có nhiều kinh nghiệm hơn để phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này Sau đây là phần trình bày cụ thể của em:
Trang 51.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đông Trại, xã Đồng Quang, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
24 tháng 02 năm 2006 của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Hải Dương đã cấp
Có địa chỉ trụ sở hoạt động chính: Thôn Đông Trại, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Là 1 công ty cổ phần sản xuất và thương mại, công ty có các ngành nghề kinh doanh sau: sản xuất, mua bán, gò, hàn các mặt hàn cơ khí, vật tư thiết bị điện tiêu dung; mua bán sắt, thép lưới, thép cuộn, thép cây, thép ống, tôn tấm, tôn cuộn, que hàn, ống nhựa, nhựa PVC, sơn các loại, phế liệu, xây dưng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng
cơ sở đô thị, cụm, khu công nghiệp, vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ trong nước.
Trải qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã có nhiều chuyển biến tích
Trang 6doanh Công ty đã thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau trong và ngoài tỉnh
bị của đơn vị so với thời gian trước nhiều và mạnh hơn.
Hiện nay Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy đang tăng cường mở rộng thị trường về chế tạo sản phẩm từ sắt thép làm tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm tin, sự tín nhiệm của đối tác Ngoài ra, công ty còn tham gia xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn huyện Gia Lộc và một số địa phương khác
Sau đây là 1 số chỉ tiêu kinh tế của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy trong 3 năm:
Trang 7Đơn vị tính: VNĐ Chênh lệch
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.211.913.491 48.013.755.239 45.497.121.598 1,165045521 0,947585153
2 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
4 Lợi nhuận gộp 2.117.749.946 1.885.571.964 2.463.977.461 0,890365724 1,30675334
5 Doanh thu hoạt động tài chính 25.802.993 4.457.307 4.358.567 0,172743798 0,977847611
6 Chi phí hoạt động tài chính 1.275.226.384 682.759.214 437.863.951 0,172743798 0,641315331
- trong đó chi phí lãi vay 1.275.226.384 682.759.214 437.863.951 0,535402359 0,641315331
7 chi phí quản lý kinh doanh 744.511.302 1.075.712.663 1.901.393.574 1,444857399 1,767566414
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 123.775.253 131.557.394 129.078.503 1,062873158 0,981157342
Trang 8Nhận xét:
- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có dấu hiệu ngày càng tăng, biểu hiện rõ là trong khoảng 3 năm từ năm 2011 đến 2013, năm 2011 doanh thu lúc này mới là 41.211.913.491 VNĐ nhưng năm 2013 đã đạt được 45.479.121.598 VNĐ, năm 2012 còn đạt được 48.013.755.239 VNĐ, tức là năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,16504552 lần, và tăng 0,94721026 lần của năm 2013 so với năm 2012, tuy năm 2013 công ty đạt được doanh thu không bằng năm 2012, nhưng nhìn chung doanh thu cũng đã tăng đáng kể.
- Giá vốn hàng bán của công ty tăng đều trong những năm từ 2011 đến 2013,
cụ thể năm 2011 là 39.094.163.545 VNĐ, năm 2012 là 46.128.183.275 VNĐ, năm 2013 là 43.015.144.137 VNĐ, năm 2012 tăng 1,17992506 lần so với năm
2011, năm 2013 tăng 0,932513294 lần so với năm 2012 Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh hơn, điều này cũng được thể hiện trên doanh thu đã đạt được của công ty Tuy nhiên do giá
cả các mặt hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tăng nên khi doanh nghiệp nhập mua cũng đã tăng chi phi đầu vào.
- Và do sự biến động của thị trường, giá cả của hầu hết tất cả các loại mặt hàng leo thang nên chi phí quản lý kinh doanh của công ty cũng tăng lên, năm 2011
là 744.511.302 VNĐ, năm 2013 đã là 1.901.393.574 VNĐ tức là đã tăng 1,767566414 lần của năm 2013 so với năm 2012, và tăng 1,444857399 lần của năm 2012 so với năm 2011 Lý do tăng chi phí quản lý kinh doanh bởi một
số nguyên nhân sau: là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, nên chi phí mua hàng của doanh nghiệp cũng tăng lên (vì doanh nghiệp tự đi nhập mua hàng hóa, nguyên vật liệu từ công ty khác), theo đó là chi phí bán hàng, chi phí xăng dầu,… cũng tăng lên theo thị trường.
