1 Đặt vấn đề: Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”. TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. Để thực hiện tốt được tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất như trên thì chúng ta phải thực hiện công tác giảng dạy thật đảm bảo chính vì vậy mà việc sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả là điều rất quan trọng ; Cho nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp thực hiện hoạt động nhóm trong tiết học thể dục “ để nghiên cứu và được áp dụng khối lớp 8 trường THCS Quang Trung – Đại Lộc – Quảng Nam .Từ Năm 2010 đến nay .
Trang 1Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG
TIẾT HỌC THỂ DỤC
1 / Đặt vấn đề:
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta
Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quantrọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ
và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững
và tăng cường an ninh quốc phòng
Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”
TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phậnquan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh Có
sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp
Để thực hiện tốt được tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất như trên thì chúng ta phải thực hiện công tác giảng dạy thật đảm bảo chính vì vậy mà việc
sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả là điều rất quan trọng ; Cho nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện hoạt động nhóm trong tiết học thể dục “ để nghiên cứu và được
áp dụng khối lớp 8 trường THCS Quang Trung – Đại Lộc – Quảng Nam Từ Năm 2010 đến nay
2/ Cơ sở lý luận:
Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục đạo tạo thế hệ trẻ hoàn thiện những phẩm chất và nhân cách Quá trình đó còn trang bị cho các em những kỹ năng vận động cơ bản là cơ sở tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển thể chất của học sinh
Trang 2Mỗi dân tộc muốn trường tồn, đất nước phồn vinh là một ý nghĩa rất quan trọng, đó là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện để có đủ năng lực và phẩm chất là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong đó giáo dục thể chất ở các trường phổ thông cũng đóng một vai trò quan trọng Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả dân tộc yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả dân tộc mạnh khoẻ”
Hưởng ứng lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chí Minh, sức khoẻ của con người
có giá trị rất to lớn, con người có sức khoẻ thì khả năng nhận thức và nắm bắt thế giới một cách nhạy bén hơn
Sức khoẻ nó còn là một tài sản thiêng liêng, là cái quý giá nhất của con người và cộng đồng xã hội Mỗi chúng ta phải có nhận thức sâu sắc về sức khoẻ con người , phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện luyện tập TDTT, vệ sinh dinh dưỡng, môi trường sống…
Xuất phát từ nhận định trên, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng đến nền giáo dục nước nhà Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 tại điều 41 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích giúp đỡ các hình thức tổ chức TDTT chú trọng hoạt động TT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng TT
Luật giáo dục được quốc hội khoá IX nước CHXHCN Việt Nam ngày
2-12-1998 và pháp lệnh TDTT được uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9-2000 quy định: Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng TDTT trường học bao gồm việc tiến hànhchương trình GDTC bắt buộc và tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho người học.GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của GDTC trong trường học, chỉ thị 36- CT/TW ngày 24-3-1994 và chỉ thị 17- CT/TW năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng ( khoáVII và khoá IX) giao trách nhiệm cho bộ giáo dục và đào tạo và Tổng cụcTDTT ( nay là uỷ ban TDTT) thường xuyên phối hợp chỉ đạo công tác GDTC, cải tiếnchương trình giảng dạy tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạo tạo giáo viên thể thao cho các cấplàm cho việc TTDT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên Do đó phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng cho quốc gia Tuy GDTC trường học được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành rất mực quan tâm Nhưng chất lượng giờ học thể dục vẫn còn thấp, hiệu quả do giờ thể dục mang lại chưa cao, học sinh còn coi môn thể dục là môn phụ và còn thờ ơ với môn này Với mong muốn đánhgiá cụ thể động cơ và sự ham thích của các em đối với giờ học thể dục và các môn thể
