- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
b. Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thống kê khối lượng sản phẩm - Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc - Bảng lương đã phê duyệt
- Phiếu chi/ trả lương - Phiếu lương từng cá nhân - Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN
- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng
Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334) Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động
Nợ TK 154
Nợ TK 642: 6421 (nhân viên bán hàng)
6422 (nhân viên quản lý doanh nghiệp) Có TK 334
Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%) của doanh nghiệp
Nợ TK 6422
Có TK 3382 (KPCĐ 2%) Có TK 3383 (BHXH 18%) Có TK 3384 (BHYT 3%) Có TK 3389 (BHTN 1%)
Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động Nợ TK 334 (10,5%)
Có TK 3383 (BHXH 8%) Có TK 3384 (BHYT 1,5%) Có TK 3389 (BHTN1%) Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%) Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
Nợ TK 3389 (BHTN 2%) Có TK 112 (34,5%)
Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
Nợ TK 334 Có TK 111, 112
1. Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3389 Có TK 111, 112
2.3.5. Quản lý chi phí trong doanh nghiệp.
2.3.5.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí trong doanh nghiệp.
• Thông tư số 06/2012/TT-BTCngày 01 tháng 03 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
Một số nội dung chính:
- Điều 2 : Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
- Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).
• Chế độ kế toán : Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
• Thông tư 228/2009/TT-BTC được ban hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá:
Xử lý khoản dự phòng:
Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá ghi giảm chi phí bán hàng. - Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác
Công ty quản lý và hạch toán kế toán và quản lý chi phí, giá thành theo