Trang 9- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty cũng tăng nhưng tăng không nhiều do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi chi phí quản lý kinh doanh và giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính Năm
2011 công ty đạt lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 102.114.584 VNĐ, năm 2012 xuống chỉ còn 91.761.961 VNĐ, năm 2013 tăng lên 96.808.877 VNĐ tuy nhiên vẫn còn thấp so với năm 2011 Nhưng nhìn chung công ty cũng
có những cố gắng và những thành tích đáng kể khi dù chí phí các loại hàng hóa đầu vào tăng cao nhưng công ty vẫn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, và mở rộng thị trường( điều này được thể hiện qua giá vốn của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu)
- Về nguồn vốn chủ sở hữu thì tương đối ổn định trong 3 năm 2011 đến năm
2013, nhìn chung thì số liệu ở bảng 1.1 cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu thay đổi không đáng kể, cụ thể năm 2011 là 9.362.172.655 VNĐ, năm 2013 là 9.458.981.532 VNĐ, tức là năm 2013 tăng 1,010340429 lần so với năm 2011.
Trang 101.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.2 Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý
- Giám đốc: là người đaị diện pháp nhân của Công ty, có trách nhiệm
pháp lí cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất
kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty trong việc
điều hành, quản lí của Công ty.
Trang 11- Phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền khi
giám đốc đi vắng, thay mặt giám đốc theo dõi trực tiếp các đơn vị sản xuất của Công ty.
- Tổ kế toán: Ghi chép phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh hằng ngày Là bộ phận tiếp nhận hóa đơn từ các nghiệp vụ bán hàng, mua hàng phát sinh từ tổ kinh doanh Kiểm kê tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm của công ty Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đông thời cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công ty.
Phản ánh tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, đúng hướng đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất nhưng thu được kết quả cao nhất Tăng tích lũy tái đầu tư cho doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước
Tổ chức chi đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tin học, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo pháp luật về kế toán.
- Các tổ sản xuất: có nhiệm vụ phục vụ sản xuất, thi hành các yêu cầu từ
phía giám đốc, phó giám đốc, sản xuất các mặt hàng từ sắt thép, nhựa ống,…
-Bộ phận bán hàng: có nhiệm vụ theo lệnh của giám đốc đi nhập mua
hang, và chở các hàng hóa, thành phẩm giao bán cho khách hàng các các địa phương khác nhau, đồng thời là bộ phận trực tiếp ghi nhận hóa đơn theo quy định của pháp luật
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm theo giõi tình hình Thu - chi và quản lí tiền
mặt của Công ty
Trang 121.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:
Tổ kinh doanh theo lệnh của giám đốc, phó giám đốc đi nhập mua hàng hóa nguyên vật liệu đồng thời kiểm kê số hàng hóa nguyên vật liệu đó rồi bàn giao cho tổ sản xuất và ghi nhận hóa đơn đồng thời nộp lại số hóa đơn thu mua đó cho tổ kế toán để tố kế toán thu chi tiền và đồng thời kiểm kê số hàng hóa nguyên vật liệu đó cùng với tổ sản xuất và tổ kinh doanh và báo cáo lại cho giám đốc, phó giám đốc, tổ sản xuất tiếp nhận số hàng hóa, nguyên vật lieu, đồng thời cũng phải kiểm kê số lượng đã tiếp nhận, sau khi chế tạo sản phẩm hoàn thành, tổ sản xuất bàn giao và ký nhận với tổ kế toán đồng thời báo cáo cho giám đốc, phó giám đốc để chờ nhận lệnh xử lý.