Trang 3thao khác, hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của các em đối với GDTC trường học từ
đó có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy
3 Cơ sở thực tiễn:
a Thực trạng:
Trước đây khi chưa đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn thể dục theo phân phối chương trình cũ: Một tiết học chỉ có một nội dung duy nhất Giáo viên thường cho cả lớp cùng học một nội dung nói trên Chính điều này đã dẫn đến nhiều mặt hạn chế trong nội dung và phương pháp dạy học
- Học sinh luyện tập một nội dung trong suốt thời gian dài sẽ dẫn đến nhàm chán, mệt mỏi
- Hoạt động của người thầy trên lớp là hoạt động chủ đạo
- Không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong luyện tập đối với học sinh
- Không tạo điều kiện cho học sinh tham gia tự quản, chỉ huy và cơ hội tham gia trongđánh giá, cho điểm…
b Giải pháp:
Hiện nay theo phương pháp dạy học đổi mới để tránh nhàm chán cho học sinh ở
mỗi tiết học thường có nhiều nội dung (Ví dụ: Bài thể dục chạy ngắn, chạy bền) ít
nhất cũng có từ 2 nội dung trở lên Do đó nếu giáo viên cho học sinh cả lớp cùng học
từ nội dung này đến nội dung khác thì lượng thời gian dành cho học sinh luyện tập là rất ít, không phát huy được tính tích cực trong luyện tập cho học sinh Do đó để đảm bảo chất lượng vận động hợp lý trong tiết học có nhiều nội dung giáo viên thể dục cầnphải sử dụng phương pháp phân nhóm trong luyện tập, mới có thể phát huy đựơc tính tích cực trong học tập bộ môn thể dục
Trong thực tế, một tiết học thể dục muốn đạt được hiệu quả cao cần phải kết hợp nhiều phương pháp Nhưng đối với chương trình cải cách, đổi mới phương pháp dạy học nói chung trong đó có bộ môn thể dục thì phương pháp phân nhóm là một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực đạt hiệu quả cao Bởi vì trong một tiết học có nhiều nội dung giáo viên có thể chia nhiều nhóm để ôn, luyện các nội dung khác nhau, sau đó hoán đổi nội dung cho các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán sự chuyên môn
4 Giải quyết vấn đề:
Khi dạy học theo chương trình đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới cách tổ chức và phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn Học sinh hứng thútập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý Trong một giờ dạy cần phối hợp hài hoà cách tổ chức tập đồng loạt với lần lượt với phân nhóm có hoặc không quay vòng Những nơi có điều kiện có thể áp dụng phương pháp luyện tập vòng tròn Cần thay đổi phương pháp dạy học theo hướng nâng cao tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh bằng cách tăng cường sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu
Trang 4Trong thực tế nhiều năm giảng dạy môn thể dục Tôi đã áp dụng phương pháp phân nhóm quay vòng Tuy nhiên việc phân nhóm thường dựa vào tổ nhóm học tập ở trên lớp Qua kinh nghiệm giảng dạy và qua nghiên cứu tôi đã thử phân nhóm thì hiệu quả việc luyện tập đạt kết quả cao.
4.1/Các chú ý khi phân nhóm :
Trong tình hình vận dụng đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nhiều khó khăn chưa thể khắc phục ngay, để có thể áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm thành công và hình thức học nhóm trở thành một yếu tố tích cực trong cấu trúc của một giờ dạy, chúng ta cần quan tâm một số yêu cầu:
a- Cán bộ quản lí giáo dục – giáo viên cần quán triệt mục tiêu, yêu cầu của phương pháp dạy học theo nhóm hay nói cách khác là phải trả lời được câu hỏi “Tổ chức dạy học theo nhóm để làm gì ?”.
* Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”:
Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện kĩ năng thực hiện động tác Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập
từ các bạn qua cách luyện tập hỗ trợ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia luyện tập một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hội thuận lợi để các em hình thành tính cách đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình
* Nhằm phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho mọi đối tượng học sinh: ( Ví dụ : Khi cần phân tích thảo luận , tranh luận đến một kỹ thuật thực hiện động tác nào đó thường áp dụng ở các bài ĐHĐN, bài thể dục )
Kết luận của nhóm sau khi đã thống nhất là sản phẩm của nhóm, đó là quá trình trao đổi, trình bày ý kiến của từng thành viên trong nhóm Khi mà mỗi thành viên trong nhóm đều phải đưa ra ý kiến thì đó chính là các em đã nói với nhau, nghe lẫn nhau và đáp lại lời của bạn hay nói cụ thể là việc thảo luận nhóm này đã làm cho tất cảhọc sinh đều phải đưa ra được chính kiến của mình Điều này đã góp phần rèn luyện cho học sinh ngôn ngữ nói, cách giao tiếp, cách diễn đạt một vấn đề Đây là điểm còn yếu của HS tiểu học chúng ta mà hiện nay cần được điều chỉnh trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
* Nhằm rèn luyện và phát triển “năng lực hợp tác” cho học sinh - một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu hiện nay.( Ví dụ : Thực hiện các động tác bổ trợ như tại chỗ đá lăng trước, sau, sang ngang thì cần 2 em vin vào nhau )
b- Cần đảm bảo trình tự tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm:
Bất cứ phương pháp dạy học nào cũng đếu có quy trình thực hiện của nó Việc đảm bảo quy trình giúp giáo viên tránh được những lúng túng trong khi hướng dẫn
Trang 5học sinh Nó còn thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời giúp học sinh tham gia hoạt động , thảo luận, tự giác luyện tập tốt hơn.
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM
1- Giáo viên nêu vấn đề: giúp học sinh xác định đúng nhiệm vụ cần giải quyết 2- Chia nhóm: từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học mình có, giáo viên chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp:
- Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên
- Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ
- Khi nội dung đơn vị kiến thức , động tác cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tậpthì nên chia nhóm theo sở thích
- Khi nội dung cần có sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh thì chia nhóm theo giới tính :
3- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: khi tổ chức dạy học nhóm thông thường mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm cùng một nhiệm vụ…Giáo viên cần làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân Nên giao việc sau khi đã chia xong nhóm và các nhóm đã về vị trí của mình Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp, việc này có ưu điểm là nhóm nào cũng biết được nhiệm vụ của nhóm khác để có thể
tự tham khảo thêm và sẽ bổ sung cho nhóm bạn dễ dàng hơn
4- Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Trong điều kiện hiện nay, các nhóm học sinh nên chỉ từ 6 – 8 học sinh là tốt nhất Các chức danh nhóm trưởng và nhóm phó nên luân phiên Trong thời gian học sinh luyện tập , giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ sửa sai động tác cho các nhóm thực hiện đúng yêu cầu bài học, tránh luyện tập tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi chệch yêu cầu của tiết học
5- Tổ chức luyện tập chung: trước khi cho đại diện một số em thực hiện động tác ,giáo viên cần nêu lại kỹ thuật động tác để cả lớp tập trung lắng nghe Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể về việc thực hiện động tác của bạn Quá trình luyện tập chung nếu điều hành tốt thì sẽ giúp học sinh rút thêm kinh nghiệm , đễ dàng phát hiện những động tác sai để điều chỉnh:
6- Tổng kết - Nhận xét quá trình Luyện tập : Cần căn cứ vào các tiêu chí sau
- Sự tổ chức thực hiện của nhóm nhóm
- Tinh thần thái độ luyện tập của các thành viên trong nhóm
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của nhóm
- Kĩ năng thực hiện biểu diễn động tác trước lớp
Cần khen ngợi những học sinh tích cực luyện tập và vận động , khuyến khích các em chưa tích cực luyện tập
4.2/ Các biện pháp phân nhóm :
a/ Phân nhóm theo giới tính :
