1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở trường THCS

5 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở trường THCS Tên đề tài đã nêu rõ đối tượng nghiên cứu “biện pháp tổ chức bồi dưỡng” và khách thể nghiên cứu “giáo viên ở trường THCS” từ đó đảm bảo mục đích “nâng cao hiệu quả công tác”. Đề tài dược nghiên cứu trong lúc thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên… Như vậy, sáng kiến này đã phần nào giải quyết được những bức xúc, tồn đọng trong lĩnh vực giáo dục ở trường THCS.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – hạnh phúc Mỹ Phước, ngày 20 tháng 04 năm 2013 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng Sinh năm 1980 - Quê quán: xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Chổ ở hiện nay: Ấp Phước Ninh, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. - Chức vụ: Phó hiệu trưởng - Cơ quan đơn vị: Trường THCS Mỹ Phước A, thuộc PGD-ĐT huyện Mỹ Tú. II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên đề tài: "Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở trường THCS" Tên đề tài đã nêu rõ đối tượng nghiên cứu “biện pháp tổ chức bồi dưỡng” và khách thể nghiên cứu “giáo viên ở trường THCS” từ đó đảm bảo mục đích “nâng cao hiệu quả công tác”. Đề tài dược nghiên cứu trong lúc thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên… Như vậy, sáng kiến này đã phần nào giải quyết được những bức xúc, tồn đọng trong lĩnh vực giáo dục ở trường THCS. 2. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Năm học 2010-2011: Phát hiện và nghiên cứu thực trạng. II.2. Năm học 2011-2012: Xây dựng giải pháp và áp dụng vào quá trình công tác. Đầu năm học 2011-2012 đã hoàn thành các giải pháp và đưa vào áp dụng bắt đầu từ tháng 10 năm 2011 và đạt được một số kết quả khả quan. 2.3. Năm học 2012-2013: Sáng kiến được đánh giá thành công: Sau khi áp dụng Hội đồng khoa học cấp trường đã khảo sát và đánh giá các biện pháp trên có hiệu quả cao và tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Từ cơ sở đó nhà trường đã xác nhận để sáng kiến được báo cáo rộng rãi. Trang: 1 3. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3.1. Nghiên cứu thực trạng - Về phía cán bộ quản lý: Chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý cao cấp. Họ có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn mang tính đối phó và tự phát, thiếu kế hoạch và đặc biệt ít hình thức hoạt động tổ chức. - Việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Nhà trường thiếu kế hoạch bồi dưỡng dài hơi cho giáo viên. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đề cập một cách đúng mức, chưa được định hướng các hoạt động cụ thể. - Về phía giáo viên: Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình. Năng lực tin học và ngoãi ngữ của giáo viên còn yếu nên rất khó khăn cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, khả năng thích ứng với việc đổi mới còn chậm. - Nguyên nhân của thực trạng: Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng trong hoạt động giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tích tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chuyên môn còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực. Chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến bộ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần; kế hoạch của các tổ chuyên môn còn chung chung. Từ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên dẫn đến yêu cầu cấp bách là trong năm học 2010-2011 phải đưa ra được các biện pháp để khắc phục kịp thời 3.2. Xây dựng và áp dụng các giải pháp. 3.2.1. Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng giáo viên : Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm thông qua các hoạt động: - Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học,tự bồi dưỡng. - Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên… Trang: 2 3.2.2. Biện pháp lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên, vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch phải đạt được những yêu cầu sau: - 100% GV trong độ tuổi phải hoàn thành bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. - Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt được. và thảo luận biện pháp phấn đấu ở từng tổ chuyên môn. 3.2.3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng: Các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ đi vào chiều sâu chuyên môn để bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất, trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh giải các bài văn hay, toán khó theo cách ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm học sinh của trường… 3.2.4. Bồi dưỡng thông qua thăm lớp, dự giờ và đánh giá tiết dạy: Ban giám hiệu nên có kế hoạch đi dự giờ cùng với tổ trưởng chuyên môn hoặc thanh tra chuyên môn. Sau tiết dạy, Ban giám hiệu phải có đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua mỗi tiết dự giờ, Ban giám hiệu không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết tốt hay khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được, để góp ý cho giáo viên. Có tiết dạy Ban giám hiệu chúng tôi bấm thời gian xem giáo viên nói trong bao lâu, bao nhiêu học sinh được nói, bao nhiêu thời gian yên lặng từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học của học sinh. 3.2.5. Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi: Vào đầu năm học, khi các đồng chí giáo viên ở từng tổ đã đăng ký các danh hiệu thi đua, Ban giám hiệu cần có kế hoạch giúp đỡ để đồng chí đó được bồi dưỡng thêm về chuyên môn như: Dự giờ của giáo viên giỏi trường bạn, tổ chức các tiết dạy ở trường để đồng nghiệp và Ban giám hiệu góp ý; hoặc cho đi dự các chuyên đề mà Phòng giáo dục tổ chức để nâng cao tay nghề 3.2.6. Bồi dưỡng thông qua tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng: Các đồng chí giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng. Mỗi khi Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề ở trường nào, Ban giám hiệu nhà trường đều tạo điểu kiện để các đồng chí tổ trưởng sẽ tham dự . Sau đó có kế hoạch triển khai chuyên đề đó ở trường mình, mời tất cả giáo viên dự, trao đổi ý kiến và rút ra phương pháp giảng dạy hợp lý nhất của môn đó để các giáo viên học tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ môn đó. 3.2.7. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học: Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. Hiệu trưởng cần có hình thức đặc biệt (kết hợp cả tinh thần lẫn vật chất) để khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên tham gia viết Trang: 3 sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe báo cáo thời sự, kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước và chính sách của địa phương. 3.2.8. Nêu gương người tốt – việc tốt, khen thưởng để khuyến khích: Khen thưởng về tinh thần cũng như vật chất khi giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Thăm hỏi gia đình giáo viên khi có hiếu, hỷ Đó là những việc làm thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để động viên giáo viên coi trường là một tổ ấm của mình. Ban giám hiệu nhà trường còn kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh học sinh để thưởng cho những giáo viên giỏi và học sinh giỏi * Kết quả bước đầu sau khi áp dụng các giải pháp. Năm học 2011-2012 các giải pháp được lựa chọn để áp dụng từ học kỳ II như: giải pháp 2.2.1; 2.2.3; 2.2.4; 2.2.5; 2.2.7. và cho thấy một số kết quả nổi bật như sau: - Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: tăng 01 so với năm học trước. - Chiến sĩ thi đua cơ sở tăng 07 so với năm học trước. - Số lượng sáng kiến có hiệu quả tăng 06 sáng kiến. - Tăng thêm 09 đồ dùng dạy học có hiệu quả. - Tỷ lệ học sinh giỏi tăng từ 08 lên 12,3% - Học sinh yếu kém giảm từ 14 xuống còn 09% Năm học 2012-2013 các giải pháp được đồng loạt áp dụng và mang lại hiệu quả cao. 4. Hiệu quả của sáng kiến. Qua quá trình áp dụng các biện pháp của sáng kiến, người thực hiện tiến hành khảo sát kết quả để đánh giá hiệu quả của sáng kiến như sau: - Khảo sát thói quen lập dàn ý với câu hỏi “Em có thường xuyên lập dàn ý trước khi làm văn không ?” cho kết quả như sau: Trong năm học 2011-2012 sau khi áp dụng một số biện pháp nêu trên, nhà trường đã đạt được một số thành tích sau: - Về Phía giáo viên + Thanh tra hoạt động sư phạm 06 GV, xếp loại tốt 04, khá 01 và đạt yêu cầu 01. + Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 01 đồng chí: + Chiến sĩ thi đua cơ sở 16/41 đồng chí: 39% + Giáo viên đạt lao động Tiến tiến 30/41 = 73% + 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ loại khá trở lên; + 20/31 giáo viên đứng lớp đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi; + Có 20 sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá có hiệu quả trong phạm vi cấp huyện. + Bổ sung thêm 11 bộ đồ dùng dạy học tự làm vào kho thiết bị để sử dụng * Tổng số tiết dự giờ: 32; Tốt: 18; Khá: 08; ĐYC: 03; Rút kinh nghiệm: 03. Trong đó: K6: 10; K7: 08 ; K8: 06 ; K9: 08. * Thao giảng: Mỗi GV dạy 1 tiết thao giảng; hội giảng: Mỗi tổ dạy 2 tiết hội giảng. * Chuyên đề: Đã tổ chức được 06 chuyên đề cấp trường và 1 chuyên đề cấp Huyện - Về Phía học sinh Trang: 4 + Phong trào mũi nhọn: HSG cấp tỉnh HSG cấp huyện HSG cấp trường Văn hay chữ tốt cấp huyện trở lên Giải toán trân casio cấp huyện trở lên Đạt huy chương HKPĐ SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 04 44,5% 09 60% 16 72% 02 50% 01 33,3% 09 56% (Tỷ lệ % ở trên được tính dựa trên số lượng học sinh đạt giải trên tổng số học sinh dự thi) + Chất lượng giáo dục 2 mặt: TS Xếp loại về học lực Xếp loại về hạnh kiểm 595 Giỏi Khá Tb Yếu Kém Tốt Khá Tb Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 63 12,3 178 30 343 58,5 11 0,8 1 0,1 410 68,9 165 27,7 20 3,4 0 (Tỷ lệ % được tính dựa trên tổng số học sinh toàn trường) 5. Mức độ ảnh hưởng: Sáng kiến đã áp dụng thành công tại cơ sở giáo dục (trường THCS Mỹ Phước) và có thể áp dụng rộng rãi trong địa bàn toàn huyện Mỹ Tú (vì thực trạng và điều kiện giáo dục ở khu vực có sự tương đồng với nhau) và cũng có khả năng áp dụng được trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo Nguyễn Quang Hưng Phòng Giáo dục & Đào tạo Hội đồng khoa học ……………………………………… ………………………………………… ……………………………………… ………………………………………… ……………………………………… ………………………………………… ……………………………………… ………………………………………… ……………………………………… ………………………………………… ……………………………………… ………………………………………… XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH CHỦ TỊCH UBND HUYỆN Trang: 5 . giám hiệu chúng tôi bấm thời gian xem giáo viên nói trong bao lâu, bao nhiêu học sinh được nói, bao nhiêu thời gian yên lặng từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên nên dành nhiều thời gian hơn nữa. thuộc PGD-ĐT huyện Mỹ Tú. II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên đề tài: "Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở trường THCS" Tên. kết quả khả quan. 2.3. Năm học 2012-2013: Sáng kiến được đánh giá thành công: Sau khi áp dụng Hội đồng khoa học cấp trường đã khảo sát và đánh giá các biện pháp trên có hiệu quả cao và tác động

Ngày đăng: 04/06/2015, 00:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w