1.3 Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Xưởng sản xuất Phân xưởng1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
Trang 13Giải thích sơ đồ: sau khi nhóm sản xuất( gồm tổ trưởng tổ sản xuất, các phân xưởng trưởng) nhận số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu đã được kiểm
kê cả về số lượng và chất lượng thì sẽ được phân loại thành 2 loại : hàng hóa
và nguyên vật liệu nguyên vật liệu thì sẽ được giao cho phân xưởng 1 để chế tạo thành thành phẩm mới sau đó sẽ giao cho phân xưởng 3 Hàng hóa sẽ được giao cho phân xưởng 2, qua quá trình làm mới,… giúp cho sản phẩm không bị han gỉ, sản phẩm sẽ không bị cong vênh,… thì sản phẩm ở phân xưởng 2 sẽ bàn giao cho phân xưởng 3 Tại phân xưởng 3:sau khi nhận được được sản phẩm từ phân xưởng 1 và 2 thì sẽ liên tục sản xuất ra các thành phẩm mới như: đinh, sắt cuộn, thép gai, thép cây,…
1.4 Công tác kế toán tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy:
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán:
Sơ đồ 1.3: sơ đồ khối về tổ chức bộ máy kế toán
- Chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của các kế
toán viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý Tập hợp chi phí xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Trang 14Kế toán tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước
Là người trực tiếp tổ chức, quản lí và điều hành bộ máy kế toán Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty, kiểm tra công tác thu nhập và xử lý chứng từ kiểm soát và phân tích tình hình vốn của đơn vị Cuối tháng, kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán do kế toán tổng hợp lập nên để báo cáo cho lãnh đạo.
Kế toán trưởng kiêm thủ kho dưới sự giám sát, quản lý đồng thời của phó giám đốc.
Có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra số liệu của kế toán viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý Tập hợp chi phí xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Kế toán trưởng kiêm
kế toán tổng hợp nên còn phải theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước
+ Kế toán viên: Ghi chép, phản ảnh kịp thời chính xác đầy đủ các khoản
thu chi tiền mặt, thanh toán nội bộ và các khoản thanh toán khác, đôn đốc việc thực hiện tạm ứng.
Theo dõi tình hình biến động của tiền gửi và tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức.
Theo dõi tình hình cung ứng, xuất - nhập vật tư, kiêmt ra giám sát về số lượng hiện trạng tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm, tính và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
Là người thu thập, tiếp nhận các hóa đơn do tổ kinh doanh cung cấp từ việc thu mua hàng hóa, sản phẩm thành phẩm.
Trang 15- Mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán: kế toán viên thực hiện
và làm việc những nhiệm vụ do kế toán trưởng giao phó dưới sự quản lý
và kiểm tra, hướng dẫn của kế toán trưởng Kế toán trưởng là người trực tiếp chỉ dẫn giao nhiệm vụ, phân công công việc cho kế toán viên, là người tiếp thu, xem xét ý kiến của kế toán viên.
- Mối quan hệ giữa tổ kế toán và các bộ phận quản lý trong doanh
nghiệp:
+ Đối với giám đốc, phó giám đốc: Thực hiện chỉ dẫn, nhiệm vụ được
giám đốc, phó giám đốc giao Chịu toàn bộ trách nhiệm về các sổ sách kế toán
và gửi báo cáo thường xuyên về tình hình nhập xuất trong kỳ cho giám đốc, phó giám đốc.
+ Đối với tổ sản xuất: Giám sát, kiểm tra, kiểm kê số lượng hàng hóa,
nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng tồn kho, số lượng công nhân có mặt tại công ty, tính công để tính lương cho từng công nhân, nhân viên.
+ Đối với tổ kinh doanh: Kiểm kê tiếp nhận, bàn giao số lượng hàng hóa,
thành phẩm, nguyên vật liệu nhập xuất trong kỳ để tiếp nhận hoặc xuất hóa đơn với tổ trưởng tổ kinh doanh, giám sát bố chí số lượng công nhân theo xe hàng phân phối tới các hãng, các khách hàng, đồng thời chấm công để tính lương cho công nhân, nhân viên.
1.4.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy
1.4.2.1Hệ thống chứng từ kế toán: Được áp dụng theo quyết định số
48/2006 của Bộ Tài Chính ngày 14/9/2006.