Trang 6Ngay từ đầu năm học theo phân phối chương trình ở các tiết đầu có nội dung: Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự và một số qui định khi học tập bộ môn, giáo viên cần phải có kế hoạch cụ thể Trong quá trình biên chế tổ nhóm học tập và chọn cán sự
bộ môn Giáo viên phải có kế hoạch chia lớp thành 2 nhóm học tập, nhóm nam và nhóm nữ, sau khi cho các em chọn cán sự bộ môn giáo viên cũng nên thông qua chức năng, nhiệm vụ của cán sự đối với giờ học thể dục cho toàn lớp coi đây là những quy định khi học tập bộ môn
Muốn giờ học thể dục đạt được hiệu quả cao, vấn đề cơ bản là cách tổ chức quản lý tốt của người giáo viên, cho nên việc phân nhóm, chọn cán sự chuyên môn và cách tổ chức khoa học, chặt chẽ là yếu tố thành công trong một tiết dạy Bên cạnh đó việc bồi dưỡng huấn luyện năng lực cho cán sự chuyên môn là điều rất cần thiết Ở mỗi tiết dạy giáo viên nên cho cán sự cùng thực hiện các động tác mẫu cùng với mình
Từ đó giáo viên có thể hướng dẫn, sửa chữa những sai sót về kỹ thuật cho cán sự mỗi nhóm, có như vậy cán sự mới có thể giúp giáo viên hoàn thiện bài tập ở mỗi nhóm chocác bạn
Trong việc thực hiện phân nhóm giáo viên sẽ có nhiều thời gian theo dõi quá trình luyện tập của học sinh trong từng nhóm Từ đó mới có các biện pháp sửa sai, uốnnắn kỹ thuật cho học sinh nhất là học sinh yếu Như đã trình bày ở phần đầu của đề tài này Trong các phương pháp dạy học ở mỗi tiết dạy người giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp mới có thể đạt hiệu quả cao Trong phương pháp phân nhóm theo giới tính, để tạo sự hưng phấn và kích thích tính thi đua trong học tập giáo viên nên phân công nhiệm vụ yêu cầu cụ thể cho mỗi nhóm trong tiết học Sau đó trước khiđổi nội dung luyện tập cho mỗi nhóm, giáo viên kiểm tra, đúc kết rút kinh nghiệm chotừng nhóm, sau đó là nhận xét đánh giá kèm theo tuyên dương khen thưởng cho nhómhoàn thành xuất sắc bài tập và phê bình rút kinh nghiệm đối với nhóm chưa hoàn thiệnbài tập Đó cũng là phương pháp thi đua trong một tiết dạy thể dục
Để minh hoạ cụ thể hơn phương pháp phân nhóm theo giới tính trong một tiết học có nhiều nội dung Tôi sẽ lần lượt trình bày nội dung cụ thể và giáo án minh hoạ cho một tiết dạy ở khối lớp 8
Ví dụ: Trong phân phối chương trình Thể dục 8, tiết 17 với nội dung: Bài thể dục,
chạy ngắn, chạy bền
Giáo viên có thể phân công nội dung cho các bạn như sau:
+ Nhóm nam: Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp – chạy lao – chạy giữa quãng – học giai đoạn về đích
+ Nhóm nữ: Ôn bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1 đến nhịp 17, học tiếp bài thể dục từ nhịp 18 đến nhịp 25
+ Sau khi nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng, phê bình ở các nhóm, giáo viên cho các nhóm đổi nội dung luyện tập
+ Nam: Ôn bài thể dục liên hoàn từ nhịp18 đến nhịp 25
Trang 7+ Nữ : Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp – chạy lao – chạy giữa quãng – học giai đoạn về đích và cuối tiết giáo viên có thể cho 2 nhóm này cùng luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên ở các cự ly 500m – 800m
*Ưu điểm : Ở lứa tuổi lớp 8 và 9 các em nam và nữ đều có sự nhận thức về cơ thể của mình nên việc thực hiện động tác trước bạn khác giới các em rất ngại ngùng ví dụtrong giảng dạy Nhảy xa , nhảy day , nhảy cao : ( Một số em nữ rất ngại khi thực hiện động tác trước bạn nam nhất là khối 8, 9) Khi tách các em ra thì các em luyện tập rất
tự nhiên và tích cực hơn , đạt hiệu quả cao hơn
*Tồn tại : Nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến mất bình đẳng phân biệt giữa nam và nữ, các bạn nữ không có được sự hỗ trợ của các bạn nam ở những bài tập khó hoặc động tác khó
b/ Phân nhóm theo nhóm sức khỏe:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường phổ thông thể lựccủa học sinh luôn là vấn đề trăn trở đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này,việc các em có thể lực yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất màcòn ảnh hưởng đến việc học tập của các em, việc làm cấp thiết là cần có sự thay đổi
tư duy trong việc hướng dẫn tập luyện và rèn luyện thể lực cho học sinh
khi vào luyện tập tôi thường phân nhóm của lớp ra làm ba nhóm sức khỏe
Trang 8Các nhóm tập sẽ có sự không đồng đều về thể hình: có những học sinh quá cao hay quá thấp vào một nhóm Vậy sẽ gặp khó khăn ở các bài tập sau: Chạy
đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà,tại chỗ (đà 3 bước) bật cao tay (đầu) chạm vật treo trên cao, vì nếu ta gác xà hay treo vật quá cao thì những học sinh trong nhóm sức khỏe tốt nhưng lại có thể hình không cao sẽ không thực hiện được, còn nếu ta gác xà thấp thì sẽ không tạo được động lực tập luyện nhiệt tình cho những học sinh có sức khoẻ nhưng có chiều cao tốt