Sau đây là trích yếu một số nội dung:
Trang 16- DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY
I- Lao động tiền lương
6 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x
8 Bảng kê trích nộp các khoản theo
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công
cụ, sản phẩm, hàng hoá
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản
Trang 173 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài
3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x
4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL x
5 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL-3LL x
6 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào
không có hoá đơn
Ghi chú:
(*) BB: Mẫu bắt buộc
(*) HD: Mẫu hướng dẫn
1.4.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán: Được áp dụng theo quyết định 48
của Bộ Tài Chính ngày 14/9/2006 Gồm:
Trang 18- DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
11211 Tiền gửi tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Agribank
11212 Tiền gửi tại ngân hàng
Vietcombank
11213 Tiền gửi tại ngân hàng
Vietinbank
1331 Thuế GTGT được khấu trừ của
Trang 192218 Đầu tư tài chính dài hạn khác
LOẠI TÀI KHOẢN 3
NỢ PHẢI TRẢ
Trang 203335 Thuế thu nhập cá nhân
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm
trước
4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm
Trang 216422 Chi phí quản lý doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN 7 THU NHẬP KHÁC
hoạt động
LOẠI TÀI KHOẢN 8 CHI PHÍ KHÁC
Trang 22hoạt động
nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
LOẠI TÀI KHOẢN 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
ký gửi, ký cược
1.4.2.3 Hình thức sổ kế toán: Được áp dụng theo hình thức Nhật ký
chung theo số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2009
Hiện tại Công ty đang sử dụng một bộ sổ kế toán và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Công ty mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp công ty mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
Trang 23đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Trang 24Sơ đồ 1.3 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm Giám đốc và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi
sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc
để tờ rời Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang 25Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán
và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và giám đốc, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên
sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
- Ghi sổ
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra đảm bảo các quy định về chứng từ kế toán Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
- Khoá sổ
Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sửa chữa sổ kế toán
- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
Trang 26Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải
có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của
Trang 27Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một
“Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ Sửa chữa theo phương pháp này phải lập
“Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ
kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định
Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán
Trang 28năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan thuế tỉnh Hải Dương để tiện đối chiếu, kiểm tra.
Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan
1.4.2.4 Báo cáo kế toán: Được áp dụng theo số 48/2006 QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC
Trích yếu nội dung:
Trang 29Công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Tiến Huy
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đồng Quang- Gia lộc-Hải Dương Mẫu số B 09 – DNN
( ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng
BTC)
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH( trích)
I Đặc điểm hoạt động của DN:
Hình thức sở hữu vốn
1. Lĩnh vực kinh doanh sản xuất và thương mại
2. Tổng số công nhân viên và người lao động: 52
3. Đặc điểm hoạt động của DN trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo Cáo tài chính
II Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
1. Kỳ kế toán năm( bắt đầu từ ngày 01/01/2013 kết thúc vào ngày 31/12/2014)
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán VNĐ
3. Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC
4. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: tính theo giá gốc
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
6. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: đường thẳng
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
Trang 30CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN HUY
2.1 Nội quy, quy chế của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể
Công ty cổ phần và sản xuất thương mại Tiến Huy áp dụng theo Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: BỘ LUẬT LAO ĐỘNG và thông tư số 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính
2.1.1 Nội quy lao động
Thực hiện Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 41/CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Nay Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy ban hành nội quy
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất để áp dụng trong toàn Công ty với các điều khoản quy định như sau:
Điều 1 Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
a- Thời giờ làm việc:
- Văn phòng Công ty làm việc mỗi tuần 06 ngày (nghỉ ngày chủ nhật); sáng chủ nhật các phòng cử 01 nhân viên trực phòng để giải quyết công việc đột xuất; khi có yêu cầu công việc thì lãnh đạo phòng báo cáo với Giám đốc để xem xét bố trí làm thêm giờ.
- Xưởng sản xuất và đội bán hàng làm việc mỗi tuần 06 ngày (nghỉ ngày chủ nhật).
Mỗi ngày làm việc 8 giờ; trong trường hợp làm thêm giờ được thực hiện theo điều 69 Bộ luật Lao động quy định.
b- Thời giờ nghỉ ngơi:
- Nghỉ lễ, tết, phép hàng năm, nghỉ việc riêng….được thực hiện theo chế
độ quy định Nhà nước hiện hành và thoả ước lao động tập thể Công ty.
- Trong 01 ngày làm việc bình thường đuợc nghỉ 30 phút
- Đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày;
có con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày.
Điều 2 Trật tự trong công ty
Trang 31a- Nhân viên, công nhân đi làm việc đúng thời gian quy định; sử dụng quỹ thời gian làm việc trong ngày với hiệu quả và chất lượng cao; trong giờ làm việc không làm việc riêng, không gây ồn mất trật tự làm trở ngại công việc của những người xung quanh Nơi làm việc phải sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp b- Trong giờ làm việc không được tiếp khách riêng, không được bỏ vị trí làm việc, trong trường hợp cần thiết phải được phép của người phụ trách trực tiếp.
c- Đi công tác phải có kế hoạch cụ thể, có chương trình, nội dung, thời gian đi, về; đi công tác về phải báo cáo nội dung, kết quả với Giám đốc.
d- Ở các phòng, ban có sổ công tác để ghi chép chương trình công tác, phân công nhiệm vụ trong ngày; có bảng theo dõi quản lý ngày công.
e- Ở các tổ, đội sản xuất, thi công phải có sổ nhật ký theo dõi hằng ngày (gồm: ngày công, khối lượng, lý trình hoặc khu vực thực hiện, số lượng vật tư hàng hoá xuất nhập trong ngày v.v…).
f- Đối với lãnh đạo, quản lý (từ trưởng phòng trở lên) ngoài việc gương mẫu thực hiện những điều kể trên còn có trách nhiệm:
- Tổ chức bố trí, phân công lao động, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên hợp lý để tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.
- Khi phân công công tác phải đúng người, đúng việc đồng thời bảo đảm kịp thời các điều kiện làm việc và các nhu cầu cần thiết khác nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ, hiệu suất cao.
- Tổ chức cho nhân viên, công nhân học tập quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước; học tập nghiệp vụ để nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật công nghệ, các quy định về an toàn lao động.
Điều 3 An toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc
a- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tổ chức huấn luyện cho người lao động về công tác
an toàn lao động, vệ sinh lao động
Trang 32b- Người lao động có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định về phòng chống cháy nổ, quy định về nội quy lao động trên công trường.
Điều 4 Bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh của công ty
a- Nhân viên, công nhân có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của Công ty; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm hại đến tài sản Công ty, tài sản Nhà nước.
b- Tuyệt đối giữ bí mật về tài liệu, số liệu các thông tin kinh tế kỹ thuật và các chiến lược kinh doanh của Công ty.
c- Các hồ sơ quan trọng phải được lưu trữ tại Văn phòng Công ty một cách cẩn thận, đầy đủ, chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
d- Các cá nhân, đơn vị nào vi phạm công tác bảo mật của Công ty thì tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại Giám đốc sẽ có biện pháp xử lý tương ứng theo điều 5 của nội quy này.
Điều 5 Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
a- Nhân viên, công nhân nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây gọi là vi phạm kỷ luật lao động:
- Đi làm việc không đúng thời gian quy định;
- Không hoàn thành công việc đúng với khối lượng, chất lượng tiến độ được giao;
- Không chấp hành quy trình, quy phạm kỹ thuật và kỷ luật an toàn lao động, các quy định về bảo hộ lao động, các điều khoản nội quy Công ty đề ra;
- Lấy cắp phụ tùng, vật tư, vật liệu, các tài sản của tập thể và của người khác hoặc để mất dụng cụ sản xuất và các tài sản được Công ty, đơn vị giao cho quản lý;
- Làm việc riêng trong giờ làm việc, đánh cờ bạc, uống bia rượu say không làm chủ được bản thân, cãi lộn, gây sự đánh nhau…gây mất an ninh trật tự trong đơn vị và trên địa bàn đóng quân;
- Làm thất thoát tài sản, hao hụt vật tư, vật liệu (không có lý do chính đáng) trong phạm vi trách nhiệm được giao quản lý, theo dõi và cấp phát;
Trang 33- Tham nhũng, hối lộ làm thiệt hại đến lợi ích và uy tín của Công ty;
- Vi phạm các nội quy, quy chế của Công ty;
- Tự ý bán, đổi nhựa đường, vật tư, vật liệu hoặc thay đổi phụ tùng xe máy thiết bị, đem tài sản của Công ty đi làm ngoài kế hoạch mà chưa được phép của lãnh đạo Công ty.
b- Các hình thức xử lý kỷ luật:
Khi nhân viên, công nhân vi phạm kỷ luật lao động tùy theo hành vi và mức độ vi phạm Công ty sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để đề nghị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật dựa trên những quy định sau:
- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc văn bản: Được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến người và tài sản Công ty.
- Hình thức chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng được áp dụng đối với người bị khiển trách bằng văn bản
mà tái phạm khuyết điểm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy kỷ luật lao động (trừ hành vi được quy định ở hình thức sa thải).
- Hình thức sa thải: Được áp dụng đối với người lao động vi phạm trong những trường hợp sau:
*Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
*Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật, hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
*Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không xin phép;
*Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động Trong trường hợp người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
- Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian:
Trang 34*Nghỉ ốm đau, điều dưỡng có sự đồng ý của người sử dụng lao động; khi gia đình đang có việc hiếu hỷ;
*Đang bị tạm giam, tạm giữ;
*Trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoảng 1 điều 85 của Bộ luật Lao động;
*Người lao động nữ có thai, đang trong thời gian nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tuổi; người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi c- Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp hành vi có liên quan đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng.
d- Trách nhiệm vật chất: Việc xác định trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường quy định như sau:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị vật tư hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra.