c/ Phân nhóm theo thể hình và năng khiếu:
Chúng ta chia nhóm học sinh dựa vào thể hình (chiều cao) và năng khiếu (sứcbật) : những học sinh có thể hình cao, những học sinh có năng khiếu và thể hìnhkhông cao lắm vào một nhóm; những học sinh có thể hình thấp và những học sinh cóthể hình không cao lắm nhưng không có năng khiếu vào một nhóm Phân nhóm theophương hướng này thì khi ta dạy các nội dung trên thì sẽ đơn giản hơn
Ví dụ: khi ta cho nhóm những học sinh có thể hình thấp và những học sinhkhông cao nhưng lại không có năng khiếu tốt khi tập nội dung chạy đà giậm nhảy cochân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà hay bật cao chạmvật treo trên cao thì ta sẽ gác xà và treo vật thấp xuống Còn nhóm những học sinh cóthể hình cao và những học sinh có thể hình không cao lắm nhưng có năng khiếu tốtkhi tập nội dung chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà; chạy đà giậm nhảy duỗithẳng chân lăng qua xà hay giậm nhảy chạm vật treo trên cao thì ta sẽ gác xà, treo vậtcao lên cho hợp lí để tạo động lực cho các em phát huy hết sức của mình Còn khi dạymôn nhảy cao cho khối 8 - 9 thì ta có được thời gian để tập luyện cho những học sinh
có tâm lí sợ sệt khi nhảy qua xà Khi đó ta hạ xà thấp xuống để những học sinh nàynhảy qua xà nhiều lần Các em từ từ khắc phục sự sợ hãi này và tích cực tập luyện.Đối với những học sinh có năng khiếu tốt ta có thể nâng xà cao dần lên để có điềukiện phát hiện học sinh có năng khiếu về nhảy cao
Trang 9tế chất lượng học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá,Xuất sắctăng lên, tỷ lệ học sinh đạt giảm và không có tỷ lệ học sinh Chưa đạt của bộ môn Sosánh đối chiếu tỷ lệ học sinh cùng khối 8 Trong những năm học 2010-2011, 2011-
2012 đạt kết quả cụ thể sau:
Bên cạnh đó còn Phát hiện được những học sinh có năng khiếu nhảy cao để tậpluyện thi đấu các giải thể thao kết quả là “Hội Khoẻ Phù Đổng” cấp huyện năm học
2010 – 2011, 2011-2012 có học sinh đạt huy chương
Khắc phục được tình trạng học sinh có tâm lí sợ sệt và ngán ngại tập luyện mônnhảy cao Tạo được niềm tin cho những học sinh này để tích cực tập luyện môn này
6/ Kết luận:
Việc học tập bộ môn Thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quantrọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất Ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúcđẩy các mặt giáo dục khác phát triển Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần phải trau dồikiến thức, tự hoàn thiện mình luôn luôn trăn trở tìm ra những phương pháp luyện tập
để đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục thể chất trong nhà
Trang 10trường phổ thông, nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người toàn diện
có đầy đủ sức khoẻ, cường tráng, có dũng khí kiên cường để tiếp nối sự nghiệp cáchmạng của Đảng, của Nhà nước XHCN
Ứng dụng phương pháp phân nhóm vào Giảng dạy tiết thể dục tại trườngTHCS là cần thiết nhưng quan trọng là GVBM phải biết phân chia nhóm như thế nàocho hợp lý , phù hợp với đặc điểm học sinh, nội dung học tập, cơ sở vật chất và trangthiết bị Dựa vào kết quả đạt được cho ta thấy phương pháp phân nhóm đã cho ta pháthiện được những học sinh có năng khiếu để có phương pháp tập luyện nâng cao thànhtích để thi đấu trong các hội thi thể thao Khắc phục được tình trạng học sinh có tâm lí
sợ sệt, ngán ngại tập luyện có được sự tự tin và tích cực tập luyện Nâng cao được chấtlượng môn học
Với kinh nghiệm bản thân đề tài này đến đây có thể chưa hoàn thiện, vì vậy sẽkhông tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót xin được đồng nghiệp và Ban giám khảođóng góp thêm để sáng kiến được hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng trong những năm tớiđạt hiệu quả
7/Kiến nghị:
+ Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo:
- Cần cung cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho bộ môn giáo dục thể chất
- Cần tổ chức mạng lưới nghiệp vụ để trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy
+ Đối với nhà trường:
- Cung cấp tối thiểu trang thiết bị phục vụ để giảng dạy bộ môn
- Cần phải dự toán kinh phí để tu sửa sân bãi, mua sắm trang thiết bị kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy từ đầu năm học
8/ Phụ lục :
GIÁO ÁN MINH HOẠ:
Tuần 9 – tiết 17 – nội dung: Bài thể dục liên hoàn, chạy ngắn, chạy bền.
A Mục tiêu: Tiếp tục luyện tập hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy
giữa quãng
- Học giai đoạn kỹ thuật về đích
- Ôn bài thể dục từ nhịp 1 đến nhịp 17, học từ nhịp 18 đến nhịp 25
- Luyện tập chạy bền
B Yêu cầu: HS năm được kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng và về
đích, hoàn thiện tốt các giai đoạn chạy ngắn
- Tập đứng đều và đẹp bài thể dục từ nhịp 1 đến nhịp 25
- Tập luyện nâng cao năng lực chạy bền
Trang 11C Sân bãi– dụng cụ: Vạch xuất phát, vạch đích, đường chạy, còi, dây chạm đích.
D Tiến trình dạy học:
lượng
Phương pháp – tổ chức
A Phần mở đầu:
- Ổn định nhận lớp: GV nhận lớp, điểm
danh
Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu: GV phổ
biến nội dung và yêu cầu của tiết học
Phần khởi động chung: Xoay cổ tay, cổ
chân, hông, đầu gối, ép ngang, ép dọc
- Phần khởi động chuyên môn: Chạy
bước nhỏ, nâng cao đầu gối, gót chạm
mông, chạy đạp sau
B Phần cơ bản:
- GV phân nhóm học tập và nêu yêu
cầu nội dung luyện tập cho các nhóm
- Nam: Ôn hoàn thiện kỹ thuật xuất
phát thấp, chạy lao chạy giữa quãng và
tiếp tục học chạy về đích
Nữ: Ôn liên hoàn hoàn từ nhịp 1 – 17 ,
học tiếp từ nhịp 18-25
GV làm mẫu + cán sự bộ môn
- Hướng dẫn cho các nhóm luyện tập
- GV quan sát và sửa sai cho các nhóm
- Cán sự 2 nhóm tiến hành luyện tập
cho nhóm
- GV kiểm tra, đánh giá rút kinh
nghiệm
- Đổi nội dung cho 2 nhóm:
+ Nam: Ôn bài TD từ 1 đến 17, học
mới, học mới từ 18 đến 25, (cán sự
điều hành)
+ Nữ: Ôn hoàn thiện kỹ thuật xuất thấp
chạy lao, giữa quãng, về đích
+ Kết hợp thi đua giữa 2 nhóm
- GV kiểm tra đánh giá, tuyên dương,
phê bình
- Chọn 1,2 HS giỏi ở mỗi nhóm trình
10’
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x
GV x Từ hàng ngang chuyển thành vòng tròn để khởi động và chạy đều tập trung thành 4 hàng ngang Đội hình luyện tập chạy ngắn các giai đoạn: XPT – CL – GQ – VĐ x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
x GV XPT – CL – GQ – VĐ Đội hình tập bài TD: Hàng ngang xen kẻ: x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
GV x x x x x x x x x x xuất đích x x x x x phát x x x x x XPT – CL – GQ – VĐ x GV x x x x x
x x x x x
x x