- Trong trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng (dưới năm triệu đồng) mà do sơ suất thì phải bồi thường không quá 3 tháng lương Nếu do chủ quan của người lao động gây ra thì phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại theo thời giá thị trường; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
- Hình thức bồi thường: Người lao động có thể dùng tiền hoặc tài sản cá nhân mình để bồi thường những thiệt hại để khắc phục hậu quả đã gây ra; trường hợp không có tiền hoặc tài sản Công ty sẽ khấu trừ dần vào lương, mức khấu trừ không vượt quá 30% tiền lương thực tế hàng tháng Khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân của đương sự.
- Không được dùng hình thức cúp lương, phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Trang 35- Việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động thực hiện theo quy định tại điều 87 Bộ luật Lao động.
Điều 6 Điều khoản thi hành
Nội quy này được đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hải Dương kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2006 và được phổ biến đến nhân viên, công nhân trong Công ty; những điểm chính của nội quy được niêm yết công khai tại cơ quan làm việc, các đội, ban, công trường của Công ty.
2.1.2 Quy chế của công ty
Điều 1: Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm: Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Đại hội đồng cổ đông hoạt động theo điều lệ Công ty
Điều 2: Quy định chung cho nhân viên, công nhân
Nhân viên, công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh Bộ luật Lao động, các nội quy và quy chế làm việc tại công ty.
Công ty cụ thể hoá thêm một số điểm để thực hiện trong đơn vị như : nhân viên, công nhân phải gương mẫu thực hiện tất cả các quy định của Nhà nước, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của công ty.
Nhân viên, công nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của Giám đốc công ty, mỗi người phải tự giác nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho cá nhân mình và tạo điều kiện giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành các nhiệm vụ của đơn vị.
Trang 36Mỗi nhân viên, công nhân phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, hiểu biết đầy đủ và nhận thức sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Nhân viên, công nhân được quyền kiến nghị với trưởng phòng về những biện pháp cần thiết trong công tác quản lý, điều hành công việc của phòng về nhiệm vụ công tác chuyên môn được giao Đề xuất những sáng kiến, giải pháp thực thi nhiệm vụ bảo đảm hoàn thành tốt công việc của cá nhân và của phòng.- Mỗi nhân viên, công nhân phản ánh trung thực thông tin chính xác với cấp trên, quan hệ tốt với địa phương nơi đơn vị đang làm nhiệm vụ, xây dựng tình đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mỗi công nhân, nhân viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức phòng gian, bảo mật, nhất là công nghệ trong sản xuất kinh doanh và các công việc khác của công ty Tuyệt đối không được cung cấp các thông tin của công ty ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của Giám đốc.
Nghiêm cấm nhân viên, công nhân cấu kết bè phái, phát biểu vô nguyên tắc, sai sự thật, làm mất đoàn kết, mất ổn định trong cơ quan Không được uống rượu, bia, cờ bạc trong giờ làm việc và không được vi phạm các tệ nạn
xã hội dưới bất cứ hình thức nào.
Nhân viên, công nhân thi hành công vụ tại địa điểm bố trí làm việc, đảm bảo trang phục nghiêm túc và phải sử dụng trang bị bảo hiểm lao động khi làm việc Không được tụ tập nói chuyện riêng trong giờ làm việc Phải thực hiện nghiêm chỉnh luật khiếu nại, khiếu tố, pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp
Trang 37lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh dân chủ nơi cơ quan hoàn thành công việc có hiệu quả, tiết kiệm.
Điều 10: Lề lối làm việc
Nhân viên, công nhân đi làm phải đúng giờ quy định:
Sáng 7h bắt đầu làm việc (công nhân viên không được đi muộn quá 5 phút) đến 11h trưa.
Chiều 13h30 bắt đầu làm việc (công nhân viên không được đi muộn quá 5 phút) đến 17h30 chiều Công việc của công nhân viên chỉ giải quyết tại cơ quan, công nhân viên cần gặp lãnh đạo công ty thì phải báo cáo trước để lãnh đạo sắp xếp thời gian làm việc, riêng khách đến liên hệ công tác với Giám đốc thì phải thông qua văn phòng để đăng ký nội dung và thời gian cụ thể.
Kế toán trưởng, đội bán hàng, đội sản xuất, tổ phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo trước và sau khi thi hành công việc được giao.
Tổ trưởng, đội trưởng, kế toán trưởng khi đi công tác hoặc nghỉ 1 ngày trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Giám đốc công ty Nhân viên, công nhân đi công tác hoặc nghỉ việc riêng phải được sự đồng
ý của cán bộ trực tiếp phụ trách và được cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường Xong công việc phải báo cáo kết quả với cán bộ phụ trách và lấy xác nhận nơi đến làm cơ sở cho việc quản lý công việc và thanh toán chế độ công tác phí Đối với công nhân, nhân viên nghỉ phép năm phải được sự đồng ý của cán
bộ phụ trách trực tiếp, văn phòng ký đề nghị, Giám đốc công ty quyết định
Điều 14: Về công tác kiểm tra nội bộ.
Trang 38Giám đốc tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đội, tổ, để đánh giá kết quả công tác của đơn vị.
Đội trưởng, tổ trưởng phải tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra các mặt công tác trong nội bộ của các xưởng, phân xưởng, đội, tổ thi công như việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc của công ty và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về những hậu quả xảy ra theo quy định của pháp luật.
Đội trưởng, tổ trưởng có trách nhiệm nghiên cứu cải cách đề xuất cải cách hành chính từng bước, giải quyết các thủ tục giấy tờ không cần thiết, cải tiến lề lối làm việc trong phần việc được phân công, có kế hoạch biện pháp ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phát hiện những sai phạm kịp thời xử lý nghiêm, đúng người đúng tội để giáo dục chung.
2.1.3 Thỏa ước lao động tập thể
- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006 ; Luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động ngày 2 tháng 4 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể; Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Trang 39196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể;
- Căn cứ Điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Huy gồm:
Điều 1 Đối tượng thi hành Thỏa ước lao động tập thể
Nhân viên, công nhân trong Công ty (gọi tắt là tập thể người lao động) đã được Giám đốc ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn và không xác định thời hạn thì sẽ được điều chỉnh theo các điều khoản của thỏa ước này.
Điều 2 Thời hạn của thỏa ước
Thỏa ước này có thời hạn 03 năm kể từ ngày ký và được đăng ký tại sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hải Dương Trong thời gian thực hiện nếu có điều gì cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì phải có sự thỏa thuận của đại diện 02 bên.
Điều 3 Biện pháp bảo đảm việc làm
a- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động đồng thời bảo đảm các điều kiện cần thiết để người lao động hoàn thành tốt công việc được giao kết trong hợp đồng; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động đã được nhà nước và Bộ luật Lao động quy định.
b- Người sử dụng lao động có chính sách khen thưởng khi người lao động tìm kiếm được việc làm cho Công ty (theo tỉ lệ % giá trị hợp đồng).
Điều 4 Thời gian làm việc
a- Trong điều kiện bình thường.
Không quá 8 giờ trong 1 ngày Không quá 48 giờ trong 1 tuần
Trang 40Cụ thể: tất cả công nhân viên làm việc 6 ngày/tuần (từ thứ 2 đến thứ 7) b- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá 4 giờ trong 1 ngày hoặc 200 giờ trong 1 năm.
Điều 5 Thời giờ nghỉ ngơi
a- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc.
Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
b- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục); người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần; trong trường hợp đặc biệt không nghỉ theo tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ bình quân 1 tháng ít nhất là 04 ngày.
c- Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết được quy định tại điều 73 Bộ Luật lao động.
d- Người lao động có 12 tháng làm việc tại Công ty thì được nghỉ phép hằng năm và hưởng nguyên lương cơ bản theo quy định sau đây:
* 12 ngày đối với người làm công việc bình thường;
e- Nếu nghỉ hàng năm mà thời gian đi đường trên 2 ngày thì từ ngày thứ
3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
g- Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Công ty như sau: cứ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày
h- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với tháng làm việc.
Việc nghỉ hàng năm phải được bố trí, sắp xếp sao cho không ảnh hưỏng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
i- Nghỉ việc riêng có lương, nghỉ không hưởng lương:
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng lương trong các trường hợp sau đây: